SKKN TAP LAM VAN

15 252 0
SKKN TAP LAM VAN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh nghiệm : Dạy môn tập làm văn hướng dẫn học sinh lớp 5C viết mở bài đạt yêu cầu KINH NGHIỆM DẠY MÔN TẬP LÀM VĂN : HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 5C TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG THÀNH BẮC “A” VIẾT MỞ BÀI ĐẠT YÊU CẦU I/Đặt vấn đề 1.Lý do chọn đề tài: Tập làm văn là môn học quan trọng trong môn tiếng việt ở tiểu học, thông thường viết một bài văn hay phải có mở bài súc tích, đầy đủ nghóa và phải có ấn tượng. Mở bài câu đầu tiên là chi phối giọng văn của toàn bài . Đối với học sinh tiểu học, thực tế các em rất mất thời gian về khâu mở bài mà kết quả vẫn không có được mở bài đạt yêu cầu, có khi rập theo khuôn mẫu; nếu có sự khởi màu thì các em đi vào mở bài mới mượt mà; đa số các em viết mở bài chưa đạt và các mở bài này rơi vào trường hợp : + Chưa vào đề do xác đònh chưa kó nội dung đề bài: Thí dụ: “Tả cảnh vui chơi dưới đêm trăng đẹp” Năm nào trăng quê em cũng sáng nhất là ngày rằm , ánh trăng chiếu sáng làm cho ai đó khi đứng dưới trăng cũng vui vẻ muốn chơi . Trăng cũng là đề tài cho những thí sinh tìm nguồn thơ. a).Mở bài quá đơn giản. Thí dụ: Tả người cha kính yêu của em. “Mọi người ai cũng có cha mẹ. Cha em rất mực yêu em và cũng rất nhân từ”. b).Mở bài lủng củng do lặp từ lặp ý dùng từ sai… Thí dụ : “Tả quang cảnh khu chợ nhộn nhòp vào buổi sáng nơi em ở”. “ không có gì vui bằng cảnh khu chợ nơi em ở rất nhộn nhòp nhất là khu chợ bán hàng bông hoa và trái cây, nơi đây rất là nhộn nhòp”. Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thanh Tâm Trang 1 Kinh nghiệm : Dạy môn tập làm văn hướng dẫn học sinh lớp 5C viết mở bài đạt yêu cầu +Mở bài thừa ý lủng củng. Thí dụ: “Tả con lợn nhà em nuôi” “ Lợn là tên của một con vật rất hiền. Nó cho chúng ta năng suất rất nhiều. Nó cho chúng ta rất nhiều chất bổ. Em có một con lợn. Nó được mẹ nuôi mới có 2 tháng”. Chính vì những lỗi sai đó mà mở bài của các em không đạt yêu cầu do vậy ta cần phải có sự hướng dẫn cụ thể về cách viết mở bài để dần vào thân bài không ngượng ngập không rời rạc… 2.Nhiệm vụ của đề tài : Giúp học sinh viết mở bài một cách dễ dàng, học sinh không sợ viết văn và thích học tiết tập làm văn. 3.Đối tượng của đề tài: Trong những năm dạy lớp năm tôi đã rút ra một số kinh nghiệm dạy học sinh viết mở bài, tham khảo những tài liệu có liên quan đến việc dạy tập làm văn, nghiên cứu thiết kế bài giảng lớp 4 và 5. Với tham vọng giúp học sinh lớp 5C làm bài tốt viết mở bài đạt yêu cầu, tôi ghi lại cách viết mở bài theo kinh nghiệm dạy , dựa theo chương trình giáo dục tiểu học do Bộ giáo dục quy đònh. 4.Phạm vi của đề tài: Do giới hạn về thời gian tôi chỉ nghiên cứu ở học sinh lớp 5C trường tiểu họcLong Thành Bắc “A” trong năm học 2008-2009. Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thanh Tâm Trang 2 Kinh nghiệm : Dạy môn tập làm văn hướng dẫn học sinh lớp 5C viết mở bài đạt yêu cầu II/NỘI DUNG 1.Những lí luận cơ sở khoa học Không thể gọi một bài văn hay nếu không có mở bài . Mở bài còn gọi là đặt vấn đề dẫn dắt từ vấn đề rộng hơn, thu hẹp dần đến việc giới thiệu mở bài. Một mở bài hay cần phải: - Ngắn gọn - Đầy đủ - Độc đáo - Tự nhiên Nghóa là mở bài phải gây được sự chú ý của người đọc vấn đề mình sẽ viết.Mở bài là câu đầu gây ấn tượng cho người đọc vì thế vào đề bài phải độc đáo , khác la ïnhưng phải tự nhiên . Tất nhiên cũng phải ngắn gọn không dài dòng mà đầy đủ nội dung. Do vậy, học sinh cần có sự thông suốt về lý thuyết , lý thuyết của làm văn thật phức tạp không theo một sự quy đònh (không loại trừ phần cơ bản) , nó muôn màu muôn vẻ nhưng ở một góc độ nhất đònh lý thuyết có tính ứng dụng thiết thực. Khảo sát chất lượng đầu năm cho thấy đa số học sinh viết rất dở phần mở bài,cụ thể: + Giỏi: 0 % + Khá: 6/ 31 - 19,2 % + Trung bình: 14 / 31- 45,2% + Yếu : 11/ 31 - 35,6% 2.Nội dung nghiên cứu: Để việc thực hiện đề tài có kết quả tốt , tôi tiến hành các phương pháp: a. Phương pháp quan sát: Thường xuyên dự giờø các tiết tập làm văn (để quan sát cách diễn đạt bằng lời), tiết trả bài viết ở các đồng nghiệp để rút ra kinh nghiệm về cách nói cách viết mở bài trong tiết tập đọc, luyện từ và câu và tập làm văn. Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thanh Tâm Trang 3 Kinh nghiệm : Dạy môn tập làm văn hướng dẫn học sinh lớp 5C viết mở bài đạt yêu cầu b. Phương pháp đàm thoại: Tiếp xúc , trao đổi với các giáo viên dạy khối lớp, nhất là 4,5 để học hỏi những kinh nghiệm giảng dạy, đồng thời trao dồi kiến thức qua tài liệu tham khảo và cùng các bạn đàm luận rút ra kinh nghiệm dạy tốt hơn. c.Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng những gì đã học đã nghe đã nghiên cứu vào việc giảng dạy của mình để rút ra kết qua,û tồn tại . 3.Quá trình thực hiện: a.Dạy chuẩn xác về lý thuyết phần xây dựng đoạn mở bài : *Lý thuyết: - ôân lại phần đoạn ,bài: +Đoạn là sự liên kết của các câu để diễn đạt nhiều thông báo về một bộ phận của đề tài, sự vật . Đoạn diễn tả một ý nghóa của đề tài chung. +Bài là sự liên kết giữa các đoạn để diễn tả hoàn chỉnh một đề tài, một ý chung về sự vật. - Giới thiệu mở bài là một đoạn trong một bài văn - Cấu trúc của bài: bất kỳ một bài văn nào cũng được chia làm 3 phần: • Mở bài: giới thiệu đề tài • Thân bài: phát biểu đề tài. • Kết bài: kết thúc đề tài - Cách viết mở bài: Có 2 cách viết: - Mở bài trực tiếp: Là nói ngay vào đề tài. Loại mở bài này làm nổi rõ ngay đề tài Thí dụ: Tả ông em • ôâng nội em rất hiền lành. - Mở bài gián tiếp: Là nói xa hoặc nói chuyện khác rồi mới dẫn vào đề tài. Loại mở bài này làm cho đề tài thêm sinh động. Thí dụ: Tả bà em Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thanh Tâm Trang 4 Kinh nghiệm : Dạy môn tập làm văn hướng dẫn học sinh lớp 5C viết mở bài đạt yêu cầu • “Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm, tóc bà trắng, bạc trắng như mây …” Tiếng hát của bé Lan vang lên trong buổi trưa hè vắng lặng làm em nhớ bà da diết . Bà em rất nhân hậu và rất mực thương yêu em. *Thực hành : - Trong tiết tập làm văn ( chỉ chú ý phần mở bài) là một tiết học rất quan trọng, tôi nghó khi nói cũng phải dùng văn chương bóng bẩy để tạo thành thói quen trong nếp sống văn minh lòch sự .Từ đó đi dần vào bài làm cũng dễ dàng hơn ; bởi lẽ nếu ta sử dụng văn nói thường ngay sẽ dẫn ngay vào phần làm văn cũng vậy . Vì thế tôi rất chú ý tiết làm văn miệng. +Thao tác 1: Đọc đề viết lên bảng +Thao tác 2: Đọc lại đề + Thao tác 3: Phân tích đề : Thể loại ,hình thức , nội dung. + Thao tác 4: Học sinh lập dàn ý.(phần mở bài) +Thao tác 5: Trình bày miệng phần mở bài : Một em nói, cả lớp bổ sung, kết luận. Thí dụ: Tả người mẹ mà em kính yêu . +Thao tác 3: Phân tích đề: . Thể loại tả người . Hình thức nói . Nội dung tả người mẹ +Thao tác 4: Lập dàn ý “ Mẹ!” Từ đơn sơ , tình thương lai láng, mẹ yêu em Lòng mẹ bao la…Câu hát… mẹ yêu em. +Thao tác 5: Học sinh nói: diễn ý ở phần nội dung trong thao tác 4: “Mẹ!” Từ đơn sơ nhưng nó chứa đựng một biển tình thương lai láng dành cho con. Mẹ của em cũng vậy, hết mực yêu em và cũng rất ư là hiền diệu. Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thanh Tâm Trang 5 Kinh nghiệm : Dạy môn tập làm văn hướng dẫn học sinh lớp 5C viết mở bài đạt yêu cầu b. Dạy mở rộng phần viết mở bài để nâng cao chất lượng: *Thầy chọn đề tài . *Hướng dẫn cách viết. + Đọc kỹ đề , xác đònh thể loại. + Phân tích, tìm trọng tâm đề bài. + Tìm câu ca dao, tục ngữ, câu hát, thơ… liên quan đến đề tài. + Cách viết: Cùng một đề tài, có thể có nhiều cách mở bài khác nhau. *Mở bài trực tiếp: Đi thẳng vào đề tài. *Mở bài gián tiếp: Để bài viết có không khí tự nhiên và có chất văn, thường trên lớp tôi dạycác em mở bài gián tiếp. - Tìm từ thích hợp, lý giải đi vào đề tài. - Sử dụng câu ca dao, tục ngữ , thơ , câu hát, câu nói của danh nhân… lý giải rồi đi vào đề tài. - Mở bài bằng câu hỏi. - Mở bài bằng câu cảm. - Mở bài bằng ý tự do. Thí dụ cụ thể: Đề tài: Tả con đường quen thuộc từ nhà đến trường. - Thể loại : Tả cảnh vật + Trọng tâm bài: Tả con đường. + Câu thơ : Quê hương là đường đi học con về rợp bướm vàng bay. + Cách viết: *Mở bài trực tiếp: - Đó là con đường đất đỏ gắn bó với em trong suốt những năm học, nó đã dẫn bước em tới trường . (Kim Ngọc ) * Mở bài gián tiếp: - Từ thích hợp: “ Đường đi học” Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thanh Tâm Trang 6 Kinh nghiệm : Dạy môn tập làm văn hướng dẫn học sinh lớp 5C viết mở bài đạt yêu cầu @ “Đường đi học!” Một cụm từ đơn giản nhưng chứa chan biết bao là kỉ niệm đi đến trường của em. Con đường đã góp phần làm cho tuổi thơ của em càng thêm đẹp.( Trúc Phương) - Sử dụng câu thơ: @ “ Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay” Đó là 2 câu thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân trong bài thơ “Quê hương” tả về con đường xưa mình đi học . Tuy con đường đi học của em không có bướm vàng bay nhưng đối với em nó rất đẹp và rất thân thuộc( Mỹ Ngọc) . - Mở bài bằng câu hỏi: @ Một người thân thiết. Một người làm nhòp cầu nối tình cảm của mọi người gần nhau hơn. Ai vậy nhỉ ? Đó chính là con đường đất đỏ từ nhà em dẫn đến trường. Em đã bước đi trên con đường này suốt năm năm nay. Nó đã trở thành người bạn thân thiết nhất của em ( Minh Tiến ). - Mở bài bằng câu cảm: @ Nếu nói về những hình ảnh đẹp trong tâm trí của em thì đầu tiên đó là con đường mà hằng ngày em vẫn đi trên đó để đến trường. Nó rất quen thuộc với em và cũng rất tuyệt vời ! (Nhân Hậu ). - Mở bài ý tự do: @ Nếu có ai hỏi cái gì gắn bó với em thời ấu thơ thì em sẽ nói rằng: Đó là con đường dẫn từ nhà đến trường em. Ngày ngày đi học, con đường đã trở thành người bạn thân thiết của em(Ngọc Mi ) . c. Thực hiện vào chương trình : Chương trình tiếng việt lớp 5 là chương trình tổng ôn luyện. Như vậy cách viết mở bài theo 6 mục tiêu có thể áp dụng cho các thể loại: *Bài tả: Tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật, tả cảnh, tả người. * Kể chuyện . Viết mở bài tập trung ở phần : Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thanh Tâm Trang 7 Kinh nghiệm : Dạy môn tập làm văn hướng dẫn học sinh lớp 5C viết mở bài đạt yêu cầu + Tìm câu ca dao, tục ngữ, câu thơ, chủ đề tư tưởng của bài , lời khuyên, bài học sau câu chuyện… Sau đó lý giải những câu chuyện này rồi mới dẫn vào đề tài sao cho hợp lý. + Chọn từ thích hợp với nội dung câu chuyện, lý giải rồi dẫn vào đề tài. Thí dụ: Kể lại truyện: “ Bông hoa cúc trắng”. “ Ở hiền gặp lành”. Câu tục ngữ này nói về sự hiền lành của con người sẽ gặp những điều may mắn, tốt đẹp trong cuộc sống . Đó cũng chính là nội dung truyện “ bông hoa cúc trắng”. Hiếu thảo ! Một từ tuy đơn sơ nhưng nó chứa đựng cả một tấm lòng thương mẹ của người con . Thật vậy, cậu bé trong truyện “Bông hoa cúc trắng” nhờ đức tính ấy đã cứu mẹ sống vui với mình đến trọn cuộc đời. 4. Những biện pháp đã áp dụng để nâng cao chất lượng : a. Dạy lý thuyết thật chu đáo trong từng thể loại nhất là phần dựng đoạn mở bài, cách viết mở bài ( không thể học một lần mà học sinh nắm bắt được cách viết , đôi khi giảng ba, bốn lần học sinh mới có thể ghi được phần mở bài gián tiếp). b. Chấm, chữa bài: + Chấm bài: chấm cẩn thận, chữa lỗi sai , nhận xét trên lời phê của mỗi bài , gạch dấu . + Ở những em phát biểu ( lỗi sai) trong giờ trả bài viết theo kí hiệu: * Dùng từ sai (DTS) * Chính tả( CT ) * Thừa từ ( TT ) * Văn nói ( VN ) * Dấu câu ( DC ) * Lặp ý ( L.Ý) *Lặp từ ( LT ) Thí dụ: Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thanh Tâm Trang 8 Kinh nghiệm : Dạy môn tập làm văn hướng dẫn học sinh lớp 5C viết mở bài đạt yêu cầu - LT + Mỗi khi trăng lên ở quê em rất đẹp. Chúng em thường rất thích rủ nhau chơi . - DC + Đùa dưới ánh trăng rất là, vui vẻ. Và thường nghe bà kể chuyện. ngày xửa ngày xưa. - Chữa bài: Thầy nêu lỗi sai, học sinh tự đứng lên đọc lỗi sai của mình ( lỗi sai thầy ghi dấu __ trong bài), học sinh tự chữa lỗi , không sửa được; thầy gọi bạn khác sửa hộ, nếu học sinh sửa chưa đúng, thầy bổ sung hoàn chỉnh mở bài. Thầy hoặc học sinh đọc đoạn mở bài hay mà thầy đã chọn bằng cách đánh dấu +, thầy giải thích cặn kẻ từng mở bài hay trong từng bài ( mở bài theo cách nào?) hoặc cho học sinh nhận xét sau khi đọc xong ; đó là mở bài theo cách nào? Thí dụ: Mở bài hay: + Đêm trăng sáng ở quê em thật tuyệt vời . Cứ mỗi khi trăng tròn xoe như cái dóa ,chúng em thường rủ nhau tụ hợp ngay sân nhà em để vui chơi, trò chuyện.( Cách viết tự do, em MỹNgọc ). “Tùng, tùng, tùng, tùng, tùng, tùng! Chèn. Đánh trống lên em hát khúc ca. Dưới ánh trăng vàng trời xanh bao la …” Đó là tiếng hát của các bạn em về trăng đẹp. Đêm nay trăng sáng nên các bạn tụ lại nhà em và bày các trò chơi thật hấp dẫn, vui tươi rồi cùng nhau nhảy múa ở sân gạch trước nhà ( cách sử dụng câu hát của em Anh Thi). c.Bồi dưỡng 15 phút đầu giờ : Giờ bồi dưỡng 15 phút đầu giờ tôi thường dạy các em với nội dung : Tập viết câu sinh động : Dùng từ gợi tả, gợi cảm , sử dụng các biện pháp tu từ: Nhân hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ, đảo ngữ. + Bé Thu thật lùn trông cũng dễ thương. Bé Thu lùn trông như một cây nấm rơm xinh xắn - Tìm câu ca dao, tục ngữ … theo từng chủ đề: Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thanh Tâm Trang 9 Kinh nghiệm : Dạy môn tập làm văn hướng dẫn học sinh lớp 5C viết mở bài đạt yêu cầu + Chủ đề: “mẹ”: * “Công cha như núi ngất trơì Nghóa mẹ như nước ngời ngời biển đông”. * “Cá chuối đắm đuối vì con”. * “Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một như đường mía lau” . * “Con có mẹ như măng ấp bẹ”. - Tập viết mở bài hay dựa theo 6 cách viết mở bài gián tiếp, trực tiếp. + Viết mở bài gián tiếp và trực tiếp với đề tài: .Tả đồ vật. .Tả cây cối. .Tả con vật. .Tả cảnh. .Tả người. . Kể chuyện . d.Giải quyết thắc mắc và giới thiệu sách : - Trong giờ chơi, nghỉ giải lao hay bất kì giờ nào , các em có thể nêu những thắc mắc hay những bài văn chưa hiểu, thầy sẵn sàng giải quyết trong quan hệ thân mật tình thầy trò. - Giới thiệu sách cho các em: Truyện: “Dế mèn phiêu lưu kí” , “hai anh em”…, những bài văn hay của các lớp học trước, sách ca dao Việt Nam, báo thiếu nhi,… 5/Kết quả: Sau thời gian tôi cố gắng hướng dẫn học sinh đi vào việc viết mở bài theo sự hướng dẫn, các em học sinh lớp 5C đã tiến bộ nhiều so với đầu năm học; thích học môn Tiếng Việt( Tập làm văn) , thích viết văn, có sự phấn khởi ở từng khuôn mặt trong giờ học này. Chất lượng viết mở bài được nâng cao . Không còn lạc đề, có nhiều mở bài rất khá, mở bài phong phú không còn rập khuôn máy móc. Thí dụ: Tả người cha kính yêu của em. Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thanh Tâm Trang 10 [...]... lại nghó đến những gì bao la mênh mông Cũng như bố em là một người tuy nghiêm nhưng rất mực thương con và lo lắng cho gia đình ( Mỹ Ngọc) “Bố, bố là tất cả Bố ơi!Bố ơi! ” Tiếng hát của cô bé nào đó vang vang làm lòng em nao nao, xúc động nghó về bố của mình Ôâi, bố của em là một người rất mực yêu con cái và bố cũng là trụ cột của gia đình.(Hữu Hào) Kết quả cụ thể môn tiếng việt: Giỏi Khá Trung bình . lo lắng cho gia đình. ( Mỹ Ngọc) “Bố, bố là tất cả Bố ơi!Bố ơi! ” Tiếng hát của cô bé nào đó vang vang làm lòng em nao nao, xúc động nghó về bố của mình .Ôâi, bố của em là một người rất mực. yêu cầu • “Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm, tóc bà trắng, bạc trắng như mây …” Tiếng hát của bé Lan vang lên trong buổi trưa hè vắng lặng làm em nhớ bà da diết . Bà em rất nhân hậu và rất mực thương

Ngày đăng: 01/07/2014, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan