Tiêu chuẩn kỹ thuật trồng rừng ngập mặn

38 2K 4
Tiêu chuẩn kỹ thuật trồng rừng ngập mặn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN (Basic standard for growing the mangroves against wave to protect sea dikes) 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định các biện pháp kỹ thuật trồng cây ngập mặn chắn sóng bảo vệ đê biển tại các bãi bồi ven biển nước ta. 2. Tài liệu viện dẫn - TCVN 8478: 2010. Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế. - TCVN 8481: 2010. Công trình đê điều - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình. - TCVN 7538-2: 2007. Chất lượng đất - Lấy mẫu Phần 2 - Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. - TCVN 7538-4: 2007. Chất lượng đất - Lấy mẫu Phần 4 - Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. - TCVN 5297: 1995. Chất lượng đất - Lấy mẫu - Yêu cầu chung. - 14 TCN 130-2002: Hướng dẫn thiết kế đê biển. - Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho Chương trình củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển. Ban hành theo QĐ số: 57/QĐ-BNN-KHCN ngày 08/01/2010. - Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc trồng rừng phòng hộ ven biển là nhiệm vụ ưu tiên phải được thực hiện đối với tất cả các khu vực ven biển có điều kiện trồng cây. - Quyết định số: 58/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam. - Quyết định số: 667/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng CP Phê duyệt Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang. - Quyết định số 186-2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc quản lý 3 loại rừng. - Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh. 2 - Văn bản số 405/TTg-KTN ngày 16/3//2009 của Văn phòng Chính phủ về việc đồng ý phê duyệt đề án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển giai đoạn 2008- 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3. Thuật ngữ và định nghĩa 3.1. Rừng ngập mặn Là kiểu rừng phát triển trên vùng đất ngập nước mặn ở vùng cửa sông, ven biển hoặc dọc theo các sông ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy triều lên xuống hàng ngày. 3.2 Cây ngập mặn Là cây sống được trên các bãi ngập mặn. 3.3 Bãi ngập mặn Là các bãi đất ngập nước mặn vùng cửa sông, ven biển, hoặc dọc theo các sông ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy triều lên xuống hàng ngày. 3.4 Thời gian phơi bãi Là số giờ trung bình bãi không bị ngập nước thủy triều trong ngày 3.5 Thời gian ngập triều Là số ngày trung bình bãi bị ngập nước thủy triều trong tháng 3.6 Độ mặn Là giá trị độ mặn trung bình của nước biển trong năm 3.7 Ngập triều sâu Là hiện tượng ngập khi mực nước triều thấp 3.8 Ngập triều nông Là hiện tượng chỉ ngập khi mực nước triều cao 3 4. Các hiệu viết tắt Bảng 1. Các hiệu viết tắt sử dụng trong tiêu chuẩn STT hiệu Tên đầy đủ Ghi chú 1 RNM Rừng ngập mặn 2 CNM Cây ngập mặn 3 N Mật độ (số CNM/ha) 4 TC Độ tàn che 5 Kt Hệ số giảm sóng 6 R Hệ số giảm sóng theo Quartel 7 r Tham số giảm sóng 8 Hđ Chiều cao sóng ở chân đê. 9 Ho Chiều cao sóng ở phía trước đai RNM 5. Điều kiện để trồng cây ngập mặn CNM chỉ có thể trồng được ở các khu vực thuận lợi và ít thuận lợi. a) Khu vực thuận lợi: Cây ngập mặn phát triển tốt ở những khu vực bãi lầy, cửa sông ven biển, khu đất có nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, tỷ lệ cát dưới 80%. Tùy theo điều kiện khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa, sóng, gió, chế độ thủy động lực học ven bờ, độ mặn, địa hình, điều kiện thể nền ở từng bãi ngập mặn để lựa chọn giống cây ngập mặnkỹ thuật trồng thích hợp. b) Khu vực ít thuận lợi: Cây ngập mặn gặp khó khăn khi phát triển ở những khu vực nước sâu, sóng lớn, bãi thường xuyên bị xói lở; đất có thể nền nghèo dinh dưỡng, tỉ lệ cát trên 80%. Do vậy, trước khi tiến hành trồng cây đối với những khu vực trên cần tiến hành các giải pháp: - Sử dụng cây ươm trong bầu, cây đủ lớn, cắm cọc giữ cây, kết hợp với công trình giảm sóng, tạo bãi, ổn định bãi ở vùng sóng lớn - Cải tạo cục bộ hố trồng cây đối với đất bãi có thể nền nghèo dinh dưỡng c. Khu vực không thuận lợi. Cây ngập mặn không thể trồng và phát triển ở những khu vực bãi biển: có độ sâu hơn 3m; không có thời gian phơi bãi hoặc có thời gian phơi bãi rất ít (ít hơn 4h/ngày); có số ngày ngập triều dưới 5 ngày hoặc trên 29 ngày/tháng; đang nằm trong chu kì xói lở mạnh; thể nền chưa ổn định, bùn rất loãng, thể nền có tỷ lệ cát trên 90%; độ mặn trên 35‰ và khu vực bị ô nhiễm dầu, rác thải sinh hoạt, công nghiệp. 4 6. Các bước tiến hành để trồng cây ngập mặn: 6.1. Điều tra khảo sát vùng dự kiến trồng cây ngập mặn: 6.1.1. Thu thập, tổng hợp, xử lý và phân tích các tài liệu có liên quan. 6.1.2. Khảo sát một số yếu tố tự nhiên: chế độ thủy triều, sóng, gió, chế độ mưa, nhiệt độ, chế độ động lực ven bờ. 6.1.3. Khảo sát tình hình bãi ngập mặn: độ cao thể nền, độ dốc thể nền, địa hình, chiều rộng bãi có thể trồng được cây ngập mặn, độ mặn nước biển, diễn biến xói lở, bồi tụ. Lấy mẫu thể nền: (tùy theo điều kiện cụ thể của từng bãi ngập mặn mà lấy số lượng phẫu diện cần thiết - Theo TCVN 5297: 1997, TCVN 7538-2: 2007 và TCVN 7538-4: Điều tra, khảo sát Thiết kế, lập thuyết minh, dự toán Kiểm tra Nghiệm thu, bàn giao Thi công Lưu hồ sơ Lập hồ sơ hoàn công 5 2007) để phân tích 1 số tính chất lý hóa học của thể nền như: độ pH, hàm lượng mùn tổng số, hàm lượng N,P,K tổng số, dễ tiêu và thành phần cấp hạt. 6.1.4. Khảo sát tình hình cây ngập mặn tại khu vực: thành phần loài, tỷ lệ (%) có mặt, tình hình sinh trưởng, biến động diện tích thời gian qua. 6.1.5. Các điều kiện thời tiết bất thuận trong khu vực. 6.2. Xác định các loài cây ngập mặn có thể trồng được trong khu vực Mỗi loài CNM thích nghi với điều kiện lập địa, độ mặn nhất định, bảng 2 dẫn ra một số CNM chính thích hợp trồng ở từng điều kiện dạng bãi ngập mặn. Bảng 2. Một số CNM thích hợp trồng tại các bãi ngập mặn khác nhau TT Điều kiện Cây trồng chính 1 - Bãi bồi chưa ổn định -Ngập triều sâu, 22-25 ngày trong tháng - Điều kiện tự nhiên khó khăn, sóng to gió mạnh, độ mặn trên 30‰ Mắm biển (Avicennia marina) Bần trắng (Sonneratia alba) 2 - Bãi bồi mới hình thành, độ mặn trên 25‰, thường xuyên chịu tác động của sóng gió - Ngập triều sâu, thời gian ngập triều từ 20 - 22 ngày trong tháng. Mắm trắng (Avicennia alba) Mắm biển (Avicennia marina) Đâng (Rhizophora stylosa) 3 Bãi ngập triều trung bình, thể nền đã ổn định, thời gian ngập triều từ 15 - 20 ngày trong tháng, độ mặn trên 15‰. Mắm đen (Avicennia officinalis) Đước (Rhizophora apiculata) Trang (Kandelia candel) 4 Vùng nước lợ cửa sông, có độ mặn dưới 15‰ Bần chua (Sonneratia caseolaris) Dừa nước (Nypa fruticans) Ô rô (Acanthus ilicifolius) 5 Bãi ngập triều nông, thời gian ngập triều dưới 15 ngày trong tháng Giá biển (Excoecaria agallocha) Cóc vàng (Lummitzera racemosa) Ô rô (Acanthus ilicifolius) 6 Các bờ đầm ít khi ngập triều, thời gian ngập triều 5 -7 ngày trong tháng Tra biển (Thespesia populnea)6 6.3. Quy hoạch các đai cây ngập mặn theo diễn thế tự nhiên Khi bố trí trồng cây ngập mặn từ phía biển vào bờ, các loài được bố trí và lựa chọn theo diễn thế của cây ngập mặn với 3 đai chính (hình 1), có thể trồng hỗn giao các loài cây, nhiều lứa tuổi của một loài cây trong cùng một bãi ngập mặn: - Đai thứ nhất, gồm các loài cây tiên phong: + Cây Mắm biển (Avicennia marina): thích hợp với điều kiện bãi đất cát có ít bùn trên mặt và nước mặn quanh năm trên 30‰. + Cây Mắm trắng (Avicennia alba Bl.): thích hợp với điều kiện bãi bùn loãng và nước có độ mặn quanh năm trên 25‰. + Cây Bần chua (Sonneratia caseolaris.): thích hợp với điều kiện bãi bùn và cát, có độ mặn từ 5 - 15‰ vào mùa mưa và ở gần các cửa sông. - Đai thứ hai, gồm các loài cây sống trên đất bùn cát chặt: chọn các loài ngập mặn có hệ rễ chân kiềng như đước, trang, cóc{. - Đai thứ ba, gồm các loài cây sống trên mực nước triều trung bình: chọn các loài có hệ rễ hình đầu gối như tra, vẹt, chà là{ Hình 1. Diễn thế tự nhiên của cây ngập mặn 6.4. Thiết kế trồng dải cây ngập mặn 6.4.1. Cơ sở tính toán, thiết kế Cơ sở để tính toán trồng rừng ngập mặn bảo vệ đê dựa trên tác dụng giảm sóng của rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn với hệ thống rễ, tán cây sẽ làm tiêu tán 7 một phần năng lượng sóng khi đi qua. Sự tiêu tán năng lượng sóng sẽ theo 2 cơ chế: chuyển động của sóng tương tác với thảm rừng ngập mặntiêu tán năng lượng do ma sát đáy. Tùy điều kiện cụ thể của bãi ngập mặn mà có thể xác định bề rộng dải cây ngập mặn ứng với từng dạng rừng ngập mặn để đảm bảo hiệu quả chắn sóng, bảo vệ đê biển. Mỗi kiểu rừng ngập mặn có mật độ, độ tàn che khác nhau (phụ thuộc vào chiều cao, đường kính tán, số cành/cây ) do đó dẫn đến khả năng giảm sóng khác nhau. Dựa trên các chỉ tiêu trên, có thể phân chia rừng ngập mặn thành 3 trạng thái: dày, trung bình và thưa được thể hiện tại bảng 3: Bảng 3. Trạng thái rừng ngập mặn ứng với mật độ và độ tàn che Mật độ Độ tàn che rừng (%) 100 95 90 85 80 75 20.000 dày dày 16.000 dày dày dày 12.000 dày dày t. bình t. bình 8.000 t. bình t. bình t. bình t. bình t. bình 4.000 t. bình t. bình t. bình t. bình t. bình thưa 3.000 t. bình t. bình t. bình t. bình thưa thưa 2.000 t. bình t. bình t. bình t. bình thưa thưa 1.500 t. bình t. bình t. bình thưa thưa thưa 1.000 t. bình t. bình t. bình thưa thưa thưa Ghi chú: Mật độ (N): số CNM trên một hecta. Độ tàn che (TC): tỉ lệ (%) giữa tổng diện tích hình chiếu các tán cây trên bề mặt nằm ngang và diện tích mặt đất. Việc phân loại trạng thái rừng như trên là cơ sở để tính toán, thiết kế trồng cây ngập mặn đối với từng khu vực cụ thể và yêu cầu giảm sóng của tuyến đê. * Xác định hệ số giảm sóng và chiều rộng đai rừng ngập mặn + Thông thường sự giảm chiều cao sóng trong rừng ngập mặn được thể hiện qua giá trị Kt (hệ số giảm sóng): o đ t H H K = Trong đó: Hđ chiều cao sóng ở chân đê. H0 chiều cao sóng ở phía trước đai rừng ngập mặn. 8 + Theo tài liệu của Quartel (Quartel et.al, 2007), hệ số giảm sóng (R) được tính như sau: 0 0 1 d t H H R K H − = = − (1) Cả Kt và R đều phụ thuộc vào chiều rộng của đai rừng ngập mặn (x) và trạng thái của rừng ngập mặn. Mặt khác, mỗi trạng thái rừng ngập mặn lại được đặc trưng bởi một giá trị của tham số giảm sóng r. + Tham số giảm sóng r ở các trạng thái RNM khác nhau và dẫn ra ở bảng 4: Bảng 4. Tham số giảm sóng (r) tại các trạng thái rừng khác nhau Trạng thái RNM Tham số giảm sóng r Dày Trung bình Thưa 0.010 0.007 0.004 Hình 2 thể hiện giá trị hệ số giảm sóng Kt tính toán với nhiều giá trị về chiều rộng của đai rừng ngập mặn ở các trạng thái rừng khác nhau trong thực tế. Hình 2. Tương quan giữa bề rộng đai RNM và hệ số giảm sóng Đối với rừng dày, sử dụng đường số 1, rừng trung bình: đường số 3, rừng thưa: đường số 4. Đường số 2 là đường theo tính toán của Quartel. 9 Với các trạng thái rừng ngập mặn sẵn có (rừng dày, trung bình hoặc thưa), có thể xác định được giá trị hệ số giảm sóng Kt tương ứng chiều rộng của dải rừng ngập mặn nhất định, phục vụ cho việc thiết kế đê biển tại khu vực đó. Đối với rừng mới trồng hoặc trong những điều kiện cụ thể nhất định, có thể áp dụng tương tự như đối với trạng thái rừng thưa. 6.4.2. Thiết kế hàng cây ngập mặn Trồng các hàng cây ngập mặn chạy song song với bờ biển và bố trí so le theo kiểu nanh sấu (theo hình vẽ dưới) nhằm đạt hiệu quả chắn sóng tối ưu. Năm đầu tiên tiến hành trồng các cây tiên phong, các năm sau trồng các đai cây tiếp theo. Tùy theo yêu cầu giảm sóng và trạng thái rừng cụ thể mà có mật độ trồng thích hợp. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Khi thiết kế trồng cây ngập mặn cần tính toán thiết kế lối đi cho tàu, thuyển (rộng từ 50-100m) và để khoảng cách với bờ (từ 10-50m) để bảo vệ chân đê. 6.5. Lập báo cáo điều tra, khảo sát Báo cáo điều tra, khảo sát trình bày các nội dung sau: - Điều kiện tự nhiên của khu vực trồng cây ngập mặn - Hiện trạng cây ngập mặn - Lựa chọn cây ngập mặn phù hợp 6.6. Xây dựng hồ sơ đề xuất chi tiết về trồng cây ngập mặn tại khu vực Bao gồm: thuyết minh kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, dự toán. 7. Các giải pháp kỹ thuật trồng cây ngập mặn 7.1. Lựa chọn cây ngập mặn thích hợp Các loài cây ngập mặn thích hợp trồng cho từng vùng (phân theo điều kiện tự nhiên) ở ven biển nước ta như sau: Vùng Đông Bắc: Từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn: - Tiểu vùng 1: Từ Móng Cái đến Cửa Ông: Mắm biển (Avicennia marina), sú (Aegiceras corniculatum), đâng (Rhizophora stylosa), trang (Kandelia candel), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza). - Tiểu vùng 2: Từ Cửa Ông đến Cửa Lục: Mắm biển (Avicennia marina), sú (Aegiceras corniculatum), đâng (Rhizophora stylosa), trang (Kandelia candel), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), cóc vàng (Lummitzera racemosa). 10 - Tiểu vùng 3: Từ Cửa Lục đến mũi Đồ Sơn: Mắm biển (Avicennia marina), sú (Aegiceras corniculatum), đâng (Rhizophora stylosa), trang (Kandelia candel), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), bần chua (Sonneratia caseolaris), ô rô (Acanthus ilicifolius), tra (Hibiscus tiliaceus), cóc kèn (Derris trifoliata). Vùng đồng bằng Bắc Bộ: từ mũi Đồ Sơn đến cửa Lạch Trường: - Tiểu vùng 1: Từ mũi Đồ Sơn đến cửa sông Văn Úc: Bần chua (Sonneratia caseolaris), sú (A. corniculatum), ô rô (Acanthus ilicifolius). - Tiểu vùng 2: Từ cửa sông Văn Úc đến cửa Lạch Trường, nằm trong khu vực bồi tụ của hệ sông Hồng: Sú (A. corniculatum), ô rô (Acanthus ilicifolius), bần chua (Sonneratia caseolaris), trang (Kandelia candel), mắm biển (A. marina). Vùng Bắc Trung Bộ: từ cửa Lạch Trường đến mũi đèo Hải Vân: - Tiểu vùng 1: Từ Lạch Trường đến Mũi Ròn: Bần chua (Sonneratia caseolaris), ô rô (Acanthus ilicifolius), mắm biển (A. marina), đâng (Rhizophora stylosa), trang (Kandelia candel), sú (A. corniculatum), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza). - Tiểu vùng 2: Từ mũi Ròn đến mũi đèo Hải Vân: Mắm biển (A. marina), Đâng (Rhizophora stylosa), trang (Kandelia candel), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), sú (A. corniculatum), bần chua (Sonneratia caseolaris), ô rô (Acanthus ilicifolius), đưng (R. mucronata), cóc vàng (Lummitzera racemosa), đâng (Rhizophora stylosa). Vùng Nam Trung Bộ: Từ mũi đèo Hải Vân đến mũi Vũng Tàu: Đưng (R. mucronata), đước (R. apiculata), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), vẹt tách (Bruguiera paviflora), bần chua (Sonneratia caseolaris), ô rô (Acanthus ilicifolius), mắm trắng (A. alba), mắm đen (A. offcinalis), tra (Hibiscus tiliaceus), giá (Excoecaria agollocha), chà là (Phoenix paludosa). Vùng Đông Nam Bộ: Từ mũi Vũng Tàu đến cửa sông Soài Rạp: Bần trắng (Sonneratia alba), đưng (R. mucronata), đước (R. apiculata), trang (Kandelia candel), sú (A. corniculatum), mắm trắng (A. alba), mắm đen (A. officinalis), dà vôi (Ceriops tagal), dà quánh (C. decandra), giá (Excoecaria agollocha), chà là (Phoenix paludosa), bần chua (Sonneratia caseolaris), ô rô (Acanthus ebracteatus), dừa nước (Nypa fruticans), tra (Hibiscus tiliaceus), tra biển (Thespesia populnea). Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Từ cửa sông Soài Rạp đến Hà Tiên: - Tiểu vùng 1: Từ cửa sông Soài Rạp đến cửa sông Mỹ Thanh (ven biển đồng bằng sông Cửu Long): Mắm trắng (A. alba), bần trắng (Sonneratia alba), đưng (R. mucronata), đước (R. apiculata), vẹt tách (Bruguiera paviflora), dà vôi (Ceriops tagal), mắm biển (A. marina), mắm quăn (A. lantana), mắm đen (A. officinalis), dà 11 quánh (C. decandra), giá (Excoecaria agollocha), chà là (Phoenix paludosa), bần chua (Sonneratia caseolaris), ô rô (Acanthus ilicifolius), dừa nước (Nypa fruticans), tra (Hibiscus tiliaceus), tra biển (Thespesia populnea), cóc vàng (Lumnitzera racemosa). - Tiểu vùng 2: Từ cửa sông Mỹ Thanh đến cửa sông Bảy Háp (tây nam bán đảo Cà Mau): Mắm trắng (A. alba), mắm biển (A. marina), mắm đen (A. officinalis), đưng (R. [...]... S=2000 m2 M?t d?: 8000 c/ha éu ?c S=1000 m2 M?t d?: 8000 c/ha B?n S=1000 m2 M?t d?: 1600 c/ha M?m S=2000 m2 M?t d?: 8000 c/ha B?n S=1000 m2 M?t d?: 1600 c/ha éu?c S=1000 m2 M?t d?: 8000 c/ha mô hình trồng cây ngập mặn chắn sóc bảo vệ đê biển Địa điểm: Vĩnh Phớc - Vĩnh Châu - Sóc Trăng Nam 201121 PH LC D K THUT M, TRNG CY BN CHUA (Sonneratia caseolaris) 1 Gii thiu chung Trong t nhiờn, Bn chua thng phõn b . áp dụng Tiêu chuẩn này quy định các biện pháp kỹ thuật trồng cây ngập mặn chắn sóng bảo vệ đê biển tại các bãi bồi ven biển nước ta. 2. Tài liệu viện dẫn - TCVN 8478: 2010. Công trình thủy. 2007. Chất lượng đất - Lấy mẫu Phần 2 - Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. - TCVN 7538-4: 2007. Chất lượng đất - Lấy mẫu Phần 4 - Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. - TCVN 5297: 1995. Chất lượng đất. xuất chi tiết về trồng cây ngập mặn tại khu vực Bao gồm: thuyết minh kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, dự toán. 7. Các giải pháp kỹ thuật trồng cây ngập mặn 7.1. Lựa chọn cây ngập mặn thích hợp Các

Ngày đăng: 01/07/2014, 16:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan