ẩm thực đà nẵng qua khảo sát các quán ăn, nhà hàng phục vụ du lịch

5 1.2K 6
ẩm thực đà nẵng qua khảo sát các quán ăn, nhà hàng phục vụ du lịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 164 ẨM THỰC ĐÀ NẴNG QUA KHẢO SÁT CÁC QUÁN ĂN, NHÀ HÀNG PHỤC VỤ DU LỊCH RESEARCHING DA NANG FOOD INDUSTRY IN RESTAURANTS WITH THE PURPOSE OF TOURIST SERVICE SVTH: NGUYỄN THỊ THANH MAI LỚP: 06CVHH, Trường Đại Học Sư Phạm GVHD: TS. LÊ ĐỨC LUẬN Khoa Ngữ Văn, Trường Đại Học Sư Phạm TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu về ẩm thực Đà Nẵngcác vùng phụ cận phục vụ cho phát triển du lịch của miền Trung nói chung và của Đà Nẵng nói riêng. Thực vậy, đề tài đã chứng minh được vị trí quan trọng của Đà Nẵng trong du lịch miền Trung và sự phát triển về du lịch của miền Trung trong hiện tại và tương lai. Qua đề tài ta thấy rõ đặc trưng ẩm thực của Đà Nẵngcác vùng phụ cận. Đặc trưng đó được thể hiện qua hệ thống quán ăn, nhà hàng của thành phố. Từ đó ta khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa ẩm thựcdu lịch để có thể khai thác mọi tiềm năng sẵn có đưa Đà Nẵng - Huế - Quảng Nam trở thàng vùng du lịch trọng điểm của miền trung cũng như cả nước. SUMMARY The thesis researches the food industry in Da Nang that contributes in the tourist development in the centre of Viet Nam in general and in Da Nang in particular. In fact, this thesis shows us the important position of Da Nang in the tourism of the centre and the trend its development in the centre in the present and future. This thesis illustrates the food specialities in Da Nang and in the neighborhoods. Through the series of restaurants and eating shops, we highly appreciate the important role of the food in the development of tourism. There for we affirm that there is a close link between the food and tourism. These factors are used to explore the available potential of the central food industry and make Da Nang – Hue – Quang nam a target tourism in the centre as well as in out country. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu đề tài này tôi muốn tìm hiểu sâu về ẩm thực miền Trung nói chung của Đà Nẵng nói riêng và thấy được mối liên hệ mật thiết giữa ẩm thực và phát triển du lịch. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ẩm thực không phải là đề tài quá mới mẻ nhưng cái mới của đề tài ở chỗ nghiên cứu về ẩm thực nhưng là ẩm thực trong các quán ăn, nhà hàng để thấy được đặc trưng ẩm thực của Đà Nẵngcác vùng phụ cận trong phát triển du lịch Đà Nẵng. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này với mục đích kết hợp giữa ẩm thực Đà Nẵngcác vùng phụ cận để phát triển du lịch Đà Nẵng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là ẩm thực cùng với xu thế phát triển và những thành công đã đạt được của du lịch Đà Nẵng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là các quán ăn, nhà hàng Đà Nẵngcác vùng phụ cận trong phát triển du lịch Đà Nẵng. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 165 Đề tài cho thấy sự phong phú của ẩm thực Đà Nẵngcác vùng phụ cận cùng với sự phát triển của du lịch. Ngoài ra đề tài đã cung cấp những xu thế, hoạt động du lịch trong những năm gần đây làm kiểu mẫu cho các hoạt động du lịch sau này. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu : Tổng hợp, phân tích; lựa chọn; điền thực tế. 7. Cấu trúc của đề tài Cấu trúc của đề tài gồm 3 phần là : Mở đầu; kết luận và phần nội dung gồm có 2 chương. Chƣơng 1 : Vị trí của Đà Nẵng trong hành trình du lịch miền Trung 1.1. Giới thiệu tổng quát về thành phố và con ngƣời Đà Nẵng 1.1.1. Vị trí địa lí Đà Nẵng là TP nằm ở khu vực miền Trung của Việt Nam có : Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. 1.1.2. Điều kiện khí hậu Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt là mùa khô từ tháng 1 - 9, mùa mưa từ tháng 10 - 12 và có nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25 o C. 1.1.3. Diện tích, dân số, hành chính Thành phố Đà Nẵng có diện tích là 1.256 km 2 gồm 6 quận nội thành và 2 huyện. Theo thống kê dân số của Đà Nẵng năm 2002 là 741.413 người. 1.1.4. Cơ sở hạ tầng Đà Nẵng có một mạng lưới kết cấu hạ tầng rất đa dạng với hệ thống đường hàng không, đường thủy, đường sắt và đường bộ phát triển đồng bộ. Ngoài ra Đà Nẵng còn có rất nhiều các khu công nghiệp và đang tiến hành xây dựng thêm nhiều khu công nghiệp mới. 1.1.5. Con ngƣời Đà Nẵng Người Đà Nẵng có bản tính chất phác, thân thiện yêu sự chân thật và kiên quyết trong hành động chống lại những điều ác, điều xấu. 1.1.6. Các địa điểm du lịch của thành phố a) Các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Đà Nẵng Ngũ Hành Sơn; Bà Nà; Bán đảo Sơn Trà cùng nhiều bãi biển đẹp dưới chân bán đảo; Đèo Hải Vân; Cùng các bãi biển đẹp bao quanh thành phố. b) Các di tích lịch sử Thành Điện Hải; Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc ChămPa (Cổ Viện Chăm); Đình Hải Châu; Đình Đại Nam; Đình Túy Loan; Lễ Hội Quan Thế Âm c) Bảo Tàng Bảo tàng điêu khắc ChămPa; Bảo tàng lịch sử Đà Nẵng; Bảo tàng khu V; Bảo tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh quân khu V) 1.2. Đà Nẵng trong vùng du lịch di sản miền Trung và Đông Dƣơng 1.2.1. Đà Nẵng là cầu nối, trung tâm để tỏa đi du lịch Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên "Con đường di sản miền Trung và Đông Dương”. Bởi lẽ bao quanh Đà Nẵng đều là các di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thế giới vườn quốc gia Phong Nha – kẻ Bàng. Cho nên trong quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 đã nêu các mục tiêu và định hướng phát triển của Đà Nẵng với các chỉ tiêu quan trọng của ngành kinh tế trong đó dịch vụ là một ngành mũi nhọn. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 166 1.2.2. Mối quan hệ giữa Đà Nẵng với các khu du lịch ở miền Trung và Đông Dƣơng 1.2.2.1. Miền Trung cùng đi trên "Con đƣờng di sản Đông Dƣơng" Tour du lịch " Con đường di sản Đông Dương" do 3 tỉnh Quảng Nam - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng liên kết thực hiện. Hành trình sẽ khởi hành từ Huế hoặc Quảng Nam qua cửa khẩu Bờ Y (tỉnh Kontum) đến Champasak (Lào) ghé thăm di sản văn hóa thế giới Watphu rồi đến Bangkok (Thái Lan) tham quan hoàng cung, chùa Vàng. Sau đó, theo đường bộ về Siem Reap (Campuchia) thăm kỳ quan Angkor Wat, về thủ đô PhnomPenh tham quan cầu cổ Kômpongkdey, hoàng cung, chùa Bạc và về TP. HCM qua cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh). 1.2.2.2. Hành trình "Con đƣờng di sản miền Trung" Đây là ý tưởng của ông Paul Stoll, một chuyên gia du lịch người Đức. Theo dự án "con đường" sẽ được tổ chức trên cơ sở nối 4 di sản văn hóa trong vùng là : Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) đến Huế rồi Hội An và cuối cùng là Thánh địa Mỹ Sơn kết hợp khai thác lợi thế của những khu du lịch sinh thái, nghỉ dưõng, du lịch làng nghề, Giai đoạn hai của dự án còn kéo dài ra đến Thanh Hóa; giai đoạn ba mở rộng đến Nha Trang, Đà Lạt. Như trên ta đã thấy "Con đường di sản miền Trung" và "Con đường di sản Đông Dương" có rất nhiều giai đoạn và hai lộ trình này gắn kết chặt chẽ với nhau. Vì thế Đà Nẵng chính là cầu nối, trung tâm để tỏa đi du lịch. 1.3. Đà Nẵng trong xu thế hợp tác phát triển du lịch 1.3.1. Xu thế phát triển của du lịch Xu thế của du lịch chính là xu thế hợp tác cùng phát triển. Bởi vì du lịch là một ngành kinh tế mang tính đa ngành liên vùng và xã hội hóa cao. Sự phụ thuộc, lan tỏa về du lịch giữa các nước trong khu vực giữa các địa phương trong vùng miền là điều tất yếu. Cho nên thành phố Đà Nẵng đã có rất nhiều chương trình hợp tác để phát triển du lịch thể hiện qua các hoạt động hết sức phong phú. Sau đây là thống kê lượng khách du lịch đến Đà Nẵng năm 2007: tổng lượng khách du lịch đến Đà Nẵng năm 2007 ước đạt 1.022.900 khách, tăng 32,2% so với năm 2006. Trong đó lượng khách quốc tế chiếm 1/3, tổng doanh thu chuyên ngành du lịch ước đạt 606 tỷ đồng tăng 39% so năm 2006, trong đó doanh thu khách sạn 364 tỷ đồng, doanh thu lữ hành đạt 172 tỷ đồng và doanh thu vận chuyển khách du lịch đạt 68 tỷ, đặc biệt thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch đạt 1.515 tỷ đồng. Qua thống kê trên ta thấy được tiềm năng phát triển du lịch của Đà Nẵng là rất lớn và chính từ sự phát triển đó đã kéo theo các ngành khác cùng phát triển góp phần tăng trưởng kinh tế. 1.3.2. Đà Nẵng và thành phố Bắc Hải (Trung Quốc) ký kết hợp tác về du lịch Liên kết du lịch giữa Đà Nẵng và TP.Bắc Hải (Trung Quốc) sẽ nối tuyến du lịch đường biển Bắc Hải đến TP. Đà Nẵng và ngược lại. Đầu tư trang thiết bị, tạo điều kiện thuận lợi trong các chi phí ưu đãi và hỗ trợ cấp thị thực nhập cảnh. 1.3.3. Liên kết phát triển du lịch giữa Đà Nẵng - Huế - Quảng Nam Hoạt động liên kết này diễn ra dược gần hai năm từ tháng 12/2006 đã được kí kết tại TP. Đà Nẵng. Mở đầu là các chuỗi sự kiện "Đà Nẵng - biển gọi 2007", "Hành trình di sản" - Quảng Nam, "Lăng cô huyền thoại biển" - Thừa thiên Huế, đồng thời ngành du lịch ba địa phương đã phối hợp tổ chức roadshow tại thủ đô Băng Cốc của Thái Lan cuối tháng 7/2007 Qua các hoạt động đó nâng dần tính chuyên nghiệp của sự liên kết hướng tới phát triển du lịch một cách bền vững. Ngành du lịch Đà Nẵng đã xác định 2008 là năm "Sản phẩm và môi trường du lịch". Đây là bước đệm để Đà Nẵng xây dựng môi trường du lịch, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm, xác định thế mạnh của du lịch Đà Nẵng trong mối liên hệ với Huế, Quảng Nam. Đà Nẵng có sứ mệnh to lớn trong việc tiếp tục duy trì con đường di sản Miền Trung và nối dài tới không Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 167 gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Hơn thế nữa đã chủ động kết nối du lịch miền Trung với Tây Nguyên cùng những điểm đến nổi tiếng của ba nước Đông Dương qua tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây và "Con đường di sản Đông Dương" ở trên sẽ mở ra những vận hội mới cho du lịch trong vùng. Một lần nữa ta khẳng định rằng hội nhập và liên kết đang là một xu thế tất yếu và du lịch Đà Nẵng không đứng ngoài mà sẽ đóng góp một cách sinh động vào tiến trình này. CHƢƠNG 2 : MỘT VÀI NÉT VỀ ẨM THỰC ĐÀ NẴNG TRONG VAI TRÒ DU LỊCH MIỀN TRUNG 2.1. Giới thiệu chung về ẩm thựcĐà Nẵng 2.1.1. Các món ăn đặc trƣng của Đà Nẵng Đà Nẵngcác món ăn đặc trưng như : Mì Quảng, Bánh tráng cuốn thịt heo, Bánh xèo, Thịt bê thui, Bún chả cá, Bún mắm, Bánh khô mè, Nước mắm Nam ô. 2.1.2. Các món ăn tiêu biểu Mì quảng; Bánh tráng thịt heo Bà Hường; Bánh xèo, bánh bèo; Bún chả cá 2.1.3. Đặc điểm ẩm thực Đà Nẵng Từ các món ăn đặc trưng và tiêu biểu của Đà Nẵng ở trên ta thấy rằng ẩm thực Đà Nẵng có nguồn gốc ở Quảng Nam và Huế như món Mì Quảng do người Quảng chế biến ra nên đã lấy tên vùng đất đó để đặt tên cho món ăn này, hay món Thịt heo cuốn bánh tráng cũng xuất xứ từ Quảng Nam với thứ bánh tráng thơm ngon nổi tiếng Đại Lộc - Quảng Nam, món bánh bột lọc, Tuy nhiên do Đà Nẵng là một thành phố lớn với hệ thống giao thông thuận lợi giao lưu thông suốt và là điểm trung chuyển quan trọng giữa miền Bắc và miền Nam vì thế có thể kết hợp được với ẩm thực của các vùng miền khác nữa nên ẩm thực đã có những biến đổi hơn so với Quảng Nam. Không chỉ thế ẩm thực Đà Nẵng còn có những sáng tạo với các món ăn ngon miệng, hấp dẫn nên có một nền ẩm thực hết sức phong phú và đa dạng thu hút du khách trong và ngoài nước. 2.2. Mối liên hệ giữa ẩm thực với phát triển du lịch Đà Nẵng 2.2.1. Mối tƣơng quan giữa ẩm thựcdu lịch Ngành du lịch đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Theo Tổng cục du lịch, lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến với Việt Nam đã vượt chỉ tiêu kế hoạch của ngành và đã góp phần thu hút một nguồn ngoại tệ lớn cho ngân quỹ quốc gia cũng như kéo theo sự phát triển của các ngành khác như: giao thông vận tải, thương mại, làng nghề, Trong khi phát triển du lịch thì ẩm thực là rất quan trọng. Do đó ẩm thựcdu lịch phải gắn kết chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển. 2.2.2. Ẩm thực Đà Nẵngcác vùng phụ cận để phát triển du lịch Đà Nẵng Đà Nẵngcác vùng phụ cận đều có rất nhiều các danh lam thắng cảnh nổi tiếng nên rất thu hút du lịch. Không chỉ thế cả 3 vùng đều có một nền ẩm thực đặc sắc : Ở Quảng Nam với các món đặc trưng như : Cao Lầu, Mì Quảng, Bánh tráng Đại Lộc; Huế nổi tiếng với nền ẩm thực dân gian, cung đình cùng nhiều món đặc sản như : Cơm hến, Bún Huế, Tôm chua, Chè Huế, và ẩm thực Đà Nẵng mang đặc sắc của cả hai vùng trên. Chính vì thế Đà nẵng phải kết hợp giữa ẩm thựcdu lịch một cách chặt chẽ nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 168 2.3. Ẩm thực trong các nhà hàngĐà Nẵng 2.3.1. Quán ăn, nhà hàng với các món ăn đặc sản địa phƣơng a) Địa chỉ một số quán ăn, nhà hàngĐà Nẵng: Quán ăn chả - nem chua – tré; Mì Quảng; Bún chả cá; Bò tái cầu mống; Bánh bèo nậm lọc;… b) Địa chỉ các quán giải khát: Nước mía; Chè; kem; Sinh tố;… 2.3.2. Các nhà hàng, quán ăn với các món ăn đa dạng, phong phú của cả 3 miền và những món ăn nƣớc ngoài a) Địa chỉ các nhà hàng: Chen Sabu; Apsara; Bách Hương Cau; Ba Quy; Hồ Tây;… b) Các nhà hàng đi khảo sát Nhà hàng hải sản Đại Thống; Nhà hàng Trung Quốc; Nhà hàng APSARA; Nhà hàng Âu Lạc; Nhà hàng Hoa Biển; Nhà hàng Phố Biển; Nhà hàng Phú Mỹ Thành; Cà phê - Nhà hàng Trúc Lâm Viên. 2.3.3. Phong cách phục vụcác quán ăn, nhà hàng Phong cách phục vụcác nhà hàng lớn của thành phố chuyên nghiệp, tận tình. Tuy nhiên ở các quán ăn, nhà hàng vừa và nhỏ chưa được tốt lắm. Do đó phải nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp trong phục vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng “Ngon – Đẹp – Phục vụ chu đáo, tận tình” cũng chính là nâng cao mối liên kết giữa du lịchẩm thực để phát triển du lịch. 2.3.4. Món ăn ở các nhà hàng thể hiện đặc trƣng ẩm thực Đà Nẵng Qua thực đơn của các nhà hàng đã thể hiện đặc trưng ẩm thực Đà Nẵng : với các món ăn hải sản làm chủ đạo, tuy nhiên những món ăn dân giã như : Mì Quảng, Thịt heo cuốn bánh tráng, bánh bèo,….cùng các món của mọi vùng miền trong cả nước và các món ăn nước ngoài đã cho thấy sự phong phú về ẩm thực của Đà Nẵng. Ngoài ra văn hóa uống cũng rất đa dạng với nhiều loại thức uống nhưng không có gì đặc sắc. Từ đó ta khẳng định một lần nữa ẩm thực Đà Nẵng chính là sự tiếp nhận văn hóa ẩm thực của các vùng miền đặc biệt là của Huế và Quảng Nam. Tuy nhiên người Đà Nẵng không tiếp nhận một cách thụ động mà có những biên đổi nhất định. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu tư liệu, khảo sát các nhà hàng, quán ăn bằng phương pháp điền dã, thực tế đề tài đã cho ta thấy được đặc trưng ẩm thực Đà Nẵngcác vùng phụ cận trong phát triển du lịch miền Trung. Từ đó đã khẳng định vai trò, vị trí cầu nối của du lịch Đà Nẵng cùng mối liên hệ chặt chẽ giữa ẩm thựcdu lịch để có thể phát huy hết mọi tiềm năng sẵn có đưa Đà Nẵng - Huế - Quảng Nam trở thành vùng du lịch trọng điểm của miền Trung cũng như cả nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] www.http://Amthuckhachsan.com.vn [2] www.http://Webdulich.com [3] Chủ biên Đỗ Thị Ánh Tuyết – Bùi Thiết (2006), “Du lịch Việt Nam những điểm đến”, NXB Thanh Niên. [4 Nguyễn Thị Như Trang (2008), “Khảo sát các quán ăn, nhà hàngĐà Nẵng”. . 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 168 2.3. Ẩm thực trong các nhà hàng ở Đà Nẵng 2.3.1. Quán ăn, nhà hàng với các món ăn đặc sản địa phƣơng a) Địa chỉ một số quán ăn, nhà hàng ở Đà Nẵng: Quán ăn chả. b) Các nhà hàng đi khảo sát Nhà hàng hải sản Đại Thống; Nhà hàng Trung Quốc; Nhà hàng APSARA; Nhà hàng Âu Lạc; Nhà hàng Hoa Biển; Nhà hàng Phố Biển; Nhà hàng Phú Mỹ Thành; Cà phê - Nhà hàng. Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 164 ẨM THỰC ĐÀ NẴNG QUA KHẢO SÁT CÁC QUÁN ĂN, NHÀ HÀNG PHỤC VỤ DU LỊCH RESEARCHING DA NANG FOOD INDUSTRY IN RESTAURANTS WITH THE PURPOSE

Ngày đăng: 29/06/2014, 08:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • SVTH: NGUYỄN THỊ THANH MAI

  • GVHD: TS. LÊ ĐỨC LUẬN

    • www.http://Amthuckhachsan.com.vn

    • www.http://Webdulich.com

    • Chủ biên Đỗ Thị Ánh Tuyết – Bùi Thiết (2006), “Du lịch Việt Nam những điểm đến”, NXB Thanh Niên.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan