Giới thiệu Hồ Gươm

3 356 0
Giới thiệu Hồ Gươm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hồ Gươm Nơi lắng hồn sông núi (2/9/2006) Ngay từ những ngày đầu lịch sử của Cách mạng Tháng 8-1945, Hồ Gươm đã ghi dấu ấn bước chân rầm rập của những đoàn biểu tình sau cuộc mít tinh ủng hộ Việt Minh khởi nghĩa giành chính quyền ngày 17-8 của hàng vạn đồng bào thủ đô tại quảng trường Nhà hát lớn. Rồi từ Bờ Hồ đoàn biểu tình tỏa đi ra khắp các ngã phố vang các khẩu hiệu: “Đả đảo bù nhìn”, “ủng hộ Việt Minh”, “Việt Nam hoàn toàn độc lập” Để rồi tròn hai tuần sau đó, ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào và thế giới về sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cách mạng vừa mới thành công, nước nhà độc lập, chính quyền về tay nhân dân. Hà Nội trở thành thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngay sau đó cả nước cũng như Hà Nội lại đứng trước những thử thách nghiêm trọng do thù trong, giặc ngoài. Nhân dân Hà Nội đã hình thành các tổ chức chính quyền và bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ, Bác Hồ và các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước đang đóng ở Hà Nội. Lực lượng vũ trang lúc này có Vệ quốc đoàn, Công an xung phong, Tự vệ chiến đấu Cứu quốc Hoàng Diệu và dân quân tự vệ ngoại thành. Sự kiện nổi bật nhất trong giai đoạn này là Ngày toàn quốc kháng chiến- mà Hà Nội là nơi phát lệnh đứng lên: Đúng 20 giờ ngày 19-12-1946, Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: “Tổ quốc lâm nguy ! Giờ chiến đấu đã đến ! Theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch và Chính phủ, nhân danh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tôi ra lệnh cho bộ đội vệ quốc quân, dân quân tự vệ Trung, Nam, Bắc phải nhất tề đứng dậy! Phải xông tới mặt trận giết giặc cứu nước. Tiêu diệt thực dân Pháp. Việt Nam Độc lập Thống nhất muôn năm!”. Ba phút sau, đèn điện Hà Nội vụt tắt, pháo binh ta ở pháo đài Láng nổ súng bắn vào sở chỉ huy địch. Đó là hiệu lệnh chiến đấu mở đầu cho kháng chiến toàn quốc ở Thủ đô. Các lực lượng Vệ quốc quân, Công an, Dân quân tự vệ đồng loạt nổ súng tiến công vào các vị trí quân giặc. Quân ta mở hàng loạt trận tiến công và lập hàng trăm ổ chiến đấu ngay trong đêm 19-12, gây cho địch nhiều tổn thất lớn. Cùng với trận chiến ác liệt diễn ra ở Hàng Đậu, chợ Đồng Xuân, Bắc bộ phủ, Bờ Hồ là một trong những địa danh lịch sử, ghi nhận cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường của 20 tự vệ công nhân bưu điện đến phút cuối cùng. Hồ Gươm trong ngày hội. Cuộc chiến đấu ở thủ đô kéo dài 60 ngày đêm có ý nghĩa hết sức to lớn. Đây là đòn quyết định, chủ động mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, đánh bại một bước chiến lược đánh nhanh thắng nhanh (trong vòng 24 giờ) và âm mưu kết thúc chiến tranh trước mùa mưa năm 1947 của thực dân Pháp. Đến ngày 15-2-1947 Trung đoàn Thủ đô được lệnh rút về Liên khu I. Xa Hà Nội ra tiền tuyến, những người chiến sĩ vẫn luôn luôn hướng về Hồ Gươm, Tháp Rùa: Lá thư gửi ngọn sông Hồng, Nhắn về Hà Nội đôi dòng tâm tư. Bờ Hồ mây nhạt trăng lu, Có nghe tiếng súng chiến khu diệt đồn? Có nghe rậm rịch tâm hồn, Tiếng chân vệ quốc mở đường về xuôi? Người đi hình ảnh theo Người, Tháp Rùa bóng liễu nụ cười quán hoa (*). Sau cuộc trường chinh, chín năm dài kháng chiến, ngày 10-10-1954 đoàn quân chiến thắng do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ và bác sĩ Trần Duy Hưng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính dẫn đầu trở về tiếp quản thủ đô. Cả Hà Nội ngập trong rừng cờ hoa của nhân dân và công chức Hà Nội từ các đường phố, công sở đổ ra đường. Hàng ngàn người tập trung quanh Hồ Gươm chờ đón đoàn quân tiếp quản. Họ đàn hát và vang: “Hồ Chủ tịch muôn năm”. Các cánh quân từ các cửa ô tiến vào trung tâm thành phố đều lần lượt diễu quanh Bờ Hồ rồi chia về các ngã cửa Nam, cửa Bắc dồn về tập trung ở sân vận động Măng danh (sân vận động Cột cờ). Cảm xúc khi trở lại thủ đô đã được nhà thơ Tố Hữu ghi lại: Hồ Gươm xanh thắm quanh bờ, Thiên thu hồn nước mong chờ bấy nay. Bây giờ đây lại là đây, Quốc kỳ đỉnh Tháp sao bay mặt Hồ. Đến 15 giờ, còi Nhà hát lớn nổi lên một hồi dài. Hàng chục vạn người dân Thủ đô và các đơn vị vũ trang, trang nghiêm dự lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức tại sân vận động Cột cờ. Sau đó Chủ tịch Ủy ban Quân chính Vương Thừa Vũ đã trân trọng đọc Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào thủ đô nhân ngày giải phóng. Mở đầu Lời kêu gọi Bác viết: “Tám năm qua Chính phủ phải xa dời Thủ đô để đi kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau nhưng lòng Chính phủ vẫn luôn luôn bên cạnh đồng bào. Ngày nay, do nhân dân ta đoàn kết nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, hòa bình đã thắng lợi, Chính phủ lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng không xiết kể”. Hồ Gươm không chỉ để lại dấu ấn trong các ngày lịch sử hào hùng ấy của Thủ đô mà còn là nơi lắng hồn sông núi. Khách thập phương đến Việt Nam chưa đến Hà Nội thì chưa thể hiểu biết về Việt Nam. Đến Hà Nội mà chưa dạo quanh Hồ Gươm để ngắm Tháp Rùa, chưa đặt chân lên cầu Thê Húc thì coi như chưa đến Hà Nội. Bài hát “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi đã nói lên điều đó: “Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây Đây lắng hồn núi sông ngàn năm” ——————— (*) Huyền Kiêu. PGS HÀ ĐÌNH ĐỨC (Hội Di sản Văn hóa Việt Nam) DD - Theo Sggp . quanh Hồ Gươm để ngắm Tháp Rùa, chưa đặt chân lên cầu Thê Húc thì coi như chưa đến Hà Nội. Bài hát “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi đã nói lên điều đó: “Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây Đây lắng hồn. luôn hướng về Hồ Gươm, Tháp Rùa: Lá thư gửi ngọn sông Hồng, Nhắn về Hà Nội đôi dòng tâm tư. Bờ Hồ mây nhạt trăng lu, Có nghe tiếng súng chiến khu diệt đồn? Có nghe rậm rịch tâm hồn, Tiếng chân. Tố Hữu ghi lại: Hồ Gươm xanh thắm quanh bờ, Thiên thu hồn nước mong chờ bấy nay. Bây giờ đây lại là đây, Quốc kỳ đỉnh Tháp sao bay mặt Hồ. Đến 15 giờ, còi Nhà hát lớn nổi lên một hồi dài. Hàng

Ngày đăng: 30/06/2014, 12:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan