TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP-TÁC PHẨM

3 393 0
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP-TÁC PHẨM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (tt) PHẦN HAI: TÁC PHẨM I. Tìm hiểu chung: 1. Hoàn cảnh sáng tác: - Tình hình thế giới: Phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh, các nước đế quốc mượn danh nghĩa Đồng Minh muốn tiến vào nước ta, nhà cầm quyền Pháp cũng muốn quay lại nước ta với luận điệu nước ta đã từng là thuộc địa của chúng. - Tình hình trong nước: ngày 19/8/1945 Chính quyền Hà Nội về tay nhân dân. - Ngày 26/8/1945 Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Bác soạn thảo Tuyên Ngôn Độc Lập. - Ngày 2/9/1945 tại Quảng Trường Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào, Bác thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới. 2. Đối tượng sáng tác: Viết cho đồng bào, cả nước và toàn thế giới nhất là các nước đế quốc muốn lăm le xâm chiếm Việt Nam. 3. Mục đích sáng tác: - Khẳng định quyền độc lập tự do và quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. - Đập tan luận điệu xảo trá của thực dân Pháp hòng chiếm lại Việt Nam. - Tranh thủ sự ủng hộ và đồng tình của nhân dân tiến bộ và của Đồng minh với sự nghiệp CM chính nghĩa của nhân dân ta. 4. Giá trị về nhiều mặt: - Lịch sử: Là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách một nước độc lập, dân chủ, tự do. - Tư tưởng: kết tinh lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do. - Nghệ thuật: là một tác phẩm chính luận đặc sắc. II. Đọc - hiểu văn bản: * Bố cục: Chia làm 3 đoạn 1. Cơ sở pháp lý của bản TNĐL (đoạn 1) - Tuyên ngôn độc lập của Mỹ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng". - Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi". - Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam: "Tất cả dân tộc trên thế giới sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". → Cách đưa ra cơ sở pháp lí có tác dụng: a. Tính chiến đấu: thể hiện chiến thuật "Gậy ông đập lưng ông”, Bác dùng lời lẽ của người Pháp và Mĩ để đập tan luận điệu của bọn đế quốc đang âm mưu xâm lược và can thiệp vào nước ta. b. Tính thuyết phục: Bác sử dụng 2 bản tuyên ngôn đã trở thành chân lí được cả nhân loại công nhận và bảo Bác muốn đặt cuộc CM của dân tộc ta ngang hàng với hai cuộc CM của Mỹ và Pháp, từ đó đương nhiên bản Tuyên ngôn độc lập của ta cũng phải được chấp nhận. c. Tính sáng tạo: "suy rộng ra": vận dụng suy luận một cách hợp lý và tự nhiên. 2. Cơ sở thực tế của bản tuyên ngôn (đoạn 2) a. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp - Luận điểm 1: Thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để áp bức bóc lột nhân dân ta. - Bằng chứng hùng hồn: + Tố các toàn diện và tiêu biểu, đặc biệt xoáy sâu về chính trị và kinh tế: "tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào", "bóc lột dân ta đến tận xương tủy" + Nghệ thuật: biện pháp lặp cấu trúc câu, đanh thép, hùng hồn, giọng văn vừa căm hờn, vừa đau xót, câu văn giàu hình ảnh; biện pháp liệt kê, khoa học, hợp lý. -> Lập luận sắc bén, đập tan luận điệu khai hóa Đông Dương của Pháp. - Luận điểm 2: bộ mặt hèn nhát, phản bội của thực dân Pháp. - Bằng chứng hùng hồn: + Pháp đã hai lần dâng nước ta cho nhật -> hèn nhát. + Pháp không chống Nhật mà đàn áp những người chống Nhật -> phản bội -> Cách lập luận khéo léo, vạch trần bộ mặt phản bội của thực dân Pháp, tranh thủ sự ủng hộ của Đồng Minh. b. Cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta: - Ca ngợi chính nghĩa, lòng nhân ái của đồng bào ta, cứu nhiều người Pháp, bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ. .( trong khi Pháp có hành động tàn bạo) -> bút pháp tương phản. - Nhân dân ta giành chính quyền từ tay Nhật. -> bác bỏ luận điệu của Pháp muốn tái chiếm Việt Nam. - Thành quả cuộc đấu tranh: đánh đổ thực dân và phong kiến. -> giọng văn tự hào, là dẫn chứng để đưa đến khẳng định tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp. 3. Lời tuyên bố (đoạn 3) - Cơ sở pháp lý gần nhất: những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở Hội nghị Tê- hê-răng và Cựu Kim Sơn. - Cơ sở thực tế: một dân tộc đã gan góc dân tộc đó phải được -> Điệp cấu trúc: giọng văn hùng hồn, khẳng định chân lý, đề cao chính nghĩa của nhân dân ta. - Tuyên bố: nước Việt Nam: + Có quyền hưởng tự do độc lập + Sự thật đã tự do độc lập + Sẵn sàng đem tất cả…để giữ vững. -> Lập luận tăng tiến làm cho lời tuyên bố trở nên mạnh mẽ, đanh thép, hùng hồn. III. Ghi nhớ: TNĐL là một văn kiện lịch sử tuyên bố` trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập tự do của nước Việt Nam mới. Tác phẩm là một áng văn chính luận mẫu mực: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hung hồn, vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm cơ hội quốc tế, vừa bộc lộ tình cảm yêu nước thương dân và khát vọng độc lập tự do cháy bỏng của tác giả và toàn dân tộc. . soạn thảo Tuyên Ngôn Độc Lập. - Ngày 2/9/1945 tại Quảng Trường Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào, Bác thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập. 3 đoạn 1. Cơ sở pháp lý của bản TNĐL (đoạn 1) - Tuyên ngôn độc lập của Mỹ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng". - Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp: "Người. 2 bản tuyên ngôn đã trở thành chân lí được cả nhân loại công nhận và bảo Bác muốn đặt cuộc CM của dân tộc ta ngang hàng với hai cuộc CM của Mỹ và Pháp, từ đó đương nhiên bản Tuyên ngôn độc lập

Ngày đăng: 30/06/2014, 18:35

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan