Vai trò của tổ trưởng bộ môn trong việc nâng cao chất lượng, đội ngũ giáo viên.

8 1.5K 15
Vai trò của tổ trưởng bộ môn trong việc nâng cao chất lượng, đội ngũ giáo viên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ : VAI TRÒ CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN, CỦA GIÁO VIÊN TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ BỒI DƯỢNG ĐỘI NGŨ NÂNG CAO TAY NGHỀ GÓP PHẦN THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯNG GIÁO DỤC. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Những năm gần đây, ngành giáo dục luôn phát động các phong trào để nâng cao chất lượng dạy và học. Phong trào “Hai không với 4 nội dung “ rồi phong trào “ Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh” Các phong trào đã mang lại nhiều hiệu quả giúp ngành giáo dục từng bước được phát triển, đào tạo ra những thế hệ đáp ứng được với tình hình mới của đất nước. Sự phát triển của ngành giáo dục luôn gắn liền với việc củng cố và phát triển từ cơ sở. Bắt đầu từ đội ngũ thầy cô giáo đến các tổ chuyên môn. Sự sáng tạo của mỗi Thầy, cô, tổ chuyên môn trong giảng dạy và quản lý chuyên môn trong nhà tr ường là những cơ sở hạt nhân chủ đạo quan trọng trong vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học. Vai trò, trách nhiệm của tổ trưởng chuyên môn, của giáo viên đã được giao trong trách lớn trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt là vai trò của tổ trưởng. Vì tổ trưởng là người cán bộ lãnh đạo trực tiếp, gắn liền với công tác dạy và học trong nhà trường. Tất cả các công việc chỉ đạo của tổ trưởng đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học sinh, đội ngũ giáo viên, từ trình độ chuyên môn đến ý thức tổ chức. Việc chọn nhân sự cho chức danh tổ trưởng cũng hết sức quan trọng. Sao cho mỗi tổ trưởng phải đảm bảo hai yếu tố. Thứ nhất là trình độ chuyên môn, thứ hai là phẩm chất đạo đức, chính trò. Tổ trưởng phải là người có trình độ chuyên môn khá tốt, có đủ bằng cấp theo quy đònh. Đặc biệt phải trải qua các kỳ thi giáo viên giỏi vòng huyện, vòng tỉnh. Có các sáng kiến kinh nghiệm hoặc đồ dùng dạy học được áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, về phẩm chất chính trò, đạo đức, lối sống luôn là người gương mẫu, được đồng nghiệp tin yêu, học sinh kính trọng. Khi hội đủ những yếu tố trên, trong công tác quản lý tổ, những ý kiến chỉ đạo của tổ trưởng sẽ có sức thuyết phục, được các thành viên trong tổ tin tưởng và thực hiện theo sự chỉ đạo. Do đó, công việc sẽ đạt chất lượng tốt. Vậy làm thế nào để tổ chuyên môn, đội ngũ giáo viên trong trường phát huy được những thế mạnh, góp phần tổ chức dạy và học có hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Trang 1 II. NỘI DUNG: 1. Vai trò, trách nhiệm của tổ trưởng: 1.1/ Xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch đầu năm: Đây là cơ sở quan trọng, tạo tiền đề cho việc đònh hướng để công việc sẽ làm có mục đích, hướng phấn đấu cụ thể. Vào đầu mỗi năm học, tổ trưởng chuyên môn dựa vào kế hoạch chung của trường và kết quả giảng dạy của cuối năm học trước, để từ đó đề ra những mục tiêu, kế hoạch sát thực với tình hình thực tế của trường, của tổ. Những kế hoạch đề ra ít nhất là bằng hoặc cao hơn kế hoạch của trường. Ví dụ: Chỉ tiêu học sinh giỏi, khá của từng bộ môn, chỉ tiêu về hạnh kiểm. Chỉ tiêu học sinh giỏi , học sinh năng khiếu vòng huyện, tỉnh. Giáo viên giỏi vòng huyện, tỉnh. Đồ dùng dạy học dự thi vòng huyện, tỉnh… Đăng ký thao giảng, phân công làm chuyên đề, dạy tự chọn. Đồng thời dựa vào kết quả thi khảo sát, chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu kém để nâng cao chất lượng ngay từ đầu năm. Những kế hoạch đề ra phải bám sát với kế hoạch của trường và các đoàn thể. Như phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tổ trưởng phải nắm vững nội dung, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của đơn vò . Phân công mỗi thành viên trong tổ phụ trách một nội dung, phân chia từng giai đoạn, có sơ kết, đánh giá khen thưởng và đề xuất những khó khăn lên cấp trên để có hướng chỉ đạo kòp thời. Đối với kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục đòa phương ở cấp THCS, bắt đầu thực hiện từ đầu năm học 2008 – 2009. Đây là hoạt động có ý nghóa rất lớn, bởi hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Để thực hiện mục tiêu môn học, tạo điều kiện cho học sinh vận dụng những tri thức đã học vào thực tiễn lòch sử –văn hoá – xã hội – kinh tế của đòa phương. Ngay từ đầu năm học, tổ trưởng phải phân công giáo viên phụ trách môn học có chương trình giáo dục đòa phương phải nghiên cứu, tìm hiểu, sưu tầm các tài liệu phục vụ cho môn học. Các tài liệu sưu tầm phải được đóng thành tập, trình tổ trưởng ký duyệt trước khi dạy cho học sinh. Ngoài ra còn nhiều kế hoạch khác cần phải thực hiện trong năm học như: Kế hoạch thực hiện cuộc vận động “mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Kế hoạch củng cố, kiện toàn chất lượng đầu vào, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập lớp đầu cấp và hiệu Trang 2 quả giáo dục lớp cuối cấp. Kế hoạch thực hiện phong trào “xanh – sạch – đẹp” . Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp… tất cả các kế hoạch trên tổ trưởng đều phải nắm vững nội dung và có kế hoạch thực hiện bám sát vào kế hoạch của các đoàn thể trong trường. Phân công cụ thể từng thành viên trong tổ phụ trách, hàng tháng có kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện để có biện pháp chỉ đạo kòp thời. Kế hoạch đề ra phải được sơ kết, đối chiếu so sánh cuối học kỳ I, cuối năm học. Trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm về những việc làm được và chưa làm được nhằm áp dụng vào thực hiện ở năm học sau có hiệu quả. 1.2/ Kiểm tra, dự giờ, thao giảng: Kiểm tra chuyên đề là một trong những hình thức tổ trưởng có thể nắm vững trình độ chuyên môn từng thành viên trong tổ. Tuỳ theo số lượng thành viên trong tổ, tổ trưởng căn cứ vào đó để phân chia mỗi học kỳ kiểm tra số lượng sao cho hết năm học, thành viên nào cũng được kiểm tra. Sau khi dự giờ kiểm tra hoặc kiểm tra hồ sơ, tổ trưởng phải rút ra được những mặt ưu, khuyết điểm, thẳng thắn nhận xét đóng góp xây dựng để giáo viên được kiểm tra có điều kiện phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại. Tổ trưởng phải xác đònh cụ thể công việc kiểm tra là việc làm thường xuyên và phải mang tính hiệu quả cao, tránh mang tính dập khuôn, hình thức. Qua việc dự giờ kiểm tra sẽ góp phần nâng cao tay nghề đội ngũ giáo viên, giúp tổ trưởng kòp thời nhận xét, đánh giá năng lực của các thành viên trong tổ chính xác, kòp thời điều chỉnh những tồn tại để hoàn thành tốt nhiêïm vụ được giao. Thao giảng là một hình thức sinh hoạt chuyên môn rất cấn thiết đối với giáo viên để nâng cao hiẹâu quả giảng dạy,đúc rút được phương pháp dạy học phù hợp cho cho từng môn,tiết dạy . 1.3/ Bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu kém: Cả hai đối tượng học sinh trên đều là những vấn đề được quan tâm đặc biệt nhất. - Đối với học sinh yếu kém: Qua kết quả khảo sát đầu năm là cơ sở ban đầu để phân loại học sinh . Tổ trưởng xây dựng kế hoạch ,phân công giáo viên bộ môn trực tiết giảng dạy chọn chủ đề kiến thức thiết để bồi dưỡng song song với việc học chính khóa . - Đối với học sinh giỏi : Trong quá trình trực tiếp giảng dạy chính khóa và việc học các môn tự chọn, giáo viên bộ môn thường xuyên chú ý phát hiện học sinh năng khiếu . Nhà trường có kế hoạch chọn nguồn học sinh giỏi ngay từ lớp 8 là cơ sở để năm lớp 9 nhà trườngđội tuyên đi dự thi vòng huyện,tỉnh. Căn cứ vào tình hình thực tế tổ trưởng tham mưa cho Trang 3 lãnh đạo trường phân công những giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt ,tay nghề vững vàng, nhiệt tình có nhiều kinh nghiệm để ôn luyện cho đội ngũ học sinh giỏi . Bên cạnh đó tổ trưởng phải chú ý lưu trữ các đề thi học sinh giỏi ở từng bộ môn qua các năm, để làm tư liệu chung cho các giáo viên bồi dưỡng. Các đề thi không chỉ ở trong tỉnh mà còn phải sưu tầm đề thi của các tỉnh khác để nội dung được phong phú, đa dạng. Ngoài học sinh giỏi, công việc bồi dưỡng học sinh yếu kém cũng rất quan trọng, đa số học sinh bỏ học đều có nguyên nhân từ học lực yếu, chán học. Giáo viên phải kết hợp các phương pháp giảng dạy để học sinh dễ hiểu nhất. Cần chú ý ôn lại kiến thức ở lớp dưới và khi kiểm tra cần xây dựng nội dung kiến thức phù hợp với các đối tượng học sinh để học sinh có thể hoàn thành bài làm vừa sức không quá tải. Từ đó việc đánh giá đúng khả năng của từng học sinh . Còn với học sinh được đánh giá đúng với khả năng của mình tạo cho các em có niềm hưng phấn,say mê trong học tập. Khi lên kế hoạch cho giáo viên bồi dưỡng ôn tập, tổ trưởng cần kiểm tra thường xuyên xem công tác bồi dưỡng học sinh yếu – kém có đạt hiệu quả thiết thực không. Tránh tình trạng chỉ làm phong trào cho có, nhất là những đối tượng học sinh này thường chán học, gặp giáo viên không có tâm huyết thì chỉ lên lớp cho có mặt, mặc học sinh vắng, không có biện pháp khắc phục thì công tác này sẽ không hiệu quả. 1.4/ Ký duyệt hồ sơ, giáo án: Ký duyệt hồ sơ, giáo án tổ trưởng sẽ hiểu kỹ hơn về kỹ năng, phương pháp, mức độ đầu tư cho chuyên môn của từng thành viên trong tổ. Từ đó có những cách góp ý, đóng góp xây dựng cho tổ viên ngày càng tiến bộ hơn. Nhiều giáo viên chỉ soạn giáo án sơ sài, mang tính đối phó, khi ký duyệt phải xem kỹ về phân phối chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức. Từ đó sẽ có nhận xét sát thực, giúp đồng nghiệp dần rèn tính cẩn thận trong soạn giảng, có như vậy khi lên lớp giảng dạy sẽ hiệu quả hơn rất nhiều, giáo viên sẽ chủ động được nội dung cũng như phương pháp bài dạy, giúp học sinh dễ hiểu bài hơn. Trong khi ký duyệt các loại hồ sơ như: Sổ báo giảng, sổ chủ nhiệm, sổ dự giờ…tổ trưởng phải có trách nhiệm kiểm tra kỹ nội dung để có hướng chỉ đạo cụ thể sao cho kế hoạch được thực hiện khả thi. Cần chú ý khi duyệt giáo án, tổ trưởng phải xem xét kỹ mức độ đề kiểm tra có phù hợp học sinh không. Đề không được cho dễ quá, cũng không khó quá, làm ảnh hưởng đến chất lượng. Tiến tới các tổ trưởng sẽ có ngân hàng đề kiểm tra cho tất cả các môn tổ quản lý, từ đề 15’ cho đến đề 1 tiết, đề thi học kỳ. Đến tiết kiểm tra, giáo viên chỉ việc báo cho tổ Trang 4 trưởng sẽ có đề kiểm tra theo yêu cầu. Làm được như vậy, mức độ đánh giá học sinh sẽ được công bằng, sát thực hơn, tránh tình trạng đánh giá quá chênh lệch làm ảnh hưởng đến công tác quản lý. 1.5/ Quản lý hồ sơ, sổ sách: Các loại hồ sơ sổ sách như: Sổ ký duyệt giáo án, Sổ kế hoạch cá nhân, đề thi học sinh giỏi, khảo sát, học kỳ, các báo cáo, biên bản kiểm tra sổ điểm cá nhân, bảng tổng hợp, biên bản xếp loại … đều phải được lưu trữ cẩn thận. Kết thúc mỗi năm học, khi họp tổ sẽ căn cứ vào kết quả của năm học trước, đối chiếu so sánh với năm học vừa qua để tìm ra nguyên nhân, giải pháp cho vấn đề tăng hoặc giảm những thành tích đạt được qua các năm. Đặc biệt hồ sơ tổ trưởng phải lưu trữ rất kỹ danh sách giáo viên dự thi giáo viên giỏi vòng huyện, vòng tỉnh, kết quả đạt được. Bên cạnh đó còn lưu trữ danh sách giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi đạt được qua các kỳ thi. Giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm áp dụng có hiệu quả vào công tác giảng dạy, giáo viên có đồ dùng dạy học đạt giải qua các kỳ thi… trên cơ sở đó mỗi lần họp tổ, tổ trưởng có hình thức biểu dương những giáo viên có thành tích. Động viên, khuyến khích những giáo viên chưa có thành tích để phấn đấu đạt được, nhằm mang lại thành tích cho tổ. 1.6/ Tổ chức làm, cách sử dụng ĐDDH có hiệu quả: Việc đổi mới phương pháp dạy học cần rất nhiều đến các loại đồ dùng dạy học phục vụ cho bài dạy. Hiện Bộ GD_ĐT đã cấp một số trang thiết phục vụ dạy hocï. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng đồ dùng sẵn có thì chưa đủ, là giáo viên tâm huyết với nghề thì phải luôn tìm tòi, suy nghó để làm ra những đồ dùng hiệu quả, phục vụ tiết dạy phong phú hơn. Việc lấy ý tưởng, thực hiện làm đồ dùng dạy học là một công việc thường xuyên, không nhất thiết cấp trên tổ chức thi giáo viên mới làm. Tổ trưởng luôn biết phát huy những ý tưởng của các thành viên để cùng nhau làm đồ dùng. Thành viên nào có đồ dùng hiệu quả phải được khen thưởng, động viên kòp thời. Bên cạnh đó, tổ trưởng cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để bàn về cách sử dụng ĐDDH như thế nào thì có hiệu quả. Hiện đồ dùng được cấp trong phòng thiết rất nhiều, tuy nhiên khi đi tập huấn các Thầy Cô chưa truyền đạt hết các tình huống xảy ra trong quá trình sử dụng ĐDDH, nên khi sử dụng giáo viên còn gặp một số khó khăn, dẫn đến hiệu quả chưa cao. Khi tổ chức chuyên đề thảo luận về việc sử dụng ĐDDH có hiệu quả, những giáo viên có tay nghề vững sẽ có dòp truyền đạt lại những kinh nghiệm trong quá trình sử dụng ĐDDH. Như vâïy các giáo viên trong tổ sẽ có dòp học hỏi lẫn nhau, nhằm sử dụng đồ dùng vào tiết dạy đạt hiệu quả cao hơn, giúp tiết dạy thành công, học sinh hứng thú học tập. Trang 5 1.7/ Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề: Theo quy đònh, mỗi tháng các tổ chuyên môn sẽ sinh hoạt 2 buổi, tuy nhiên tuỳ theo điều kiện thực tế, có tháng tổ có thể sinh hoạt 3- 4 lần, nếu như có thành viên thao giảng hoặc tổ chức chuyên đề, làm đồ dùng dạy học Việc họp tổ đúng nội dung, hình thức sẽ có tác dụng rất hiệu quả trong việc đánh giá lại tiến độ thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Qua đó động viên, khen thưởng kòp thời các cá nhân có thành tích trong các hoạt động chuyên môn, các sáng kiến góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Tổ trưởng căn cứ vào các kết quả đạt được của các thành viên để đề xuất cấp trên khen thưởng vào cuối học kỳ hoặc cuối mỗi năm học. Bên cạnh đó họp tổ cũng tạo điều kiện cho tổ trưởng nhắc nhở, uốn nắn các thành viên trong tổ sửa chữa những khiếm khuyết còn tồn tại, trên cơ sở đó tất cả các giáo viên cùng đoàn kết, phát huy tinh thần độc lập, sáng tạo, góp phần vào sự nghiệp đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục huyện nhà ngày càng đi lên. Sau khi kiểm tra, góp ý những sai phạm, nếu thành viên nào không chấp hành tốt, cố tình vi phạm. Nhiệm vụ của tổ trưởng phải báo cáo lên cấp trên để có biện pháp xử lý. Nếu cố tình không sửa chữa, tổ trưởng phải lập hồ sơ hội đồng kỷ luật trường, căn cứ mức độ vi phạm để có biện pháp xử lý đúng quy đònh của ngành. Nếu làm đúng chức năng, xử lý, khen thưởng công bằng, đảm bảo đúng quy chế sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và chuyên đề là một trong những hình thức nâng cao tay nghề có hiệu quả nhất đối với từng giáo viên. Mỗi năm học trong các tổ chuyên môn ít nhất phải thực hiện 2 chuyên đề. Việc viết chuyên đề được phát động thường xuyên trong năm học đây là cơ sở phát huy tính sáng tạo của đội ngũ Thầy cô giáo tâm huyết với nghề và là cơ sở phát hiện nhân tố điển hình trong thi đua Tổ chức góp ý nâng cao chất lượng dạy học,bằng cách xây dựng phương pháp phù hợp dạy bài khó. Thông qua các nhóm chuyên môn trong tổ . Ví dụ: Khi buổi sinh hoạt chuyên môn được lên kế hoạch sẽ tổ chức góp ý xây dựng một bài dạy nào đó khó. Tổ trưởng phải tìm hiểu kỹ nội dung, kiến thức của bài dạy. Nhất là hiện nay hệ thống Internet đã góp phần tạo điều kiện cho ta tìm hiểu kiến thức dễ dàng, có phần nào không hiểu chúng ta chỉ cần lên mạng tham gia các diễn đàn là được giải đáp. Trên cơ sở đó khi làm chủ toạ buổi sinh hoạt, người tổ trưởng sẽ khéo léo dẫn dắt các thành viên trong tổ đi đến phương pháp khả quan nhất. Trong quá trình sinh hoạt tổ cũng phải lồng ghép vào việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và nhà Trang 6 nước. Tuyên truyền về các phong trào do ngành phát động để các tổ viên nắm vững thực hiện. 2. Vai trò, trách nhiệm của giáo viên: 2.1/ Soạn giảng: Công việc soạn giảng hiện nay đã có nhiều điều kiện thuận lợi để trao đổi về nội dung và phương pháp giảng dạy. Hiện nay ngành giáo dục đã cho phép giáo viên soạn giảng trên máy vi tính, từ đó giáo viên có thể tham khảo thêm các giáo án trên mạng. Giáo viên chỉ cần copy, chỉnh sửa sao cho phù hợp với điều kiện học sinh của trường là có thể sử dụng rất hiệu quả. Mặt hạn chế của giáo án vi tính chỉ xảy ra đối với những giáo viên không tâm huyết với nghề, giáo viên chỉ biết lấy giáo án của người khác sau đó điền tên mình là xong, không chòu đọc, điều chỉnh sao cho nội dung, phương pháp phù hợp với học sinh trường mình. Điều này tổ trưởng cũng có thể khắc phục được bằng cách đọc kỹ những nội dung, phương pháp không phù hợp với trường, từ đó góp ý thẳng thắn với giáo viên, nhiều lần như thế tất nhiên giáo viên sẽ khắc phục khuyết điểm trên. 2.2/ Chuẩn đồ dùng dạy học: Hiện nay rất nhiều đồ dùng dạy học qua thời gian sử dụng, ảnh hưởng của thời tiết, đã làm đồ dùng hư hỏng nhiều. Nên giáo viên cần chuẩn rất kỹ trước khi mang lên lớp sử dụng. Ví dụ: Các thí nghiệm về môn vật lý, khi đồ dùng rỉ sét, dòng điện sẽ không chạy qua. Nếu không chuẩn trước, khi lên lớp giáo viên thực hiện sẽ không thành công. Rất nhiều các tình huống có thể sảy ra, nếu giáo viên không có ý thức chuẩn trước, đợi tới tiết mới mang đồ dùng lên thì việc sử dụng sẽ không hiệu quả. Điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý học sinh, các em sẽ khó tin vào lý thuyết, bởi không có thực tiễn kiểm chứng. 2.3/ Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm trong trường nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy: Một bộ phận học sinh hiện nay có tâm lý chán học, qua điều tra những em học sinh nghỉ học, 90% có nguyên nhân là không muốn học. Nguyên nhân này do đâu, bản thân mỗi người giáo viên, các tổ chức đoàn thể phải có trách nhiệm vào cuộc, nhằm khắc phục tình trạng bỏ học, chán học đang xảy ra ở tất cả các trường trên đòa bàn tỉnh. Hiểu và nắm bắt được tâm lý học sinh là một trong những yếu tố cần thiết giúp giáo viên hoà đồng với học sinh. Hiện nay ngành giáo dục đang phát động phong trào “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, môi trường “xanh, sạch, đẹp”…. các phong trào này đã góp phần tích cực trong Trang 7 việc xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Mỗi giáo viên luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức từ người Thầy mà còn học được ở Thầy, Cô tinh thần tự học, tự vượt khó vươn lên trong cuộc sống. Mỗi người Thầy, Cô hãy là những người bạn, người anh, chò thân thiết nhất đối với học sinh. Từ đó, hãy tạo ra những động lực thúc đẩy các em đam mê học tập, rèn tinh thần tự học hỏi, lónh hội tri thức mới làm hành trang bước vào tương lai với niềm tin chiến thắng. III. KẾT QUẢ: Qua áp dụng những phương pháp quản lý trên vào việc quản lý tổ, từ năm 2000 đến nay, Trường THCS Vónh Hậu luôn có những thành tích đáng kể về chất lượng học sinh cũng như tay nghề đội ngũ giáo viên không ngừng được nâng cao. Hàng năm, trường luôn có học sinh giỏi vòng huyện, vòng tỉnh. Qua các hội thi giáo viên giỏi các cấp, trường luôn có giáo viên đạt giải cao. Số lượng cụ thể từ năm 2000 đến nay: - Học sinh giỏi: + Vòng huyện: 88 học sinh + Vòng tỉnh có: 23 học sinh - Giáo viên giỏi: + Vòng huyện: 14 giáo viên + Vòng tỉnh: 08 giáo viên - Đồ dùng dạy học: Có 04 giải vòng huyện và vòng tỉnh Từ những kết quả trên đã khẳng đònh vai trò và trách nhiệm trong việc quản lý của tổ trưởnggiáo viên là rất to lớn. Việc quản lý có cơ sở khoa học đã giúp đội ngũ giáo viên không ngừng được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Khi tham mưu cho cấp trên phân công đúng, phù hợp với năng lực trong công tác, phần nào đã giúp phong trào mũi nhọn của trường không ngừng được tăng lên. Đặc biệt tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình THCS, chất lượng bộ môn diện đại trà cũng luôn đạt tỉ lệ cao qua từng năm học. Những kết quả đạt được ở trên, tuy còn khiêm tốn so với đơn vò bạn. Nhưng tập thể trường tin rằng, với tinh thần nhiệt huyết, yêu nghề, tất cả vì học sinh thân yêu. Nhất đònh sẽ gặt hái được những thành công hơn nữa, nhằm đóng góp vào ngành giáo dục huyện nhà trong việc bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao tay nghề, góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy. Hết Trang 8 . đề nâng cao chất lượng dạy và học. Vai trò, trách nhiệm của tổ trưởng chuyên môn, của giáo viên đã được giao trong trách lớn trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt là vai trò của tổ trưởng. Vì tổ trưởng. ĐỀ : VAI TRÒ CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN, CỦA GIÁO VIÊN TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ BỒI DƯỢNG ĐỘI NGŨ NÂNG CAO TAY NGHỀ GÓP PHẦN THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯNG GIÁO DỤC. . đạo của tổ trưởng sẽ có sức thuyết phục, được các thành viên trong tổ tin tưởng và thực hiện theo sự chỉ đạo. Do đó, công việc sẽ đạt chất lượng tốt. Vậy làm thế nào để tổ chuyên môn, đội ngũ giáo

Ngày đăng: 29/06/2014, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan