ĐỀ TÀI KINH TẾ CÔNG CÁI GIÁ CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở NHỮNG TỈNH NGHÈO potx

36 652 1
ĐỀ TÀI KINH TẾ CÔNG CÁI GIÁ CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở NHỮNG TỈNH NGHÈO potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT ĐỀ TÀI KINH TẾ CÔNG CÁI GIÁ CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHỮNG TỈNH NGHÈO Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Thu Trang Sinh viên thực hiện: Tạ Vũ Ngọc Hân K094010035 Nguyễn Thị Thu Hiền K094010036 Hoàng Thị Nhã Phương K094010086 Nguyễn Thị Hồng Thọ K094010096 Ngô Thị Kiều Trinh K094010114 MỤC LỤC Lời mở đầu Kết cấu đề tài Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, PHÂN PHỐI THU NHẬP VÀ KHÁI NIỆM NGHÈO VIỆT NAM 1.1 Khái niệm nghèo Việt Nam 1.1.1 Nghèo tương đối 4 1.1.2 Nghèo tuyệt đối 4 1.2 Khái niệm công bằng 1.2.1 Công bằng ngang 5 1.2.2 Công bằng dọc 5 1.3 Các thước đo về mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 1.3.1 Đường cong Lorenz 5 1.3.2.Hệ số Gini 7 1.4 Lý thuyết về tăng trưởng triển bền vững 1.4.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế 8 1.4.2 Khái niệm về phát triển bền vững 8 1.5 Lý thuyết về phân phối thu nhập 1.5.1 Một số khái niệm 8 1.5.2 Thuyết vị lợi 10 1.5.2.1 Nội dung và hàm phúc lợi xã hội 10 1.5.2.2 Mô tả 11 1.5.2.3 Phân phối thu nhập theo thuyết vị lợi 11 1.5.2.4 Đánh giá 12 1.5.2.5 Kết luận 12 1.5.3 Quan điểm bình quân đồng đều 13 1.5.4 Thuyết cực đại thấp nhất ( Thuyết Rawls ) 13 1.5.4.1 Nội dung và hàm phúc lợi xã hội 13 1.5.4.2 Mô tả 14 1.5.4.3 Phân tích 14 1.5.4.4 Đánh giá 14 1.5.4.5 Kết luận 15 1.5.5 Các quan điểm không dựa trên độ thỏa dụng cá nhân 15 Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC TĂNG TRƯỞNG, TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI CÁC TỈNH NGHÈO 2.1 Thực trạng tăng trưởng của các tỉnh nghèo Việt Nam 2.1.1 Thành tựu tăng trưởng của các tỉnh nghèo giai đoạn 2000-2010 16 2.1.2 Mặt trái của sự tăng trưởng 18 2.2 Quan hệ tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội Việt Nam hiện nay 2.2.1 Thực trạng về mối quan hệ, tác động 19 2.2.2 Những thành tựu đạt được 21 2.2.3 Hạn chế 23 Chương 3: VAI TRÒ VÀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC 3.1 Vai trò của nhà nước trong thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội 26 3.2 Các chính sách, giải pháp nhà nước áp dụng 27 2 Chương 4 : KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 4.1 Quan điểm và định hướng giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội 32 4.1. 1 Một số quan điểm về tăng trưởngcông bằng xã hội 32 4.1.2 Kiến nghị giải pháp 33 4.2 Kết luận 38 Nguồn tài liệu tham khảo LỜI MỞ ĐẦU Khi nhắc đến tăng trưởng người ta thường nghĩ tới những thành tựu, kết quả khả quan. Tuy nhiên không thể phủ nhận sự tồn tại của một bức tranh màu tối. Đó là mặt trái của sự tăng trưởng đang được quan tâm hiện nay. Vào những năm cuối của thế kỷ XX, đặc biệt dưới tác động của công cuộc đổi mới, hơn một thập niên trở lại đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển đáng mừng với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm tương đối cao (6-7%, đứng thứ hai sau Trung Quốc), đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. Nhưng do xuất phát điểm quá thấp, vốn là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, cộng với điều kiện tự nhiên ít thuận lợi, thiên tai thường xuyên xảy ra, nên mặc dù tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng không bền vững, có thể dẫn đến nhiều hệ quả khác như vấn đề môi trường, chênh lệch giàu nghèo, bản sắc văn hóa… Tính đến năm 2009, nước ta có khoảng 20 tỉnh nghèo trên tổng số 63 tỉnh thành, chiếm gấn 1/3. Tuy nhiên theo thống kê, các tỉnh này có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, GDP bình quân và chỉ số cạnh tranh liên tục được cải thiện. Nhưng liệu tốc độ tăng trưởng đó có là đáng mừng khi mà nó không dựa trên nền tảng bền vững. Trong tương lai, có thể những tỉnh này sẽ phải trả một cái giá khá cao cho sự tăng trưởng ấy. Tăng trưởng nóng và không bền vững có thể dẫn tới nhiều hệ lụy như vấn đề ô nhiễm môi trường, bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, chảy máu chất xám… Tuy nhiên, trong đề tài này, nhóm nghiên cứu chỉ tập trung vào giải quyết vấn đề Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội các tỉnh nghèo. 3 Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, PHÂN PHỐI THU NHẬP VÀ KHÁI NIỆM NGHÈO VIỆT NAM 1.1 Khái niệm nghèo Việt Nam 1.1.1 Nghèo tuyệt đối Theo Robert McNamara, cựu giám đốc Ngân Hàng Thế Giới, nghèo tuyệt đối là "Nghèo mức độ tuyệt đối là sống ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta." Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tương đương của địa phương so với (đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc 1997). Việt Nam, chuẩn nghèo được thay đổi nhiều lần từ 1993 đến nay. Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 + Khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 350.000 đồng/người/tháng (4.200.000 đồng/người/năm)trở xuống là hộ nghèo. +Khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 450.000 đồng/người/tháng (dưới 5.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. 1.1.2 Nghèo tương đối Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó. Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác định khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn. Việc nghèo đi về văn hóa-xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một phần được các nhà xã hội học xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng. 1.2 Khái niệm công bằng 4 Khái niệm công bằng xã hội mang tính chuẩn tắc. Khái niệm công bằng không đồng nhất. Và khoa học kinh tế không thể khái niệm nào là đúng nhất và duy nhất. Có 2 cách hiểu khác nhau về công bằng xã hội. 1.2.1 Công bằng ngang Công bằng ngang (Horizontal equality): là đối xử như nhau đối với những người có tình trạng kinh tế như nhau. Tình trạng kinh tế như nhau được xét theo một số tiêu chí nào đó như thu nhập, hoàn cảnh gia đình, tôn giáo, dân tộc… 1.2.2 Công bằng dọc Công bằng dọc (Vertical equality) là đối xử khác nhau với những người có khác biệt bẩm sinh hoặc tình trạng kinh tế ban đầu khác nhau nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có . Việc chính phủ có những chính sách ưu tiên cho các đối tượng là nạn nhân chiến tranh, bệnh tật bẩm sinh, người yếu thế nên gặp khó khăn trong việc hòa nhập cộng đồng…là những biểu hiện của cân bằng dọc. 1.3 Các thước đo về mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 1.3.1 Đường cong Lorenz Khái niệm Đường cong Lorenz là cách thể hiện bằng hình học mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thông qua việc phản ánh mối quan hệ giữa phần trăm cộng dồn của các nhóm dân số với phần trăm thu nhập cộng dồn tương ứng của nhóm đó 5 Cách xây dựng  Bước 1: sắp xếp thu nhập dân cư theo thứ tự tăng dần  Bước 2: chia tổng dân cư thành 5 nhóm có số dân bằng nhau  Bước 3: cạnh đáy hình vuông Lorenz thể hiện % dân số cộng dồn, cạnh bên thể hiện % thu nhập cộng dồn  Bước 4: biểu diễn các giá trị % thu nhập cộng dồn tương ứng với % dân số cộng dồn bằng các điểm trên đồ thị Cách thức đánh giá Tất cả các đường Lorenz đều bắt đầu từ gốc 0 của hình vuông và kết thúc điểm A đối diện của hình. Điều đó cho biết 0% dân số được nhận tương ứng với 0% thu nhập và 100 % dân số sẽ có 100% thu nhập. Trong trường hợp thu nhập được phân phối tuyệt đối bình đẳng thì bao nhiêu phần trăm dân số sẽ có tương ứng với bấy nhiêu phần trăm thu nhập. Khi đó đường Lorenz sẽ trùng với đường OA của hình vuông và đường này được gọi là đường bình đẳng tuyệt đối Ngược lại nếu nhận toàn bộ thu nhập và những người khác thì không có chút thu nhập nào đường Lorenz sẽ chạy từ cạnh đáy và cạnh bên phải của hình vuông, đó là dường bất bình đẳng tuyệt đối. Nhìn chung đường Lorenz thường năm giữa đường chéo và đường bất bình đẳng tuyệt đối. Càng gần đường chéo thì độ công bằng càng cao, càng xa thì càng bất bình đẳng càng cao. 1.3.2 Hệ số Gini Khái niệm 6 Được công bố lần đầu năm 1912, là thước đo được sử dụng phổ biến nhất. Về mặt hình học, hệ số Gini được xác định bằng cách lấy diện tích hình B được xác định bởi đường Lorenz và đường chéo 0A, chia cho diện tích nửa hình vuông có chứa đường Lorenz đó (B + C) g = B/(B+C) (0 <= g <= 1) Cách thức tính [ ] n nyyyy yny g ++++−+= 32 21 1 321 2 Hệ số Gini g Về mặt số học: Trong đó: - y 1 , y 2 ,…y n : thu nhập của từng người theo thứ tự giảm dần - y: thu nhập bình quân - n: số người 1.4 Lý thuyết về tăng trưởng triển bền vững 1.4.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định( thường là một năm). Sự gia tăng có thể là quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các tời kỳ. Bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay biệc đảm bảo chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. 1.4.2 Khái niệm về phát triển bền vững 7 Vấn đề về phát triển bền vững được Ngân Hàng Thế giới đề cập lần đầu tiên vào năm 1987, theo đó phát triển bền vững là “ sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tạ mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai ” Hội nghị Thượng Đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức Johannesbug ( Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 xác định: phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặc chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm : tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. 1.5 Lý thuyết về phân phối thu nhập 1.5.1 Một số khái niệm cơ bản Nửa cuối thế kỷ XX, nghiên cứu về phân phối được tập trung chủ yếu vào vấn đề phân phối lại, đặc biệt là vấn đề tăng trưởngcông bằng trong phân phối, và xem đây là đặc trưng của sự phát triển hiện đại, vấn đề về vai trò của Nhà nước đối với phân phối nguồn lực nhằm tăng trưởng, ổn định, hiệu quả và công bằng. Vì vậy, các chính sách phân phối lại thu nhập đều nhằm mục đích tối đa hóa phúc lợi xã hội. • Hàm phúc lợi xã hội là một dạng hàm toán học biểu thị mối quan hệ giữa mức phúc lợi xã hội và độ thỏa dụng của từng cá nhân trong xã hội. • Điểm tối ưu hóa phúc lợi xã hội là tiếp điểm giữa đường bàng quan xã hội và đường khả năng thỏa dụng của xã hội. • Đường bàng quan xã hội là quỹ tích của tất cả các điểm kết hợp giữa độ thỏa dụng của mọi thành viên trong xã hội mà những điểm đó mang lại mức phúc lợi xã hội bằng nhau. • Đường khả năng thỏa dụng là đường biểu thị mức thỏa dụng tối đa mà một cá nhân hay nhóm người có thể đạt được trong xã hội khi cho trước mức thỏa dụng của những cá nhân hay nhóm người khác. 8 Điểm tối đa hóa phúc lợi xã hội là điểm E và tại đây đường khả năng thỏa dụng của xã hội tiếp xúc với đường bàng quan cao nhất có thể đạt tới và đây cũng là một điểm đạt hiệu quả Pareto. Tuy nhiên trong thực tế, chính phủ không đi tìm những đường khả năng thỏa dụng, và cũng không mô tả các hàm phúc lợi của xã hội.Nhưng họ cố gắng xác định ảnh hưởng của những chương trình được đưa ra đối với các nhóm dân cư khác nhau, và những ảnh hưởng như vậy thường được quy lại là những ảnh hưởng đối với hiệu quả và công bằng. Như vậy, chúng ta có thể dựa vào các công cụ trên để phân tích một số lý thuyết về phân phối lại thu nhập và tối đa hóa phúc lợi xã hội. 9 1.5.2 Thuyết vị lợi 1.5.2.1 Nội dung và hàm phúc lợi xã hội Phúc lợi xã hội suy cho cùng chỉ phụ thuộc vào độ thỏa dụng cá nhân.PLXH là tổng đại số độ thỏa dụng của tất cả các thành viên trong xã hội và mục tiêu của xã hội là phải tối đa hóa tổng số đó. Hàm phúc lợi xã hội : W = U 1 + U 2 + … + U n = i 1.5.2.2 Mô tả Độ thỏa dụng của nhóm A (U A ) Thuyết vị lợi coi lợi ích của người giàu và người nghèo có trọng số như nhau nên đường bàng quan xã hội của thuyết vị lợi là một đường thẳng có độ dốc bằng (-1) như hình vẽ. 1.5.2.3 Phân phối thu nhập theo thuyết vị lợi Giả định : - Các cá nhân có hàm thỏa dụng biên đồng nhất và chỉ phụ thuộc vào mức thu nhập của họ. - Các hàm thỏa dụng biên này tuân theo quy luật mức thỏa dụng biên theo thu nhập giảm dần. - Tổng mức thu nhập sẵn có là cố định và không thay đổi khi tiến hành phân phối lại. Phân tích : e 10 Đ t h a d ụ n Độ thỏa dụng biên của A MU A Độ thỏa dụng biên của B MU B [...]... vừa là tiền đề, vừa là điều kiện của nhau Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là thước đo của tiến 17 bộ và công bằng xã hội; tiến bộ, công bằng xã hội là nhân tố động lực đểtăng trưởng kinh tế cao và bền vững; tiến bộ, công bằng xã hội là biểu hiện của tăng trưởng kinh tế Như vậy, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã... cức xã hội” Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, vừa là tiền đề, vừa là điều kiện của nhau Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là thước đo của tiến bộ và công bằng xã hội; tiến bộ, công bằng xã hội là nhân tố động lực đểtăng trưởng kinh tế cao và bền vững; tiến bộ, công bằng xã... hợp của nhiều nhân tố hợp thành, trong đó tăng trưởng kinh tếcông bằng xã hội là hai nhân tố chính Để tạo ra kết quả là sự phát triển, thì tăng trưởng kinh tế cần được coi là động lực vật chất, còn công bằng xã hội được xác định như là một yếu tố tinh thần có nghĩa đặc biệt Tăng trưởng kinh tế, trên thực tế, vừa là điều kiện, vừa là tiền đề để thực hiện công bằng xã hội Một nền kinh tế tăng trưởng. .. bộ, công bằng xã hội là biểu hiện của tăng trưởng kinh tế Như vậy, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội không phải là những yếu tố đối lập mà có quan hệ nhân quả với nhau 30 4.1.2 Kiến nghị giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là khát vọng của tất cả các quốc gia và trong mọi... hay đặt tiến bộ và công bằng xã hội lên trước, sau đó mới chú trọng cho việc tăng trưởng kinh tế hay giải quyết hài hòa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội? Thực tế nhiều quốc gia cho thấy không thể thực hiện tiến bộ hay công bằng xã hội trước nếu như không bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng cao, liên tục theo hướng phát triển bền vững Mặt khác, nếu sự tăng trưởng kinh tế không bảo đảm thực... Thứ nhất, tăng trưởng kinh tếcông bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc thực hiện công bằng xã hội phải tạo ra động lực để tăng trưởng kinh tế chứ không phải là nguyên nhân kìm hãm tăng trưởng kinh tế 18 Thứ hai, để công bằng xã hội trở thành động lực phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường định... kinh tế đất nước được nâng cao trong vòng 20 năm qua, nền kinh tế đất nước tăng trưởng liên tục và thuộc nhóm "thị trường mới nổi" có nhiều tiềm năng; vị trí kinh tế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao đáng kể Bên cạnh đó, tiến bộ và công bằng xã hội càng thể hiện rõ nét hơn những thành quả của tăng trưởng kinh tế. Nhờ đường lối sáng suốt của Đảng ta trong việc kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng. .. thực tiễn đã có những ý kiến cho rằng có sự đối lập giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội Giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội luôn luôn là yêu cầu đặt ra trong suốt quá trình phát triển kinh tế xã hội các nước Bài toán đặt ra hiện nay đối với các quốc gia là thực hiện tăng trưởng kinh tế trước, sau đó mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội... Thách thức đặt ra về tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội cho Việt Nam hiện nay là rất to lớn và phức tạp: - Thứ nhất, bởi tăng trưởng kinh tế luôn mức dưới tiềm năng và thiếu bền vững; chủ yếu dựa trên xuất khẩu và các yếu tố tài nguyên; chất lượng thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế chậm được cải thiện Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), sức cạnh 21 tranh của kinh tế Việt Nam liên tục... và công bằng xã hội thì sự tăng trưởng này cũng không có ý nghĩa Những chính sách chỉ nhằm tăng trưởng kinh tế có thể làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng Mặt khác, những chính sách dựa trên ưu tiên mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội có thể dẫn đến triệt tiêu các động lực tăng trưởng kinh tế, kết cục cả mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh tế đều không thực hiện được Một chính sách xã hội tiến bộ và công . trưởng của các tỉnh nghèo Việt Nam 2.1.1 Thành tựu tăng trưởng của các tỉnh nghèo giai đoạn 2000-2010 16 2.1.2 Mặt trái của sự tăng trưởng 18 2.2 Quan hệ tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT ĐỀ TÀI KINH TẾ CÔNG CÁI GIÁ CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở NHỮNG TỈNH NGHÈO Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Thu Trang . 2:THỰC TRẠNG VIỆC TĂNG TRƯỞNG, TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở CÁC TỈNH NGHÈO 2.1 Thực trạng tăng trưởng của các tỉnh nghèo Việt Nam 2.1.1 Thành tựu tăng trưởng của các tỉnh nghèo giai đoạn 2000-2010 Tính

Ngày đăng: 29/06/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan