bài kiểm tra quá trình môn marketing ngân hàng

6 693 6
bài kiểm tra quá trình môn marketing ngân hàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MARKETING NGÂN HÀNG Bài Kiểm Tra Quá Trình Môn Marketing Ngân Hàng Họ Tên : Đào Mai Phương Mã SV : A 13370 ( Lớp chiều thứ 7 – Tiết 8-10 ) Câu 1: Mô tả quá trình Marketing trong Ngân hàng- Nêu khái niệm 2 giai đoạn đầu tiên • Quá trình Marketing ngân hàng trải qua 5 giai đoạn 1. Nghiên cứu môi trường, khách hàng Hoạt động marketing của ngân hàng là một công tác nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng và thưc hiện mục tiêu lợi nhuận.Để thỏa mãn đúng nhu cầu của khách hàng, ngân hàng cần phải tiến hành hoạt động nghiên cứu môi trường, khách hàng.Đây là hoạt động đầu tiên cần thiết và có tính chất quyết định của hoạt động marketing ngân hàng nhằm xac định nhu cầu của thị trường và sự biến động của nó.Khi hiểu Sinh Viên: Đào Mai Phương - A13370 - 1 - Nghiên cứu môi trường, khách hàng Xác định thị trường mục tiêu Xác định chiến lược Xây dựng các chương trình marketing Tổ chức thực hiện, kiểm tra MARKETING NGÂN HÀNG đầy đủ, chính xác về thị trường, về môi trường kinh doanh, bộ phận marketing ngân hàng sẽ chủ động trong việc đưa ra các biện pháp hoạt động phù hợp và hiệu quả.Việc nghiên cứu môi trường khách hàng tập trung vào 2 nội dung sau: a.Nghiên cứu thị trường Thị trường của ngân hàng là toàn bộ khách hàng cá nhân, hộ gia đình,các doanh nghiệp có nhu cầu đối với dịch vụ ngân hàng; họ sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi với ngân hàng để thỏa mãn nhu cầu của mình. Thị trường của ngân hàng bao gồm chủ yếu hai loại chủ thể, đó là khách hàng cá nhân, hộ gia đình và khách hàng doanh nghiệp. b.Nhu cầu của khách hàng Khách hàng của ngân hàng, dù là cá nhân, hộ gia đình hay khách hàng doanh nghiệp khi tìm đến ngân hàng họ đều có những nhu cầu cơ bản sau: - Nhu cầu sinh lời; - Nhu cầu về phương tiện thanh toán; - Nhu cầu di chuyển tiền tệ; - Nhu cầu thông tin; - Nhu cầu phòng ngừa rủi ro; - Nhu cầu tư vấn … Nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu dịch vụ tài chính của khách hàng Đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình,những nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu về dịch vụ ngân hàng thường là: - Thu nhập; - Gia đình; - Độ tuổi; - Nghề nghiệp; - Văn hóa – xã hội; … Sinh Viên: Đào Mai Phương - A13370 - 2 - MARKETING NGÂN HÀNG Còn đối với khách hàng doanh nghiệp, những nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu của họ sẽ khác so với khách hàng cá nhân.Những nhân tố đó thường là: - Ngành nghề của doanh nghiệp; - Sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh; - Quy mô của doanh nghiệp(lớn, vừa hay nhỏ); - Phạm vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; 2. Xác định thị trường mục tiêu Sau khi công việc nghiên cứu môi trường, khách hàng được hoàn thành thì công việc quan trọng tiếp theo là phải xác định thị trường mục tiêu nhằm tìm ra những đoạn thị trường mà ngân hàng có thế mạnh hơn so với đối thủ cạnh tranh. Vấn đề đặt ra đối với ngân hàng là lựa chọn một trong số các phương án hoạt động sau: a. Tập trung cố gắng phục vụ một nhóm khách hàng. Việc tập trung cố gắng vào một phân đoạn thị trường thích hợp tại ngân hàng tham gia vào thị trường mới nhằm mục đích “làm đà” cho sự mở rộng kinh doanh tiếp theo. Song nếu duy trì lâu chiến lược này sẽ tương đối phức tạp khi đối thủ cạnh tranh bắt đầu tăng sự cạnh tranh và khi đó ngân hàng sẽ gặp rủi ro cao. b. Thoả mãn một nhu cầu nào đó của tất cả các nhóm khách hàng. Phương án này được lựa chọn trong thời kì ngân hàng mới được thành lập, khi mà bao quanh là sự cạnh tranh mạnh mẽ. Ở đây điều đặc biệt là ngân hàng phải lựa chọn đúng đắn sản phẩm mà ngân hàng có khả năng thoả mãn số lượng tối đa khách hàng và có khả năng cạnh tranh. c. Chuyên môn hoá có lựa chọn ở các phân đoạn thị trường khác nhau. Phương án này được áp dụng khi ngân hàng đã đạt được vị thế của mình trên thương trường, đảm bảo chi ngân hàng ít chịu ảnh hưởng của những thay đổi thị truờng cũng như những thất bại trong cạnh tranh. Sinh Viên: Đào Mai Phương - A13370 - 3 - MARKETING NGÂN HÀNG d. Phục vụ toàn bộ thị trường. Cung ứng cho tất cả các khách hàng có nhu cầu và không hạn chế trong khuôn khổ các nhóm khách hàng nhất định. Tuy nhiên phương án này chỉ thích hợp với các ngân hàng lớn, khả năng tài chính mạnh. Câu 2: Phân biệt “ Thẻ tín dụng quốc tế” và “ Thẻ ghi nợ quốc tế” theo tiêu chí “ Chức năng của thẻ” và “ Khách hàng sử dụng thẻ” Thẻ tín dụng quốc tế I. Chức năng: - Sử dụng thẻ để chi tiêu trước, trả tiền sau. Sử dụng trong phạm vi hạn mức tín dụng được cấp, chia ra các hạng thẻ khác nhau, hạn mức tối đa lên đến 500 triệu - Hình thức bảo đảm tiền vay là tín chấp, ký quỹ, cầm cố, bảo lãnh. - Có ảnh chủ thẻ - Có chức năng đặt phòng khách sạn - Không thể thực hiện giaodịch chuyển khoản tại ATM, EDC/POS - Hệ thống tự động thu nợ số tiền thanh toán tối thiểu 1 lần/ tháng vào ngày đến hạn thanh toán Thẻ ghi nợ quốc tế - Sử dụng trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn hoặc hạn mức thấu chi được cấp ( hạn mức thấu chi tối đa 30 triệu ) - Hình thức bảo đảm tiền vay là tín chấp ( Nếu có thấu chi) - Không có ảnh chủ thẻ - Không có chức năng đặt phòng khách sạn - Có thể thực hiện giao dịch chuyển khoản tại ATM, EDC/POS - Hệ thống tự động thu nợ thấu chi ngay khi tài khoản tiền gửi không kỳ hạn đăng kú phát Sinh Viên: Đào Mai Phương - A13370 - 4 - MARKETING NGÂN HÀNG - Thực hiện giao dịch bằng bất kỳ loại tiền tệ nào trên thế giới - Có thể dc hưởng lãi suất đối với số tiền ký quỹ đảm bảo thanh toán thẻ. - Có 1 khoảng thời hạn trả nợ nhất định. II. Khách hàng - Thích hợp với những người hay đi công tác nước ngoài, hay đi xa thường xuyên. - Vì thẻ có chức năng chuyển đổi ngoại tệ nên tránh được nhiều rủi ro khi mang theo tiền mặt trong người - Nhưng trong quá trình sử dụng phải lưu ý nên trả tiền đúng kỳ hạn , nếu không sẽ bị tính lãi vay. - Khắt khe trong việc mở thẻ. Khách hàng phải chứng minh tài chính, phải có khả năng trả hành thẻ có tiền - Thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liến với tài khoản tiền gửi - Buộc phải có một khoản tiền duy trì nhất định trong ài khoản. Nếu xuống thấp hơn mức duy trì khách hàng có thể sẽ bị phạt - Dùng để thanh toán và rút tiền khắp mọi nơi trên thế giới - Tiền duy trì trong thẻ có thể được hưởng lãi suất - Có thể mở thêm thẻ phụ - Đối tượng là khách hàng không muốn mang nhiều tiền trong người tránh các rủi ro có thể gặp phải khi thanh toán như mất cắp, gian lận, tiền rách… nên họ chọn cách trả tiền qua tài khoản ngân hàng nhưng chỉ với số lượng tiền gửi hạn chế có trong thẻ - Đơn giản dễ làm. Khách hàng chỉ cần có giấy tờ tuỳ than là có thể làm thẻ. Sinh Viên: Đào Mai Phương - A13370 - 5 - MARKETING NGÂN HÀNG nợ. - Trường hợp khách hàng không đủ điều kiện tín chấp thì phải có tài sản đảm bảo như thẻ tiết kiệm, số dư tiền gửi, giấy tờ có giá, chứng khoán, bất động sản hoặc các tài sản khác được ngân hàng chấp nhận. Sinh Viên: Đào Mai Phương - A13370 - 6 - . MARKETING NGÂN HÀNG Bài Kiểm Tra Quá Trình Môn Marketing Ngân Hàng Họ Tên : Đào Mai Phương Mã SV : A 13370 ( Lớp chiều thứ 7 – Tiết 8-10 ) Câu 1: Mô tả quá trình Marketing trong Ngân hàng- . đầu tiên • Quá trình Marketing ngân hàng trải qua 5 giai đoạn 1. Nghiên cứu môi trường, khách hàng Hoạt động marketing của ngân hàng là một công tác nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng và thưc. - Nghiên cứu môi trường, khách hàng Xác định thị trường mục tiêu Xác định chiến lược Xây dựng các chương trình marketing Tổ chức thực hiện, kiểm tra MARKETING NGÂN HÀNG đầy đủ, chính xác về thị

Ngày đăng: 30/06/2014, 10:50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan