Nho giáo theo quan điểm Hồ Chí Minh potx

5 1.4K 16
Nho giáo theo quan điểm Hồ Chí Minh potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất trên thế giới hơn 4000 năm phát triển, với nhiều phát minh vĩ đại trong lịch sử về nhiều lĩnh vực khoa học. Có thể nói, văn minh Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại, là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết học lớn có ảnh hưởng đến nền văn minh Châu Á cũng như trên toàn thế giới. Điển hình là học thuyết Nho giáo và người phát khởi là Khổng Tử. Từ đó, Nho giáo chính thức trở thành hệ tư tưởng độc tôn trong xã hội phong kiến. Nho giáo có sức ảnh hưởng to lớn trong hệ tư tưởng của người Trung Hoa, trong đó có Việt Nam. Trong lịch sử dân tộc ta, có nhiều vị vua, nhiều nhà chính trị, quân sự, ngoại giao lỗi lạc đã vận dụng tư tưởng Nho giáo vào công cuộc chấn hưng đất nước theo hướng tích cực như: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bính, Lê Quý Đôn, Ngô Thị Nhậm, Phan Bội Châu….nhưng người tiếp thu, vận dụng Nho giáo một cách nhuần nhuyễn nhất, thành công nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Rất nhiều khái niệm đạo đức của Nho giáo đã được Người sử dụng nhưng với mục đích mới, nội dung mới. Những nhân tố tiến bộ, hợp lý trong đạo đức Nho giáo đã được Người sử dụng để xây dựng một nền tảng đạo đức mới, vượt xa đạo đức cũ. Điển hình là Người đưa ra quan điểm Nhân cách của Nho giáo như sau: Giàu sang không phóng túng. Nghèo khó không hèn mọn. Uy vũ không khuất phục. Từ lâu hệ tư tưởng Nho giáo đã in dấu sâu sắc trong thời niên thiếu của Hồ Chí Minh. Cha của Bác là một vị đại Nho – cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Bác sinh ra và lớn lên tại một vùng văn hoá Hán học suy tàn: Cô hàng bán sách lim dim ngủ, Thầy khoá tư lương nhấp nhổm ngồi (Tú Xương) Trong tình trạng “mưa Âu gió Mĩ”, nền văn hóa Phương Tây dần du nhập vào nước ta, nhưng riêng vùng đất văn hoá này (tức vùng Nghệ - Tĩnh) thì ảnh hưởng của Nho giáo vẫn được cố thủ. Lúc thiếu niên, Bác đã học chữ Hán trong đó có Nho giáo. Trình độ Hán học của Bác được thể hiện cụ thể qua tác phẩm điển hình Nhật ký trong tù là đỉnh cao nhất. Trong Nhật ký trong tù, ảnh hưởng của Nho giáo không phải không có nhưng là gián tiếp vì dù sao đây là tiếng nói của thơ chứ không là văn chính luận, cái gọi là ảnh hưởng của Nho giáo đối với Bác thể hiện rõ nhất trong nhiều bài viết của mình tính từ năm 1921 đến sau này mà có người đã tính được là hơn một trăm trường hợp, trong đó lời Khổng Mạnh chiếm nhiều nhất. Hồ Chí Minh, nhà tư tưởng văn hóa của thế giới, con người vĩ đại của dân tộc Việt Nam đả tiếp thu truyền thống văn hóa tinh hoa dân tộc thể hiện trong tư tưởng và nhiều câu chuyện Nho giáo của Người. Nhưng Người đã vượt qua những hạn chế của Nho giáo ra đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc. Người đã sáng lập và giáo dục Đảng ta với phương châm “Lấy dân làm gốc” làm tôn chỉ lãnh đạo của nhân dân ta trong cuộc dựng nước và giữ nước. Người coi đạo đức là gốc chủ trương chọn lựa người tài để đảm đương việc nước. Qua hai cuộc kháng chiến Người đã nhắc nhở rất 1 | P a g e nhiều câu chữ Nho giáo để giáo dục cán bộ nhân dân về phẩm chất tư cách đạo đức, về nhân cách con người Việt Nam. Người đã mượn câu nói của Mạnh Tử để nêu lên khí phách của con người cách mạng: Giàu sang không phóng túng. Nghèo khó không hèn mọn. Uy vũ không khuất phục. Đây cũng chính là câu nói của Mạnh Tử trong Thiên Đằng Văn Công: Phú quý bất năng dâm Bần tiện bất năng di Uy vũ bất năng khuất Tạm dịch là: Đại trượng phu là người giàu sang không thể làm cho sa đoạ, nghèo hèn không thể làm thay đổi ý chí, uy lực không thể khuất phục nổi. Tính quả quyết dứt khoát của câu nói và cái sức mạnh đơn giản mà tuyệt đối thoát ra từ ngôn ngữ chắc như đinh đóng cột ấy rõ ràng đã làm cho chúng ta thấy nhân cách cao cả của người cách mạng. Một người quân tử đích thực sẽ không bao giờ bị chi phối bởi sự giàu sang, nghèo khó, quyền lực. Chỉ trong khi bị sự giàu sang quyến rũ, bị sự bần tiện gây sức ép, bị uy vũ doạ dẫm thì mới có thể kiểm tra, Trong tâm của đại trượng phu xuất thế thì chẳng có giàu sang, mà cũng chẳng có nghèo hèn, cũng chẳng có quan niệm về giai cấp, về quyền lực; quan niệm về mình về người cũng chẳng còn nữa; trong tâm chẳng còn gì, quan niệm về uy vũ chẳng có, những chuyện thế gian đã được gội sạch, chỉ còn lại là cái phong thái đội trời đạp đất, thông suốt thiên địa, trong cái hào khí triền miên, và cái thái độ chính đại quang minh đầy ắp vũ trụ. Mọi ý niệm phải trái của người với của ta đã im bặt, những chuyện dính mắc thuộc loại này không còn nữa. Vậy thì người đó còn sự hiểu biết chăng? Còn hiểu biết. Cái gì cũng hiểu biết cả có điều là họ không đi ngược lại đạo lý. Những bậc đại trượng phu ấy, họ nhờ vào cái gì vậy mà có thể "giàu sang không dâm, nghèo hèn không đổi, quyền uy không thể khuất phục"? Bởi trong tâm của họ không còn cặn bã, không có thứ gì làm vẩn đục tâm của họ. Tấm gương điển hình đó là Giáo sư Nguyễn Xiển - một bậc trí giả của thế kỷ XX. Phải chăng tạo hoá đã hào hiệp cho ông được hưởng “đại thọ cửu tuần” (1907-1997), khiến cho cuộc đời ông trải dài gần trọn thế kỷ XX, một thế kỷ đầy biến động của hai cuộc chiến tranh thế giới với những tổn thất về người và của khủng khiếp chưa từng thấy trong lịch sử loài người, rồi những cuộc cách mạng dữ dội lan tràn từ Âu sang Á rung chuyển cả địa cầu, những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầy hy sinh quả cảm, Ông là một hình ảnh tiêu biểu của giới trí thức nước ta đã phải trăn trở “nhận đường” trước những 2 | P a g e khúc ngoặt, lối rẽ của lịch sử, tự mình tìm lời đáp cho bao câu hỏi khó, hoàn toàn mới của thế kỷ XX. Sinh ra và lớn lên trong một dòng họ danh nho xứ Nghệ, ông nội và cha đều đỗ cử nhân nho học, tham gia các phong trào Cần vương và Văn thân chống Pháp, anh ruột là một chiến sĩ Xô-viết Nghệ - Tĩnh, Giáo sư Nguyễn Xiển mang trong mình huyết thống yêu nước và khí tiết kẻ sĩ “giàu sang không phóng túng, nghèo khó không hèn mọn, uy vũ không khuất phục”. Những năm theo học bậc đại học tại Paris, Toulouse, ông chịu ảnh hưởng tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của cuộc Cách mạng Pháp. Ông khâm phục lòng yêu nước nhiệt thành của nhà cách mạng Hồ Chí Minh; quen biết, gần gũi những sinh viên cộng sản trẻ tuổi như Trần Văn Giàu, Phan Tư Nghĩa Tháng 8-1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh, tình hình biến chuyển mau lẹ. Rời Đài Thiên văn Phù Liễn, ông đạp xe một mạch từ Kiến An, qua Hải Phòng, Hải Dương về Hà Nội, đúng vào lúc quần chúng đang bao vây Bắc Bộ phủ. Bọn bảo an binh bên trong đang chờ lệnh nổ súng. “Tôi liền dựng xe đạp, vượt qua hàng rào sắt - Giáo sư kể lại - vào gặp ông Nguyễn Văn Chữ (người vừa được Nhật đưa lên thay Khâm sai đại thần Phan Kế Toại đã lui về quê ở làng Mông Phụ, Hà Đông) và nói với ông ta: “Nhật đầu hàng rồi, quần chúng đang bao vây Bắc Bộ phủ, các anh chống thế nào được? Để tránh đổ máu, anh nên ra gặp họ đi!” Sau đó, ông Chữ ra, còn tôi lên xe, đạp thẳng về nhà. Vài hôm sau, các ông Trần Đăng Ninh, Vũ Đình Huỳnh, Phan Tư Nghĩa đến vận động tôi ra làm việc cho Chính phủ mới. Tôi đến trước cửa Bắc Bộ phủ, thì gặp cụ Nguyễn Văn Tố. Cụ tươi cười bảo tôi: “Xin chúc mừng ngài! Ngài và tôi là hai trí thức Hà Nội đầu tiên được mời vào Chính phủ. Tôi đã nhận Bộ Cứu tế - Xã hội. Đề nghị ngài cũng nên nhận Bộ Giao thông - Công chính.” Sau đó, tôi vào gặp ông Võ Nguyên Giáp. Ông Giáp cũng đề nghị với tôi đúng như vậy. Nhưng tôi từ chối vì chỉ muốn làm chuyên môn, và đề cử các kỹ sư Trần Đăng Khoa, Đặng Phúc Thông ”. Thật ra, con một lý do nữa khiến ông từ chối. Ông sợ người đời cho ông “xu thời”! Hôm sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh đích thân mời ông đến. Nghe ông trình bày về sự do dự của mình, Chủ tịch ôn tồn nói: - Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách. Huống chi ngài là người học cao, ngài không làm thì ai làm! - Nhưng, thưa cụ Chủ tịch, tôi không quen làm quản lý! - Thì có ai quen đâu! Vì sự nghiệp chung mà người ta gắng sức cả thôi! Lòng chân thành của Bác đã cảm hoá ông. Bác đề nghị ông đảm đương trọng trách Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Bắc Bộ kiêm Giám đốc Nha Khí tượng. Ông không dám phụ lòng tin của Bác. Là Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Bắc Bộ, ông phải lo ngay việc chống lụt trên toàn vùng lãnh thổ 13 tỉnh. Do có ảnh hưởng trong các kỹ sư công chính và các nhà thầu khoán, ông chân thành mời họ ra làm việc cho cách mạng. Lúc đó, ông làm không lương. Ông đề đạt lên Chủ tịch Hồ Chí Minh kế hoạch sử dụng cả thầu khoán và thợ đấu. Tuy bị một số nhà cách mạng trẻ tuổi coi là kẻ bóc lột, nhưng thầu khoán vừa quen việc, lại vừa có tiền ứng trước - điều này quan trọng lắm, khi ngân khố nhà nước rỗng không. Nghe ông trình bày, Bác Hồ cười hiền hậu: “Thầu 3 | P a g e khoán giúp dân chống lụt lúc này là yêu nước.”Tấm lòng bao dung của Bác làm cho ông tin tưởng. Chính Bác đã thức tỉnh truyền thống yêu nước âm ỉ trong lòng một người trí thức xứ Nghệ, khiến ông mạnh bước theo cách mạng, kháng chiến “Các cụ chiến đấu dựng lên giữa lòng đường, góc phố - ông kể lại. Các nhà đục thông tường sang nhau. Dân nội thành nườm nượp tản cư ra khỏi thành phố. Tôi cũng cho gia đình tản cư về Hưng Giao, Thanh Oai, lúc đó thuộc tỉnh Hà Đông. Nhà tôi sinh một cháu gái tại đây trong những ngày đầu kháng chiến. Còn tôi ở lại Thủ đô một mình và luôn thay đổi chỗ ở ( ). Đêm 19-12-1946, Pháp cho quân đến vây bắt tôi tại nhà riêng ở phố Lý Thái Tổ bây giờ. Anh bảo vệ nhà tôi bị chúng bắn chết! Bác sĩ Nguyễn Văn Luyện cũng bị Pháp đến nhà vây bắt. Cha con ông kiên quyết chiến đấu và đã hy sinh anh dũng Sáng hôm sau, tôi được đi chuyến ô-tô cuối cùng của Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Bắc Bộ lên Sơn Tây họp Hội nghị Kháng chiến - Hành chính toàn quốc lần đầu tiên. Sau đó, chuyển sang đi xe đạp và đi bộ gần tám năm trời, cho đến ngày giải phóng Thủ đô (10-10-1954) ”. Giáo sư Nguyễn Xiển từng tâm sự: “Bác Hồ bảo tôi làm gì, tôi làm nấy, chẳng dám từ nan. Từ hàn đê, đắp đê, dự báo thời tiết, chống lũ lụt, dạy học, nghiên cứu và phổ biến khoa học - kỹ thuật , cho đến cứu tế - xã hội, Mặt trận, Quốc hội, đối ngoại ”. Ngay sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập (2-9-1945), Giáo sư Nguyễn Xiển đã đề nghị Chính phủ cử một đoàn đại biểu đến bái yết các bậc tiên thánh, tiên hiền ở Văn Miếu, Hà Nội. Bác Hồ hết sức tán thành, liền cử ngay cụ Huỳnh Thúc Kháng dẫn đầu đoàn, trong đoàn có các ông Nguyễn Xiển, Trần Đăng Khoa Quyết định của Bác khiến Giáo sư Nguyễn Xiển hết sức xúc động. Vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 1946, Uỷ ban Hành chính Phú Thọ đề nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh cử một đoàn đại biểu Chính phủ lên dự Ngày hội đền Hùng đầu tiên sau khi nước nhà giành được độc lập. Lần này cũng vậy, Bác cử cụ Huỳnh Thúc Kháng cùng các ông Nguyễn Xiển, Trần Đăng Khoa “Hồi ấy, các cơ sở Quốc dân đảng hoạt động mạnh ở Phú Thọ - Giáo sư Nguyễn Xiển kể lại. Đoàn đi như thế là hết sức mạo hiểm. Nhưng nhờ có cụ Huỳnh, nên bọn họ không dám manh động. Tiếc là lúc bấy giờ Chính phủ không sẵn máy ảnh, máy quay phim để ghi lại những hoạt động tưởng chừng bình thường nhưng hết sức có ý nghĩa như vậy”. Xuất thế hay xử thế luôn là câu hỏi khó đối với các bậc sĩ phu thuở trước, cũng như những người trí thức lớn thời nay, nhất là ở những khúc ngoặt của lịch sử. Được Chủ tịch Hồ Chí Minh cảm hoá, Giáo sư Nguyễn Xiển đã chọn xử thế. Và năm tháng đã chỉ ra rằng đó là sự lựa chọn đúng đắn của ông – bậc đại trượng phu đáng kính. Không ai chối cãi được rằng Khổng giáo hay Nho giáo đã tham gia một phần vào sự nhào nặn cái diện mạo tinh thần dân tộc và văn hóa dân tộc ta. Từ Nho giáo chuyển sang Chủ nghĩa Mác – Lênin qua một cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, từ một hệ tư tưởng duy tâm lấy ý chí con người làm gốc chuyển sang chủ nghĩa duy vật 4 | P a g e với phương pháp khoa học. Tư tưởng tôn ti trật tự gia trưởng chuyển sang dân chủ, từ dân tộc snag tư tưởng Mác xít phải đòi hỏi một quá trình dai dẳng. tất nhiên rất nhiều điểm trong Nho giáo đã trở nên cổ hủ, lạc hậu, thậm chí là phản động đang kìm hãm quá trình phát triển của dân tộc ta nhất là tại các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, miền núi,… Tuy nhiên, chúng ta không hề hổ thẹn khi nói rằng chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội là kế tục truyền thống nhà Nho xưa, và nếu ghét cay ghét đắng chế độ phong kiến khi đã thối nát thì cũng không thể không trân trọng đến kẻ sĩ đời trước, nếu học thuyết tư tưởng ngày nay của chúng ta hơn hẳn thế hệ các sĩ phu thời trước, nhưng về nhân cách vẫn còn phải học nhiều câu như: Giàu sang không phóng túng. Nghèo khó không hèn mọn. Uy vũ không khuất phục. 5 | P a g e . Bội Châu….nhưng người tiếp thu, vận dụng Nho giáo một cách nhuần nhuyễn nhất, thành công nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Rất nhiều khái niệm đạo đức của Nho giáo đã được Người sử dụng nhưng với mục. bộ, hợp lý trong đạo đức Nho giáo đã được Người sử dụng để xây dựng một nền tảng đạo đức mới, vượt xa đạo đức cũ. Điển hình là Người đưa ra quan điểm Nhân cách của Nho giáo như sau: Giàu sang. hèn mọn. Uy vũ không khuất phục. Từ lâu hệ tư tưởng Nho giáo đã in dấu sâu sắc trong thời niên thiếu của Hồ Chí Minh. Cha của Bác là một vị đại Nho – cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Bác sinh ra và lớn

Ngày đăng: 29/06/2014, 07:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tấm gương điển hình đó là Giáo sư Nguyễn Xiển - một bậc trí giả của thế kỷ XX. Phải chăng tạo hoá đã hào hiệp cho ông được hưởng “đại thọ cửu tuần” (1907-1997), khiến cho cuộc đời ông trải dài gần trọn thế kỷ XX, một thế kỷ đầy biến động của hai cuộc chiến tranh thế giới với những tổn thất về người và của khủng khiếp chưa từng thấy trong lịch sử loài người, rồi những cuộc cách mạng dữ dội lan tràn từ Âu sang Á rung chuyển cả địa cầu, những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầy hy sinh quả cảm,...

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan