Phát triển năng lượng sạch góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường pdf

7 591 2
Phát triển năng lượng sạch góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phát triển năng lượng sạch góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường Những năm gần đây, khái niệm năng lượng xanh (sạch) đã không còn xa lạ với nhiều nước trên thế giới. Năng lượng xanh là những loại năng lượng thu được từ thiên nhiên không gây ô nhiêm môi trường, bền vững và có thể tái tạo Các dạng năng lượng xanh, bao gồm: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy điện, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thủy triều, năng lượng sinh học, năng lượng hyđrô Trong thời gian qua, nguồn năng lượng truyền thống được khai thác chủ yếu là dầu khí, than đá và điện nhưng chỉ trong một vài năm tới, các nguồn năng lượng này sẽ dần cạn kiệt và không thể đảm bảo lâu dài cho ngành năng lượng Việt Nam. Trong khi đó, tình trạng lãng phí năng lượng trong sản xuất công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải nước ta diễn ra khá phổ biến và nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng gia tăng. Theo dự báo, đến năm 2025, Việt Nam chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong nước và tương lai, Việt Nam có thể sẽ phải nhập khẩu năng lượng. Trước tình hình trên, phương thức chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh ngày càng trở nên cấp bách. Với điều kiện về địa lý, khí hậu, Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng để phát triển nguồn năng lượng tái tạo, có khả năng thay thế nguồn năng lượng hóa thạch, giảm thiểu tác động tới môi trường. Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là một trong số 14 nước trên thế giới đứng đầu về tiềm năng thủy điện. Hiện nay, Việt Nam có trên 120.000 trạm thủy điện, với tổng công suất ước tính khoảng 300MW. Ngoài ra, Việt Nam có tiềm năng về năng lượng gió khá lớn, với đường biển trải dài khiến lưu lượng gió dồi dào, tổng tiềm năng ước đạt 513.360 MW. Về năng lượng mặt trời, với lợi thế là một trong những nước nằm trong dải phân bố ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong năm trên bản đồ bức xạ của thế giới, Việt Nam có rất nhiều thuận lợi để khai thác nguồn năng lượng này. Ngoài ra, có một dạng năng lượng tái tạo nữa mà chúng ta vẫn chưa tận dụng được đó là năng lượng sinh khối như: mùn cưa, các chất thải nông nghiệp (rơm, phân chuồng, chất thải thực vật .). Việc nghiên cứu phát triển nguồn vật liệu và năng lượng sinh khối tạo ra những dạng năng lượng, vật liệu sạch, rẻ góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, vừa bảo vệ môi trường, vừa thu ngoại tệ từ xuất khẩu năng lượng, bán quota giảm phát thải khí CO2 để tái đầu tư. Mặc dù nhiều tiềm năng, song việc phát triển năng lượng tái tạo nước ta chưa thật sự tương xứng với tiềm năng sẵn có. Theo đánh giá của các chuyên gia, mỗi năm, chúng ta mất hơn tỷ USD do không khai thác và sử dụng những nguồn năng lượng tái tạo như gió, năng lượng mặt trời năng lượng sinh khối Để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia vào việc phát triển năng lượng tái tạo, Chính phủ đã hình thành khung chính sách quy định một số cơ chế chính sách tài chính đối với những dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch như Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; Luật Điện lực năm 2004; Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg quy định một số cơ chế chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch (CDM) Đặc biệt, trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đuợc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đề ra mục tiêu phát triển đồng bộ và hợp lý hệ thống năng lượng: điện, dầu khí, than, năng lượng mới và tái tạo trong đó, quan tâm phát triển năng lượng sạch, ưu tiên phát triển năng lượng mới và tái tạo nhằm đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 năng lượng tái tạo sẽ đạt 6% trong tổng điện năng sản xuất, dự kiến tăng sản lượng lên 13 nghìn MW từ nguồn năng lượng tái tạo trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Đến năm 2025, sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt 1,8 triệu tấn, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu xăng dầu trong cả nước. Chủ trương thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng tái tạo của Nhà nước đã tạo đòn bẩy cho việc triển khai các dự án đầu tư vào năng lượng sạch như: Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Dự án phong điện Bình Thuận, tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, do liên doanh giữa Công ty Năng lượng Gió Fuhrlaender AG của Đức và Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam làm chủ đầu tư. Nhà máy có tổng công suất là 120 MW, dự kiến mỗi năm, sẽ đóng góp vào sản lượng điện quốc gia khoảng 100 triệu KWh; Nhà máy sản xuất pin mặt trời tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An là nhà máy sản xuất pin mặt trời đầu tiên tại Việt Nam, với tổng mức đầu tư là 10 triệu USD, cung cấp các tấm pin năng lượng mặt trời, mỗi tấm công suất 80 - 165 MWp điện với hiệu suất 16%. Nhà máy có thể cung cấp lượng sản phẩm lên đến 5 MWp điện một năm. Chính sách phát triển năng lượng sạch của Nhà nước cũng khuyến khích sản xuất, giảm thuế nhập khẩu các thiết bị năng lượng tái tạo như hầm ủ biogas, tua bin gió, xây dựng quỹ hỗ trợ đầu tư nghiên cứu khảo sát phát triển năng lượng tái tạo. Các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước được phép đầu tư về vốn, công nghệ để xây dựng dự án năng lượng sạch tại Việt Nam đi kèm với việc được hưởng ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, tín dụng đầu tư của Nhà nước Phát triển nguồn năng lượng sạch thay thế cho nguồn năng lượng hóa thạch, tăng cường sử dụng hiệu quả năng lượng trong sản xuất và tiêu dùng chính là chìa khóa giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được nguồn ngoại tệ đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, cũng như giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, đảm bảo an ninh lương thực và hướng đến nền kinh tế cácbon thấp: Vậy làm thế nào để khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo sao cho xứng tầm với tiềm năng sẵn có và loại năng lượng nào trong số những năng lượng trên sẽ là lựa chọn ưu việt đối với thực tế của Việt Nam hiện nay? Để hiểu rõ hơn về hiệu quả cũng như tương lai của lĩnh vực năng lượng xanh, Tạp chí Môi trường đã có cuộc trao đổi với một số chuyên gia trong ngành năng lượng xung quanh vấn đề này. Theo Báo cáo của Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Trung Quốc đã đầu tư 48,9 tỷ USD cho lĩnh vực năng lượng tái tạo, tăng 28% so với năm trước và là một trong những nước đầu tư cho sự phát triển năng lượng xanh lớn nhất thế giới. Khu vực Nam và Trung Mỹ đầu tư cho năng lượng tái tạo tăng 39%, đạt 13,1 tỷ USD; khu vực Trung Đông và châu Phi tăng 104%, đạt 5 tỷ USD; đầu tư của Ấn Độ tăng 25%, đạt 3,8 tỷ USD; đầu tư của các nước đang phát triển khác châu Á, trong đó có Việt Nam tăng 31%, đạt 4 tỷ USD. Ý KIẾN CHUYÊN GIA: Ông Nguyễn Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Năng lượng Tái tạo và Cơ chế phát triển sạch Việt Nam có hầu hết các nguồn năng lượng tái tạo trên thế giới, đó là năng lượng mặt trời, gió, sinh khối, khí sinh học, địa nhiệt, thủy điện nhỏ, năng lượng biển. Điều đáng tiếc là số liệu điều tra cơ bản về các loại năng lượng này nhìn chung còn sơ sài, cũ, chưa chính xác và chưa phù hợp với yêu cầu công nghệ khai thác hiện đại, do đó, chưa đủ căn cứ khoa học tin cậy để đánh giá chính xác tiềm năng của các loại năng lượng. Tuy nhiên, với các kết quả nghiên cứu, đánh giá từ trước đến nay cho chúng ta những đánh giá ban đầu về tiềm năng và khả năng khai thác. Những nguồn năng lượngtriển vọng và ưu thế phát triển là nguồn năng lượng gió, mặt trời, sinh khối. Đây là những nguồn có tiềm năng lớn, có khả năng khai thác hiệu quả với nhiều quy mô khác nhau (từ nhỏ đến lớn) tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng vùng và đặc điểm của từng loại năng lượng. Trong các loại năng lượng này thì hiện nay nguồn năng lượng gió có ưu thế hơn cả, đây là nguồn duy nhất hiện nay có cơ chế hỗ trợ giá cho nhà đầu tư, có chỉ tiêu phát triển cụ thể, khả năng xây dựng các nhà máy điện gió công suất lớn. TS. Dương Huy Hoạt - Chuyên gia cao cấp Viện Khoa học Năng lượng Từ bài học thực tiễn của nhiều nước trên thế giới cho thấy, bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì nguồn năng lượng tái tạo cũng có những nhược điểm, khó khăn, hạn chế để phát triển các loại năng lượng này như các dự án thường có quy mô, công suất nhỏ, các vùng sâu, vùng xa, chi phí đầu tư lớn và lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Nhưng khó khăn chủ yếu vẫn là giá thành đắt, do đó muốn phát triển phải có cơ chế hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ giá, đây chính là chìa khóa cho sự phát triển của ngành năng lượng sạch theo hướng bền vững. Mặc dù, nước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ, có định hướng, chỉ tiêu phát triển năng lượng tái tạo, tuy nhiên, nguồn năng lượng này vẫn gần như chưa phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng. Ngoại trừ, gần đây phát triển điện gió đã có tín hiệu lạc quan, nhiều nhà đầu tư quan tâm, nhiều dự án được cấp phép, tổng công suất lên đến gần 4.000 MW. Mặc dù, chúng ta cũng có đầu tư cho năng lượng tái tạo nhưng còn phân tán, nhỏ lẻ và cũng chưa có cơ chế, chính sách cụ thể, chưa có nghiên cứu để phát triển, hạ giá thành sản phẩm thích ứng với từng đặc điểm, điều kiện vùng miền vì thế, khi đưa vào thực tế có những vướng mắc. Mặt khác, chúng ta vẫn chưa có nghiên cứu hay cơ sở dữ liệu nào xác định được tiềm năng chính xác của các loại năng lượng tái tạo như năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt mà chỉ là những ước tính trên lý thuyết và một số mới chỉ là xác định ban đầu. Đặc biệt, chúng ta cũng chưa làm nổi bật được tầm quan trọng của sự gắn kết giữa năng lượng - môi trườngphát triển sạch. Do đó, lợi ích của phát triển năng lượng tái tạo trong mối tương quan với bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần tăng trưởng kinh tế vẫn còn mờ nhạt. Ông Đỗ Hữu Hào - Chủ tịch Hội Khoa học về Tiết kiệm năng lượng và Sử dụng năng lượng hiệu quả Để có thể phát triển nhanh chóng, rộng rãi và có hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau: Xây dựng các chính sách hỗ trợ hợp lý, phù hợp thực tế, đặc biệt sớm ban hành Luật Năng lượng tái tạo nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi có tính đột phá để đẩy mạnh khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng sạch của Việt Nam; Tiến hành ngay nhiệm vụ điều tra cơ bản đánh giá chính xác tiềm năng tất cả các nguồn năng lượng tái tạo, trước mắt ưu tiên cho những nguồn có tiềm năng lớn, tính khả thi cao; Xác định phát triển năng lượng tái tạo là một nhiệm vụ khoa học công nghệ ưu tiên, là giải pháp quan trọng có tính chiến lược nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; Thành lập quỹ phát triển năng lượng tái tạo để hỗ trự kinh phí hình thành thị trường năng lượng mới; Có kế hoạch khai thác nguồn năng lượng mới một cách khoa học, sau đó, tăng dần tỷ lệ phát triển trong cung cấp điện năng và nhiệt năng, từng bước giảm phát thải cácbon; Đổi mới công nghệ, chuyển sang công nghệ than sạch, với mục tiêu giảm phát thải cácbon bằng 0; Tuyên truyền cho người dân hiểu về những lợi ích của việc tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả để từng bước thay đổi thói quen sản xuất và tiêu dùng của người dân. Các biện pháp này phải được tiến hành đồng bộ, thì sẽ phát triển được nguồn năng lượng tái tạo vừa đáp ứng được nhu cầu năng lượng, vừa hình thành được thị trường năng lượng sạch, hướng đến nền kinh tế xanh. GIÁNG HƯƠNG (Thực hiện) TCMT 03/2012 . Phát triển năng lượng sạch góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường Những năm gần đây, khái niệm năng lượng xanh (sạch) đã không còn xa lạ với nhiều nước trên thế giới. Năng lượng xanh. trọng của sự gắn kết giữa năng lượng - môi trường và phát triển sạch. Do đó, lợi ích của phát triển năng lượng tái tạo trong mối tương quan với bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính,. phát triển nguồn vật liệu và năng lượng sinh khối tạo ra những dạng năng lượng, vật liệu sạch, rẻ góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, vừa bảo vệ môi trường, vừa thu ngoại tệ từ xuất khẩu năng

Ngày đăng: 29/06/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan