Bài tập về nhôm

7 576 1
Bài tập về nhôm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Al Phần A: Câu 1 : Hỗn hợp X gồm Na,Ba và Al . –Nếu cho m gam hỗn hợp X vào nước dư chỉ thu được dung dịch X và 12,32 lít H 2 (đktc). –Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và H 2 . Cô cạn dung dịch Y thu được 66,1 gam muối khan. m có giá trị là : A. 36,56 gam B. 27,05 gam C. 24,68 gam D. 31,36 gam Câu 2: Cho m gam Na vào 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,5M và AlCl 3 0,4M thu được m–3,995 gam. m có giá trị là : A.7,728gam hoặc 12,788 gam B.10,235 gam C. 7,728 gam D. 10,235 gam hoặc 10,304 gam Câu 3: Cho m gam Al tác dụng với m gam Cl 2 (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) sau phản ứng thu được chất rắn A. Cho chất rắn A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch B và 8,904 lít H 2 (đktc). Cô cạn dung dịch B thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 56,7375 gam B. 32,04 gam C. 47,3925 gam D. 75,828 gam Câu 4: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al,Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 , FeO tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y trong đó khối lượng của FeCl 2 là 31,75 gam và 8,064 lít H 2 (đktc). Cô cản dung dịch Y thu được 151,54 gam chất rắn khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư thu được dung dịch Z và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch Z thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 242,3 gam B. 268,4 gam C. 189,6 gam D. 254,9 gam Câu 5: Dung dịch X gồm AlCl 3 a mol/l và Al 2 (SO 4 ) 3 b mol/l Cho 400 ml dung dịch X tác dụng với 612 ml dung dịch NaOH 1M thu được 8,424 gam kết tủa. Mặt khác nếu cho 400 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl 2 dư thu được 83,88 gam kết tủa. Tỉ số a/b là : A.2 B. 0,75 C. 1,75 D. 2,75 Câu 6: Cho m gam hỗn hợp X gốm Na và Al vào nước thu được dung dịch X, 5,376 lít H 2 (đktc) và 3,51 gam chất rắn không tan. Nếu oxi hóa m gam X cần bao nhiêu lít khí Cl 2 (đktc)? A. 9,968 lít B. 8,624 lít C. 9,520 lít D. 9,744 lít Câu 7: Rót từ từ 200 gam dung dịch NaOH 8% vào 150 gam dung dịch AlCl 3 10,68% thu được kết tủa và dung dịch X. Cho thêm m gam dung dịch HCl 18,25% vào dung dịch X thu được 1,17 gam kết tủa và dung dịch Y. Nồng độ % của NaCl trong dung dịch Y là : A.6,403% hoặc 6,830% B. 5,608% hoặc 6,830% C. 5,608% hoặc 8,645% D. 6,403% hoặc 8,645% Câu 8: Cho m gam Al tác dụng với dung dịch HCl 18,25% vừa đủ thu được dung dịch A và khí H 2 . Thêm m gam Na vào dung dịch A thu được 3,51 gam kết tủa.Khối lượng của dung dịch A là : A. 70,84 gam B. 74,68 gam C. 71,76 gam D. 80,25 gam Câu 9: Trộn m gam dung dịch AlCl 3 13,35% với m’ gam dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 17,1% thu được 350 gam dung dịch A trong đó số mol ion Cl – bằng 1,5 lần số mol SO 4 2– . Thêm 81,515 gam Ba vào dung dịch A thu được bao nhiêu gam kết tủa? A. 75,38 gam B. 70,68 gam C. 84,66 gam D. 86,28 gam Câu 10: Hỗn hợp bột X gồm Al và Fe 2 O 3 . Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch thu được 5,376 lít H 2 (đktc). Nếu nung nóng m gam hỗn hợp X để thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm. thu được chất rắn Y. Hòa tan hết chất rắn Y với dung dịch NaOH dư thu được 0,672 lít lít H 2 (đktc). Để hòa tan hết m gam hỗn hợp X cần bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H 2 SO 4 0,5M? A. 300ml B. 450 ml C. 360 ml D.600ml Câu 11: Cho 38,775 gam hỗn hợp bột Al và AlCl 3 vào lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được dung dịch A (kết tủa vừa tan hết) và 6,72 lít H 2 (đktc). Thêm 250ml dung dịch HCl vào dung dịch A thu được 21,84 gam kết tủa. Nồng độ M của dung dịch HCl là : A. 1,12M hoặc 2,48M B. 2,24M hoặc 2,48M C. 1,12M hoặc 3,84M D. 2,24M hoặc 3,84M Câu 12: Cho m gam hỗn hợp Al, Al 2 O 3 , Al(OH) 3 tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 19,6% vừa đủ thu được dung dịch X có nồng độ % là 21,302% và 3,36 lít H 2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được 80,37 gam muối khan. m có giá trị là : A.25,08 gam B. 28,98 gam C. 18,78 gam D. 24,18 gam Câu 13: Cho 7,872 gam hỗn hợp X gồm K và Na vào 200ml dung dịch Al(NO 3 ) 3 0,4M thu được 4,992 gam kết tủa. Phần trăm số mol K trong hỗn hợp X là : A. 46,3725% B. 48,4375% C. 54,1250% D. 40,3625% hoặc 54,1250% Câu 14: Cho 23,45 gam hỗn hợp X gồm Ba và K vào 125 ml dung dịch AlCl 3 1M thu được V lít khí H 2 (đktc); dung dịch A và 3,9 gam kết tủa. V có giá trị là : A. 10,08 lít B. 3,92 lít C. 5,04 lít D.6,72 lít Câu 15: Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng với 180 ml dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 1M thu được 15,6 gam kết tủa; khí H 2 và dung dịch A. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 240 gam dung dịch HCl 18,25% thu được dung dịch B và H 2 . Cô cạn dung dịch B thu được 83,704 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của kim loại kiềm có khối lượng phân tử nhỏ là A. 28,22% B. 37,10% C. 16,43% D. 12,85% Câu 16: Cho V 1 ml dung dịch AlCl 3 1M và V 2 ml dung dịch Na[Al(OH) 4 ] 0,75M thu được V 1 +V 2 ml dung dịch X chứa 2 muối NaCl, AlCl 3 và 37,44 gam kết tủa. Cô cạn dung dịch X thu được 42,42 gam chất rắn khan. V 1 +V 2 có giá trị là : A. 700 ml B. 760 ml C.820ml D.840 ml Câu 17: Cho m gam Al 2 O 3 vào 200 gam dung dịch hỗn hợp X gồm NaOH a% và KOH b % đun nóng. Sau khi phản ứng kết thúc dung dịch Y và m–69,36 gam chất rắn không tan. Nếu cho 200 gam dung dịch X tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO 3 12,6% thu được dung dịch Z trong đó nồng độ % cùa NaNO 3 là 5,409% Giá trị của b là : A. 11,2% B. 5,6% C.22,4% D. 16,8% Câu 18: Cho m gam hỗn hợp X gồm bột Al và Al(NO 3 ) 3 trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất duy nhất là Al 2 O 3 .Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư thu được 18,144 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất), dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 255,60 gam B. 198,09 gam C. 204,48 gam D. 187,44 gam Câu 19: Cho thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH) 2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X . Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị m là A. 1,170 B. 1,248 C. 1,950 D. 1,560 Câu 20: Cho m gam hỗn hợp gồm 1 kim loại kiềm M và Al vào nước dư thu được dung dịch A ; 0,4687m gam chất rắn không tan và 7,2128 lít H 2 (đktc).Cho dung dịch HCl có số mol nằm trong khoảng từ 0,18 mol đến 0,64mol vào dung dịch A ngoài kết tủa còn thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 11,9945 gam chất rắn khan. m có giá trị là : A. 18 gam B. 20 gam C.24 gam D.30 gam Câu 21: Hỗn hợp A gồm Na và Al 4 C 3 hòa tan vào nước chỉ thu được dung dịch B và 3,36 lít khí C. Khối lượng Na tối thiểu cần dùng là: A. 0,15g B. 2,76g C. 0,69g D. 4,02g Câu 22 Cho 200 ml dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 tác dụng với dung dịch NaOH 1M người ta nhận thấy khi dùng 220 ml dung dịch NaOH hay dùng 60 ml dung dịch NaOH trên thì vẫn thu được lượng kết tủa bằng nhau Tính nồng độ M của dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 ban đầu A. 0,125M B. 0,25M C. 0.075M D. 0,15M Câu 23 Cho 11,15 gam hỗn hợp 2 kim loại gồm Al và 1 kim loại kiềm M vào trong nước. Sau phản ứng chỉ thu được dung dịch B và và 9,52 lít khí (ở đktc). Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch B để thu được một lượng kết tủa lớn nhất. Lọc và cân kết tủa được 15,6 gam. Kim loại kiềm đó là : A. Li B. Na C. K D. Rb Câu 24 Hòa tan hoàn toàn 5,64 gam Cu(NO 3 ) 2 và 1,7 gam AgNO 3 vào nước được 101,43 gam dung dịch A. Cho 1,57 gam bột kim loại gồm Zn và Al vào dung dịch A và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được phần rắn B và dung dịch D chỉ chứa 2 muối. Ngâm B trong dung dịch H 2 SO 4 loãng không thấy có khí thoát ra. Nồng độ mỗi muối có trong dung dịch D là : A. C%Al(NO 3 ) 3 = 21,3% và C%Zn(NO 3 ) 2 = 3,78% B. C%Al(NO 3 ) 3 = 2,13% và C%Zn(NO 3 ) 2 = 37,8% C. C%Al(NO 3 ) 3 = 2,13% và C%Zn(NO 3 ) 2 = 3,78% D. C%Al(NO 3 ) 3 = 21,3% và C%Zn(NO 3 ) 2 = 37,8% Câu 25 Cho 10,5 gam hỗn hợp 2 kim loại gồm Al và 1 kim loại kiềm M vào trong nước. Sau phản ứng chỉ thu được dung dịch B và 5,6 lít khí (ở đktc). Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch B để thu được 1 lượng kết tủa lớn nhất. Lọc và cân kết tủa được 7,8 gam . Kim loại kiềm M là : A. Li B. Na C. K D. Rb Câu 26: Dung dịch X chứa AgNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 . Thêm 1 lượng hỗn hợp gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe vào 100 ml dung dịch X cho tới khi phản ứng kết thúc thu được 8,12 gam chất rắn Y gồm 3 kim loại. Cho Y vào dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí (đktc). Tổng nồng độ của 2 muối là : A. 0,3M B. 0,8M C. 0,42M D. 0,45M Câu 27: Hỗn hợp A gồm Na, Al , Cu cho 12 gam A vào nước dư thu 2,24 lít khí (đktc) , còn nếu cho vào dung dịch NaOH dư thu 3,92 lít khí ( đktc) . % Al trong hỗn hợp ban đầu ? A. 59,06% B. 22,5% C. 67,5 % D. 96,25% Câu 28: Cho m gam hỗn hợp X gồm Na 2 O và Al hoà tan hết vào H 2 O dư thu được 200 ml dung dịch A chỉ chứa 1 chất tan duy nhất có nồng độ 0,2M. Giá trị của m là : A. 2,32 B. 3,56 C. 3,52 D. 5,36 Câu 29: Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al vào nước dư sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A; 3,024 lít khí (đktc) và 0,54 gam chất rắn không tan. Rót 110 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch A thu được 5,46 gam kết tủa. m có giá trị là : A. 7,21 gam B. 8,74 gam C. 8,2 gam D. 8,58 gam Câu 30: Cho một hỗn hợp X gồm Fe và một kim loại M có hóa trị không đổi. Khối lượng X là 10,83 gam. Chia X ra làm phần bằng nhau: Phần I tác dụng với dung dịch HCl dư cho ra 3,192 lít H 2 (đktc). Phần II tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư cho ra khí duy nhất là NO có thể tích là 2,688 lít (đktc) và dung dịch A. Kim loại khối lượng M và % M trong hỗn hợp X là : A. Al, 53,68% B. Cu, 25,87% C. Zn, 48,12% D. Al 22,44% Câu 31: Khối lượng than chì cần dùng để sản xuất 0,54 tấn nhôm bằng phương pháp điện phân nhôm oxit nóng chảy, biết rằng lượng khí oxi tạo ra ở cực dương đã đốt cháy than chì thành hỗn hợp CO và CO 2 có tỉ khối so với hỗn hợp H 2 S và PH 3 là 1,176 là : A. ; 306,45 kg B. ; 205,83kg C. ; 420,56 kg D. ; 180,96 kg Câu 32: Cho 16,5 gam hỗn hợp Al và Al 2 O 3 có tỉ lệ về số mol 2 3 Al Al O n : n 12 :13= tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng vừa đủ thu được dung dịch X và 1,792 lít NO(đktc). Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A.80,94 gam B.82,14 gam C.104,94 gam D. 90,14 gam Câu 33 : Cho 8,64 gam Al vào dung dịch X(tạo thành bằng cách hòa tan 74,7 gam hỗn hợp Y gồm CuCl 2 và FeCl 3 .vào nước) Kết thúc phản ứng thu được 17,76 gam chất rắn gồm hai kim loại. Tỉ lệ số mol FeCl 3 :CuCl 2 trong hỗn hợp Y là : A.2:1 B.3:2 C. 3:1 D.5:3 Câu 34: Cho 3,42gam Al2(SO4)3 tác dụng với 25 ml dung dịch NaOH tạo ra được 0,78 gam kết tủa. Nồng độ mol của NaOH đã dùng là? A. 1,2M B. 2,8M C. 1,2 M và 4M D. 1,2M hoặc 2,8M Câu 35 Cho 150 ml dung dịch NaOH 7M tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M . Xác định nồng độ mol/l NaOH trong dung dịch sau phản ứng. A. 1M B. 2M C. 3M D. 4M Câu 36 Trong một cốc đựng 200ml dung dịch AlCl3 2M. Rót vào cốc Vml dung dịch NaOH có nồng độ a mol/lít, ta được một kết tủa; đem sấy khô và nung đến khối lượng không đổi được 5,1g chất rắn. Nếu V= 200ml thì a có giá trị nào? A. 2M B. 1,5M hay 3M C. 1M hay 1,5M D. 1,5M hay 7,5M Câu 37 Hoà tan a(g) hỗn hợp bột Mg- Al bằng dung dịch HCl thu được 17,92 lit khí H2 (đktc). Cùng lượng hỗn hợp trên hoà tan trong dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít khí H2 ( đkc). a có giá trị là: A. 3,9 B. 7,8 C. 11,7 D. 15,6 Câu 38 Cho a mol AlCl3 vào 200g dung dịch NaOH 4% thu được 3,9g kết tủa. Giá trị của a là: A. 0,05 B. 0,0125 C. 0,0625 D 0,125 Câu 40 Cho 200ml dung dịch H2SO4 0,5M vào một dung dịch có chứa a mol NaAlO2 được 7,8g kết tủa. Giá trị của a là: A. 0,025 B. 0,05 C. 0,1 D. 0,125 Câu 41: Cho 18,6 gam hỗn hợp gồm Zn và Fe tác dụng vừa đủ với 7,84 lít Cl2(đktc). Lấy sản phẩm thu được hòa tan vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch NaOH 1M. Thể tích NaOH cần dùng để lượng kết tủa thu được là lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt là? A. 0,7 lít và 1,1 lít B. 0,1 lít và 0,5 lít C. 0,2 lít và 0,5 D. 0,1 lít và 1,1 Câu 42: Có một dung dịch chứa 16,8g NaOH tác dụng với dung dịch có hòa tan 8 gam Fe2(SO4)3. Sau đó lại thêm vào 13,68gam Al2(SO4)3. Từ các phản ứng ta thu được dung dịch A có thể tích 500ml và kết tủa. Nồng độ mol các chất trong dung dịch A là? (Al=27;Fe=56;Na=23;O=16;H=1) A. [Na2SO4=0,12M], [NaAlO2=0,12M] B. [NaOH=0,12M], [NaAlO2=0,36M] C. [NaOH=0,6M], [NaAlO2=0,12M] D. [Na2SO4=0,36M], [NaAlO2=0,12M] Câu 43: Hòa tan 21 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 bằng HCl được dung dịch A và 13,44 lít H2(đktc). Thể tích dung dịch (lít) NaOH 0,5M cần cho vào dung dịch A để thu được 31,2 gam kết tủa là? (Al=27;Na=23;Cl=35,5;O=16;H=1) A. 2,4 B. 2,4 hoặc 4 C. 4 D. 1,2 hoặc 2 Câu 44: Hòa tan 3,9 gam Al(OH)3 bằng 50ml NaOH 3M được dung dịch A. Thể tích dung dịch(lít) HCl 2M cần cho vào dung dịch A để xuất hiện trở lại 1,56 gam kết tủa là? (Al=27;Na=23;Cl=35,5;O=16;H=1) A. 0,02 B. 0,24 C. 0,06 hoặc 0,12 D. 0,02 hoặc 0,24 Câu 45: Cho 200 ml gồm MgCl2 0,3M; AlCl3 0,45 M; HCl 0,55M tác dụng hoàn toàn với V(lít) gồm NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M. Gía trị của V(lít) để được kết tủa lớn nhất và lượng kết tủa nhỏ nhất là? (Al=27;Na=23;Cl=35,5;O=16;H=1;Mg=24;Ba=137) A. 1,25lít và 1,475lít B. 1,25lít và 14,75lít C. 12,5lít và 14,75lít D. 12,5lít và 1,475lít Câu 46:Cho m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 tác dụng với H2O cho phản ứng hoàn toàn thu được 200 ml dung dịch A chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO2 dư vào dung dịch A được a gam kết tủa. Gía trị của m và a là? A. 8,2g và 78g B. 8,2g và 7,8g C. 82g và 7,8g D. 82g và 78g Câu 47 Rót 150 ml dung dịch NaOH 7M vào 50 ml dung dịch Al2(SO4)3. Tìm khối lượng chất dư sau thí nghiệm A. 16g B. 14g C. 12g D. 10g Câu 48 Cho 8 gam Fe2(SO4)3 vào bình chứa 1 lít dung dịch NaOH a M, khuấy kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn; tiếp tục thêm vào bình 13,68g Al2(SO4)3. Cuối cùng thu được 1,56 gam kết tủa keo trắng. Tính giá trị nồng độ a? A. 0,2M B. 0,4M C. 0,38M D. 0,42M Câu 49 Hòa tan 5,34gam nhôm clorua vào nước cho đủ 200ml dung dịch. Thêm tiếp dung dịch NaOH 0,4M vào dung dịch trên, phản ứng xong thu được 1,56 gam kết tủa. Nồng độ mol dung dịch HNO3 là? A. 0,6M và 1,6M B. 1,6M hoặc 2,4M C. 0,6M hoặc 2,2M D. 0,6M hoặc 2,6M Câu 50 Cho 200Ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Gía trị lớn nhất của V là? A. 1,2 B. 1,8 C. 2,4 D. 2 Câu 51 Thêm m gam Kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì gía trị của m là?(H=1;O=16;Na=23;Al=27;S=32;K=39;Ba=137) A. 1,59 B. 1,17 C. 1,71 D. 1,95 Câu 52 Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thóat ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH(dư) thì được 1,75V lít khí. Thành phần % theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện; Na=23;Al=27) A. 39,87% B. 77,31% C. 49,87% D. 29,87% Câu 53 Cho dung dịch NaOH 0,3M vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M thu được một kết tủa trắng keo. Nung kết tủa này đến khối lượng lượng không đổi thì được 1,02g rắn. Thể tích dung dịch NaOH là bao nhiêu? (Al=27;Na=23;S=32;O=16;H=1) A. 0,2lít và 1 lít B. 0,2lít và 2 lít C. 0,3 lít và 4 lít D. 0,4 lít và 1 lít Câu 54: Khi cho 130 ml AlCl3 0,1M tác dụng với 20 ml dung dịch NaOH, thì thu được 0,936gam kết tủa. Nồng độ mol/l của NaOH là? (Al=27;Na=23;Cl=35,5;O=16;H=1) A. 1,8M B. 2M C. 1,8M và 2M D. 2,1M Câu 55 :Trộn 10,8 gam bột nhôm với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiẹt nhôm thu được hỗn hợp A. hòa tan hết A bằng HCl thu được 10,752 lít H2(đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng là? A. 80% và 1,08lít B. 20% và 10,8lít C. 60% và 10,8lít D. 40% và 1,08lít Câu 56: nung hỗn hợp A gồm Al, Fe2O3 được hỗn hợp B (hiệu suất 100%). Hòa tan hết B bằng HCl dư được 2,24 lít khí (đktc), cũng lượng B này nếu cho phản ứng với dung dịch NaOH dư thấy còn 8,8g rắn C. Khối lượng các chất trong A là? A. mAl=2,7g, mFe2O3=1,12g B. mAl=5,4g, mFe2O3=1,12g C. mAl=2,7g, mFe2O3=11,2g D. mAl=5,4g, mFe2O3=11,2g Câu 57: Hỗn hợp A gồm 0,56g Fe và 16g Fe2O3 m (mol) Al rồi nung ở nhiệt độ cao không có không khí được hỗn hợp D. Nếu cho D tan trong H2SO4 loãng được v(lít) khí nhưng nếu cho D tác dụng với NaOH dư thì thu được 0,25V lít khí. Gía trị của m là? A. 0,1233 B. 0,2466 C. 0,12 D. 0,3699 Câu 58 Có 26,8g hỗn hợp bột nhôm và Fe2O3. Tiến hành nhiệt nhôm cho tới hoàn toàn rồi hòa tan hết hỗn hợp sau phản ứng bằng dung dịch HCl được 11,2 lít H2(đktc). Khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu là? A. mAl=10,8g;m =1,6g B. mAl=1,08g;m =16g C. mAl=1,08g;m =16g D. mAl=10,8g;m =16g Câu 59 Hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3. Lấy 85,6gam X đem nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm, sau một thời gian thu được m gam chất rắn Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Hòa tan trong dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 3,36lít khí (đktc) và còn lại m1 gam chất không tan. - Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch HCl thấy thoat ra 10,08 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng Fe trong Y là? A. 18% B. 39,25% C. 19,6% D. 40% Câu 60: Hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3. Lấy 85,6gam X đem nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm, sau một thời gian thu được m gam chất rắn Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Hòa tan trong dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 3,36lít khí (đktc) và còn lại m1 gam chất không tan. - Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch HCl thấy thoat ra 10,08 lít khí (đktc). Thành phần chất rắn Y gồm các chất là? A. Al, Fe2O3, Fe, Al2O3 B. Al, Fe, Al2O3 C. Fe, Al2O3 D. Cả A, C đúng PHẦN B: Câu 299: Dung dịch AlCl 3 trong nước bị thuỷ phân,Chất làm tăng cường quá trình thuỷ phâncủa AlCl 3 là: A.NH 4 Cl B.Na 2 CO 3 C.ZnSO 4 D.Không có chất nào. Câu 300: Phèn nhôm (phèn chua) có công thức hoá học là A. Na AlF 6 B.KAl(SO 4 ) 2 .12H 2 O C.NH 4 Al(SO 4 ) 2 .12H 2 O D.B,C đều đúng. Câu 301:Khi thêm Na 2 CO 3 vào dung dịch Al 2 SO 4 sẽ có hiện tượng gì xảy ra? A. Nước vẫn trong suốt . B.Có kết tủa nhôm cacbonat. C. Có kết tủa Al(OH) 3 . D.Có kết tủa Al(OH) 3 sau đó kết tủa lại tan. Câu 302: Giải thích tại sao người ta điện phân Al 2 O 3 nóng chảy mà không điện phân AlCl 3 nóng chảy để điều chếAl A.AlCl 3 có nhiệt độ nóng chảy cao hơn Al 2 O 3 B.AlCl 3 là hợp chất cộng hoá trị nên khi nung dễ bị thăng hoa. C. Sự điện phân AlCl 3 nóng chảy cho ra Cl 2 độc hại. D.Al 2 O 3 cho ra Al tinh khiết. Câu 303: Trộn 5,4g Al với 4,8g Fe 2 O 3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là: A. 2,24g B.4,08g C. 10,2g D.0,224g Câu 304: Đốt nhôm trong bình đựng khí clo, sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng 4,26 g . Khối lượng nhôm đã tham gia phản ứng là: A. 1,08 g B. 3,24 g C. 0,86 g D.1,62 g Câu 305: Hoà tan hoàn toàn 16,2 g một kim loại M vào dung dịch HNO 3 thu được5,6 lit hỗn hợp khí gồm NO và N 2 có khối lượng 7,2 g . Kim loại M là: A. Mg B. Fe C. Al D. Zn Câu 306: Cho nước NH 3 dư vào dung dịch chứa AlCl 3 và ZnCl 2 thu được kết tủa A . Nung A đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B. Cho luồng khí H 2 đi qua B nung nóng sẽ thu được chất rắn là: A. Al 2 O 3 B. Zn và Al 2 O 3 C.ZnO và Al D. ZnO và Al 2 O 3 Câu 307: Cho dung dịch chứa amol NaAlO 2 tác dụng với dung dịch chứa b mol HCl . Điều kiện để thu đươc kết tủa sau phản ứng là: A. a=b B.a= 2b C.a < b < 4a D.< 4a Câu 308: Hoà tan 9,14g hợp kim Cu,Mg,Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84lit khí X (đkc), 2,54g chất rắn Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối .Vậy m có giá trị là: A.31,45g B. 33,25g C.3,99g D.35,58g Câu 309:Cho 5,1g hỗn hợp gồm 2 kim loại Al và Mg tan hết trong dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng , thu được 5,6 lit khí SO 2 (đkc). Khối lựơng mỗi kim loại Al và Mg trong hỗn hợp là: A.0,54g và 4,46g B. 4,52g và 0,48g C.2,7gvà2,4g D. 3,9g và 1,2g Câu 310:Đốt m gam hỗn hợp 3 kim loại Cu,Fe,Al trong bình chứa oxi dư , kết thúc phản ứng thấy khối lượng oxi giảm 8g . Nếu hoà tan hết m gam 3 kim loại trên trong dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng thì thu được bao nhiêu lit khí SO 2 thoát ra (đkc) A. 1,12lit B.2,24 lit C. 11,2 lit D.8,96 lit Câu 311: Khi hoà tan Al bằng dung dịch HCl, nếu thêm vài giọt thuỷ ngân vào thì quá trình hoà tan nhôm sẽ là: A. Xảy ra chậm hơn. B. Xảy ra nhanh hơn. C.Không thay đổi. DTất cả đều sai. Câu 312: Nhỏ từ từ dung dịch NH 3 vào ống nghiệm đựng AlCl 3 . Hiện tượng xảy ra là: A. Kết tủa tạo thành nhiều dần đến nhiều nhất rồi tan dần đến tan hết. C. Kết tủa tạo thành nhiều dần đến nhiều nhất. B. Không có hiện tượng gì xảy ra. D. Có xuất hiện một ít kết tủa. Câu 313: Nhôm có thể khử được những oxit kim loại nào sau đây: A. FeO, Fe 2 O 3 , MgO, CuO B.CuO, Ag 2 O, FeO, BaO C. H 2 O, CuO, Cr 2 O 3 , Ag 2 O D. Không có đáp án nào đúng. Câu 314: Khi sục từ từ khí CO 2 lượng dư vào dung dịch NaAlO 2 , thu được: A. Lúc đầu có tạo kết tủa (Al(OH) 3 ), sau đó kết tủa bị hòa tan (tạo Al(HCO 3 ) 3 ) và NaHCO 3 B.Có tạo kết tủa (Al(OH) 3 ), phần dung dịch chứa Na 2 CO 3 và H 2 O C. Không có phản ứng xảy ra . D.Phần không tan là Al(OH) 3 , phần dung dịch gồm NaHCO 3 và H 2 O Câu 315: Cho một lượng bột kim loại nhôm trong một cốc thủy tinh, cho tiếp dung dịch HNO 3 loãng vào cốc, khuấy đều để cho phản ứng hoàn toàn, có các khí NO, N 2 O và N 2 thoát ra. Bây giờ cho tiếp dung dịch xút vào cốc, khuấy đều, có hỗn hợp khí thoát ra (không kể hơi nước, không khí). Hỗn hợp khí này có thể là khí nào? A. NO 2 ; NH 3 B. NH 3 ; H 2 C.CO 2 ; NH 3 D.H 2 ; N 2 Câu 316: Khử 16g bột Fe 2 O 3 bằng bột nhôm, cho sản phẩm sau phản ứng vào bình đựng dung dịch H 2 SO 4 sản phẩm chỉ tạo ra 3 muối. Khối lượng nhôm cần dùng là: A. 1.8 g B.5,4g C. 6g D. 0,6g Câu 317: Để điều chế được 78g crom từ Cr 2 O 3 bằng phương pháp nhiệt nhôm cần dùng m (g) nhôm. m có giá trị là: A. 40,5 g B.45 g C. 50,4 g D. 54,0 g Câu 318: Hỗn hợp A gồm Al và Al 4 C 3 . Nếu cho A tác dụng với H 2 O thu được 31,2 g Al(OH) 3 . Nếu cho hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl người ta thu được một muối duy nhất và 20,16l hỗn hợp khí ở đktc. Khối lượng của hỗn hợp A là: A. 25,2 g B.21,6 g C. 10,8 g D. 14,4 g Câu 319: Cho 31,2 g hỗn hợp bột nhômnhôm oxit tác dụng với dung dịch NaOH dư. Phản ứng xong thu được 13,44 lít khí H 2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp đầu lần lượt là: A. 10,8 g và 20,4 g B. 10,4 g và 20,8 g C. 20,4 g và 10,8 g D. 20,8 g và 10,4 g Câu 320: Hoà tan hoàn toàn hợp kim Mg – Al bằng dung dịch HCl thu được 8,96 l khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Nếu cho lượng hợp kim như trên tác dụng với dung dịch NaOH giải phóng 6,72 l khí H 2 . Thành phần phần trăm của mỗi kim loại lần lượt là: A. 30,8 % và 69,2 % B. 77,1 % và 22,9 % C. 69,2 % và 30,8 % D. 22,9 % và 77,1 % Câu 321: Để tách nhanh Al 2 O 3 ra khỏi hỗn hợp Al 2 O 3 và CuO mà không thay đổi khối lượng, có thể dùng chất nào sau đây: A. HCl và NaOH B. Nước C. NaOH và CO 2 D. Dung dịch NH 3 Câu 322. Nung hỗn hợp bột (Al và Fe 3 O 4 ) ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn X, hoà tan X trong dung dịch NaOH thấy có khí thoát ra. Thành phần của chất rắn X là: A. Al, Al 2 O 3 , và Fe B. Al, Fe C. Fe 3 O 4 , Fe, Al 2 O 3 . D. Al,Fe 3 O 4 , Fe, Al 2 O 3 . Câu 323. So sánh (1) thể tích khí H 2 thoát ra khi cho Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH và (2) thể tích khí N 2 duy nhất rthu được khi cho cùng một lượng Al trên tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư A. (1) gấp 5 lần (2) B. (2) gấp 5 lần (1) C. (1) bằng (2) D. (1) gấp 2,5 lần (2) Câu 324:Có 6 dung dịch không màu, đựng trong các cốc không có nhãn: AlCl 3 ; NH 4 NO 3 ; KNO 3 ; ZnCl 2 ; (NH 4 ) 2 SO 4 ; K 2 SO 4 . Dùng được hóa chất nào dưới đây để nhận biết các dung dịch này? A. NaOH B. NH 3 C. Ba D.Pb(NO 3 ) 2 Câu 325: Điện phân Al 2 O 3 nóng chảy trong thời gian 2 giờ 40 phút 50 giây, cường độ dòng điện 5 A (Ampère), thu được 3,6 gam nhôm kim loại ở catot. Hiệu suất của quá trình điện phân này là: A. 80% B. 90% C.100% D. 70% Câu 326: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm giữa 6,48 gam Al với 17,6 gam Fe 2 O 3 . Chỉ có phản ứng nhôm khử oxit kim loại tạo kim loại. Đem hòa tan chất rắn sau phản ứng nhiệt nhôm bằng dung dịch xút dư cho đến kết thúc phản ứng, thu được 1,344 lít H 2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là: A.100% B.90,9% C.83,3% D.70% Câu 327: Hòa tan hết m gam bột kim loại nhôm trong dung dịch HNO 3 , thu được 13,44 lít (đktc) hỗn hợp ba khí NO, N 2 O và N 2 . Tỉ lệ thể tích V NO : V N2O : V N2 = 3:2:1. Trị số của m là: A. 32,4 gam B.31,5 gam C.40,5 gam D.24,3 gam Câu 328: Hỗn hợp A gồm hai kim loại Al, Ba. Cho lượng nước dư vào 4,225 gam hỗn hợp A, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn, có khí thoát, phần chất rắn còn lại không bị hòa tan hết là 0,405 gam. Khối lượng mỗi kim loại trong 4,225 gam hỗn hợp A là: A. 1,485 g; 2,74 g B.1,62 g; 2,605 g C.2,16 g; 2,065 g D.2,192 g; 2,033g Câu 329: Cho 5,34 gam AlCl 3 vào 100 ml dung dịch NaOH có nồng độ C (mol/lít), thu được 2,34 gam kết tủa trắng. Trị số của C là: A. 0,9M B. 1,3M C. 0,9M và 1,2M D. (a), (b) : Câu 330: Cho hỗn hợp dạng bột hai kim loại Mg và Al vào dung dịch có hòa tan hai muối AgNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 . Sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp hai kim loại và dung dịch D. Như vậy: A. Hai muối AgNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 đã phản ứng hết và hai kim loại Mg, Al cũng phản ứng hết. B. Hai kim loại Mg, Al phản ứng hết, Cu(NO 3 ) 2 có phản ứng, tổng quát còn dư Cu(NO 3 ) 2 C.Hai kim loại Mg, Al phản ứng hết, tổng quát có AgNO 3 , Cu(NO 3 ) 2 dư D. Một trong hai kim loại phải là Ag, kim loại còn lại là Cu hoặc Al Câu 331: Hòa tan m gam Al vừa đủ trong V (ml) dung dịch H 2 SO 4 61% (có khối lượng riêng 1,51 g/ml), đun nóng, có khí mùi xốc thoát ra, có 2,88 gam chất rắn vàng nhạt lưu huỳnh (S) và dung dịch D. Cho hấp thu hết lượng lượng khí mùi xốc trên vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 21,6 gam kết tủa muối sunfit. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của m là: A. 10,8 gam B.2,7 gam C. 5,4 gam D.8,1 gam Câu 332. Trị số V của câu 332 là: A.76,6 ml B.86,6 ml C.96,6 ml D.106,6 ml Câu 333: Cho x mol Al và y mol Zn vào dung dịch chứa z mol Fe 2+ và t mol Cu 2+ . Cho biết 2t/3 < x . Tìm điều kiện của y theo x,z,t để dung dịch thu được có chứa 3 loại ion kim loại. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. A. y < z -3x/2 +t B.y < z-3x + t C. y < 2z + 3x – t D. y < 2z – 3x + 2t Câu 334: Từ Na 2 CO 3 làm thế nào để điều chế được Na? A. Hòa tan trong HCl dư cô cạn rồi điện phân nóng chảy B. Nung ở nhiệt độ cao rồi dẫn CO dư đi qua C. Hòa tan trong dung dịch HNO 3 dư cô cạn rồi điện phân nóng chảy muối thu được D. Hòa tan trong HCl dư rồi cho thanh Mg vào Câu 335: Ion Na + sẽ không tồn tại nếu ta thực hiện phản ứng A. Điện phân dung dịch NaCl. B.NaOH tác dụng với dung dịch HCl C. NaOH tác dụng với dung dịch CuCl 2 . D.Điện phân NaCl nóng chảy Câu 336. Cho các dung dịch : Na 2 CO 3 , CH 3 COONa, Al 2 (SO 4 ) 3 và NaCl, trong đó cặp dung dịch nào có pH lớn hơn 7: A. Na 2 CO 3 và CH 3 COONa B.NaCl và CH 3 COONa C. Al 2 (SO 4 ) 3 và CH 3 COONa D.Na 2 CO 3 và NaCl Câu 337. Dung dịch nào sau đây có thể làm mềm cả nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu: A. cả Na 2 CO 3 và Ca(OH) 2 B. Na 2 CO 3 C. Ca(HCO 3 ) 2 D.Ca(OH) 2 Câu 338. Hòa tan 15.3 g BaO vào nước thu được dung dịch X. Cho 15.2 g hỗn hợp CaCO 3 và MgCO 3 tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư, khí bay ra cho hấp thụ vào dung dịch X. hãy cho biết hiện tượng xảy ra: A. không xác định B. có kết tủa trắng và kết tủa hoàn toàn C. có kết tủa trắng sau đó kết tủa trắng tan một phần D.có kết tủa trắng Câu 339. Nhúng một thanh nhôm kim loại vào dung dịch chứa 0.03 mol CuSO 4 .Sau khi phản ứng hoàn toàn, lấy thanh Al ra khỏi dung dịch.Nhận xét sau thí nghiệm nào sau đây không đúng: A. Khối lượng dung dịch tăng 1.38g B. Khối lượng thanh nhôm tăng 1.38g C. Thanh Al có lớp Cu màu đỏ D. Dung dịch thu được không màu Câu 340. Có các thí nghiệm sau: Dẫn từ từ khí CO 2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong (1); Cho từ từ dung dịch Ba(OH) 2 đến dư vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 (2). Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO 2 (3). Cho từ từ CO 2 đến dư vào dung dịch Ca(AlO 2 ) 2 (4); Cho từ từ HCl đến dư vào dung dịch Ca(HCO 3 ) 2 (5). Thí nghiệm nào cho kết tủa sau đó kết tủa tan hoàn toàn A.1,2,3,5 B.1,2,3,4 C. 1; 2; 3 D. 1, 3 Câu 341. Tổng hệ số của các chất tham gia phản ứng trong phương trình nhôm tác dụng với oxit sắt từ là: A. 8 B. 9 C. 11 D. 13 . :Trộn 10,8 gam bột nhôm với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiẹt nhôm thu được hỗn hợp A. hòa tan hết A bằng HCl thu được 10,752 lít H2(đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và thể tích. gam nhôm kim loại ở catot. Hiệu suất của quá trình điện phân này là: A. 80% B. 90% C.100% D. 70% Câu 326: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm giữa 6,48 gam Al với 17,6 gam Fe 2 O 3 . Chỉ có phản ứng nhôm. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Al Phần A: Câu 1 : Hỗn hợp X gồm Na,Ba và Al . –Nếu cho m gam hỗn hợp X vào nước

Ngày đăng: 01/07/2014, 19:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan