tiểu luận những thuận lợi và khó khăn của nông nghiệp việt nam

13 21.5K 43
tiểu luận  những thuận lợi và khó khăn của nông nghiệp việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN CỦA NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1 Mục Lục Mục Lục 2 A: LỜI MỞ ĐẦU 2 B:NỘI DUNG CHÍNH 3 I: TỔNG QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 3 II:NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 4 1: NHỮNG THUẬN LỢI CHO PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP 4 2: NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NÔNG NGHIÊP VIỆT NAM 7 C:KẾT LUẬN 11 A: LỜI MỞ ĐẦU. Nông nghiệp nông thôn luôn là vấn đề trọng yếu của mỗi quốc gia, kể cả những nước đã đạt đến trình độ phát triển cao.Nó là một trong hai ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế, là khu vực sản xuất chủ yếu, đảm bảo việc làm đời sống cho xã hội, là thị trường rộng lớn cung cấp nguyên liệu tiêu thụ sản phẩm của nền kinh tế, là nguồn nhân lực tích lũy cho công nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn là một nước sản xuất chủ yếu về nông nghiệp với trên 75% dân số cả nước sống tập trung ở các vùng nông thôn. Lao động nông nghiệp chiếm trên 80% lao động nông thôn trên 70% lao động trong toàn xã hội. Trong nhiều năm qua, sản xuất nông nghiệpnông thôn chiếm từ 25 - 40% 2 tổng sản phẩm trong nước đạt trên 40% tổng giá trị giá trị xuất khẩu cho cả nước.Vì vậy phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay luôn là một yêu cầu cấp thiết của nước ta. Để nông nghiệp có thể hoà nhịp cùng đất nước phát triển trong thời kỳ hội nhập. Trong những năm qua nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến lớn. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu nghèo đói, thiếu lương thực,thực phẩm đã ngày một phát triển trở thành nước xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp thu về nhiều ngoại tệ cho ngân sách nhà nước. Đó là nhờ sự nổ lực của nông dân , đảng, nhà nước với các cơ chế chinh sách phát triển nông nghiệp thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trong quá trình phát triển thì nông nghiệp thì luôn tồn tại những thuận lợi khó thách thức. Tuy nhiên đến ngày nay, qua một thời gian dài phát triển đã có thể khẳng định ngành nông nghiệp Việt Nam đã đang làm tốt vai trò của mình trong trong việc xây dựng phát triển nền nông nghiệp hiện đại bền vững, đảm bảo an ninh lương thực dự trữ quốc gia. Để có thể hiểu biết thêm về ngành nông nghiệp những thuận lợi, khó khăn mà ngành đã trải qua trong quá trình phát triển của mình cùng những biện pháp mà ngành đã sử dụng để khai thác những thuận lợi hạn chế tháo gỡ những khó khăn đó để đưa nông nghiệp Việt Nam ngày một phát triển hơn. Vì vậy nhóm em đã chọn đề tài thảo luận tìm hiểu những thuận lợi khó khăn của ngành nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. B:NỘI DUNG CHÍNH I: TỔNG QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. - Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Trải qua hơn 65 năm hình thành phát triển từ ngày 14/11/1945 đến nay với những tên gọi khác nhau ở từng thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của đảng, nhà nước, ngành nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn , thử thách, đấu tranh với đói nghèo, thiên tai, địch họa. Con đường đi dù có nhiều khó khăn, thách thức bởi mang trên mình trọng trách lớn lao song ngành nông nghiệp ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế. Đặc biệt là liên tiếp trong 3 hai thập kỷ gần đây, trước những khó khăn về kinh tế thậm chí là khủng hoảng kinh tế( điển hình là khủng hoảng tài chính năm 1994 khủng hoảng lương thực năm 2008) nông nghiệp luôn trở thành yếu tố quan trọng, là ưu thế nâng đỡ còn được coi là “cứu cánh” cho nền kinh tế Việt Nam. - Trong 5 năm qua (2005-2010), ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, cả nước xuất khẩu gần 25 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD, vượt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm bình quân một triệu tấn 1,1 tỷ USD/năm. Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp bình quân đạt khoảng 3,7-4%/năm, an ninh lương thực quốc gia được đảm bảo. Đặc biệt trong năm 2010, giá trị sản lượng nông lâm ngiệp thủy sản theo giá so sánh năm 1994, ước đạt 232,65 nghìn tỷ đồng , cao hơn 3% so với năm 2009.Trong con số kể trên, giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 168,39 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2 %, thủy sản ước đạt 56,9 nghìn tỷ đồng tăng 6,1% lâm nghiệp đạt 7,37 nghìn tỷ đồng tăng 4,6%. - Cơ cấu sản xuất nông nghiệp kinh tế nông thôn đã từng bước được đổi mới theo hướng hiệu quả hơn nhằm phát huy thế mạnh của từng vùng, gắn kết hơn với thị trường tiêu thụ nông sản thị trường .Các ngành nghề phi nông nghiệp cũng đã từng bước được khôi phục phát triển đã tạo việc làm tăng thu nhập cho dân cư. - Với truyền thống vượt khó đi lên, mong rằng trong thời gian tới cùng với nhũng nổ lực của người nông dân cả nước, đội ngũ cán bộ ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục chung tay, đoàn kết đẩy mạnh xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại,bền vững, sản xuật hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng hiệu quả cạnh tranh cao. Phát huy, khai thác những thuận lợi hạn chế khắc phục những khó khăn còn tồn tại trong quá trình phát triển nông nghiệp giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới, để nông nghiệp Việt Nam với các sản phẩm của có thể đứng vững trước sự cạnh tranh của mặt hàng nông sản của các nước khác. II:NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1: NHỮNG THUẬN LỢI CHO PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP - Trong thời kỳ đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật, duy trì tốc độ tăng trưởng đều ổn định, thể hiện được lợi thế so sánh của Việt Nam so với các nước trong khu vực trên thế giới. Trong thời gian qua nông 4 nghiệp đã thực sự trở thành chỗ dựa cho nền tảng công nghiệp dịch vụ, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo ổn định xã hội ở nước ta. So với năm 1986, năng suất nông sản năm 2010 đã tăng gấp nhiều lần. Việt Nam đã là nước xuất khẩu hồ tiêu, hạt điều lớn nhất thế giới, xuất khẩu gạo, cà phê đứng thứ nhì thế giới, chiếm lĩnh khẳng định vị trí trên thị trường thế giới về thanh long, hạt điều, có thứ hạng cao trong xuất khẩu cá ba sa, cá tra, tôm, cao su, chè. Có được những điều này cũng một phần là do nông nghiệp Việt Nam đã có được nhiều điều kiện thuận lợi. Những thuận lợi đó có thể được phân theo các nhóm như sau: * Thứ nhất, nhóm các yếu tố bên trong như là điều kiên tự nhiên, con người… - Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên thuận lợi với khí hậu nhiệt đới gió mùa cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp đa dạng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với từng vùng miền trên cả nước. - Môi trường sinh thái ở nông thôn hiện nay đã được đầu tư quan tâm bảo vệ, môi trường nông thôn từng bước được bảo vê, phục hồi phát triển tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển một cách bền vững. - Lao động nông nghiệp nước ta dồi dào có khả năng học hỏi nhanh sáng tạo ra những máy móc phục vụ sản xuất cùng với truyền thống tập quán cần cù chịu khó của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt đông nông nghiệp. *Thứ hai là nhóm các yếu tố hỗ trợ từ bên ngoài như là các chính sách của nhà nước hay khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất, phát triển nông nghiệp. Các yếu tố này bao gồm: - Hệ thống chính trị ở nông thôn do Đảng lãnh đạo đã được tăng cường, dân chủ cơ sở đã từng bước được phát huy, vị thế giai cấp nông dân đã được nâng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đã được giữ vững tạo điều kiên để nông dân yên tâm sản xuất . Nông nghiêp luôn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, thể hiện qua các chính sách các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. 5 - Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đã được tăng cường, nhất là thủy lợi, giao thông, góp phần cải thiện cơ sở ở nông thôn,gần đây ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã cho Việt Nam vay 210 triệu USD để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các chương phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng núi phía Bắc. - Trình độ khoa học kỹ thuật nông nghiệp, mức độ cơ giới hóa nông nghiệp từng bước được cải thiện như là việc áp dụng rông rãi khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, cơ khí hóa nông nghiệp có bước tiến bộ.Đến nay, nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp đạt tỷ lệ cơ giới hóa cao như: làm đất đạt 70%, tưới tiêu nước đạt 85%, tuốt lúa 83,6%, phát triển mạnh máy gặt đập liên hợp phục vụ thu hoạch lúa. - Việc ứng dụng khoa học- công nghệ, thực hiện tốt công tác thủy lợi làm tiền đề để các giống lúa mới thích nghi phát triển, tạo ra đột phá thật sự to lớn về sản lượng nông sản cũng là một yếu tố quan trọng đẫn đến những kết quả khả quan cho nông nghiệp nước ta trong thời gian qua. Nhiều năm qua, chúng ta đã tạo ra được những bộ giống cây trồng phong phú, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của sản xuất ở các vùng sinh thái, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thi trường trong nước trên thế giới. Nhiều giống cây trồng đã bắt đầu được nghiên cứu một cách có hệ thống, tính xã hội hóa của ngành giống cây trồng đã được phát huy tốt. * Thứ ba là nhóm các yếu tố về thị trường, các yếu tố này bao gồm: - Nước ta sau gia nhập vào WTO nông nghiệp Việt Nam có 3 cái được. Thứ nhất, thị trường nông sản mở rộng, hàng hóa nông sản có thể bán trong nước cho các nước thành viên khác. Thứ hai, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng mạnh đặc biệt là vào lĩnh vực nông nghiệp, nhờ vậy sẽ thúc đẩy nền nông nghiệp Việt Nam phát triển mạnh lên. Thứ ba là bà con nông dân sẽ có dịp tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới ngày càng nhiều hơn, nhanh hơn sâu rông hơn. - Quy mô thị trường trong nước đã ngày một lớn hơn, thu nhập của người dân ngày càng gia tăng. Do đó thị trường nội địa có khả năng sẽ trở thành nơi tiêu thụ được một lượng lớn các sản phẩm mà ngành nông nghiệp sản xuất ra. 6 - Đặc biệt là sau khi gia nhập WTO các sản phẩm nông nghiệp có cơ hội được tiếp cận với các thị trường Mỹ, Nhật, EU một cách thuận lợi hơn vì trước đây nông sản Việt Nam khó vào được các thị trường này vì thuế cao bị phân biệt đối xử. Đây chính là một thuận lợi để phát triển nông nghiệp nếu như chúng ta biết tận dụng tốt. 2: NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NÔNG NGHIÊP VIỆT NAM. Trong quá trình phát triển của mình bên cạnh những thuận lợi thì nông nghiệp nước ta vẫn luôn tồn tại các khó khăn riêng. Những khó khăn đó bao gồm: *Nhóm các yếu tố bên trong bao gồm các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên con người - Thiên tai thường xuyên xảy ra hàng năm gây thiệt hại nặng nề: bảo, lũ lụt, hạn hán,sự thay đổi khí quyển với hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ địa cầu ấm đần lên làm băng tan ở hai cực sẽ tạo nguy cơ ngập lụt ở những vùng thấp( như đồng bằng Sông Cửu Long). - Nhiều loại dịch bệnh như dịch rầy nâu, đạo ôn trên lúa đang gây nhiều khó khăn cho việc sản xuất lúa ở nước ta vì hậu quả mà nó mang lại là rất nặng nề . Hiện nay theo khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp, nếu 10% diện tích sản xuất lúa chính bị nhiễm bệnh thì Việt Nam sẽ phải ngưng xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực nếu tỷ lệ đó vượt quá 30% thì chúng ta sẽ phải nhập khẩu gạo. Không chỉ ngành trồng trọt mà ngành chăn nuôi cũng gặp không ít các khó khăn như bệnh lở mồm long móng, heo tai xanh, cúm gia cầm liên tục bùng phát gây thiệt hại cho người chăn nuôi, chính vì vậy mà nông nghiệp Việt Nam luôn đứng trước những thách thức vô cùng lớn. -Tính chất nhiệt đới gió mùa của nước ta làm tăng thêm tính chất bấp bênh vốn có của nông nghiệp. Trong thời gian qua trên khắp các vùng sản xuất nông nghiệp phía Bắc của nước ta đã trải qua những đợt rét gây ảnh hưởng không nhỏ cho ngành nông nghiệp như: Tại Lai Châu trong thời gian qua ngành chăn nuôi đã gặp nhiều khó khăn do các đợt rét đậm, rét hại làm cho số trâu, bò, dê, ngựa, lợn chết lên đến 1.456 con hay tại Hải Dương cũng các đợt rét này đã gây ảnh hưởng không chỉ đến tiến độ 7 gieo trồng mà còn gây ra các bệnh như táp lá, vàng lá, rễ kém phát triển làm cho mạ chết tập trung. -Tình trạng sử dụng hóa chất tràn lan trong nông nghiệp hiện nay cũng rất đáng báo động đẫn đến nguy cơ đất nông nghiệp bị thoái hóa, bạc màu. Trong khi đó, các công ty trong lĩnh vực chế phẩm sinh học của ta lại rất yếu, nhiều sản phẩm nhập từ nước ngoài về đã quá hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng trên thế giới,chính vì vậy mà gây khó khăn thêm cho phát triển nông nghiệp. - Không những vậy diện tích đất canh tác nông nghiệp mỗi năm mỗi giảm, trong khi đó năng suất lao động nông nghiệp rất thấp, cơ cấu kinh tế nông thôn tuy có thay đổi nhưng chưa đáng kể. Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người của nước ta khá thấp chỉ có 0,1 ha/ người, chỉ bằng 1/3 mức binh quân của thế giới. Bên cạnh đó thì các nguồn lực về sinh học đa dạng, phong phú chưa được khai thác. - Một khó khăn nữa đó là nhận thức của nhiều người về vai trò của nông nghiệp hiện nay vẫn chưa tương xứng với sự đóng góp quan trọng của lĩnh vực này đối với quá trình phát triển kinh tế- xã hội của nước ta. Dường như công nghiệp dịch vụ chưa coi trọng thị trường nông nghiệp nói chung. - Sản xuất nông nghiệp ở một số vùng của nước ta còn mang nặng tính tự phát của người dân , trong khi sự định hướng, hỗ trợ, tư vấn rõ ràng của nhà nước, chính quyền địa phương còn thiếu. Đó thật sự là lo ngại khi để “người nông dân tư duy trên mảnh đất của mình”. Thói quen “ phường hội”, nặng về lợi trước mắt dẫn đến chỗ người dân phá lúa chuyển sang nuôi trồng thủy sản tràn lan. - Đời sống của người nông dân tuy được cải thiệN nhưng vẫn còn nghèo. Dù chúng ta đã đạt được nhiều thành quả về xuất khẩu lúa gạo các nông sản phẩm khác nhưng nông dân trồng chúng thì vẫn là những người nghèo về vật chất tinh thần. Mặc dù sản lượng lương thực mỗi năm lại tăng hơn 1 triệu tấn nhưng thu nhập của nông dân thì vẫ chưa được cải thiện bao nhiêu. - Điều đáng lo ngại nhất là nguồn lao động nông nghiệp tuy dồi dào nhưng lao đông qua đào tạo chỉ chiếm 24%, ở nông thôn nơi trực tiếp sản xuất chỉ có 13%. 8 Trình độ canh tác của đại bộ phận người dân tham gia sản xuất nông nghiệp còn thấp chưa đáp ứng được với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Ngoài ra, đặc điểm chung trong sản xuất nông nghiệp ở các huyện miền núi nước ta hiện nay có trình độ, tập quán canh tác của người dân còn thấp, hầu hết chưa theo đúng khung thời vụ nên ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, chất lượng của các mặt hàng nông sản. - Nông nghiệp Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn của sự phát triển kinh tế như: quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất, độ đồng đều, chất lượng sản phẩm còn thấp, khả năng hợp tác liên kết của nông dân Việt Nam nói chung còn yếu.Đây là yếu tố khiến ngành nông nghiệp Việt Nam không thể đáp ứng được những đơn đặt hàng với số lượng lớn. * Nhóm các yếu tố bên ngoại tác động đến nông nghiệp, bao gồm các yếu tố sau. - Công tác bảo vệ thực vật thú y, công tác khuyến nông, đặc biệt đối với khuyến nông cơ sở chưa được đầu tư đúng mức. - Việc phòng chống thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng tuy nhiên lại chưa được thực hiện tốt. - Đã có các chính sách cắt giảm thuế cho nông nghiệp nhưng khi thực hiện lại thiếu những biện pháp rào cảng kỹ thuật gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngành chăn nuôi nước nhà.Một ví dụ là vào năm 2009, chính sách cắt giảm thuế của nhà nước ta đã tạo khe hở cho các loại thịt nội tạng gia súc, gia cầm nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam. - Việc đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học –công nghệ chưa tương xứng với yêu cầu phát triển nông nghiệp, sự hạn chế trong nghiên cứu giống cây trồng dẫn đến khả năng cạnh tranh về phẩm chất nông sản của một số cây giống còn kém, công nghệ hạt giống chưa tiếp cận đầy đủ với trình độ cao của thế giới. Một số chương trình lai tạo giống thiếu các bước nghiên cứu cơ bản, thiếu định hướng chưa tiếp cận với trình độ của thế giới. -Sản xuất nông nghiệp là ngành cần sử dụng nhiều các chế phẩm sinh học, tuy nhiên các công ty hoạt động trong lĩnh vực này của nước ta lại rất yếu, không 9 đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất do đó đã phải nhập nhiều sản phẩm từ nước ngoài về, những sản phẩm này có thể đã hết hạn sử dụng hoạt đã bị cấm sử dụng trên thế giới, chính vì vậy mà đã gây thêm khó khăn cho phát triển nông nghiệp. * Nhóm các yếu tố thị trường. - Các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp vẫn chưa phát triển, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch còn cao. Nông nghiệp thiếu máy móc thiết bị, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y…dịch vụ hỗ trợ như tín dụng, vận tải, kho bãi, viễn thông tăng trưởng chậm, giao thông nông thôn tuy đã được đầu tư nhưng chưa thật nhiều . Tổng công ty máy động lực máy nông nghiệp chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu thị trường trong nước. Công nghệ dịch vụ sau thu hoạch chưa phát triển, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch của lúa từ 12% đến 14%, rau quả 30% ,tỷ lệ này là rất lớn. - Dịch vụ cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp nông thôn không theo kịp đà tăng trưởng kinh tế toàn xã hội. Hệ thống cơ sở hạ tầng, thủy lợi phục vụ tưới tiêu hoặc còn thiếu hoặc chưa được sử dụng hợp lý, bị hư hỏng do mưa lũ nên chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất - Một khó khăn nữa của ngành nông nghiệp là giá cả vật tư nông nghiệp ngày càng gia tăng trong khi giá thành sản phẩm tăng rất ít hoặc không tăng khiến người sản xuất có thu nhập rất thấp làm cho người nông dân có xu hướng chuyển đổi sang các loại giống cây trồng,vật nuôi cho thu nhập cao hơn gây ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất của nông nghiệp. -Chất lượng nông sản cũng là một khó khăn của nông nghiệp Việt Nam. Mặc dù nông nghiệp là ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta là ngành duy nhất có thạng dư xuất khẩu nhưng giá trị xuất khẩu nông sản của nước ta lại không cao vì các sản phẩm nông sản của ta xuất khẩu ra thị trường thế giới chủ yếu là các nông sản thô, hàm lượng chất xám trong sản phẩm là rất ít nên giá cả không cao. Một ví dụ là sau 3 năm gia nhập WTO ngành thủy sản nước ta đã phải đối đầu với các vụ kiện liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm gây ảnh hưởng không. - Khó khăn nữa là khi gia nhập WTO thì nông nghiệp của chúng ta lại thiếu thông tin về thị trường, thiếu các hiểu biệt về pháp luật thương mại quốc tế nên khi 10 [...]... dựa vào hiêp hội giúp đỡ nhưng trên thực tế thì hiệp hôi lại chưa đủ mạnh để bảo vệ => Trong quá trình phát triển nông nghiệp nước ta theo hướng sản xuất hàng hóa, cần phát huy cao độ những mặt thuận lợi, hạn chế tối đa những khó khăn nhằm đăm bảo cho nông nghiệp nước ta có sự phát triển nhanh bền vững C:KẾT LUẬN Nông nghiệp Việt Nam với quá trình hình thành phát triển lâu dài đã có được những. .. bền vững cho kinh tế cả nước nói chung.Có được điều đo là nhờ sự nổ lực của nông dân cả nước, của cán bộ ngành nông nghiệp đã chung tay xây dựng một nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững Biết tận dụng tốt những lợi thế, thuân lợi khắc phục, hạn chế được những khó khăn trong nông nghiệp đưa nông nghiệp ngày một tiến lên hội nhập chung với thế giới TÀI LIỆU THAM KHẢO:... hình thành phát triển lâu dài đã có được những thành tựu to lớn Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng nông nghiệp đã vượt qua đến nay có thể tự hào về những gì mình đạt được khi không chỉ đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia mà còn vươn lên trở thành nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới Có thể tự hào khẳng định nông nghiệp nước nhà đã có 11 sự bức phá mạnh mẽ có sự tăng trưởng cao, tạo đà cho sự... http://www.bentre.gov.vn/index.php? option=com_content&task=view&id=3923&Itemid=37 Tổng cục thống kê Việt Nam Trang Tailieu.VN http://vietbao.vn/Kinh-te/Gia-nhap-WTO-Nong-nghiep-Thach-thuc-qualon/45200024/87/ www.hids.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp? www.baophutho.org.vn/ /12C5DD71411/ www.thuongmai.vn/thi-truong/thi-truong nam/ 26520-trin-vng-th-trngnong-nghip-vit -nam http://niemtin.free.fr/nongnghiephoinhap.htm 12 http://www.bentre.gov.vn/index.php? . tài NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1 Mục Lục Mục Lục 2 A: LỜI MỞ ĐẦU 2 B:NỘI DUNG CHÍNH 3 I: TỔNG QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 3 II:NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH NÔNG. tranh của mặt hàng nông sản của các nước khác. II:NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1: NHỮNG THUẬN LỢI CHO PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP - Trong thời kỳ đổi mới, nông nghiệp Việt. NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 4 1: NHỮNG THUẬN LỢI CHO PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP 4 2: NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NÔNG NGHIÊP VIỆT NAM 7 C:KẾT LUẬN 11 A: LỜI MỞ ĐẦU. Nông nghiệp nông thôn luôn là vấn đề trọng yếu của

Ngày đăng: 29/06/2014, 04:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục Lục

  • A: LỜI MỞ ĐẦU.

  • B:NỘI DUNG CHÍNH

  • I: TỔNG QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.

  • II:NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

  • 1: NHỮNG THUẬN LỢI CHO PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP

  • 2: NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NÔNG NGHIÊP VIỆT NAM.

  • C:KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan