ĐTM Bệnh viện Minh Đức

34 1.1K 4
ĐTM  Bệnh viện Minh Đức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Nguồn và mức độ gây ô nhiễm cũng như tác động đến chất lượng môi trường, kinh tế xã hội sẽ khác nhau theo từng giai đoạn thực hiện dự án. Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa Minh Đức sẽ được triển khai thực hiện qua các giai đoạn sau: Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng; Giai đoạn xây dựng; Giai đoạn hoạt động.

Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Bệnh Viện Đa Khoa Minh Đức CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Nguồn và mức độ gây ô nhiễm cũng như tác động đến chất lượng môi trường, kinh tế - xã hội sẽ khác nhau theo từng giai đoạn thực hiện dự án. Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa Minh Đức sẽ được triển khai thực hiện qua các giai đoạn sau: - Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng; - Giai đoạn xây dựng; - Giai đoạn hoạt động. 3.1 NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG 3.1.1 Nguồn Gây Tác Động Có Liên Quan Đến Chất Thải  GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ MẶT BẰNG Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng bao gồm hai công việc chính: - Công tác đền bù, giải tỏa; - Công tác tháo dỡ nhà cửa san lấp mặt bằng. Công tác đền bù, giải tỏa Bệnh Viện Đa Khoa Minh Đức sẽ được xây dựng trên khu đất tọa lạc tại phường 6, thị xã Bến Tre. Theo bản đồ địa chính lập năm 1998 của Sở Địa Chính Bến Tre, khu đất trên có diện tích là 25.480 m 2 (lô 148, tờ bản đồ số 23), được giao cho bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu quản lý theo quyết định số 279/QĐ-UB ngày 27/03/1990. Khi tiếp nhận khu đất nói trên, do điều kiện khó khăn về nhà ở của cán bộ - công nhân viên (CB-CNV) đang công tác tại bệnh viện, bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu đã xin chủ trương UBND tỉnh Bến Tre: tạm cấp các phần đất trống diện tích 40 – 60 m 2 để xây nhà bán kiên cố và chỉnh sửa lại một phần các dãy nhà có sẵn (bàn giao lại từ đơn vị sử dụng trước đây) để cấp cho các CB-CNV có nhu cầu bức xúc về nhà ở. Việc bố trí và tạm cấp đất cho CB-CNV được sự giám sát của Ban quản lý nhà Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu. Tổng số hộ dân đang sống trong toàn khu đất dự án là 65 (hộ), bao gồm 194 nhân khẩu. Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực như sau: - Nhà ở: diện tích là 2.267,2 m 2 , được phân cho CB-CNV Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu là 2.544,2 m 2 . - Cửa hàng: diện tích là 100 m 2 ; - Công trình cũ còn lại: diện tích là 208 m 2 . 39 Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Bệnh Viện Đa Khoa Minh Đức Khi dự án tiến hành xây dựng, toàn bộ các công trình hiện hữu sẽ được tháo dỡ, giải phóng mặt bằng. Các hộ dân sống trong khu đất dự án sẽ được bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo quyết định số 2378 QĐ-UBND của UBND tỉnh Bến Tre về việc thu hồi đất giải phóng mặt bằng ký ngày 24 tháng 12 năm 2007 và quyết định số 1048/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án bồi thường tái định cư công trình Xây Dựng Bệnh Viện Đa Khoa Minh Đức ký ngày 5 tháng 06 năm 2008 (có danh sách 61 hộ kèm theo và được đính kèm trong phần Phụ lục 1). Quá trình đền bù giải tỏa sẽ tác động một phần không nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội của dân cư khu vực dự án và được trình bày chi tiết trong phần 3.3.2. Công tác tháo dỡ nhà cửa, san lấp mặt bằng Quá trình tháo dỡ được thực hiện sau khi đã tiến hành đền bù giải tỏa các hộ dân tại khu đất dự án. Công tác tháo dỡ chuẩn bị mặt bằng không phức tạp và được thực hiện trong thời gian ngắn, vì vậy các nguồn tác động từ dự án gây ra môi trường xung quanh là nguồn tức thời và tác động không đáng kể, bao gồm: - Ô nhiễm không khí do bụi và tiếng ồn trong quá trình tháo dỡ nhà; - Chất thải rắn xây dựng thải bỏ: các mảnh gạch vỡ, xà bần, đá, gỗ coffa, sắt thép vụn, Phần chất thải rắn này không gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người nhưng lại gây mất cảnh quan cho khu vực. Tuy nguồn ảnh hưởng từ quá trình tháo dỡ không nhiều và chỉ xảy ra trong thời gian ngắn nhưng cũng cần các biện pháp hạn chế và khắc phục tốt nhất, hạn chế các ảnh hưởng không có lợi đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh.  GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG Với diện tích tổng mặt bằng là 5.480,4 m 2 , trong đó diện tích được phép xây dựng là 3.585 m 2 , giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng Bệnh Viện Đa Khoa Minh Đức được thực hiện trong khoảng thời gian 1 năm (2008 - 2009), dự kiến bao gồm các hạng mục công trình như sau: - Xây dựng và bố trí bệnh viện thành các phòng, khoa theo đúng quy mô và diện tích mà dự án đưa ra; - Xây dựng hệ thống đường giao thông nội bộ để tiếp cận với các trục đường giao thông chính của khu vực; - Xây dựng hệ thống cấp thoát nước cho toàn bệnh viện; - Xây dựng hệ thống thoát nước mưa trên toàn bộ diện tích khu đất dự án; - Xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho toàn bệnh viện; - Xây dựng hệ thống xử lý khí thải từ lò đốt chất thải y tế; - Xây dựng bãi đậu xe, hoa viên, thảm cỏ, các kho vật tư và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác. 40 Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Bệnh Viện Đa Khoa Minh Đức Các nguồn gây ô nhiễm đến môi trường cũng như đến cuộc sống của dân cư xung quanh khu vực dự án trong giai đoạn xây dựng bao gồm: - Bụi, khí thải và tiếng ồn; - Nước thải; - Chất thải rắn. Nguồn gây tác động là bụi, khí thải và tiếng ồn Bụi, khí thải và tiếng ồn là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình xây dựng bệnh viện. Các tác nhân cụ thể có thể kể đến như sau: - Bụi từ hoạt động xây dựng, thi công tại công trường (việc đào đắp, lưu trữ cát, vật liệu xây dựng, trộn bêtông,…); - Bụi cuốn theo quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng của các phương tiện vận chuyển; - Khí thải (bụi, SO 2 , NO x , CO, CO x ,…) có trong khói thải từ các thiết bị thi công và phương tiện vận chuyển; - Tiếng ồn từ hoạt động của các thiết bị thi công và phương tiện vận chuyển. Bụi từ hoạt động xây dựng, thi công tại công trường và từ quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng Trong giai đoạn xây dựng, bụi phát sinh từ các hoạt động cụ thể như sau: - Hoạt động xây dựng, thi công tại công trường: + Từ hoạt động phá vỡ nền bêtông; + Từ hoạt động đào đắp; + Từ việc lưu trữ đất cát và vật liệu xây dựng tại công trình; + Từ việc trộn bêtông. - Hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng. Hiện tại, nồng độ bụi đo được tại một số vị trí trong khu vực dự án dao động từ 0,21 đến 0,38 mg/m 3 , nhưng trong giai đoạn xây dựng, chắc chắn nồng độ bụi sẽ tăng lên đáng kể. Tham khảo các kết quả đo đạc ô nhiễm không khí từ hoạt động xây dựng tại một số công trình đang thi công trong Bảng 3.1 cho thấy nồng độ bụi đo được ở mức 3,5 – 6,3 mg/m 3 , lớn hơn 10 – 20 lần tiêu chuẩn quy định giới hạn nồng độ bụi trong môi trường không khí xung quanh (TCVN 5937-2005, trung bình 1 giờ). 41 Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Bệnh Viện Đa Khoa Minh Đức Bảng 3.1 Thành phần chất lượng môi trường khí trong giai đoạn xây dựng STT Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ TCVN 5937 - 2005 (trung bình 1 giờ) và TCVN 5949 – 1998 (từ 6 - 18 giờ) 01 Nhiệt độ 0 C 30,5 – 32,5 - 02 Độ ẩm % 61,3 – 71,2 - 03 Tiếng ồn dBA 59,5 – 79,1 60 - 75 04 Bụi mg/m 3 3,5 – 6,3 0,3 05 SO 2 mg/m 3 0,03 – 0,15 0,35 06 NO 2 mg/m 3 0,02 – 0,19 0,2 07 CO mg/m 3 0,51 – 1,5 30 Nguồn: Trung Tâm Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường, 2006. Ngoài ra, để đánh giá mức độ ô nhiễm từ các hoạt động trên, có thể tham khảo hệ số phát thải ô nhiễm bụi theo “Kỹ thuật đánh giá nhanh ô nhiễm môi trường” của WHO trong Bảng 3.2. Bảng 3.2 Nguyên nhân và hệ số phát thải các chất ô nhiễm không khí trong quá trình thi công xây dựng STT Nguyên nhân gây ô nhiễm Hệ số phát thải (g/m 3 ) 1 Bụi sinh ra do quá trình đào đất, san ủi mặt bằng bị gió cuốn lên (bụi cát) 1 – 100 2 Bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng (xi măng, đất cát, đá …), máy móc, thiết bị. 0,1 – 1 3 Phương tiện vận chuyển cát, đất làm rơi vãi trên mặt đường  phát sinh bụi 0,1 – 1 Nguồn: “Kỹ thuật đánh giá nhanh ô nhiễm môi trường” của WHO, 1993. Đối với bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, khối lượng xây dựng dự án ước tính mỗi ngày có khoảng 25 chuyến xe vận tải 5 - 10 tấn ra vào công trường, tải lượng bụi mặt đường do hoạt động của xe vận chuyển gây ra được ước tính như sau (tính phạm vi ảnh hưởng từ khu đất dự án đến trục đường chính là 0,5 km): 5,0 7,0 42,7 W 4812 7,1       ×       ×       ×       = wSs kL Trong đó: - L: tải lượng bụi (kg/km/lượt xe/năm). - k: kích thước hạt; k = 0,2. - s: lượng đất trên đường; s = 8,9% - S: tốc độ trung bình của xe; S = 20 km/h - W: trọng lượng có tải của xe; W = 10 tấn - w: số bánh xe; w = 6 bánh Thay các giá trị trên vào phương trình tính tải lượng, xác định được giá trị L = 0,322 kg/km/lượt xe/năm. Ô nhiễm bụi phát tán trong suốt quá trình chuyên chở vật liệu xây dựng trong phạm vi ảnh hưởng là 0,5 km. Như vậy tải lượng bụi trong suốt quá trình xây dựng (12 tháng hay 300 ngày) được ước tính như sau: 0,322 (kg/km/lượt xe/năm) x 42 Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Bệnh Viện Đa Khoa Minh Đức 300/365(năm) x 0,5 km x 25 (lượt xe/ngày) = 3,305 kg/ngày. Ô nhiễm bụi có tác động trên suốt cả tuyến đường vận chuyển. Tuy nhiên với bụi xây dựng có kích thước hạt lớn (0,2 mm), nên khả năng lắng đọng nhanh, phạm vi phát tán trong không khí hẹp, cũng có thể nhận thấy rằng bụi chỉ phát sinh nhiều khi trời gió và khô hanh. Bụi là một nguồn phát sinh không thể tránh khỏi trong giai đoạn xây dựng. Khả năng gây ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe của công nhân trực tiếp thi công xây dựng là điều chắc chắn, bên cạnh đó còn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khoẻ người dân xung quanh khu vực do vị trí triển khai dự án nằm trong khu dân cư. Tuy nhiên, hầu hết bụi phát sinh trong giai đoạn xây dựng này là dạng bụi lớn, mang tính chất dễ lắng đọng, nên bán kính phát tán không lớn. Trong quá trình xây dựng, chủ dự án sẽ đề xuất các biện pháp giảm thiểu thích hợp để có thể hạn chế đến mức tối đa tác động của tác nhân bụi đến môi trường. Khí thải từ các thiết bị thi công và phương tiện vận chuyển Quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng và hoạt động của các thiết bị thi công sẽ làm phát sinh ra khí thải ô nhiễm. Hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công sẽ làm phát sinh khí ô nhiễm có chứa sản phẩm của quá trình đốt nhiên liệu của các động cơ như NO x , SO 2 , CO, C x H y . Với tiến độ xây dựng dự án trong vòng 12 tháng, hàng ngày, trên công trường xây dựng dự kiến có mặt tối đa khoảng 10 phương tiện thi công chính như máy trộn bêtông, bơm bêtông, cần trục di động, máy đóng cọc và máy phát điện. Thêm vào đó còn có khoảng 25 chuyến xe vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và chất thải ra vào công trường mỗi ngày. Sử dụng hệ số tải lượng ô nhiễm theo WHO (1993), có thể ước tính tải lượng ô nhiễm do khí thải phát sinh từ các phương tiện và thiết bị thi công trong khu vực dự án như trình bày tóm tắt trong Bảng 3.3, trong đó, đoạn đường vận chuyển tối thiểu của mỗi xe là 1 km (trong phạm vi khu vực dự án). Mức độ phát thải phụ thuộc rất nhiều vào loại xe, tình trạng xe sử dụng và tốc độ lưu thông trên đường. Hơn nữa, nguồn gây ô nhiễm này không cố định, không tập trung và chỉ xảy ra trong thời gian thi công nên biện pháp thích hợp nhất để giảm thiểu các tác động đến chất lượng môi trường không khí trong khu vực dự án là bảo đảm chất lượng của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công sử dụng. Bảng 3.3 Dự đoán tải lượng ô nhiễm không khí trong giai đoạn xây dựng Khí thải Hệ số tải lượng ô nhiễm (g/km)* Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) Phương tiện vận chuyển Thiết bị thi công Bụi 0,07 0,0035 0,007 SO 2 2,74 S 0,0685 0,274 NO 2 2,25 0,1125 0,225 CO 45,6 2,2800 4,560 VOC 3,86 0,1930 0,386 S là hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu (%) = 0,5%. Nguồn: *WHO (1993). Cũng theo đánh giá của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO, 1993) đối với loại xe vận chuyển sử dụng dầu DO công suất 3,5 – 16 tấn, có thể ước tính tổng tải lượng khí thải 43 Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Bệnh Viện Đa Khoa Minh Đức sinh ra trên đường vận chuyển (ước tính 50 lượt/ngày và đoạn đường vận chuyển khoảng 10 km tính từ vị trí khu đất dự án đến nơi cung cấp nguyên vật liệu xây dựng) như trình bày trong Bảng 3.4. Bảng 3.4 Hệ số tải lượng ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu DO công suất 3,5-16 tấn Chất ô nhiễm Hệ số tải lượng* (kg/1000 km) Chiều dài phạm vi ảnh hưởng (km) Số lượt di chuyển (lượt/ngày) Tổng tải lượng (kg/ngày) Bụi 0,07 10 50 0,035 SO 2 2,74 S 10 50 0,068 NO x 2,25 10 50 1,125 CO 45,6 10 50 22,800 THC 3,86 10 50 1,930 Trong đó: S là hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu (0,5%). Hệ số tải lượng này tính cho xe vận chuyển ở khu vực ngoại thành. Nguồn: *WHO (1993). Tiếng ồn từ hoạt động của các thiết bị thi công và xe vận chuyển vật liệu xây dựng Trong quá trình xây dựng dự án, tiếng ồn phát sinh chủ yếu do hoạt động của các máy móc thiết bị thi công cơ giới và các phương tiện vận tải chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng phục vụ cho công tác thi công trên công trường. Đây là nguồn gây ồn đáng kể, mức gây ồn của các thiết bị thi công, vận chuyển có thể tham khảo đối với một số thiết bị được trình bày ở Bảng 3.5. Bảng 3.5 Độ ồn của một số thiết bị Thiết bị Mức ồn (dBA), cách nguồn 1,5 m Tài liệu (1) Tài liệu (2) Máy ủi 93,0 - Máy đầm nén (xe lu) - 72,0 – 74,0 Máy xúc gầu trước - 72,0 – 84,0 Gầu ngược - 72,0 – 93,0 Máy kéo - 77,0 – 96,0 Máy cạp đất, máy san - 80,0 – 93,0 Máy lát đường - 87,0 – 88,5 Xe tải - 82,0 – 94,0 Máy trộn bêtông 75,0 75,0 – 88,0 Bơm bêtông - 80,0 – 83,0 Máy đầm bêtông 85,0 - Cần trục di động - 76,0 – 87,0 Cần trục Deric - 86,5 – 88,5 Máy phát điện - 72,0 – 82,5 Máy nén 80,0 75,0 – 87,0 Máy đóng cọc 75,0 95,0 – 106,0 Nguồn: Tài liệu (1): Nguyễn Đinh Tuấn và công sự, 2000, Tài liệu (2): Mackernize, 1985. Như vậy, nguồn gây ồn từ thiết bị thi công vẫn có lúc vượt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5949-1998, trung bình từ 6h-18h (theo tiêu chuẩn là 60-75 dBA). 44 Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Bệnh Viện Đa Khoa Minh Đức Tuy nhiên, mức ồn sẽ giảm dần theo khoảng cách ảnh hưởng và có thể dự đoán theo công thức sau: L p (x) = L p (x o ) + 20 log 10 (x o /x) Trong đó: L p (x o ): mức ồn cách nguồn 1,5 m (dBA) x o = 1,5 m L p (x): mức ồn tại vị trí cần tính toán (dBA) x: vị trí cần tính toán (m) Giá trị độ ồn theo khoảng cách sẽ được ước tính cho hai nguồn gây ồn (có mức gây ồn đáng kể) là máy đóng cọc và máy trộn bêtông, được trình bày trong Bảng 3.6. Bảng 3.6 Mức ồn tối đa theo khoảng cách từ hoạt động của máy đóng cọc và máy trộn bêtông Các phương tiện Mức ồn cách nguồn 1,5m (dBA) Mức ồn cách nguồn Mức ồn cách nguồn Mức ồn cách nguồn Mức ồn cách nguồn Khoảng Lớn nhất Máy trộn bê tông 75,0 ÷ 88,0 88 81,9 77,5 61,9 57,5 Máy đóng cọc (ép tĩnh) 75,0 – 106 106 99,9 95,5 79,9 75,5 TCVN 5949-1998 (6 ÷18h) 50 ÷ 75 dBA Như vậy, trong bán kính 500 m, độ ồn gây ra bởi máy trộn bê tông và máy đóng cọc nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép. Xung quanh khu vực dự án tiếp xúc nên nguồn ô nhiễm này sẽ không ảnh hưởng đến người dân xung quanh mà chỉ tác động đến công nhân trực tiếp làm việc tại công trường, đồng thời cũng tác động một phần đến môi trường xung quanh. Do vậy, trong quá trình xây dựng, nhà thầu sẽ phối hợp với chủ đầu tư để đưa ra lịch thi công hợp lý, tránh tập trung nhiều thiết bị cùng lúc, và hoạt động tránh các giờ nghỉ của người dân. Nguồn gây tác động là nước thải Trong giai đoạn xây dựng, nước thải phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau: - Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng; - Nước thải từ quá trình rửa xe vận chuyển cát, vật liệu xây dựng; - Nước đọng từ quá trình thi công và nước mưa chảy tràn. 45 Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Bệnh Viện Đa Khoa Minh Đức Nước thải sinh hoạt công nhân xây dựng Trong giai đoạn xây dựng, số lượng công nhân tập trung làm việc trên công trường khoảng 50 công nhân. Với tiêu chuẩn thải nước thải trung bình 60 – 80 L/công nhân.ngđ, tổng lượng nước thải sinh hoạt từ khu nhà ở tạm thời của công nhân khoảng 3 – 4 m 3 /ngđ. Lưu lượng này không cao nhưng do đặc tính nước thải sinh hoạt cùng với các chất bài tiết có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh nên cần được thu gom và xử lý hợp lý. Nước thải từ quá trình rửa xe vận chuyển cát, vật liệu xây dựng và nước đọng từ quá trình thi công Nước rửa (bánh) xe vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng trước khi rời công trường cũng có thể bị nhiễm bẩn bởi dầu, mỡ, vụn vật liệu xây dựng trong thời gian xây dựng. Lượng nước rửa cho mỗi xe khoảng 0,2 m 3 /xe → Lượng nước rửa xe ước tính mỗi ngày khoảng 0,2 m 3 . Tuy nhiên, lượng nước này chủ yếu chứa đất cát và được sử dụng tuần hoàn trong sàn rửa xe nên mức độ tác động không đáng kể. Lượng nước đọng từ quá trình thi công không nhiều, nhưng nếu không có các biện pháp giảm thiểu sẽ gây tác động làm mất mỹ quan khu vực cũng như nước tù đọng sẽ gây trơn trợt, ruồi muỗi ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân xây dựng. Nước mưa chảy tràn Nước đọng từ quá trình thi công và nước mưa chảy tràn trong giai đoạn xây dựng vào mùa mưa sẽ cuốn theo đất cát, xi măng, dầu nhớt và các loại chất thải rắn sinh hoạt khác làm tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước thải tại khu vực cũng như gây tắc nghẽn đường cống thoát nước, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Để hạn chế ô nhiễm do nước mưa chảy tràn, chủ đầu tư sẽ yều cầu chủ thầu xây dựng công trình cam kết thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường tại công trường nhằm hạn chế rơi vãi dầu mỡ, chất thải rắn xây dựng và chất thải rắn sinh hoạt. Nguồn tác động là chất thải rắn Nguồn phát sinh chất thải rắn bao gồm như sau: - Chất thải rắn xây dựng - Chất thải rắn sinh hoạt công nhân xây dựng; - Chất thải nguy hại. Chất thải rắn xây dựng Chất thải rắn xây dựng bao gồm đất cát và đá thừa, gạch bêtông vụn, cốp pha, đinh,… từ quá trình thi công xây dựng. Lượng chất thải rắn này cũng sẽ được thu gom hợp lý để tránh tác động đến môi trường. 46 Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Bệnh Viện Đa Khoa Minh Đức Chất thải rắn sinh hoạt công nhân Lượng rác sinh hoạt phát sinh tính trên đầu người hiện nay khoảng 0,8 kg/người.ngđ, với số lượng công nhân xây dựng tập trung khoảng 50 người, hàng ngày lượng rác sinh hoạt từ khu nhà tạm của công nhân sẽ khoảng 40 kg/ngđ. Lượng rác này tuy không nhiều nhưng cần được tập trung, thu gom và đổ bỏ theo đúng quy định. Chất thải nguy hại từ hoạt động xây dựng Quá trình xây dựng sẽ phát sinh một số các loại chất thải nguy hại như: dầu mỡ thừa, giẻ lau dính dầu mỡ, hóa chất xây dựng (sơn, chất chống thấm,…). Đây là nguồn ô nhiễm cần được thu gom và xử lý hợp lý để tránh gây tác động xấu đến môi trường khi dự án đi vào hoạt động.  GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG Bệnh Viện Đa Khoa Minh Đức hoạt động với quy mô 100 giường bệnh lưu. Các hoạt động chính của Bệnh viện có thể kể đến như sau: - Tổ chức các hoạt động khám chữa bệnh cho người dân; - Các hoạt động hậu cần khác: nhà ăn, giặt giũ, vệ sinh sân bãi, bảo trì bảo dưỡng,…; - Hoạt động thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn y tế theo đúng quy định (sử dụng lò đốt để xử lý chất thải y tế); - Xử lý toàn bộ nước thải của bệnh viện trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Trong quá trình tổ chức các hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh Viện Đa Khoa Minh Đức sẽ làm phát sinh một số các nguồn ô nhiễm không khí, nước thải và chất thải rắn. Trong đó, nguồn gây ô nhiễm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến môi trường và sức khỏe cộng đồng là nước thải và chất thải rắn y tế. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường sẽ được trình bày chi tiết dưới đây: Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí bao gồm bụi, khí thải, tiếng ồn và rung, cụ thể như sau:  Bụi và khí thải - Bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông được phép lưu hành trong bệnh viện; - Mùi từ các dung môi hữu cơ (cồn, ête) bay hơi trong quá trình khám và điều trị bệnh; - Khí thải từ hoạt động của máy phát điện; - Khí thải từ lò đốt xử lý chất thải rắn y tế; - Mùi và khí thải từ hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện; - Mùi và khí thải từ khu vực tồn trữ chất thải rắn. 47 Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Bệnh Viện Đa Khoa Minh Đức  Tiếng ồn và rung Bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông được phép lưu hành trong bệnh viện Các phương tiện giao thông được phép lưu hành trong bệnh viện ở một số khu vực quy định như xe cứu thương, xe vận chuyển hàng hóa ra vào kho, xe ô tô,… Bụi và khí thải (bao gồm các thành phần SO 2 , NO 2 , CO, bụi) có trong khói thải phát sinh từ các phương tiện trên. Tuy nhiên do lượng xe cộ được phép lưu thông trong bệnh viện rất nhỏ nên tải lượng ô nhiễm từ nguồn thải này không đáng kể và đây cũng là nguồn thải phân tán ở môi trường rộng do đó không gây ảnh hưởng nhiều kể đến môi trường bệnh viện. Mùi từ các dung môi hữu cơ bay hơi (cồn, ête,…) trong quá trình khám và điều trị Mùi xuất phát từ quá trình khám chữa bệnh bao gồm mùi từ các dung môi hữu cơ bay hơi như cồn, ête,… Đây là mùi đặc trưng và mang tính thường xuyên do các hoạt động khám chữa bệnh luôn sử dụng các loại hóa chất này. Tuy nhiên, mức độ phát tán chỉ trong phạm vi khu vực phòng khám nên không tác động nhiều đến môi trường và sức khỏe con người. Khí thải từ máy phát điện Trong trường hợp mất điện, bệnh viện sẽ sử dụng điện từ máy phát điện để duy trì các hoạt động. Công suất máy phát điện dự kiến đầu tư là 500 KVA. Chủ đầu tư sẽ trang bị máy phát điện riêng sử dụng nhiên liệu là dầu DO (dầu Diesel). Ước tính lượng dầu DO sử dụng trong quá trình chạy 1 máy phát điện trong trường hợp cúp điện một ngày khoảng 160 lít/ngày (tính cho 1 ngày mất điện = 8 tiếng mất điện) ≈ 156,8 kg/ngày ≈ 78,4 kg/h. Quá trình hoạt động của máy phát điện sẽ sinh ra khói thải chứa các khí thải như SO 2 , NO 2 , CO, bụi và tiếng ồn. Để có thể đánh giá tác động do hoạt động của máy phát điện đến môi trường, tải lượng và nồng độ các thành phần ô nhiễm trong khí thải của máy phát điện sẽ được tính toán dựa trên hệ số ô nhiễm và lượng nhiên liệu sử dụng. Từ hệ số ô nhiễm do đốt dầu DO được trình bày trong Bảng 3.7 tính được tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện trong trường hợp máy phát điện hoạt động liên tục trong 24 giờ (Bảng 3.8) Bảng 3.7 Hệ số các chất ô nhiễm khí thải máy phát điện trong một giờ Chất ô nhiễm Andehyde CO C x H y NO 2 SO 2 SO 3 Bụi Hệ số (g/tấn dầu) 60 120 202 10.377 9.400 144 2.295 Nguồn: Petrolimex, 2006. Bảng 3.8 Tải lượng các chất ô nhiễm khí thải máy phát điện trong một giờ Chất ô nhiễm Andehyde CO C x H y NO 2 SO 2 SO 3 Bụi Tải lượng (g/h) 22,4 44,8 75,6 3.880 3515 53,8 858,3 Nguồn: Giáo trình Xử Lý Ô Nhiễm Không Khí, Nguyễn Quốc Bình, 2004. Tương tự như cách tính lưu lượng khí thải cho xe chở nguyên liệu sử dụng dầu DO, tính được V t = 24 m 3 . Như vậy, với lượng dầu DO sử dụng trong một ngày khi có sự cố mất điện tương ứng khoảng 9,8 kg/h thì lưu lượng khí thải là 235,2 m 3 /h. 48 [...]... lượng CTRYT phát sinh tại các bệnh viện ở Việt Nam dao động từ 0,73 – 0,97 kg/giường bệnh. ngđ, trong đó thành phần CTRYT nguy hại dao động từ 0,11 – 0,16 kg/giường bệnh. ngđ Số liệu cụ thể được trình bày trong Bảng 3.16 Bảng 3.16 Lượng CTRYT phát sinh tại các bệnh viện ở Việt Nam Tuyến bệnh viện Bệnh viện trung ương Bệnh viện tỉnh Bệnh viện huyện Chung Lượng CTRYT (kg/giường bệnh. ngđ) 0,97 0,88 0,73 0,86... Hoàng Minh) Khi bệnh viện đi vào hoạt động, mật độ giao thông và dân cư tại khu vực sẽ tăng lên đáng kể nhất là trên đường dọc trên đường Đoàn Hoàng Minh, kéo theo là các dịch vụ như quán ăn, buôn bán, gửi xe, nhà trọ,… phục vụ cho các hoạt động của bệnh viện Bên cạnh đó, do đường Đoàn Hoàng Minh là đường chính dẫn, khá đông người qua lại Đồng thời, đối diện Bệnh Viện Đa Khoa Minh Đức bệnh viện Nguyễn... cho bà con nhân dân khi đến bệnh viện khám bệnh và điều trị bệnh Sự phục vụ tận tâm và nhiệt tình của đội ngũ y, bác sĩ bệnh viện cũng như toàn thể CBCNV trong bệnh viện sẽ đóng góp một phần công sức rất lớn (mặt dù là gián tiếp) vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội chung của địa phương 61 Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Bệnh Viện Đa Khoa Minh Đức 3.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ... bệnh viện được ước tính trên số giường bệnh lưu của bệnh viện là 60 m 3/ngđ, bao gồm nước cấp cho khám chữa bệnh, vệ sinh bệnh nhân, CB-CNV phục vụ, chuẩn bị thức ăn, rửa sàn vệ sinh phòng bệnh, giặt giũ quần áo bệnh nhân Lượng nước thải các loại được ước tính bằng 90 – 95% lượng nước cấp và được trình bày chi tiết trong Bảng 3.10 51 Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Bệnh Viện. .. môi trường bệnh viện Nguồn gây ô nhiễm là nước thải Trong hoạt động của bệnh viện, một trong những tác nhân gây ô nhiễm chính đến môi trường và sức khỏa cộng đồng đó là nước thải Các nguồn phát sinh nước thải của bệnh viện có thể kể đến bao gồm: - Nước thải là nước mưa chảy tràn trên toàn diện tích của bệnh viện; - Nước thải sinh hoạt của CB-CNV, bệnh nhân và thân nhân của bệnh nhân thăm nuôi bệnh (nhà... gian để truyền bệnh khi tiếp xúc với con người và lây thành bệnh dịch Các loại virus gây bệnh có trong phân có thể kể đến như Adenovirus (nhiều loại bệnh) , Poliovirus (bệnh bại liệt và nhiều bệnh khác), Echovirus (nhiều loại bệnh) , Coxsackie (nhiều loại bệnh) , Hepatitis A virus (bệnh viêm gan siêu vi A), Rotavirus (bệnh tiêu chảy) Trong phân người cũng chứa nhiều loại vi khuẩn gây các loại bệnh dịch nguy... thải y tế từ hoạt động khám, điều trị bệnh của các khoa trong bệnh viện Loại nước thải này có thể nói là loại nước thải có mức độ ô nhiễm hữu cơ và chứa nhiều vi trùng gây bệnh nhất trong số các dòng thải nước của bệnh viện Nước thải loại này phát sinh từ nhiều khâu và quá trình khác nhau trong bệnh viện như giặt tẩy áo quần bệnh nhân, chăn mền, draf cho các giường bệnh, súc rửa các vật dụng y khoa, xét... 0,88 0,73 0,86 Nguồn: WHO, 1999 56 Lượng CTRYT nguy hại (kg/giường bệnh. ngđ) 0,16 0,14 0,11 0,14 Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Bệnh Viện Đa Khoa Minh Đức Với quy mô hoạt động của Bệnh Viện Đa Khoa Minh Đức là 100 giường, lượng CTRYT ước tính theo các hệ số như trình bày trong Bảng 3.16 là: 0,86 kg/giường bệnh. ngđ x 100 giường = 86 kg/ngđ Phương án phân loại, thu gom và xử... tình hình an ninh trật tự tại địa phương Hoạt động của bệnh viện sẽ kéo theo sự gia tăng mật độ giao thông và số lượng người trong khu vực Các dịch vụ có thể phát sinh để phục vụ cho nhu cầu của bệnh viện như: giữ xe, quán ăn, nhà trọ, các phòng khám tư nhân, tiệm thuốc,… Bên cạnh đó, sự hoạt động đồng thời của hai bệnh viện Đa Khoa Minh Đức bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng rất... hộ lý và các nhân viên hành chính của bệnh viện; 68 Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Bệnh Viện Đa Khoa Minh Đức - Bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại trú; Khách tới thăm hoặc người nhà bệnh nhân; Công nhân làm việc trong các dịch vụ hỗ trợ phục vụ cho các cơ sở khám chữa bệnh và điều trị, chẳng hạn như giặt là, lao công, vận chuyển bệnh nhân, xử lý CTRYT,… Tác động của CTRYT

Ngày đăng: 29/06/2014, 20:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng 3.3 Dự đoán tải lượng ô nhiễm không khí trong giai đoạn xây dựng

    • Lượng rác sinh hoạt phát sinh tính trên đầu người hiện nay khoảng 0,8 kg/người.ngđ, với số lượng công nhân xây dựng tập trung khoảng 50 người, hàng ngày lượng rác sinh hoạt từ khu nhà tạm của công nhân sẽ khoảng 40 kg/ngđ. Lượng rác này tuy không nhiều nhưng cần được tập trung, thu gom và đổ bỏ theo đúng quy định.

    • Loại nước thải này sinh ra do lượng nước mưa rơi trên sân bãi trong khuôn viên bệnh viện và nước mưa thu từ mái của tòa nhà bệnh viện. Chất lượng nước mưa khi chảy đến hệ thống thoát nước phụ thuộc vào độ trong sạch của khí quyển tại khu vực đang xét và đặc điểm mặt bằng rửa trôi. Theo phương án bố trí tổng mặt bằng Bệnh Viện Đa Khoa Minh Đức, các khu sân bãi, đường giao thông nội bộ đều được trải bêtông, không để rác thải rơi vãi tích tụ lâu ngày trên khu vực sân bãi, do đó nước mưa khi chảy tràn qua các khu vực này có mức độ ô nhiễm không đáng kể và được xem là nước thải “quy ước sạch” cùng với nước thu gom trên mái của các khu nhà trong bệnh viện. Loại nước này được thu gom bằng hệ thống thoát nước dành riêng cho nước mưa và cho thoát vào hệ thống cống trong khu vực.

    • Chỉ tiêu

      • Khí thải

      • Khí thải sinh ra trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là sản phẩm từ quá trình đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công. Ba loại nhiên liệu chính sử dụng đối với các phương tiện này là dầu FO, dầu DO và xăng. Dầu FO có hàm lượng lưu huỳnh từ 1-3% (một số loại dầu nặng có hàm lượng lưu huỳnh giảm xuống còn từ 0,5 – 1%) nên tạo ra nhiều khí SOx. Dầu DO thuộc phân đoạn chưng cất có nhiệt độ sôi từ 200-4000C tùy từng chủng loại dầu. Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO thường duy trì ở mức 0,5% đối với dầu cao cấp và 1,0% đối với dầu thường. Vì vậy, các xe tải chạy dầu đều làm phát sinh khí thải có chứa hàm lượng SOx cao. Xăng là hỗn hợp các hydrocarbon nhẹ có nhiệt độ sôi trong khoảng 30-2050C. Hàm lượng lưu huỳnh cực đại có trong xăng RON 83 và RON 92 là 0,15%. Nếu trong thành phần của xăng không có phụ gia ankan chì thì khí thải từ các phương tiện sử dụng nhiên liệu xăng ít gây ô nhiễm môi trường nhất.

      • Bụi

      • Bụi có kích thước từ 0,01 – 10 m (bụi bay) thường gây tổn hại cho cơ quan hô hấp. Bụi có kích thước lớn hơn 10 m thường gây hại cho mắt, gây nhiễm trùng và dị ứng. Bụi góp phần chính vào ô nhiễm do các hạt lơ lửng và các sol khí, có tác dụng hấp thụ và khuếch tán ánh sáng mặt trời, làm giảm độ trong suốt của khí quyển và do đó làm giảm bớt tầm nhìn. Với nồng độ bụi khoảng 0,1 mg/m3, tầm nhìn xa chỉ còn 12 km (trong khi đó tầm nhìn xa lớn nhất là 36 km và nhỏ nhất là 6 km). Do đó, trong phạm vi công trường thi công cần hạn chế phát sinh bụi để giảm thiểu các ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân cũng như hạn chế những tai nạn xảy ra trong quá trình vận chuyển.

      • Ồn

      • Ô nhiễm tiếng ồn trong quá trình thi công là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, do đặc điểm vị trí địa lý của khu vực dự án, nguồn ô nhiễm này chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân thi công trong khu vực dự án.

        • Vi khuẩn

        • Phương pháp nhận dạng

        • Phương pháp dự báo

        • Phương pháp đánh giá

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan