Sốc phản vệ pdf

4 516 0
Sốc phản vệ pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sốc phản vệ 1.Triệu chứng: Trong hoặc sau khi dùng một số thuốc như Penicillin, Streptomycin, hoặc bị côn trùng đốt …, người bệnh đột nhiên hoa mắt, chóng mặt, vật vã, mặt đỏ bừng, tím tái, lịm đi hoặc ngất, huyết áp tụt hoặc không đo được, có thể khó thở do co thắt thanh môn … 2.Xử trí: -Nếu đang tiêm thuốc thì ngừng ngay, rút kim tiêm ra. -Thể nhẹ: .Bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên, 2 chân hơi cao. .Thở oxy 4lít/phút. .Tiêm dưới da sâu 0,3 – 0,5 mg Adrenalin, rồi cứ 15 – 20 phút/lần tiêm lại cho đến khi bệnh nhân thoát khỏi tình trạng sốc, huyết áp trở lại mức bình thường. -Kháng histamin tổng hợp: Pipolphen 0,05g tiêm bắp 1 ống, Periactin 4 mg uống ngày 2 – 3 viên. -Thể nặng: Mạch nhanh nhỏ khó bắt, tụt huyết áp, mất tri giác. .Thở oxy 3 – 5 lít/phút. .Adrenalin: Tiêm dưới da sâu 1 mg rồi dùng bơm tiêm đó lấy máu tĩnh mạch tráng bơm tiêm và tiêm lại vào trong tĩnh mạch. Có thể dùng Dopamin 200 mg pha trong 250 ml dung dịch glucose 5%, truyền tĩnh mạch liều >=20 ug/kg/phút để đưa huyết áp lên. .Dùng corticoid: Depersolon 30 mg x 1 ống tiêm tĩnh mạch chậm hoặc Hydrocortison hemisuccinat 300 – 500 mg tiêm tĩnh mạch chậm … Có thể dùng thuốc kháng histamin như Pipolphen 50 mg 1 ống tiêm bắp thịt. .Nếu có cơn khó thở: Aminophyllin 0,24g x 1 ống pha trong 10 ml dung dịch glucose 30% tiêm tĩnh mạch chậm. .Trợ tim mạch: Ouabain hoặc Isolanid. -Thể rất nặng: Mất mạch, ngừng thở. .Tiến hành khẩn trương hồi sinh tổng hợp (xem mục “Ngừng tuần hoàn”). Chú ý: -Trong khi cấp cứu, không được dùng bơm tiêm đã có dính kháng sinh gây sốc phản vệ mặc dù đã rửa và luộc kỹ. -Thử phản ứng Peicillin cũng có khi bị sốc phản vệ, vì vậy trước khi cho thử để dùng phải hỏi kỹ tiền sử có bị dị ứng thuốc, nhất là dị ứng penicillin không? Nếu có thì phải ngừng ngay và phải chuẩn bị sẵn hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ. 3. Điều kiện chuyển tuyến sau: -Bệnh nhân ổn định: giữ lại điều trị tại bệnh xá, không cần chuyển tuyến sau; -Nếu bệnh nhân vẫn còn nặng, chuyển tuyến sau; điều kiện vận chuyển khó khăn phải mời tuyến sau lên chi viện. . không được dùng bơm tiêm đã có dính kháng sinh gây sốc phản vệ mặc dù đã rửa và luộc kỹ. -Thử phản ứng Peicillin cũng có khi bị sốc phản vệ, vì vậy trước khi cho thử để dùng phải hỏi kỹ tiền. Sốc phản vệ 1.Triệu chứng: Trong hoặc sau khi dùng một số thuốc như Penicillin, Streptomycin, hoặc. dị ứng penicillin không? Nếu có thì phải ngừng ngay và phải chuẩn bị sẵn hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ. 3. Điều kiện chuyển tuyến sau: -Bệnh nhân ổn định: giữ lại điều trị tại bệnh xá, không

Ngày đăng: 01/07/2014, 20:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan