Đề cương ôn tập cơ sở văn hóa Việt Nam k30 ppt

64 15.4K 498
Đề cương ôn tập cơ sở văn hóa Việt Nam k30 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1 1. Khái niệm - Thuật ngữ “giao lưu và tiếp biến văn hoá” được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều ngành khoa học xã hội như dân tộc học, xã hội học, văn hoá học.v.v ở phương Tây, khái niệm này được dùng bởi những từ khác nhau. Người Anh dùng Cultural Change (trao đổi văn hoá). Khái niệm Acculturation của người Hoa Kỳ được các nhà nghiên cứu ở Việt Nam dịch với những nét nghĩa khác nhau: đan xen văn hoá, hỗn dung văn hoá, giao thoa văn hoá. Cách dịch được nhiều người chấp nhận là giao lưu và tiếp biến văn hoá. - Nếu quy luật kế thừa là sự khái quát hoá quá trình phát triển văn hoá diễn ra theo trục thời gian thì giao lưu và tiếp biến văn hoá nhìn nhận sự phát triển văn hoá trong mối quan hệ không gian với nhiều phạm vi rộng hẹp khác nhau, tuỳ trình độ phát triển và đặc điểm riêng của mỗi dân tộc. - Khái niệm: Giao lưu và tiếp biến văn hoá là sự gặp gỡ, thâm nhập và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa. Trong quá trình này, các nền văn hoá bổ sung, tiếp nhận và làm giàu cho nhau, dẫn đến sự biến đổi, phát triển và tiến bộ văn hoá. - Giao lưu văn hoá thực chất là sự gặp gỡ, đối thoại giữa các nền văn hoá. Quá trình này đòi hỏi mỗi nền văn hoá phải biết dựa trên cái nội sinh để lựa chọn tiếp nhận cái ngoại sinh, từng bước bản địa hoáđể làm giàu, phát triển văn hoá dân tộc. Trong tiếp nhận các yếu tố văn hoá ngoại sinh, hệ giá trị xã hội và tâm thức dân tộc vai trò rất quan trọng. Nó là "màng lọc" để tiếp nhận những yếu tố văn hoá của các dân tộc khác, giúp cho văn hoá dân tộc phát triển mà vẫn giữ được sắc thái riêng của mình. - Quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hoá thường diễn ra theo hai hình thức: + Hình thức tự nguyện: Thông qua các hoạt động như buôn bán, thăm hỏi, du lịch, hôn nhân, quà tặng…mà văn hoá được trao đổi trên tinh thần tự nguyện. + Còn hình thức cưỡng bức: thường gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược thôn tính đất đai và đồng hoá văn hoá của một quốc gia này đối với một quốc gia khác. Tuy nhiên, trên thực tế, các hình thức này lắm khi không thuần nhất. khi trong cái vẻ tự nguyện, những yếu tố mang tính cưỡng bức. Hoặc trong quá trình bị cưỡng bức văn hoá, vẫn những yếu tố tiếp nhận mang tính tự nguyện. 2. Giao lưu và tiếp biến trong văn hóa Việt Nam Trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, văn hóa Việt Nam đã những cuộc tiếp xúc và giao lưu với các nền văn hóa phương Đông và phương Tây bằng những con đường và hình thức khác nhau. Cùng với sự hình thành các yếu tố văn hóa bản địa, giao lưu và tiếp biến với văn hóa Đông - Tây đã trở thành động lực to lớn cho sự biến đổi, phát triển và làm nên những sắc thái riêng của nền văn hóa Việt Nam. a. Giao lưu và tiếp biến với văn hoá Đông Nam Á - Quá trình tiếp xúc và giao lưu với văn hoá Đông Nam á của người Việt cổ, theo GS Hà Văn Tấn(1), diễn ra qua hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất, trước nền văn hoá Đông Sơn, và giai đoạn thứ hai là từ văn hoá Đông Sơn (thiên niên kỷ thứ I tr.CN) trở đi đến thế kỷ cuối của thiên niên kỷ thứ I tr.CN. + Giai đoạn thứ nhất, việc tiếp xúc và giao lưu văn hoá chủ yếu diễn ra giữa các bộ lạc hay nhóm bộ lạc trong phạm vi đất nước ta. Lúc ấy văn hoá Việt Nam vẫn mang các đặc trưng Đông Nam Á cả về vật chất cũng như tinh thần. - Dựa vào cứ liệu của cỏc ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học ngày hôm nay đó xác định được vùng Đông Nam Á một tầng văn hoá riêng biệt, phi Hoa, phi Ấn. Vùng Đông Nam Á tiền sử đã sáng tạo nên một nền văn hoá những nét tương đồng: + Thứ nhất, đó là một phức thể văn hóa lúa nước với ba yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng, văn hóa biển, trong đó yếu tố đồng bằng ra đời sau, chiếm diện tích không lớn nhưng đóng vai trò chủ đạo. Đông Nam Á trong lịch sử đã từng được mệnh danh là cái nôi của cây lúa nước và một trong năm trung tâm cây trồng lớn nhất thế giới. Vì vậy, Đông Nam Á mang những đặc trưng của vùng văn hóa, văn minh nông nghiệp lúa nước. Cùng với sản xuất lúa nước, trâu bò được thuần hóa và dùng làm sức kéo, đặc biệt là trâu. Công cụ dùng trong sản xuất, sinh hoạt, chiến đấu, dụng cụ nghi lễ chủ yếu được chế tác bằng đồng và sắt .v.v + Thứ hai: Hoạt động kinh tế chính của Đông Nam Á là sản xuất nông nghiệp. Cư dân thành thạo nghề trông lúa nước và nghề đi biển. + Thứ ba: Trong cấu gia đình truyền thống Đông Nam Á, người phụ nữ vai trò quyết định trong hoạt động gia đình. Đây cũng là một đặc điểm tạo nên dấu ấn riêng của văn hóa Đông Nam Á so với các quốc gia trong khu vực văn hóa phương Đông và phương Tây. + Thứ tư: Về mặt văn hóa tinh thần, ngay từ buổi đầu cư dân Đông Nam Á đã hình thành cho mình một diện mạo văn hóa tinh thần khá phong phú và phát triển ở trình độ cao. Điều đó thể hiện ở sự phát triển của tư duy nhận thức về xã hội và thế giới, quan niệm về tính chất lưỡng phân, lưỡng hợp của thế giới .v.v Tín ngưỡng Đông Nam Á buổi đầu là bái vật giáo với việc thờ các thần: thần đất, thần mưa, thần lúa, thờ mặt trời, thờ cây, thờ đá, thờ cá sấu, đặc biệt là tín ngưỡng phồn thực và thờ cúng tổ tiên. - Giai đoạn thứ hai, vào thời kỳ Đông Sơn- thời kỳ kết tinh tinh thần dân tộc, kết tinh văn hoá. Không chỉ giữa các nền văn hoá Đông Sơn, văn hoá Sa Huỳnh và văn hoá Đồng Nai sự trao đổi, tiếp xúc lẫn nhau, mà các nền văn hoá này đã trao đổi tiếp xúc khá mạnh mẽ với văn hoá Đông Nam Á. Chứng cứ là, người ta tìm thấy khá nhiều trống đồng Đông Sơn ở Thái Lan, Ma Lai, Inđônêxia, và miền nam Trung Quốc (thuộc khu vực văn hoá Đông Nam Á). Nhiều trống đồng hoa văn, hình người, hình chim tìm thấy ở Tấn Ninh (Nam Trung Quốc) mang phong cách Đông Sơn. Rất nhiều rìu đồng đuôi én tìm thấy ở Inđônêxia được sản xuất theo phong cách Đông Sơn (kiểu rìu làng Vạc- Nghệ An). Các đồ đồng này hoặc bằng con đường buôn bán mà mặt ở các nước trong khu vực, hoặc được chế tạo tại chỗ theo phong cách Đông Sơn mà họ chịu ảnh hưởng. - Nằm trong khu vực Đông Nam Á, văn hóa Việt Nam ngay từ thời kỳ tiền sử và sử đã mang những sắc thái của văn hóa Đông Nam Á.Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của lịch sử, giao lưu với văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, những ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng đã khiến cho văn hóa cổ Đông Nam Á bị giải thể về mặt cấu trúc. Những yếu tố, những mảnh vụn của chúng trở thành tầng sâu văn hóa Đông Nam Á trong các nền văn hóa của mọi quốc gia trong khu vực và được bảo lưu như các yếu tố, các giá trị chung tạo nên những nét tương đồng văn hóa. - Vào thời kỳ sử, người Việt Nam đã tạo dựng cho mình một nền văn hóa bản địa rực rỡ: văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh, văn hoá Đồng Nai. Trước khi tiếp xúc và giao lưu với văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ, Việt Nam đã hình thành một nền văn hoá bản địa vừa những nét tương đồng với Đông Nam Á vừa cá tính, bản sắc riêng. Điều này được thể hiện ở một số điểm như sau: + Địa bàn cư trú của người Việt đã tương đối ổn định, theo mô hình làng. + Phương thức sản xuất chính là nông nghiệp, trồng trọt, kết hợp với chăn nuôi và đánh bắt thuỷ hải sản. Trong sản xuất nông nghiệp, nổi bật là nền văn minh lúa nước, dùng sức kéo là trâu bò. + Trình độ luyện kim đồng, sắt, chế tác các dụng cụ lao động, vật dụng, các đồ trang sức…bằng đồng, sắt đạt đến một trình độ điêu luyện và cá tính văn hoá Việt. + Đã tiếng nói tương đối ổn định, đó là hệ ngôn ngữ Việt- Mường. + Đã một hệ thống huyền thoại trở thành "mẫu gốc", thành tâm thức cộng đồng trong đời sống tinh thần người Việt. Hệ thống huyền thoại này phản ánh năm lĩnh vực trụ cột lớn của đời sống cộng đồng dân tộc quan tâm như : nguồn gốc giống nòi, làm ăn dựng xây đất nước, đánh giặc giữ nước, đời sống tâm linh và tình yêu lứa đôi của con người. Tất cả, hoặc từng phần những nội dung đó được thể hiện trong những huyền thoại rực rỡ như: Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh- Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Chử Đồng Tử và Tiên Dung… Đó là một tài sản tinh thần to lớn ý nghĩa tập hợp sức mạnh đoàn kết, ý thức tự cường văn hoá của dân tộc Việt Nam trong suốt hành trình lịch sử. - Một nghìn năm dưới ách đô hộ của các đế chế phương Bắc, văn hóa Đông Sơn bị giải thể về mặt cấu trúc nhưng văn hóa Việt Nam vẫn phát triển. Những yếu tố của văn hóa Đông Sơn vẫn được lưu giữ trong các xóm làng. Đây chính là sức mạnh để chủ nhân văn hóa Việt Nam đủ bản lĩnh trong giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoavẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. b. Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Trung Hoa Giao lưu và tiếp biến giữa văn hóa Việt Namvăn hóa Trung Hoa là sự giao lưu, tiếp biến liên tục qua nhiều thời kỳ của lịch sử. Trung Hoa là một trong những trung tâm văn hóa lớn ở phương Đông, nền văn hóa lâu đời và phát triển rực rỡ. - Văn hóa Trung Hoa là nền văn hóa nông nghiệp xuất phát từ nông nghiệp trồng khô (trồng kê và lúa mạch) trên đất hoàng thổ của vùng trung du Hoàng Hà. Do nằm trên ngã ba đường của các luồng giao lưu kinh tế - văn hóa Đông - Tây, Nam - Bắc trong đại lục Châu Á và miền bình nguyên Âu - Á, nên văn hóa Trung Hoa vừa mang những đặc điểm văn hóa du mục của các cư dân phương Bắc và Tây Bắc, vừa thâu hóa nhiều tinh hoa của văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước của các cư dân phương Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa Trung Hoa gắn liền với lịch sử mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chinh phạt về mặt quân sự và truyền bá văn hóa của tổ tiên người Trung Hoa từ phía Tây lưu vực sông Hoàng Hà theo hướng từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Cùng với sự bành trướng về phương Nam của các triều đại phong kiến Trung Hoa, đã diễn ra quá trình Trung Hoa thâu hóa văn hóa phương Nam, Hán hóa các nền văn hóa phương Nam. Vị trí địa lý và những diễn biến của lịch sử đã tạo các điều kiện gặp gỡ và tiếp xúc thường xuyên giữa văn hóa Việt Namvăn hóa Trung Hoa. Ngày nay, không thể phủ nhận ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đối với văn hóa Việt Nam là rất lớn. Vấn đề đặt ra là trong cuộc tiếp xúc không cân sức này, người Việt làm thế nào để văn hóa dân tộc vẫn tồn tại và phát triển, vẫn khẳng định được bản sắc văn hóa của mình? - Quá trình giao lưu tiếp biến giữa văn hóa Việt Namvăn hóa Trung Hoa diễn ra với hai hình thức: giao lưu cưỡng bức và giao lưu tự nguyện. + Giao lưu cưỡng bức diễn ra ở hai giai đoạn lịch sử điển hình: từ thế kỷ I đến thế kỷ X và từ 1.407 đến 1.427. Suốt thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên, các đế chế phương Bắc ra sức thực hiện các chính sách đồng hoá về phương diện văn hoá nhằm biến nước ta trở thành một quận, huyện của Trung Hoa. Từ 1.407 đến 1.427 là giai đoạn nhà Minh xâm lược Đại Việt. Trong số các kẻ thù từ phương Bắc, giặc Minh là kẻ thù tàn bạo nhất đối với văn hóa Đại Việt. Minh Thành tổ ban lệnh cho viên tướng Trương Phụ chỉ huy binh lính vào xâm lược Việt Nam: "Binh lính vào Việt Nam, trừ sách vở và bản in đạo Phật, đạo Lão thì không thiêu hủy, ngoài ra hết thảy mọi sách vở khác, văn tự cho đến ca lý dân gian hay sách dạy trẻ nhỏ một mảnh, một chữ đều phải đốt hết. Khắp trong nước, phàm những bia do người Trung Quốc dựng từ xưa đến nay thì đều giữ gìn cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá hủy tất cả, một chữ chớ để còn". + Giao lưu tiếp biến văn hóa một cách tự nguyện là dạng thức thứ hai của quan hệ giữa văn hóa Việt Namvăn hóa Trung Hoa. Trước thời kỳ Bắc thuộc đã từng diễn ra giao lưu tự nhiên giữa tộc người Hán với cư dân Bách Việt. Nghiên cứu lịch sử văn minh Trung Hoa người ta thấy nhiều yếu tố văn hóa phương Nam đã được người Hán tiếp nhận từ thời cổ đại, những yếu tố này nhập sâu vào văn hóa Hán, được hệ thống hóa, nâng cao "chữ nghĩa hóa" rồi truyền bá trở lại phương Nam dưới dáng vẻ mới. thể nói, đó là sự giao lưu tiếp xúc hai chiều học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa. Hiện nay đã phát hiện được trống đồng và nhiều đồ đồng Đông Sơn trên đất Trung Hoa, đồng thời cũng phát hiện nhiều vật phẩm mang dấu ấn Trung Hoa trong các di chỉ khảo cổ học ở Việt Nam. Trong nền văn hóa Đông Sơn, người ta đã nhận thấy khá nhiều di vật của văn hóa phương Bắc nằm cạnh những hiện vật của văn hóa Đông Sơn. Chẳng hạn những đồng tiền thời Tần Hán, tiền Ngũ thù đời Hán, các dụng cụ sinh hoạt của quý tộc Hán như gương đồng, ấm đồng .v.v thể những sản phẩm ấy là kết quả của sự trao đổi, thông thương giữa hai nước. - Ở thời kỳ độc lập tự chủ, nhà nước quân chủ Đại Việt được mô phỏng theo mô hình nhà nước phong kiến Trung Hoa. Nhà Lý, nhà Trần về tổ chức chính trị xã hội lấy chế Nho giáo làm gốc tuy vẫn chịu ảnh hưởng rất đậm của Phật giáo. Đến nhà Lê đã hoàn toàn tự nguyện và chịu ảnh hưởng của Nho giáo sâu sắc. - Cũng cần nhận thức rõ rằng ngay cả trong giao lưu cưỡng bức, người Việt luôn ý thức chống lại sự đồng hóa về phương diện văn hóa, chuyển thế bị động thành thế chủ động bằng cách bản địa hóa văn hóa Hán để tự làm giàu cho bản thân mình mà không bị đồng hóa về phương diện văn hóa. - Cả hai dạng thức của giao lưu, tiếp biến văn hóa cưỡng bức và tự nguyện giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa đều là nhân tố cho sự vận động của văn hóa Việt Nam trong diễn trình lịch sử. Người Việt luôn ý thức vượt lên, thâu hóa những giá trị văn hóa Trung Hoa để làm giàu cho văn hóa dân tộc và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoa. + Về văn hóa vật thể: Người Việt tiếp nhận một số kỹ thuật trong sản xuất như: kỹ thuật rèn đúc sắt gang để làm ra công cụ sản xuất và sinh hoạt, kỹ thuật dùng phân bón để tăng độ màu mỡ cho đất, kỹ thuật xây cất nơi ở bằng gạch ngói. Người Việt còn học hỏi kinh nghiệm dùng đá đắp đê ngăn sóng biển, biết cải tiến kỹ thuật làm đồ gốm (gốm tráng men)… + Về văn hóa phi vật thể: Việt Nam tiếp nhận ngôn ngữ của người Trung Hoa (cả từ vựng và chữ viết), tiếp thu hệ tư tưởng Trung Hoa cổ đại (Nho gia, Đạo gia) trên tinh thần hỗn dung, hòa hợp với tín ngưỡng bản địa và các hệ tư tưởng khác, mô phỏng hệ thống giáo dục theo tinh thần Nho giáo, tiếp nhận một số phong tục lễ Tết, lễ hội .v.v c Giao lưu tiếp biến với văn hóa Ấn Độ Ấn Độ là một trung tâm văn hóa văn minh lớn của khu vực phương Đông và thế giới. Văn minh Ấn Độ lan tỏa khắp khu vực Đông Nam Á và trên nhiều bình diện ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Việt Nam bằng nhiều hình thức. Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ diễn ra bằng con đường hòa bình. Các thương gia, các nhà sư Ấn Độ đến Việt Nam với mục đích thương mại, truyền bá, văn hóa, tôn giáo. - Giao lưu với văn hóa Ấn Độ ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, không gian văn hóa khác nhau thì nội dung giao lưu cũng khác nhau. Ở thiên niên kỷ đầu Công nguyên, trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay ba nền văn hóa: Văn hóa cùng châu thổ Bắc bộ, văn hóa Chăm Pa và văn hóa Óc Eo. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến ba vùng văn hóa này khác nhau. Văn hóa Óc Eo chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ khá toàn diện. Trên nền tảng tầng văn hóa bản địa, các đạo sĩ Bà la môn đến từ Ấn Độ đã tổ chức, xây dựng một quốc gia mô phỏng mô hình của Ấn Độ ở tất cả các mặt: tổ chức chính trị, thiết chế xã hội, đô thị, giao thông cùng với việc truyền bá các thành tố văn hóa tinh thần như chữ viết, tôn giáo .v.v - Văn hóa Ấn Độ đã góp phần quan trọng vào quá trình hình thành vương quốc Chăm Pa và một nền văn hóa Chăm Pa phát triển rực rỡ. Người Chăm đã tiếp nhận mô hình văn hóa Ấn Độ từ việc tổ chức nhà nước cho đến việc tạo dựng và phát triển các thành tố văn hóa. Họ đã rất linh hoạt trong tiếp biến văn hóa Ấn Độ để tạo dựng nên nền văn hóa Chăm Pa với những sắc thái văn hóa đan xen giữa Ấn Độ, Đông Nam Á và văn hóa bản địa Chăm đặc sắc. Điều này thể hiện trên các lĩnh vực, đặc biệt là chữ viết, tôn giáo, kiến trúc và nghệ thuật. - Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ của người Việt ở vùng châu thổ Bắc bộ lại diễn ra trong đặc điểm hoàn cảnh lịch sử riêng. Trước khi tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ, văn hóa của người Việt đã định hình và phát triển. Dưới thời Bắc thuộc, người Việt tiếp nhận văn hóa Ấn Độ vừa trực tiếp qua các thương gia, các nhà sư từ Ấn Độ sang và vừa gián tiếp qua Trung Hoa. Những thế kỷ đầu Công nguyên, người Việt tiếp nhận văn hóa Ấn Độ trong hoàn cảnh đặc biệt: nước mất và phải đối mặt với văn hóa Hán. Bởi vậy, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ chỉ diễn ra trong tầng lớp dân chúng nhưng lại sức phát triển lớn. Vùng châu thổ Bắc Bộ trở thành địa bàn trung chuyển văn hóa Ấn Độ, đặc biệt là tôn giáo. Giao Châu trở thành trung tâm Phật giáo lớn ở Đông Nam Á. Người Việt tiếp nhận Phật giáo một cách dung dị bởi đạo Phật ở một số nội dung giáo lý phù hợp với tín ngưỡng bản địa Việt Nam. ***Nghiên cứu giao lưu tiếp biến giữa văn hóa Việt Namvăn hóa Ấn Độ cần chú ý những đặc điểm sau: + Người Việt đã tiếp nhận văn hóa Ấn Độ và đặc biệt là đạo Phật trên tinh thần bản là hỗn dung tôn giáo. Khi vào Việt Nam, Phật giáo đã tiếp xúc ngay với tín ngưỡng bản địa của dân tộc và đã chung sống với chúng. Từ tín ngưỡng thờ các hiện tượng tự nhiên, thờ nữ thần nông nghiệp, tín ngưỡng phồn thực của văn hóa bản địa, người Việt đã thâu thái những yếu tố của đạo Phật và tạo nên một dòng Phật giáo dân gian thờ Tứ Pháp hết sức đặc sắc .v.v + Phật giáo Ấn Độ đến Giao Châu không chỉ là một hiện tượng tôn giáo mà còn là một hiện tượng văn hóa. Cùng với đạo Phật, một tổng thể văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên như: ngôn ngữ, âm nhạc, vũ đạo, nghệ thuật .v.v Cũng hình thành ở Việt Nam những công trình văn hóa, nghệ thuật giá trị: hệ thống chùa, tháp .v.v + Tiếp nhận văn hóa Ấn Độ ở thời kỳ Bắc thuộc thể xem là một đối trọng với ảnh hưởng của văn hóa Hán, thể hiện tinh thần chống đồng hóa văn hoá của người Việt. d. Giao lưu và tiếp biến với văn hóa phương Tây Giao lưu và tiếp biến với văn hóa phương Tây đặc biệt ở nửa sau của thế kỷ XIX đã tạo bước chuyển tính chất bước ngoặt trong sự phát triển của văn hóa Việt Nam. - Giao lưu với văn hóa phương Tây đã từng diễn ra rất sớm trong lịch sử. Nghiên cứu văn hóa khảo cổ, người ta thấy trong văn hóa Óc Eo nhiều di vật của các cư dân La Mã cổ đại, chứng tỏ đã những quan hệ thương mại quốc tế rộng rãi. Thế kỷ XVI, các linh mục phương Tây đã vào truyền giáo ở vùng Hải Hậu (nay thuộc tỉnh Nam Định) và chúa Trịnh vua Lê ở Đàng Ngoài cũng như các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, rồi nhà Tây Sơn đều quan hệ với phương Tây. Tuy nhiên, giao lưu văn hóa toàn diện thực sự diễn ra khi Pháp xâm lược Việt Nam. - Về phía người Pháp, sau khi đã lập được ách đô hộ ở Việt Nam, họ rất ý thức dùng văn hóa như một công cụ để cai trị. Víi tinh thần yêu nước và lòng tự trọng dân tộc, thái độ trước hết của người Việt Nam là chống trả quyết liệt cả về phương diện chính trị và văn hóa. thể thấy thái độ ấy ở các nhà nho yêu nước ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX như Nguyễn Đình Chiểu, Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực Trong hoàn cảnh mất nước, người Việt ý thức chống lại văn hóa mà đội quân xâm lược định áp đặt cho họ: thái độ không học tiếng Tây, không mặc đồ Tây, không dùng hàng Tây Tuy nhiên, bằng thái độ mềm dẻo, cởi mở, dần dần họ đã tiếp nhận những giá trị văn hóa mới để phát triển văn hóa dân tộc, sử dụng chúng trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc. - Trong lịch sử mấy ngàn năm, các cuộc giao lưu và tiếp biến với các nền văn hóa trong khu vực chỉ làm đổi thay về phương diện yếu tố của văn hóa Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, quá trình tiếp xúc toàn diện với văn hóa phương Tây giai đoạn 1858 - 1945 đã khiến người Việt cấu trúc lại nền văn hóa của mình, đi vào vòng quay của văn minh công nghiệp phương Tây. Diện mạo văn hóa Việt Nam thay đổi trên các phương diện: Thứ nhất là chữ Quốc ngữ, từ chỗ là loại chữ viết dùng trong nội bộ một tôn giáo được dùng như chữ viết của một nền văn hóa. Thứ hai là sự xuất hiện của các phương tiện văn hóa như nhà in, máy in ở Việt Nam Thứ ba là sự xuất hiện của báo chí, nhà xuất bản. Thứ tư là sự xuất hiện của một loạt các thể loại, loại hình văn nghệ mới như tiểu thuyết, thơ mới, điện ảnh, kịch nói, hội họa Như vậy, với lối ứng xử thông minh, mềm dẻo, qua mỗi chặng đường thử thách, văn hóa dân tộc lại trưởng thành và phát triển lên một bước mới. Cuộc hội nhập lần thứ nhất, tiếp biến với văn hóa Ấn Độ và văn hóa Hán đã làm giàu cho văn hóa Việt Nam, khiến cho dân tộc đủ mạnh, tạo sở cho sự phát triển trong kỷ nguyên Đại Việt. Hội nhập lần thứ hai, tiếp biến với văn hóa phương Tây đã góp phần hiện đại hóa văn hóa dân tộc trên mọi phương diện. e. Giao lưu và tiếp biến trong giai đoạn hiện nay Hiện nay, chúng ta đang bước vào cuộc hội nhập lần thứ ba, hướng tới mục tiêu xây dựng một nền văn hóa "tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". - Những thuận lợi + Chúng ta một quốc gia độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau. GLTBVH trong thời đại ngày nay là hoàn toàn tự nguyện. + Cả dân tộc là một khối thống nhất với một nền văn hoá đa dạng phong phú + Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã những bước phát triển đáng kể trên tất cả các mặt, kinh tế, chính trị, khoa học, giáo dục, công nghệ. + Trình độ học vấn, nhận thức về văn hoá và vai trò của văn hoá của tất cả các cấp lãnh đạo cũng như người dân được nâng cao, ý thức về quốc gia, lòng tự hào dân tộc được khơi dậy mạnh mẽ, người dân được thoả sức sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất, tinh thần ở mọi khía cạnh. + Vị thế của đất nước được nâng cao, bình đẳng với tất cả các quốc gia trên thế giới [...]... phương Nam, các nước từ phương Tây sang phương Đông, và ngược lại, đều đi qua Việt Nam hoặc lấy Việt Nam làm một vị trí trung chuyển đều rất thuận lợi Trước đây, nhiều triều đại phong kiến Trung Hoa đã tiến đánh xâm chiếm Việt Nam, và từ Việt Nam thực hiện ý đồ mở rộng về phía Nam và Đông Nam á Từ cuối thế kỷ XVI một số nhà buôn phương Tây đã đi theo đường biển vào Việt Nam để buôn bán, và từ Việt Nam, ... còn sự tiếp biến với tôn giáo ngoại lai Thờ Mẫu tiếp biến với Phật giáo, đạo giáo * Tín ngưỡng Việt Nam giống như các thành tố khác của văn hóa Việt Nam đều mang những đặc trưng của văn hóa nông nghiệp: + Tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên: tín ngưỡng sùng bái tự nhiên + Hài hòa âm dương: thể hiện ở các đối tượng thờ cúng: Trời-Đất, Tiên-Rồng, ông đồng-bà đồng, + Đề cao phụ nữ: thể hiện... trồng trọt, nông nghiệp mạnh hơn chăn nuôi Điều này ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển của văn hoá Việt Nam rất đậm với những biểu hiện bản sau: + Việt Nam một nền văn minh nông nghiệp trồng trọt mà đỉnh cao là trồng cây lúa nước Từ đây nó quy định mô hình bữa ăn điển hình của người Việt là cơm rau - cá Hai trong ba thức ăn đó là thực vật Cây lúa liên quan rất mật thiết đến văn hoá ẩm... triển, nhất là hạ tầng sở vật chất và khoa học công nghệ, song một vấn đề lớn đặt ra và ngày càng trở lên gay gắt là sự mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển + Tiếp thu khoa học công nghệ cũng đồng nghĩa với việc tiếp thu lối sống, tác phong công nghiệp => nếp nghĩ, lối sống, đến cả không gian thôn dã của một nền văn hoá nông nghiệp lúa nước đang bị mất dần + Một hệ tư tưởng đạo đức không phù hợp với thuần... Chưa bao giờ các triều đại và người dân Việt Nam dám coi nhẹ việc đắp đê chống lụt Công cuộc đắp đê trị thuỷ là một kỳ tích vĩ đại của người Việt + Tín ngưỡng thờ sông nước: Thần sông thần suối, “Đất thổ công, sông Hà Bá” Nhân dân miền duyên hải còn thờ “cá Ông” như một con vật thiêng phù trợ cho cuộc sống của những người làm nghề đánh cá + Từ đặc điểm sông nước này mà nhà học giả Cao Xuân Huy... Tín ngưỡng người Việt: Đặc điểm tín ngưỡng của người Việt * Tín ngưỡng của Việt Nam những đặc điểm chính như sau: - Tín ngưỡng của người Việt là tín ngưỡng đa thần giáo - Nhận thức và nhân sinh quan của người Việtvạn vật hữu linh  Nhìn mọi sự vật hiện tượng đều linh hồn của nó Người Việt nhìn đâu cũng ra không gian riêng thời gian riêng, con người thiêng - Các tín ngưỡng đều sự giao thoa... phản động quốc tế không ngừng tìm cách chống phá chúng ta về mọi mặt thông qua con đường giao lưu tiếp biến văn hoá, nhằm từng bước chuyển hoá về tư tưởng ý thức hệ, đạo đức lối sống của nhân dân ta Câu 2: Môi trường tự nhiên tác động đến văn hoá Việt Nam 3 đặc điểm bản của môi trường tự nhiên Việt Nam đã tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển nền văn hoá dân tộc: - Nước... nhiều, thực: sinh sôi): Đây là một tín ngưỡng phổ biến vùng Đông Nam Á, tuy nhiên mỗi dân tộc những biểu hiện khác nhau ở Việt Nam, nó được biểu hiện bằng hai hình thức: Thờ các hình ảnh sinh thực khí và tôn vinh hành vi tính giao Nó hóa thân vào trong các trò chơi, trong tập tục, điêu khắc, văn chương Khi đi vào văn hoá Chăm Pa, nó hỗn dung với tôn giáo, thể hiện bằng hai hình tượng điêu khắc Linga và... nghiên cứu văn hoá cho rằng một nguyên lý bao trùm chi phối toàn bộ cấu trúc văn hoá Việt Nam đó là nguyên lý Mẹ- nguyên lý Mẫu tính Rất nhiều những biểu hiện sinh động chứng minh cho nguyên lý này Thí dụ như việc đặt tên đất, tên làng, tên núi, tên sông hễ cứ tên người Nam là phải tên người Nữ (Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm ) Nhà nghiên cứu văn hoá Trần Ngọc Thêm còn cho rằng việc tôn vinh... chơi bù khú nên lễ tết của Việt Nam rất nhiều Lễ tết được coi là một bộ phận của văn hóa truyền thống Việt Nam Lễ tết của Việt Nam được tổ chức theo những nét truyền thống lâu đời và khuôn mẫu nhất định đối với từng loại hình lễ hội riêng vào những thời điểm tự nhiên theo chu kỳ của bốn mùa - Lễ tết hai phần: Phần lễ và phần tết + Phần Lễ nghiêng về thờ cúng tổ tiên, thổ công, cầu nguyện mọi sự tốt . trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay có ba nền văn hóa: Văn hóa cùng châu thổ Bắc bộ, văn hóa Chăm Pa và văn hóa Óc Eo. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến ba vùng văn hóa này có khác nhau. Văn hóa Óc Eo. phương diện văn hóa. - Cả hai dạng thức của giao lưu, tiếp biến văn hóa cưỡng bức và tự nguyện giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa đều là nhân tố cho sự vận động của văn hóa Việt Nam trong. thâu hóa văn hóa phương Nam, Hán hóa các nền văn hóa phương Nam. Vị trí địa lý và những diễn biến của lịch sử đã tạo các điều kiện gặp gỡ và tiếp xúc thường xuyên giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa

Ngày đăng: 29/06/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan