Phuong tien giao thong_Lop La

10 118 0
Phuong tien giao thong_Lop La

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHỦ ĐỀ: BÉ THÍCH HỌC LUẬT GIAO THÔNG LỚP: Chủ đề con: BÉ LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG Đề tài: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU _ Trẻ hiểu được nội dung bài hát, thuộc lời và hát đúng giai điệu bài hát, biết được một số tín hiệu giao thông. _ Nhận biết chữ cái, rèn luyện trí nhớ. _ Kỹ năng vận động nhịp nhàng. _ Phát triển tai nghe nhạc, củng cố một số bài hát trẻ đã được học. _ Giáo dục trẻ ý thức chấp hành luật giao thông khi đi đường. II. CHUẨN BỊ _ Bánh xe quay, trên đó có chia các ô, mỗi ô ghi 1 chữ cái trẻ đã được học theo tên bài hát trẻ đã thuộc về PTGT. _ Máy + đĩa nhạc. III. TIẾN HÀNH *Hoạt động 1: Bé tập làm ca sĩ. _ Dạy hát bài: “Bạn ơi có biết” + Trò chuyện với trẻ về con đường từ nhà đến trường, xe cộ như thế nào? + Cô hát cho trẻ nghe bài “Bạn ơi có biết”, có nhạc đệm. + Trẻ hát theo cô + nhạc. _ Trẻ hát và vận động theo nhạc dưới nhiều hình thức: + Theo nhóm bạn trai_ gái (nhóm không hát vỗ tay cho nhóm bạn hát) + Theo tổ (hát nối tiếp theo tay nhịp của cô) + Vừa hát vừa nhún kí chân. *Hoạt động 2: Bé thích xe gì? _ Cô hát cho trẻ nghe bài hát: Em thích xe gì? 1. Xe gì mà có lắm thứ xe. Hỏi em rằng em thích nhất thứ xe loại nào? Xe pho, xe lửa, xe đò. Xe hơi … Ôi nhiều quá ! Biết xe nào em thích đây? 2. Xe gì mà có lắm thứ xe. Hỏi em rằng em thích nhất thứ xe loại nào? Xích lô, ba gác, xe thồ. Xe kem, xe hủ tiếu, xe bánh mì… em có thích không ? _ Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát. *Hoạt động 3: Trò chơi: Ô chữ biết hát. _ Chia trẻ thành 2 tổ, mỗi tổ tự chọn 1 tổ trưởng. _ Oẳn tù tì xem tổ nào được quay bánh xe trước. _ Kim bánh xe chỉ vào chữ cái nào thì tổ đó sẽ nhanh chóng hát 1 bài hát hoặc bài thơ nói về phương tiện giao thông bắt đầu bằng chữ cái đó. _ Tổ nào không tìm được bài hát hay bài thơ trong vòng 10 giây thì thua cuộc. _ Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. * Hoạt động 4: Những bước chân điệu nghệ _ Cho trẻ tự chọn mũ các loại phương tiện giao thông. _ Cô cùng trẻ khiêu vũ tự do theo nhạc. _ Cho trẻ vận động tự do tùy cảm xúc của mỗi trẻ đối với giai điệu bài hát. 2 BÉ THÍCH HỌC LUẬT GIAO THÔNG Chủ đề: BÉ LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG Đề tài: NHỮNG BÁC TÀI KHÉO TAY Lớp: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU _ Trẻ biết sử dụng các nét vẽ đã học một cách linh hoạt, tạo thành bức tranh về môi trường hoạt động của loại phương tiện giao thông mà trẻ thích. _ Trẻ biết thể hiện luật phối cảnh khi vẽ, biết tô màu thể hiện sự sinh động của các phương tiện đó. _ Trẻ biết thể hiện cảm xúc đối với sự phong phú của phương tiện giao thông qua nét vẽ, màu tô gần với thực tế. _ Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, nói câu có đầy đủ thành phần, sử dụng từ ngữ linh hoạt khi thuyết trình về sản phẩm tạo hình của trẻ. _ Giáo dục trẻ tính ngăn nắp, biết giữ vệ sinh sạch sẽ trong khi thực hành. _ Giáo dục trẻ đi tàu không chen lấn, biết nhường chỗ ngồi cho cụ già và em nhỏ. II. CHUẨN BỊ _ 3 tranh mẫu về môi trường hoạt động của các loại PTGT: + Tranh vẽ ôtô, môtô, xe hơi, xe buýt …và người đi bộ đang đi trên ngã tư đường phố. + Tranh một chiếc tàu lứa băng qua đồi núi. + Tranh vẽ tàu thủy đi trên biển, có máy bay lượn trên trời. _ Bút màu sáp, màu nước, kim sa, hột hạt và nhiều vật liệu trang trí khác. _ Giấy A3, A4 _ Bộ đồ chơi các loại PTGT. _ Chiếc túi. _ Đĩa nhạc các bài hát về PTGT + máy. III. TIẾN HÀNH * Ổn định: Bài hát “Bạn ơi có biết ?” * Hoạt động 1: Chiếc túi kì diệu _ Trong túi có nhiều đồ chơi về các loại phương tiện giao thông. _ Cô cho trẻ sờ và lấy ra từng món đồ chơi và trò chuyện với trẻ theo đồ chơi vừa tìm thấy trong chiếc túi kì diệu: môtô, ôtô, tàu lửa, tàu thủy, máy bay (tên gọi, đặc điểm về hình dáng, công dụng, môi trường hoạt động) * Hoạt động 2: Bé đi xem triển lãm tranh 3 _ Cho trẻ xem tranh vẽ của cô: lần lượt tranh 1, 2, 3. _ Cho trẻ nhận xét về bức tranh: quang cảnh xung quanh, các loại phương tiện giao thông đang hoạt động, tại sao có chỗ to chỗ nhỏ? _ Cho trẻ ngắm nhìn kỹ bức tranh trẻ thích nhất. * Hoạt động 3: Bé làm họa sĩ _ Trẻ thực hành vẽ tranh về loại PTGT trẻ thích nhất. _ Cho trẻ tự chọn vẽ tranh theo nhóm 2 bạn hoặc vẽ cá nhân tùy trẻ thích. _ Trẻ tự chọn nguyện vật liệu vẽ trẻ thích. _ Cô đến từng trẻ, hướng dẫn, gợi ý cách thể hiện hình dáng các loại PTGT, cách thể hiện tầng cảnh, cách tô màu… _ Mở nhạc các bài hát về PTGT với âm lượng nhỏ vừa. * Hoạt động 4: Tác phẩm của bé. _ Cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình trên dây theo nhóm loại PTGT. _ Cho trẻ thuyết trình về sản phẩm của mình. _ Cho trẻ nhận xét tranh của mình và của bạn, bình chọn tranh đặc sắc nhất. _ Cô nhận xét và tuyên dương trẻ. * Hoạt động 5: Trò chơi “Mời bạn lên tàu lửa” _ Cho trẻ đứng thành vòng tròn, cô làm người lái tàu. _ Trẻ cùng cô hát bài “Nào mời anh lên tàu lửa chúng mình đi….(tên của trẻ) có đi không?” _ Trẻ được hỏi trả lời “đi” hoặc “không”; nếu đi thì nối đuôi theo sau cô làm thành những toa tàu dài ở giữa vòng tròn; nếu không thì trả lời “tôi không đi”. Cả lớp tiếp tục hát lại bài hát và cô đi đến trẻ khác. _ Trò chơi tiếp tục cho đến khi cả lớp nối thành đoàn tàu dài. _ Nếu trẻ còn hứng thú thì chơi lại lần nữa. @ Cô nhận xét giờ học và kết thúc. 4 BÉ THÍCH HỌC LUẬT GIAO THÔNG Chủ đề: BÉ BIẾT GÌ VỀ GIAO THÔNG ? Đề tài: Lớp: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU _ Rèn kỹ năng đi, chạy thay đổi, phối hợp và giữ thăng bằng. _ Trẻ biết thêm kiến thức về giao thông: Phương tiện và luật giao thông. _ Phát triển khả năng định hướng và ước lượng trong không gian 3 chiều. _ Tạo cho trẻ tinh thần sảng khoái, bầu khí bạn bè vui vẻ. _ Giáo dục trẻ tính kiên nhẫn chờ đến lượt mình, biết nhường bạn. _ Giáo dục tính nhanh nhẹn, linh hoạt. II. CHUẨN BỊ _ 20 quả bóng nhỏ vừa tay trẻ. _ 2 cái giỏ đựng bóng. _ 2 vòng đích để thảy bóng vào (cao 1m, khoảng cách 1m). _ Tranh về 4 môi trường hoạt động của các PTGT. _ Các PTGT rời bằng giấy. _ Đĩa nhạc về PTGT + máy CD. III. TIẾN HÀNH *Hoạt động 1: Bé chấp hành luật giao thông. _ Cô và trẻ cùng vận động nhẹ nhàng (đi, chạy chậm_nhanh) theo bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” và bài thơ “Đèn giao thông” _ Kết hợp 2 tay làm động tác giống như giữ tay lái xe môtô hoặc vô-lăng ôtô. *Hoạt động 2: Bé chuẩn bị thi tài _ Cô hướng dẫn trẻ tập bài tập phát triển chung. _ Mỗi động tác thực hiện 4 lần. * Hoạt động 3: Thi xem ai tài nhất. Trẻ thi đua ném bóng trúng đích thẳng đứng. _ Chia trẻ thành 2 đội đứng dọc theo sân tập. _ Lần lượt từng 2 trẻ của 2 đội tiến đến vạch xuất phát, làm động tác đạp máy và lái xe quẹo phải/ trái rồi tiến thẳng đến chỗ giỏ bóng. 5 _ Trẻ đứng vào vạch, cầm bóng bằng 1 tay: tay nào cầm bóng thì chân cùng phía với tay sẽ đặt ở phía sau, còn chân kia đặt lên trước. Mắt nhìn thẳng vào đích. _ Tay cầm bóng giơ cao ném mạnh và thẳng quả bóng vào đích. Sau đó chạy lượm bóng bỏ vào giỏ rồi về chỗ. _ Lần lượt từng trẻ thực hiện, mỗi trẻ ném 3 lần. _ Mở nhạc trong lúc trẻ thực hiện ném bóng. *Hoạt động 4: Trò chơi “Ai về nhà nấy” _ Chia trẻ làm 2 đội. _ Trẻ chọn những PTGT bằng giấy rời lần lượt chạy lên gắn đúng vào môi trường hoạt động của chúng. _ Đội nào gắn nhiều và chính xác sẽ thắng. *Hoạt động 5: Quả bóng dịu dàng. Cho trẻ vận động nhẹ nhàng theo bài hát “Quả bóng xinh” 6 BÉ THÍCH HỌC LUẬT GIAO THÔNG CHỦ ĐỀ: BÉ BIẾT GÌ VỀ GIAO THÔNG ? Đề tài: CHIẾC GẬY THẦN KÌ Lớp: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU _ Trẻ nhận biết và phân biệt chữ cái p, q _ Trẻ phát âm chính xác chữ p, q. _ Rèn kỹ năng quan sát, phản xạ nhanh, phân tích qua một số trò chơi: chiếc gậy thần kì, xếp tàu, tìm chữ cái trong tên bạn… _ Rèn kỹ năng đọc, phát âm, nói trọn câu mạch lạc. _ Phát triển tư duy, so sánh, quan sát, phản xạ nhanh, tưởng tượng qua trò chơi ghép hình. _ Phát triển ngôn ngữ và các giác quan. _ Giáo dục trẻ có nề nếp học tập tốt, nói trọn câu, tự tin, mạnh dạn phát biểu, biết lắng nghe cô và bạn. II. CHUẨN BỊ _ Thẻ từ: xe đạp, qua đường. _ Mô hình ghép tàu, ô-tô. _ 10 cây gậy và 10 chiếc vòng thể dục. _ 3 tín hiệu đèn, vạch trắng chỗ qua đường. _ 1 bài thơ (photo 7 tờ A3) III. TIẾN HÀNH * Hoạt động 1: Chữ p, q ở đâu nhỉ ? _ Nhận biết chữ P: + Cả lớp hát với cô bài “Bác đưa thư” + Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát có liên quan với xe đạp. + Để chỉ chiếc xe đạp, cô có thẻ từ “xe đạp”. Cả lớp cùng đọc với cô. + Cô phân tích cấu tạo của từ “xe đạp”: cho trẻ đếm có bao nhiêu chữ trong từ. + Cho 1 trẻ lên gắn những thẻ chữ để tạo thành từ “xe đạp” + Cả lớp cùng đọc từ: xe đạp. + Cô hỏi trẻ về những chữ đã học và giới thiệu chữ cái p. + Cô phát âm chuẩn cho trẻ đọc theo: p (pờ); đọc cả lớp và cá nhân (Trò chơi tryền tin: cô đọc rồi đụng vào trẻ bên cạnh, trẻ đọc rồi đụng tay vào bạn kế tiếp, cứ như thế cho đến hết) _ Nhận biết chữ Q: 7 + Cô cho cả lớp hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”. Cô dẫn đầu trò chơi chạy theo tín hiệu đèn giao thông trong bài hát (cô làm cảnh sát). + Tình huống: 1 cô dẫn 1 trẻ băng qua đường khi đèn đỏ (chỗ vạch trắng) + Cho trẻ về chỗ ngồi, cô đàm thoại với trẻ: thấy gì lúc chạy xe trên đường? + Để nói qua đường, cô có thẻ từ “qua đường” (cho trẻ phân tích theo trình tự như trên). _ Cô để 2 chữ: p _ q cạnh nhau và đố trẻ xem 2 chữ có đặc điểm gì giống/ khác nhau? _ Cô khái quát lại sự giống và khác nhau của chữ p và q. @Trò chơi chuyển tiếp: “Mình cùng lắc cho đều” Cho trẻ vận động: vỗ tay, lắc đầu, tai, vai, eo, mông, chân… và hát bài “Mình vỗ cái tay (…) cho đều (2 lần) A, í a mình vỗ cái tay cho đều” * Hoạt động 2: Trò chơi “Tìm bạn mới” _ Cho trẻ tìm và gạch dưới chữ p và q có trong bài thơ sau đây: Đi chơi công viên Bé này thích lắm Bé chơi đu quay Quay đều, quay đều Bé chơi bập bênh Bé chơi xe đạp Chạy vòng quanh sân Pin, pin, pin, pin Bé cười vui quá Vui quá, vui quá Chơi quên cả mệt Cứ hoài pin, pin _ Thi đua theo nhóm 3_4 trẻ. _ Cho trẻ đếm xem mỗi nhóm đã tìm được bao nhiêu chữ cái p, q rồi viết số tương ứng. * Hoạt động 3: Trò chơi “Chiếc gậy thần kì” _ Xếp hàng 2 đội song song. Cô phát cho đội 1 toàn gậy, đội 2 toàn chữ O. _ Khi nghe cô phát âm P hoặc Q thì trẻ phối hợp cùng bạn ghép lại, để dưới đất. _ Cho trẻ chơi 2_3 lần. * Hoạt động 4: Trò chơi: ‘Bé làm kỹ sư’ _ Chia 5 trẻ thành 1 nhóm. _ Cho 2 nhóm thi đua ghép tàu thủy và 2 nhóm ghép ô-tô. _ Những mảnh giấy ghép có chữ p hoặc q, trẻ phải ghép sao cho giống hình mẫu. @Nhận xét, kết thúc. 8 BÉ THÍCH HỌC LUẬT GIAO THÔNG Chủ đề: BÉ BIẾT GÌ VỀ GIAO THÔNG ? Đề tài: VUI CHƠI NGOÀI TRỜI I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU _ Giáo dục trẻ biết chấp hành luật giao thông. _ Giáo dục trẻ biết hợp tác với bạn, nhường bạn khi chơi. _ Kỹ năng tạo hình với các nguyên vật liệu mở. _ Phát triển vận động tinh qua các hoạt động tạo hình: cắt, xé, vẽ, gấp, nặn… _ Phát triển ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ _ Sân chơi an toàn, sạch sẽ. _ Các góc: nước, cát, gia đình, vận động, tạo hình… _ Các nguyên vật liệu tạo hình phong phú: đất nặn, phấn, giấy, sa kê, bàng, kéo, bóng… III. TIẾN HÀNH *Ổn định: Đi vòng tròn và hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu” *Hoạt động 1: Trò chơi “Mời anh lên tàu” *Hoạt động 2: Trò chơi “Xe về bến” *Hoạt động 3: Chơi ở các góc @ Góc tạo hình: _ Yêu cầu: + Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu mở để tạo hình các loại PTGT. + Trẻ biết chơi với các sản phẩm của mình: phóng máy bay, thả thuyền vào nước… _ Chuẩn bị: + Giấy + Phấn vẽ. @ Góc chơi nước: _ Yêu cầu: Trẻ biết đặt PTGT vào môi trường hoạt động thích hợp. _ Chuẩn bị: Hồ nước nhỏ. @ Góc bán hàng: _ Yêu cầu: + Trẻ biết trưng bày các loại PTGT để bán. + Trẻ biết giao tiếp lịch sự, nhẹ nhàng, ân cần với khách mua hàng _ Chuẩn bị: các loại PTGT bằng đồ chơi. 9 @ Góc xây dựng: _ Yêu cầu: Trẻ biết bố trí và xây dựng các môi trường hoạt động của loại PTGT thích hợp. _ Chuẩn bị: Chai lọ, cây xanh, hàng rào…. @ Góc chơi cát: Trẻ chơi tự do với cát @ Góc vận động: _ Yêu cầu: Trẻ biết điều khiển các loại PTGT đường bộ và chấp hành luật giao thông _ Chuẩn bị: Xe ôtô, xe lửa bằng gỗ, bằng biti’s; mũ các loại PTGT. * Kết thúc: _ Cô nhận xét giờ hoạt động vui chơi. _ Cho trẻ phụ cô thu dọn các góc chơi sạch sẽ. 10 . HỌC LUẬT GIAO THÔNG Chủ đề: BÉ BIẾT GÌ VỀ GIAO THÔNG ? Đề tài: Lớp: Lá I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU _ Rèn kỹ năng đi, chạy thay đổi, phối hợp và giữ thăng bằng. _ Trẻ biết thêm kiến thức về giao thông:. xét, kết thúc. 8 BÉ THÍCH HỌC LUẬT GIAO THÔNG Chủ đề: BÉ BIẾT GÌ VỀ GIAO THÔNG ? Đề tài: VUI CHƠI NGOÀI TRỜI I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU _ Giáo dục trẻ biết chấp hành luật giao thông. _ Giáo dục trẻ biết. các loại phương tiện giao thông. _ Cô cùng trẻ khiêu vũ tự do theo nhạc. _ Cho trẻ vận động tự do tùy cảm xúc của mỗi trẻ đối với giai điệu bài hát. 2 BÉ THÍCH HỌC LUẬT GIAO THÔNG Chủ đề: BÉ

Ngày đăng: 01/07/2014, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan