NHỮNG LƯU Ý KHI ĐỌC THƠ

3 311 0
NHỮNG LƯU Ý KHI ĐỌC THƠ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những lưu ý khi đọc thơ 1. Thơ là sản phẩm của sự sáng tạo nghệ thuật được coi là xuất hiện gần như sớm nhất trong đời sống của loài người. Đã có hàng ngàn định nghĩa nhưng chưa có một định nghĩa nào có thể diễn đạt được một cách toàn diện và sâu sắc về thơ. Do đó người ta hiểu rằng định nghĩa về thơ là rất khó. Chỉ có thể thừa nhận rằng thơ là thể loại tiêu biểu cho sự tinh tuý của nghệ thuật ngôn từ. Cũng như tất cả các thể loại thuộc về nghệ thuật ngôn từ khác, thơ đến với người thưởng thức qua các bài thơ cụ thể. Cảm nhận các phẩm chất của thơ qua một bài thơ cụ thể ta có thể thấy: + Về hình thức bên ngoài : Thơ là một tổ chức ngôn ngữ đặc biệt khác hẳn tổ chức ngôn ngữ thông thường. Mỗi bài thơ là một chỉnh thể được sắp xếp bởi các dòng ( câu ) thơ theo một trật tự nhất định vừa gợi vẻ đẹp thị giác, vừa tạo âm vang bằng sự hiệp vần, phối thanh vừa gây ấn tượng và hấp dẫn của nhạc điệu bởi cách ngắt nhịp, vừa đánh thức những rung động thẩm mĩ ở người đọc bởi hình ảnh thơ, ý thơ qua cơ chế liên tưởng. Nhìn chung, cấu tạo bên ngoài của một bài thơ dù phong phú, đa dạng và luôn luôn được các nhà thơ chú ý thay đổi nhưng tựu trung đều tuân thủ theo những cách thức tổ chức nhất định. Thơ Việt Nam từ khi xuất hiện cho đến nay có ba cách thức tổ chức chính : a. Thơ cách luật : Bài thơ được viết theo luật đã định trước. Thí dụ: thơ Đường luật, thơ lục bát, thơ song thất lục bát b.Thơ tự do : Không theo luật, cấu trúc và các đơn vị cú pháp của bài thơ được định hình từ sáng tạo riêng của tác giả. c. Thơ văn xuôi : Đây chỉ là một cách gọi tên mang tính tương đối, vì về hình thức, câu thơ có vẻ ngoài giống một câu văn xuôi nhưng kì thực, về mặt cấu trúc và cú pháp nó ( tức câu thơ ) được tạo ra theo nguyên tắc của tư duy thơ. +Về nội dung bên trong : Thơ thuộc phạm trù trữ tình. Thơ là sự lên tiếng của nội tâm con người trước cuộc đời qua việc bộc lộ những rung động, xúc cảm và ý nghĩ của một cá nhân thường được gọi là cái tôi trữ tình. Dù chỉ là những rung động, xúc cảm và ý nghĩ của một cá nhân nhưng bởi thơ là sản phẩm của những rung động cực điểm, những xúc cảm mãnh liệt và những ý nghĩ sâu sắc nên thơ có khả năng phổ biến rộng và sâu, là phương tiện liên kết diệu kì con người với con người, là một thứ " chìa khoá" mở cửa cho con người đi vào cái thế giới sâu thẳm của cái Đẹp để, ngoài việc thưởng thức còn có thể nâng cao giá trị của nhân cách qua sự lựa chọn cách sống cao thượng và có chiều sâu. Theo truyền thống người ta phân loại thơ theo nội dung biểu hiện và có thể chia thành ba loại : a.Thơ trữ tình : Bộc lộ tâm tư, tình cảm, chiêm nghiệm, suy tư của con người về cuộc đời. Ví dụ : Tự tình của Hồ Xuân Hương. b.Thơ tự sự : Nội dung diễn tả sự kiện, sự việc nào đó song hành cùng cảm xúc, suy nghĩ của tác giả. Ví dụ : Bài Hầu trời của Tản Đà. c.Thơ trào phúng : Phủ nhận cái xấu bằng lối viết mỉa mai, khôi hài, châm ất chọc. Ví dụ : Bài Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương 2.Những lưu ý khi đọc thơ: - Cần nắm rõ : tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Nguồn tư liệu là ở phần Tiểu dẫn trong sách giáo khoa hoặc các sách tham khảo khác. Đây là những hiểu biết ban đầu, có vẻ chỉ là tiểu tiết, không quan trọng nhưng thực ra rất cần thiết vì những tri thức này ( lịch sử, xã hội, thời đại, cá nhân tác giả ) có thể cấp cho các em một thứ chìa khoá để đi vào bài thơ. - Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ ( xúc cảm, suy nghĩ, tâm trạng của tác giả ) qua các phương diện ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu. Để cảm nhận được ý thơ cần đặc biệt chú ý phân tích và đánh giá kỹ lưỡng khả năng biểu hiện ý thơ của các phương diện ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu. - Thơ là một sản phẩm của sáng tạo in đậm dấu ấn chủ quan của người làm thơ, do đó, khi đọc thơ cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng. Nhưng các yếu tố quan trọng này lại được thể hiện qua những rung động, xúc cảm được diễn đạt bằng hình ảnh, nhịp điệu và ngôn ngữ. Cho nên, chỉ có thể bằng cách liên tưởng, đối chiếu, so sánh giữa bài thơ đang đọc với các bài thơ khác của chính tác giả; giữa thơ của tác giả với nhiều nhà thơ cùng thời hoặc trước đó cùng chung đề tài. Thí dụ : Đọc bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu trong sự liên tưởng so sánh với Thu ẩm của Nguyễn Khuyến, Cảm thu, Tiễn thu của Tản Đà hoặc so sánh giữa Đây mùa thu tới với Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, Tỳ Bà của Bích Khê - Một bài thơ là một thế giới khép kín, muốn hiểu và làm chủ được thế giới ấy cần biết cách đi vào nó vào những thời điểm thích hợp. Đó là khi tâm hồn người đọc có nhu cầu chia sẻ, thưởng thức cái đẹp, hay đơn giản chỉ muốn thấu hiểu con người và cuộc đời . khoa thi Hương của Trần Tế Xương 2 .Những lưu ý khi đọc thơ: - Cần nắm rõ : tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Nguồn tư liệu là ở phần Tiểu dẫn . năng biểu hiện ý thơ của các phương diện ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu. - Thơ là một sản phẩm của sáng tạo in đậm dấu ấn chủ quan của người làm thơ, do đó, khi đọc thơ cần chú ý những đóng góp. vào bài thơ. - Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ ( xúc cảm, suy nghĩ, tâm trạng của tác giả ) qua các phương diện ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu. Để cảm nhận được ý thơ cần đặc biệt chú ý phân

Ngày đăng: 01/07/2014, 21:00

Mục lục

  • Những lưu ý khi đọc thơ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan