báo cáo nghiên cứu khoa học ' vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy học phần 'lí luận dạy học địa lí' nhằm phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên sư phạm địa lí

6 1.1K 2
báo cáo nghiên cứu khoa học  '  vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy học phần 'lí luận dạy học địa lí' nhằm phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên sư phạm địa lí

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008 101 VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN "LÍ LUẬN DẠY HỌC ĐỊA LÍ" NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU CHO SINH VIÊN PHẠM ĐỊA APPLYING SOME ACTIVE TEACHING METHODS TO THE TEACHING OF “GEOGRAPHY TEACHING METHODOLOGY” COURSE TO PROMOTE THE SELF-STUDY ABILITY OF STUDENTS OF GEOGRAPHY TEACHER TRAINING ĐẬU THỊ HÒA Trường Đại học phạm - ĐHĐN TÓM TẮT luận dạy học địa học phần rất quan trọng trong chương trình đào tạo cử nhân phạm địa lí, nó cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về luận dạy học bộ môn. Các kiến thức của học phần này vừa mang tính thuyết lại vừa mang tính kinh nghiệm và thực hành. Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học ở đại học hiện nay, đặc biệt là việc áp dụng đào tạo tín chỉ thì việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên trong giảng dạy học phần này là điều rất cần thiết và đây chính là nội dung chủ yếu của bài viết này. ABSTRACT Geography Teaching Methodology is a very important course in the BA in Geography teacher training programme as it provides students with basic knowledge of the subject teaching methodology. The knowledge containing in the course includes theory, experience and practicality. In the present trend of teaching method innovation, especially with the application of the credit system in training, the implementation of active teaching methods to promote the self-study ability of students in teaching this course is very essential and is also the main content of this paper. 1. 1. Cấu trúc nội dung của học phần "Lí luận dạy học địa lí" Học phần luận dạy học địa nằm trong chương trình đào tạo cử nhân phạm địa lí, gồm 5 đơn vị học trình (theo chế độ học phần), 3 tín chỉ (theo chế độ tín chỉ), thường được dạy vào học kì 6 của khóa đào tạo. Học phần này bao gồm 9 chương với những nội dung cơ bản về luận dạy học bộ môn như: - Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của môn luận dạy học địa lí; - Vai trò, vị trí, nhiệm vụ của môn Địa trong nhà trường phổ thông; - Hệ thống tri thức địa ở trường phổ thông (PT) và quá trình nắm tri thức; - Vận dụng các nguyên tắc vào dạy học địa ở trường PT; - Quá trình dạy học địa và các phương pháp dạy học địa ở trường PT; - Các điều kiện và phương tiện dạy học địa ở trường PT; TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008 - Các hình thức tổ chức dạy học địa ở trường PT; - Việc giảng dạy và chỉ đạo HS học tập địa lí; - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập địa của học sinh (HS). Nội dung học phần này có liên quan nhiều đến các kiến thức của Địa học, Tâm học, Giáo dục học, Lôgic học, Tin học nên việc dạy học học phần này cũng có nhiều nét riêng so với các học phần về chuyên môn. Người dạy vừa phải hiểu biết sâu về chuyên ngành, vừa phải hiểu rộng cả những khoa học liên quan, đồng thời phải có kĩ năng về nghiệp vụ phạm, có thực tế phổ thông để vừa dạy thuyết vừa dạy thực hành, thông qua người dạy, sinh viên (SV) có thể học được cả kiến thức và phương pháp dạy học, điều đó không chỉ mang lại hiệu quả dạy học mà còn có ý nghĩa lớn đối với SV phạm sau khi ra trường thực hiện nhiệm vụ dạy học ở phổ thông. 2. Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy học phần "Lí luận dạy học địa lí" nhằm phát huy năng lực tự học tự nghiên cứu của SV 2.1. Quan điểm về dạy học tích cựcphương pháp dạy học tích cực Bản chất của dạy học tích cực là đề cao chủ thể nhận thức, chính là phát huy tính tự giác, chủ động của người học. Tích cựcmột nét quan trọng của tính cách, theo Kharlanôp: "Tích cực trong học tập có nghĩa là hoàn thành một cách chủ động, tự giác, có nghị lực, có hướng đích rõ rệt, có sáng kiến và đầy hào hứng, những hành động trí óc và tay chân nhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, vận dụng chúng vào học tập và thực tiễn." [3]. Như vậy tích cựcmột đức tính quý báu rất cần thiết cho mọi quá trình nhận thức, là nhân tố quan trọng tạo nên hiệu quả dạy học. Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, độc lập và sáng tạo, hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học. Phương pháp dạy học tích cực có những đặc trưng cơ bản là: - Người học tập trung cao độ trong học tập, chủ động tìm tòi khám phá nội dung học tập, chủ động giải quyết các vấn đề phù hợp với khả năng hiểu biết của mình, đề xuất các ý tưởng sáng tạo và tự nguyện trình bày, diễn đạt các ý kiến của mình. Theo thuyết kiến tạo, phương pháp dạy học tích cực chính là giúp cho "người học tự xây dựng những cấu trúc trí tuệ riêng cho mình về những tài liệu học tập, lựa chọn những thông tin phù hợp, giải nghĩa thông tin dựa trên vốn kiến thức đã có và nhu cầu hiện tại, bổ sung thêm những thông tin cần thiết để tìm ra ý nghĩa của tài liệu mới" (Shuell, 1993) [3], người học chính là chủ thể của quá trình nhận thức. - Người dạy: linh hoạt, mềm dẻo, luôn tạo cơ hội để người học tham gia và làm chủ hoạt động nhận thức. Người dạy xây dựng được những môi trường có khả năng thúc đẩy người học tự điều khiển hoạt động học tập, cung cấp những nhiệm vụ học tập có mức độ phù hợp với từng SV, tạo điều kiện cho từng SV được phép lựa chọn, tự lập kế hoạch, tự đưa ra mục đích hoạt động, tự mình hoặc hợp tác để thực hiện nhiệm vụ học tập, cuối cùng tự nhận xét đánh giá kết quả học tập của bản thân. Người dạy chỉ là người tổ chức và hướng dẫn quá trình nhận thức. - Nội dung bài dạy không đi sâu vào từng chi tiết cụ thể mà sắp xếp thành các vấn đề liên kết hoặc sắp xếp theo nguyên cơ chế để kích thích duy và tính chủ động sáng tạo trong cách giải quyết các vấn đề của người học. Trong Luật Giáo dục của nước ta, điều 36b cũng nêu rõ: "Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho 102 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008 103 người học phát triển duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng", sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học ở đại học chính là thực hiện luật Giáo dục. 2.2. Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học học phần "Lí luận dạy học địa lí" Trong quá trình dạy học học phần luận dạy học địa lí, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học. Ở bài viết này chúng tôi chỉ trình bày việc vận dụng một số phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực tự họctự nghiên cứu của SV. 2.2.1. Phương pháp hướng dẫn SV tự học, tự nghiên cứu bài học Tự học, tự nghiên cứu là hình thức hoạt động của cá nhân người học nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kĩ năng của môn học. Hoạt động tự học, tự nghiên cứu do chính SV tiến hành ở trên lớp, ngoài lớp hoặc ở nhà. Tự học có liên quan chặt chẽ với quá trình dạy học, nhưng có tính độc lập cao, nó được coi là chìa khóa vàng của giáo dục trong thời đại tri thức nhân loại tăng lên như vũ bão ngày nay. - Tự học thực chất là hoạt động độc lập của SV với các nguồn tri thức có sẵn như các tài liệu, giáo trình, các bản đồ, biểu đồ dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên, SV tìm tòi, khám phá hoặc chọn lọc, bổ sung, hệ thống hóa các kiến thức cần nắm, rèn luyện một sốnăng nghề nghiệp cần thiết. Tự học cá nhân thường được tiến hành trong các trường hợp: nội dung bài học tương đối đơn giản, nội dung đã được trình bày khá rõ ràng trong giáo trình, các kĩ năng nghề nghiệp đã được giáo viên hướng dẫn. - Tự nghiên cứu cũng là những hoạt động độc lập của sinh viên, nhưng với các nguồn tri thức có thể có sẵn, cũng có thể phải tìm kiếm hoặc phải điều tra, khảo sát ngoài thực tế phổ thông. Tự nghiên cứu SV phải hoạt động nhiều hơn, sử dụng nhiều thao tác duy để tìm tòi, khám phá tri thức mới, học tập những kĩ năng mới và sự hướng dẫn của giáo viên kĩ lưỡng hơn: hướng dẫn tìm nguồn tài liệu, hướng dẫn điều tra, khảo sát thực tế ở các trường PT, hướng dẫn cách thức khai thác các nguồn tri thức, hướng dẫn cách xử và cách hệ thống thông tin Việc tự nghiên cứu thường được tiến hành ở ngoài lớp hoặc ở nhà, với thời gian dài hơn và nội dung khó hơn. Để hướng dẫn SV tự học, tự nghiên cứu giáo viên cần vận dụng các phương pháp sau đây: a) Cấu trúc nội dung kiến thức, kĩ năng của học phần thành các vấn đề theo trình tự lô gic liên kết Nội dung học phần không chia thành chương mục mà sắp xếp lại thành các vấn đề có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về lô gic, mỗi vấn đề là những nhiệm vụ nhận thức. Trong học phần luận dạy học địa lí, chúng tôi sắp xếp thành 5 vấn đề lớn: - Môn Địa trong nhà trường PT và hệ thống tri thức địa ở trường PT. - Các nguyên tắc và phương pháp dạy học địa trong trường PT. - Các điều kiện và phương tiện dạy học địa trong trường PT. - Các hình thức tổ chức dạy học địa trong nhà trường PT. - Các công việc của người giáo viên để thực hiện nhiệm vụ dạy học ở trường PT: công việc thiết kế bài dạy, công việc tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn học sinh học tập, công việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Các vấn đề này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giúp SV vừa hiểu được các nhiệm vụ nhận thức, vừa hiểu được vai trò và vị trí của từng nhiệm vụ, qua đó sinh viên cũng có thể nắm được nhiệm vụ nào là quan trọng nhất đối với bản thân. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008 b) Thiết kế các vấn đề lớn thành các bài tập nhận thức ở các mức độ khác nhau Bài tập nhận thức chính là các câu hỏi, các vấn đề nêu ra nhằm kích thích hoạt động tiếp nhận thông tin, xử và lưu trữ thông tin, cao hơn là các hoạt động tìm tòi khám phá kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp của SV. Các bài tập nhận thức có hai dạng: nhỏ và lớn. - Bài tập nhỏ có thể thực hiện ngay trong tiến trình dạy học của giáo viên trên lớp, đó là các vấn đề, các câu hỏi yêu cầu tiếp nhận và xử những thông tin đơn giản đã có sẵn, rèn luyện những kĩ năng thông dụng và đơn giản. - Bài tập lớn, có nhiệm vụ phức tạp hơn như tìm tòi, khám phá kiến thức mới và đòi hỏi SV phải điều tra, khảo sát, phân tích, đối chiếu so sánh mới rút ra được kiến thức, năng mới, nên bài tập lớn cần nhiều thời gian hơn, SV có thể làm ở nhà hoặc ngoài lớp. Trong mỗi vấn đề lớn của học phần này, chúng tôi thiết kế thành các bài tập nhận thức để giao cho SV tự họctự nghiên cứu. Các bài tập nhỏ thường được thực hiện ở ngay tại lớp, các bài tập lớn thường được SV thực hiện ở ngoài lớp hoặc ở nhà với thời gian dài, ngắn tùy thuộc vào nội dung. Ví dụ: nội dung phần môn Địa trong nhà trường PT và hệ thống tri thức địa trường PT chúng tôi thiết kế thành các bài tập sau: * Các bài tập nhỏ 1. Phân tích vai trò và vị trí của môn Địa trong nhà trường PT. Vì sao địa môn học không thể thiếu trong đào tạo HS phổ thông ? 2. Khoa học Địa và môn Địa trong nhà trường PT có những điểm gì giống và khác nhau ? 3. Phân biệt biểu tượng và khái niệm địa lí, cần lưu ý gì trong phương pháp hình thành biểu tượng và khái niệm địa cho HS ? 4. Đặc điểm của các mối quan hệ địa lí. Tại sao nói: dạy địa chính là dạy các mối quan hệ ? 5. Việc rèn luyện kĩ năng địa ở nhà trường PT hiện nay cần tập trung vào các nhóm kĩ năng nào ? Theo anh (chị) nhóm kĩ năng nào là quan trọng nhất ? Vì sao? * Các bài tập lớn 1. Nội dung tri thức địa trong nhà trường phổ thông gồm có những thành phần nào ? Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần đó. 2. Trong dạy học địa ở trường PT giáo viên cần chú trọng dạy các kiến thức và năng nào ? Vì sao? c) Hướng dẫn SV giải quyết các vấn đề hoặc thực hiện các bài tập nhận thức Các bài tập nhận thức được nêu ra cho SV như một nhiệm vụ học tập, để có hiệu quả cao giáo viên cần hướng dẫn một cách cụ thể: - Chỉ ra các nguồn tài liệu và các phương tiện cần sử dụng ở từng chương mục. - Hướng SV tập trung vào giải quyết những vấn đề cơ bản (khi cần thiết phải nêu một số câu hỏi gợi mở để gợi ý duy). - Những bài tập lớn cần hướng dẫn kĩ hơn: nguồn tài liệu, hướng dẫn điều tra, khảo sát thực tế ở các trường PT, hướng dẫn cách thức khai thác các nguồn tri thức, hướng dẫn cách xử và cách hệ thống thông tin (đôi khi cần phải hướng dẫn cả dàn ý hoặc các bước thực hiện). 2.2.2. Phương pháp hướng dẫn SV thảo luận nhóm 104 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008 105 Thảo luận nhóm là phương pháp rất thích hợp với đối tượng SV và đem lại hiệu quả cao trong học tập. Trong thảo luận nhóm, SV vừa thể hiện được vai trò của cá nhân, vừa thể hiện được vai trò của tập thể, đồng thời tạo được mối quan hệ hai chiều: giữa SV - SV và giữa SV - giáo viên. Trong học phần luận dạy học địa có nhiều nội dung, nhiều vấn đề phức tạp, nhiều mâu thuẫn giữa yêu cầu và hiện tại của dạy học hiện nay, các vấn đề này có thể gây ra nhiều ý kiến, nảy sinh nhiều vấn đề khác nhau, rất cần phải có sự hợp tác, chia sẻ nên phương pháp thảo luận nhóm là rất thích hợp. Ví dụ trong học phần này có nhiều vấn đề cho SV thảo luận như: - Ưu điểm và nhược điểm của nhóm phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học mới. Vì sao hiện nay giáo viên địa ở các trường PT vẫn chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống ? - Sử dụng các phương tiện như thế nào để nó trở thành nguồn tri thức? Khai thác kiến thức từ bản đồ và sử dụng bản đồ có khác nhau không ? - Ưu nhược điểm của các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để đánh giá chính xác và khách quan kết quả học tập của HS người giáo viên nên sử dụng hình thức và những công cụ kiểm tra đánh giá nào ? Để thảo luận có hiệu quả, giáo viên cần hướng dẫn một cách cụ thể từng bước: Bước 1: chia nhóm, cử chủ tọa và thư kí. Bước 2: giáo nhiệm vụ (nội dung thảo luận) cho từng nhóm. Bước 3: tiến hành thảo luận. - SV thảo luận, trong thảo luận có thể tranh luận, có thể nêu thắc mắc. Nếu tập thể nhóm không thống nhất được hoặc không giải đáp thỏa đáng các thắc mắc, cá nhân có quyền bảo lưu ý kiến để đưa ra tập thể lớp. - Giáo viên không tham gia thảo luận hoặc góp ý kiến, chỉ làm nhiệm vụ quan sát, lắng nghe, có thể điều chỉnh khi các nhóm đi quá xa nội dung thảo luận. Bước 4: tổ chức báo cáo kết quả thảo luận: đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi hoặc bổ sung ý kiến. Bước 5: giáo viên nhận xét, bổ sung và tổng kết thảo luận. 2.2.3. Phương pháp hướng dẫn SV đọc tài liệu phục vụ cho môn học Sách là nguồn tri thức vô giá của nhân loại. Đọc sách giúp cho SV bổ sung và mở rộng được kiến thức, sách chính là nguồn tài liệu quan trọng nhất để tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo. Đối với mỗi môn học có rất nhiều tài liệu: có loại được coi là giáo trình chính, có loại là giáo trình bổ sung từng phần của môn học, có loại là sách tham khảo. Để đọc được nhiều tài liệu và thu được hiệu quả, cần hướng dẫn SV phương pháp đọc, tuy nhiên mỗi loại cần có phương pháp đọc khác nhau. - Đối với những giáo trình chính, phục vụ trực tiếp cho môn học cần phải đọc và nghiên cứu kĩ: + Trước hết cần đọc mục lục để khái quát được toàn bộ nội dung của giáo trình, rút ra được những phần cơ bản nhất của tài liệu. + Đọc từng phần và hệ thống lại những kiến thức cơ bản nhất của phần đó. + Liên kết các phần, xác lập được mối quan hệ về mặt kiến thức của toàn bộ tài liệu. + Tổng quan lại tài liệu theo các hiểu và cách sắp xếp của người đọc. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008 106 - Đối với những tài liệu bổ sung cho từng phần của môn học: + Trước hết cần đọc mục lục để tìm ra những nội dung cần thiết bổ sung cho môn học, đánh dấu những phần quan trọng phục vụ trực tiếp cho phần nào của môn học. + Đọc phần đã xác định và hệ thống lại những kiến thức cơ bản nhất của phần đó. + Liên kết giữa phần đọc được ở tài liệu với nội dung của giáo trình. + Đối chiếu so sánh giữa giáo trình đọc và nội dung bài học để thấy được sự thống nhất hay khác biệt về kiến thức, quan điểm. - Đối với những tài liệu tham khảo: + Trước hết cần đọc mục lục để biết nội dung của tài liệu, đánh dấu những phần có thể đọc để bổ sung hoặc mở rộng cho nội dung môn học. + Chỉ đọc những phần đã đánh dấu và ghi lại những kiến thức cần thiết nhất có liên quan đến nội dung môn học. 3. Kết luận Có nhiều phương pháp và cách thức tổ chức dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, độc lập và sáng tạo của sinh viên, điều đó có ý nghĩa thiết thực trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở đại học và cũng nhằm đáp ứng cho việc đào tạo tín chỉ hiện nay. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi cũng mới chỉ nêu ra một vài phương pháp qua quá trình vận dụng trong giảng dạy học phần luận dạy học địa ở trường Đại học phạm - ĐHĐN cho hiệu quả khả quan, sinh viên có thể nắm kiến thức và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt và sáng tạo dựa vào năng lực của bản thân. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Can - Calich (1981), Hoạt động phạm là quá trình sáng tạo, Viện nghiên cứu Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. [2] Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (2004), luận dạy học địa lí, NXB Đại học phạm, Hà Nội. [3] Lê Công Triêm (chủ biên), Nguyễn Đức Vũ, Trần Thị Anh (2002), Một số vấn đề hiện nay của phương pháp dạy học đại học, NXB GD, Hà Nội. . các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học ở đại học chính là thực hiện luật Giáo dục. 2.2. Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học học phần " ;Lí luận dạy học địa lí& quot;. KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008 101 VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN "LÍ LUẬN DẠY HỌC ĐỊA LÍ" NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC. SV sư phạm sau khi ra trường thực hiện nhiệm vụ dạy học ở phổ thông. 2. Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy học phần " ;Lí luận dạy học địa lí& quot; nhằm phát huy

Ngày đăng: 29/06/2014, 16:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan