Bài học thành công của Singapore docx

5 268 0
Bài học thành công của Singapore docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài học thành công của Singapore Những năm gần đây, theo mô hình của các nước phát triển, các khu đô thị mới (KĐT), nhà chung cư (NCC) ở nước ta được xây dựng rất nhiều. Điều này mang lại bộ mặt mới, văn minh cho các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nếp sống văn hoá mang tính tư hữu cao của người VN chưa theo kịp với mô hình sống kiểu này Và điều đó dẫn tới những h ệ lụy “khóc dở, mếu dở” trong những câu chuyện về cuộc sống ở KĐT, chung cư ở ta. Khu chung cư này ở thủ đô Singapore đã hơn 50 tuổi, nhưng chất lượng công trình và nếp sống tại đây vẫn được duy trì tốt. Ảnh: Lê Quang Vinh. Văn hoá cộng đồng kém Đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế hộ gia đình là chủ yếu, tính tư hữu (gia đình, bản thân) của người Việt rất cao. Do những yếu tố lịch sử đó mà tư duy cộng đồng, trách nhiệm cộng đồng, văn hoá cộng đồng của người Việt nhìn chung còn hạn chế, dẫn tới sự tuỳ tiện, cá nhân và ít để ý đến người xung quanh. Điều này gây khó khăn, bất lợi cho cuộc sống ở các chung cư, KĐT- nơi đòi hỏi tính cộng đồng, văn hoá cộng đồng rất lớn, vì ở đó dịch vụ công cộng và rất nhi ều các vấn đề, yếu tố và công trình công cộng, gắn kết với nhau, lệ thuộc vào nhau, chung cho mọi người cùng sinh hoạt. GS-TSKH Đặng Hùng Võ - người tâm huyết với các nghiên cứu về cuộc sống ở các khu NCC của người VN - nói rằng các KĐT yên ả ở ta hiện nay chủ yếu là các KĐT giống với nông thôn, chứ các KĐT hiện đại thì rất kém. Ông cũng cho rằng, thu nhập của người VN chưa theo kịp với các nhà ho ạch định, quy hoạch tư duy ngồi bàn giấy, thiếu thực tế Chính vì vậy, dường như người xây đô thị thì cứ xây, còn người vào ở đó không liên quan(?). Trong khi đó, một vấn đề nữa cũng cần phải nói, đó là bản chất NCC chủ yếu dành cho người làm công ăn lương, có thu nhập không cao. Ở ta, mặc dù nhiều nhà xây dựng, chủ đầu tư đưa ra khái niệm mỹ miều về NCC cao c ấp, khu căn hộ chất lượng cao nhằm kinh doanh thu được lợi nhuận cao. Nhưng thực tế cho thấy các NCC chủ yếu dành cho người thu nhập trung bình, hoặc người nghèo sinh sống, người giàu cũng mua căn hộ, nhưng chủ yếu để đầu cơ. Những người giàu, có điều kiện thường thích sống trong các biệt thự, nhà liền đất, đảm bảo cuộc sống riêng tư. Càng phát triển, xu hướng này càng rõ. Hiện ở các nước giàu là như vậy, NCC chỉ dành cho người làm công ăn lương, thu nhập thấp. Thế nhưng nghịch lý là người nghèo nói chung và người nghèo VN nói riêng lại rất khó sống ở NCC, thế mới có chuyện những bếp than tổ ong phun khói sang căn hộ hàng xóm, rồi chuy ện căn hộ ở biến thành nhà trẻ, thành nơi kinh doanh, sản xuất các hàng hoá đủ loại để người dân chung cư có thể kiếm sống Hệ lụy của nó là ô nhiễm môi trường, xâm hại riêng tư của các gia đình khác - và kết cục dẫn đến là cách ứng xử thiếu văn hoá với nhau Đã thấy là các nhà hoạch định, quy hoạch của ta không tính được các vấn đề này, nên khi thấy nảy sinh hệ lụy tiêu cự c như nói trên thì ra lệnh cấm (không cho căn hộ chung cư làm nơi kinh doanh, đặt văn phòng ), nhưng khi cấm thì lại thấy không ổn, nên lại bỏ lệnh cấm Rõ ràng tư duy của ta không theo sát thực tế, các nhà hoạch định chưa bám vào thuần phong, tập quán văn hoá dân tộc Trước hết phải tăng thu nhập cho người dân Thực ra không chỉ ở VN mà nhiều quốc gia có xuất phát điểm thấp, lạc hậ u, trong quá trình phát triển đều gặp tình trạng như nói ở trên. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ khắc phục nó như thế nào, tìm cách nào? Theo GS Đặng Hùng Võ thì Singapore là nước thành công trong việc quy hoạch để người dân (Châu Á) được sống phù hợp, thoải mái, văn minh trong các đô thị mô hình Châu Âu. Singapore đã khắc phục được bất cập văn hoá, tính cách người Châu Á khi đưa họ vào sống ở mô hình nhà Châu Âu. Tại những khu chung cư này, luôn đầy đủ các thiết chế giáo dục, y tế Ảnh: Lê Quang Vinh. Cùng với việc xác định xây dựng văn hoá đô thị là một quá trình - như xây dựng hạ tầng về nhân văn, thì điều đầu tiên các nhà hoạch định, quy hoạch ở đây đưa ra là phải tăng thu nh ập cho người dân. Quan điểm của họ rất rõ ràng rằng, phải có đủ thu nhập nhất định thì người dân mới có điều kiện để sống văn hoá trong môi trường cộng cộng đòi hỏi. Cũng như vậy thì việc tăng lương cho những người quản lý, xác định tính chất đô thị, nguồn việc làm cho người dân sống trong đô thị cụ thể đó, cân đối giữa phát triển và việc làm như thế nào, là điều phải được tính trước. Song hành với nó ở tầm vĩ mô thì văn hoá đô thị, văn hoá cộng đồng, văn hoá sinh hoạt chung cư cũng được người Singapore làm theo lộ trình, từ việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về văn hoá- xã hội- nhân văn, đến việ c đưa vào trường học giáo dục trẻ em một cách cụ thể và bài bản. Nếu nhìn ở góc độ này thì chúng ta cần phải báo động mạnh hơn nữa về tình trạng dự án KĐT, NCC đang mọc lên ở khắp nơi, về tới tận các thị trấn, làng quê mà tương lai sẽ là những thành phố ma, khu nhà ma vô cùng lãng phí, bởi người dân không thể vào ở được vì nhiều lý do, trong đó có lý do: Không phù hợp. . Bài học thành công của Singapore Những năm gần đây, theo mô hình của các nước phát triển, các khu đô thị mới (KĐT), nhà chung. căn hộ ở biến thành nhà trẻ, thành nơi kinh doanh, sản xuất các hàng hoá đủ loại để người dân chung cư có thể kiếm sống Hệ lụy của nó là ô nhiễm môi trường, xâm hại riêng tư của các gia đình. Theo GS Đặng Hùng Võ thì Singapore là nước thành công trong việc quy hoạch để người dân (Châu Á) được sống phù hợp, thoải mái, văn minh trong các đô thị mô hình Châu Âu. Singapore đã khắc phục

Ngày đăng: 29/06/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan