các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố đà nẵng

5 2.2K 13
các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố đà nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 65 PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2000-2007 ANALYZING CAUSES INFLUENCE THE SITUATION OF PEDESTRIAL TRAFFIC JAM IN DA NANG CITY FROM 2000 TO 2007 SVTH: BÙI THỊ THẮM Lớp: 30K05.1, Trường Đại học Kinh tế GVHD: TS. TRẦN PHƯỚC TRỮ Khoa Thống kê-Tin học, Trường Đại học Kinh tế TÓM TẮT Tai nạn giao thông đường bộ là mối hiểm hoạ của toàn nhân loại. Tại Thành phố Đà Nẵng, tai nạn giao thông đường bộ diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng hơn, từ năm 2000 đến nay số vụ tai nạn giao thông tuy có giảm nhưng số người chết vì tai nạn giao thông vẫn cứ tăng lên một cách đều đặn. Đề tài này đi sâu vào phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình TNGT đường bộ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng , từ đó nêu lên các giải pháp góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tai nạn giao thông. SUMMARY Pedestrial traffic jam is a disaster for human. In Da Nang city, pedestrial traffic jam happen more and more serious and complex, although the number of traffic jam affairs decreased, but the number of death cause of traffic jam still increases regularly. This topic explore deeply the situation of pedestrial traffic jam in Da Nang city, base on this problem, we give the solutions, restrict and push back traffic jam. Nội dung: Tai nạn giao thông đường bộ được định nghĩa là “các sự kiện bất ngờ nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người. Nó xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đường bộ đang hoạt động trên các tuyến đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc các địa bàn giao thông công cộng, nhưng do chủ quan vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống đột xuất không kịp phòng tránh gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng và sức khoẻ con người hoặc tài sản của nhà nước và nhân dân”. 1. Thực trạng tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2000_2007 Bảng 1: Thực trạng tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và so sánh với cả nước 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số vụ tai nạn giao thông (vụ) Thành phố Đà Nẵng 220 287 252 217 206 157 146 205 Cả nước 22486 25040 27134 19852 16911 14141 14161 13985 Số người chết/Số vụ ( Người/Vụ) Thành phố Đà Nẵng 0.38 0.52 0.64 0.68 0.72 0.85 0.8 0.82 Cả nước 0.33 0.42 0.47 0.57 0.69 0.79 0.87 0.92 Nguồn: Phòng cảnh sát giao thông- Công an thành phố Đà Nẵng Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 66 Theo số liệu thống kê hàng năm thì tình hình tai nạn giao thông đường bộ có nhiều diễn biến phức tạp: số vụ tăng lên từ năm 2000_2001, rồi giảm dần cho tới năm 2006. Năm 2007 tăng lên một cách đột biến (xếp thứ hai cả nước). Cũng như xu hướng trên toàn quốc, số người bị thương có giảm nhưng số người chết trong các vụ tai nạn giao thông tăng đều qua các năm. Khi so sánh tỷ lệ số người chết/ số vụ tai nạn giao thông tại thành phố Đà Nẵng so với cả nước thì hầu như năm nào cũng cao hơn, chứng tỏ tình hình tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hết sức nghiêm trọng. 2. Kết cấu số vụ tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 2.1. Phân theo đối tượng tham gia giao thông 2.1.1. Theo giới tính của người tham gia giao thông Hầu như năm nào cũng vậy, nam giới có tần suất bị tai nạn giao thông gấp hơn hai lần nữ giới. Tuy tỷ lệ tham gia giao thông là gần bằng nhau ở cả hai giới, nhưng hành vi tham gia giao thông của nam giới tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm như: uống rượu, bia; liều lĩnh; thích tốc độ…. 2.1.2. Theo độ tuổi của người tham gia giao thông Với số liệu thu thập năm 2006 ta nhận thấy đối tượng của các vụ tai nạn giao thông nhiều nhất tập trung từ 18 đến 35 tuổi ( chiếm 68,49% tổng số vụ tai nạn giao thông) 2.1.3. Theo phương tiện giao thông Mô tô là đối tượng chính gây ra các vụ tai nạn giao thông, chiếm tỷ lệ trên 75% tổng số vụ và có xu hướng tăng lên hàng năm. Đứng thứ hai là ô tô, chiếm từ 16- 20% tổng số vụ tai nạn giao thông, mà phần lớn tai nạn xảy ra là do xe khách, xe tải. Số vụ tai nạn giao thông do các phương tiện khác gây ra chỉ chiếm từ 1- 9%. 2.2. Phân theo địa điểm xảy ra tai nạn giao thông 2.2.1. Theo địa bàn quận, huyện Tính từ năm 2000 đến năm 2007, trên địa bàn quận Thanh Khê có số vụ tai nạn giao thông xảy ra nhiều nhất với 377 vụ. Nhưng mức độ thiệt hại huyện Hoà Vang là lớn nhất với 268 người chết trên tổng số 308 vụ tai nạn giao thông. 2.2.2. Theo loại đường giao thông Hệ thống đường đô thị chiếm 33,56% trong hệ thống giao thông đường bộ của thành phố và nơi đây cũng xảy ra tai nạn giao thông nhiều nhất với trên 60% tổng số vụ tai nạn giao thông. 2.3. Phân theo thời gian xảy ra tai nạn 2.3.1. Theo khoảng thời gian trong ngày Thời điểm xảy ra tai nạn giao thông đường bộ nhiều nhất là từ 18-21h. Đây là giờ cao điểm, lượng xe tập trung trên đường với mật độ dày đặc, rất dễ dẫn tới tai nạn giao thông 2.3.2. Theo các tháng trong năm Bằng cách tính chỉ số thời vụ ta có được đồ thị minh hoạ ở hình 2.3.2 Qua đồ thị ta thấy tháng cao điểm của tai nạn giao thông là tháng 1-2; tháng 8 và tháng 10-11: Do tháng 1, tháng 2 là khoảng thời gian trước, trong và sau tết dương lịch cũng như tết âm lịch, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, nhịp độ và mật độ của người và phương tiện tăng đột biến. Giai đoạn tháng 6, 7 và tháng 8 là khoảng thời gian nghỉ hè của học sinh, sinh viên cũng như giáo viên nên việc đi lại rất tuỳ tiện. Đây cũng là thời gian nắng, nóng nhất trong năm, gây khó chịu cho người tham gia giao thông, đặc biệt là các lái xe, làm cho người điều khiển phương tiện hay bị choáng nhất là đi đường xa, mắt bị ảo giác do ánh nắng trực tiếp Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 67 chiếu vào. Vì vậy, làm cho người điều khiển phương tiện bị mỏi mệt, xử lý kém, phản ứng chậm, dẫn đến xác suất xảy ra tai nạn giao thông cao hơn so với các tháng khác. Các tháng 10, tháng 11 là giai đoạn chuyển mùa từ nắng nóng sang mùa mưa, đường sá trơn trượt, hạn chế tầm nhìn của người tham gia giao thông nên số vụ tai nạn giao thông tăng cao. 0 20 40 60 80 100 120 140 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Chỉ số thời vụ Hình 2.3.2_Đồ thị chỉ số thời vụ tình hình tai nạn giao thông theo tháng 3. Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 3.1. Nguyên nhân khách quan 3.1.1. Sự gia tăng về số lượng phương tiện giao thông Với tốc độ tăng bình quân từ 10-30% mỗi năm của phương tiện giao thông như hiện nay thì sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ chưa thể đáp ứng được năng lực lưu thông phương tiện. Bảng 3.1.1: Thống kê phương tiện đăng ký mới và sự gia tăng số km đường giao thông 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Bình quân Số phương tiện đăng ký mới (xe) 43530 42109 39831 33438 32183 27841 27967 43550 36681 Số Km đường giao thông tăng (Km) 168.4 220.3 228.3 253.3 276.6 358.6 383.1 281.9 271.3 Nguồn: Ban An toàn giao thông thành phố Đà Nẵng. Có thể tính bình quân mỗi năm có tới 36681 phương tiện đăng ký mới trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trong khi đó, bình quân mỗi năm có 271,3km đường giao thông tăng lên. 3.1.2. Sự gia tăng về dân số Dân số Thành phố Đà Nẵng ngày càng tăng và tăng lên khá đều đặn. Kinh tế Thành phố ngày càng phát triển, tốc độ Đô thị hoá nhanh chóng, số lượng người đổ về đây tìm việc làm, học tập rất lớn làm cho mật độ dân cư Thành phố ngày càng cao. 3.1.3. Các nguyên nhân khách quan khác Việc xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhất là đối với người điều khiển mô tô, xe máy chưa được xử lý nghiêm khắc, triệt để. Công tác tổ chức, tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng nhân dân tự giác chấp hành luật giao thông đường bộ thiếu sự đồng bộ, chưa thực sự nhắm vào những yêu cầu thiết thực của nhân dân mà chủ yếu còn nặng về hình thức. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 68 Công tác điều tra xử lý tai nạn giao thông chưa được thực hiện một cách nghiêm khắc, thiếu tính răn đe của pháp luật. Tình hình tiêu cực trong lực lượng Cảnh sát giao thôngThanh tra giao thông cũng là nguyên nhân dẫn đến các vi phạm về trật tự an toàn giao thông Điều kiện khí hậu, thời tiết cũng ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông. 3.2. Nguyên nhân chủ quan Tai nạn giao thông là vấn đề mang tính xã hội cao. Do đó cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ ý thức của người tham gia giao thông. Bảng 3.2 : Tổng hợp tai nạn giao thông đường bộ theo đối tượng gây ra tai nạn (2002-2007) Năm Người điều khiển phương tiện Người đi bộ Phương tiện giao thông Khác Số vụ % Số vụ % Số vụ % Số vụ % 2002 230 91,27 0 0 2 0,79 20 7,94 2003 208 95,87 0 0 2 0,92 7 3,23 2004 190 92,23 0 0 2 0,97 14 6,8 2005 145 92,36 3 1,91 2 1,27 7 4,46 2006 143 97,95 3 2,05 0 0 0 0 2007 189 92,20 0 0 3 1,46 13 6,34 Nguồn: Phòng Cảnh sát giao thông- Công an thành phố Đà Nẵng Qua bảng 3.2 ta có thể thấy rằng số vụ tai nạn giao thông do người điều khiển phương tiện giao thông gây ra luôn chiếm tỷ trọng trên 90% tổng số vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn thành phố Đà Nẵng . Như vậy, nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đều xuất phát từ ý thức chủ quan của người tham gia giao thông thiếu hiểu biết Luật giao thông hoặc có hiểu biết nhưng cố tình vi phạm. Trong những năm qua, mặc dù Chính phủ nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng đã đưa ra những biện pháp chỉ đạo quyết liệt, tuy nhiên tình hình tai nạn giao thông vẫn đang diễn biến phức tạp và ngày càng có xu hướng gia tăng, đã và đang là hiểm hoạ thường xuyên đối với con người từng ngày, từng giờ. 4. Các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, em có đề xuất một số nhóm giải pháp góp phần cải thiện trật tự an toàn giao thông đường bộ như sau: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông; Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông để hướng dẫn người tham gia giao thông; Tăng cường công tác tuần tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông; Củng cố và nâng cao trách nhiệm chính quyền các cấp; Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác quản lý và hướng dẫn an toàn giao thông; Lựa chọn loại hình giao thông phù hợp. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban An toàn giao thông Thành phố Đà Nẵng, Phân tích tình hình tai nạn giao thông trong những năm qua và đề xuất một số giải pháp bền vững trong thời gian đến. [2] Ban An toàn giao thông Thành phố Đà Nẵng ( tháng 1/2008), Tài liệu hội nghị công tác an toàn giao thông năm 2008. [3] Báo cáo tình hình trật tự an toàn giao thông năm 2007 của Uỷ Ban An Toàn Giao Thông Quốc gia_ ngày 4/2/2008. [4] Lê Văn Tam - Chánh văn phòng Công an Thành phố Đà Nẵng ( tháng 10/2006), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp hạn chế tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng . [5] Bác sĩ Phạm Hùng Chiến (tháng 5/2005), Đề án nghiên cứu giảm thiểu chấn thương sọ não của bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. [6] Câu lạc bộ trẻ Đà Nẵng (tháng 9/2007), Giải pháp góp phần đảm bảo an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. [7] Trang Web của Sở giao thông công chính Đà Nẵng :www.sgtcc.gov.vn [8] Tài liệu thu thập trên trang :www.google.com.vn . Hình 2.3.2_Đồ thị chỉ số thời vụ tình hình tai nạn giao thông theo tháng 3. Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 3.1. Nguyên. nước và nhân dân”. 1. Thực trạng tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2000_2007 Bảng 1: Thực trạng tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. người chết/ số vụ tai nạn giao thông tại thành phố Đà Nẵng so với cả nước thì hầu như năm nào cũng cao hơn, chứng tỏ tình hình tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hết sức

Ngày đăng: 29/06/2014, 08:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • SVTH: BÙI THỊ THẮM

  • GVHD: TS. TRẦN PHƯỚC TRỮ

  • Thực trạng tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2000_2007

  • Kết cấu số vụ tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

    • Phân theo đối tượng tham gia giao thông

      • Theo giới tính của người tham gia giao thông

      • Theo độ tuổi của người tham gia giao thông

      • Theo phương tiện giao thông

      • Phân theo địa điểm xảy ra tai nạn giao thông

        • Theo địa bàn quận, huyện

        • Theo loại đường giao thông

        • Phân theo thời gian xảy ra tai nạn

          • Theo khoảng thời gian trong ngày

          • Theo các tháng trong năm

          • Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

            • Nguyên nhân khách quan

              • Sự gia tăng về số lượng phương tiện giao thông

              • Sự gia tăng về dân số

              • Các nguyên nhân khách quan khác

              • Nguyên nhân chủ quan

              • Các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

                • Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông để hướng dẫn người tham gia giao thông;

                • Ban An toàn giao thông Thành phố Đà Nẵng, Phân tích tình hình tai nạn giao thông trong những năm qua và đề xuất một số giải pháp bền vững trong thời gian đến.

                • Ban An toàn giao thông Thành phố Đà Nẵng ( tháng 1/2008), Tài liệu hội nghị công tác an toàn giao thông năm 2008.

                • Báo cáo tình hình trật tự an toàn giao thông năm 2007 của Uỷ Ban An Toàn Giao Thông Quốc gia_ ngày 4/2/2008.

                • Lê Văn Tam - Chánh văn phòng Công an Thành phố Đà Nẵng ( tháng 10/2006), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp hạn chế tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng .

                • Bác sĩ Phạm Hùng Chiến (tháng 5/2005), Đề án nghiên cứu giảm thiểu chấn thương sọ não của bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan