NGƯỜI HOẠ SĨ THẦM LẶNG SAY MÊ VỚI BẢNG MÀU SƠN MÀI potx

5 491 1
NGƯỜI HOẠ SĨ THẦM LẶNG SAY MÊ VỚI BẢNG MÀU SƠN MÀI potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGƯỜI HOẠ THẦM LẶNG SAY VỚI BẢNG M ÀU SƠN MÀI Họa Văn Bình sinh năm 1918, đúng vào nóm kết thúc thế chiến lần thứ I. Ông tốt nghiệp mỹ thuật Đông Dương khóa XII (1938 - 1943) và trước đó, đã theo học lớp dự bị của trường. Khóa học của ông là khóa đầy sóng gió. Ông Victor Tardieu, cựu giám đốc trường, người sáng lập, có thiện cảm với sinh viên và đồng nghiệp, vừa qua đời (1937). Chính quyền thuộc địa đã cử Evariste Jonch ère làm tân giám đốc. Vốn nặng đầu óc “mẫu quốc đi khai hóa văn minh” tới Sài Gòn đã tuyên bố với tờ Opinion rằng: “Tôi sang Đông Dương chuyến này là để đào tạo lớp thợ thủ công mỹ nghệ khéo tay, chứ không phải để tạo ra những nghệ như ông Victor Tardieu đã chủ VĂN BÌNH-Phong cảnh Tây Bắc-sơn mài trương. Người An Nam không có đầu óc thông minh và sáng tạo để trở thành nghệ sĩ” . Một làn sóng phẫn nộ, khinh bỉ, phản đối E. Jonchère thực sự đã dâng cao trong trường cũng như các cựu sinh viên đã ra trường. Một loạt bài báo công khai đả kích E. Jonchère được tuyệt đại đa số trí thức và đồng bào các đô thị Nam Bắc hưởng ứng mãnh liệt. E. Jonchère đã đầu hàng, nhận ra sự thật lố lăng về lời tuyên bố hàm hồ của mình. Trường MTĐD tiếp tục mở cửa đón sinh viên các khóa theo chương trình chính quy, đúng nghĩa của trường mỹ thuật. Có mặt trong cuộc đấu tranh của sinh viên, cộng với phong trào đòi quyền dân chủ, dân sinh của Mặt trận Bình Dân đang dâng cao (1936- 1939), Văn Bình thấm thía nhận ra rằng: muốn học nghệ thuật và làm nghệ thuật, trước hết phải biết thiết lập được mối quan hệ bình đẳng giữa các nền văn minh dân tộc; và muốn học nghệ thuật Châu Âu vừa du nhập vào xứ ta, thì trước hết phải biết học và yêu quý vốn nghệ thuật dân tộc của ông cha mình”. Và Văn Bình đã chọn khoa sơn ta, sơn rửa - sơn mài - là môn học chính, bên cạnh khoa sơn dầu phương Tây như môn học bắt buộc mà hoàn toàn tự giác. Một năm sau khi ra trường, 1944, tác phẩm sơn mài đầu tay Bên bờ ao được gửi đến tham gia triển lãm Duy Nhất (Salon Unique). Ông đã nhận được một trong số giải thưởng cao nhất về chất liệu của phòng tranh. Giải mang tên họa Nhật Sekiguchi, 1000 đồng Đông Dương (họa Nguyễn Tư Nghiêm chiếm giải cao nhất về sơn dầu, 1200 đồng Đông Dương, mang tên toàn quyền Decoux). Thế là từ nay cuộc hành trình đi vào thế giới “vàng son - đen trắng”, Văn Bình đã nhận ra khả năng thành đạt ban đầu của mình, từ đó đã mở ra cho chàng họa trẻ những ô cửa sổ mới nhìn ra thế giới cái đẹp của sự sáng tạo. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, tiếp đến kháng chiến toàn quốc bùng nổ 1946. Tạm biệt đầy lưu luyến nàng thơ vàng son choáng lộng và Thủ đô yêu dấu, với chiếc ba lô làm hành trang, như mọi ch àng trai trẻ yêu nước, yêu đời khát khao độc lập tự do, Văn Bình tham gia đoàn quân văn hóa kháng chiến trong ban kịch Thế Lữ - Anh Vũ (1944- 1945); có mặt trong đội truyền bá quốc ngữ, Nha thông tin Tràng Tiền (Hà Nội). Tháng 4/1946 có mặt trong đoàn quân Nam Tiến tại Huế, sáng tác tranh kịp gửi ra triển lãm mỹ thuật toàn quốc tại nhà Khai Trí Tiến Đức bên Hồ Gươm Hà Nội; cùng v ới họa Nguyễn Đức Nùng trong tổ tuyên truyền kháng chiến lưu động do công đoàn Huế tổ chức. Mặt trận Huế vỡ, Văn Bình ra Thanh Hóa, công tác trong đoàn xung phong sản xuất của Tổng bộ Việt Minh. Năm 1948 Văn Bình chuyển sang công tác báo Cứu Quốc Liên Khu IV. 1954 tiếp quản Thủ đô Hà Nội, công tác tại xưởng họa Trung ương. Hai năm sau 1956, Trường cao đẳng mỹ thuật Việt Nam mời ông về tham gia công tác giảng dạy, đồng thời giữ chức trưởng phòng giáo vụ nhà trường. Từ đấy vốn sống và vốn ký họa kháng chiến sẽ là kho tư liệu quý giá giúp ông có phương tiện và thì giờ làm tranh bố cục hoàn chỉnh, nhất là tranh sơn mài mà ông đã nặng nợ với giấc mơ nghệ thuật của mình. Cũng từ đây đánh dấu bước chuyển biến và trưởng thành mang phong cách và cá tính rõ nét về sơn mài của Văn Bình. … “Với tôi sơn mài chỉ thực sự được cách tân kể từ sau giai đoạn hòa bình lập lại. Vì đã có thì giờ và phương tiện cho các họa bình tâm trong tư duy suy nghĩ và sáng tạo. Tuy nhiên phải loại trừ ra một vài trường hợp hiếm hoi của những người đi trước có tài năng và cá tính - như Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân có thể xem là ví dụ mẫu mực “, lời Văn Bình. “Với tôi vẫn lời họa sĩ, những tranh đã được hội đồng nghệ thuật tuyển chọn cho Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam như “Bản Nậm Nà” (1958), “Phong cảnh Tây Bắc”, “Nước non Cao Bằng” (1995), “Tre và chuối” (1993). Riêng tranh “Vịnh Hạ Long” (1955) trong Sưu tập của cố tổng thống Sucarnô, Indonesia - là tương đối đạt, cũng như những tranh “Chiến thắng Điện Biên Phủ “ (1995), “Mùa gặt ở Tây Bắc” (1993)… đều cùng dòng cảm hứng thẩm mỹ. Những tranh này, tôi thích vì nó có dáng dấp truyền thống và có bút pháp phong cách tác giả cũng như ch ất liệu nghệ thuật. Tôi tự xét vẽ tranh phong cảnh có phần đạt hơn tranh vẽ người. Do đó, so với những tranh phong cảnh kể trên, thì bức “Cư ớp Bắc Bộ Phủ” hiện để ở Bảo tàng trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, tôi thấy chưa đạt, chưa vừa ý”. Anh nghĩ gì về tài năng và cá tính của một nghệ sơn mài hiện đại? Tác giả bài viết hỏi họa sĩ. “Phương tiện, thời gian, lương tâm, cộng với tài năng cá tính của người nghệ quyết định cho thành công của một tác phẩm. Tôi vẫn muốn nhắc lại những tác phẩm sơn mài của Nguyễn Gia Trí đã làm trước trước Cách mạng đến cuối đời như “Vườn xuân Trung Nam Bắc”, “Ao làng”… đã trải qua trên nửa thế kỷ nghệ thuật, mà sao thấy vẫn đẹp, vẫn bền, vẫn rất Nguyễn Gia Trí” , họa tâm sự. Cũng như vậy những tranh của Nguyễn Sáng như B ộ đội trú mưa, Bộ đội dừng chân trên đồi, Phong cảnh chùa tháp… hoặc với Nguyễn Tư Nghiêm như Giao thừa bên Hồ Gươm, Điệu múa cổ, Thánh Gióng… hiện nằm trong sưu tập Bảo tàng mỹ thuật, vẫn thấy bền, thấy đẹp, độc đáo. Rõ ràng làm sơn mài không phải là “đánh bạc”, “đánh đố” hay “may rủi”, hoặc đổ lỗi cho chất liệu, theo kiểu “vụng múa chê đất lệch”. Ông kết luận: “cái đẹp của sơn mài không nhất thiết cứ phải đứng lại ở bảng màu cơ bản. Cũng không phải cứ tìm tòi được nhiều màu như cách vẽ sơn dầu là thành công. Vấn đề là họa phải cao tay, phải sáng tạo, phải có thị hiếu tốt mà điều khiển bảng màu, từ đó mới tạo ra phong cách bút pháp riêng cho người họa sĩ. Đó là tất cả những gì mả tác giả bài viết biết về thân thế và sự nghiệp của cố họa Văn Bình. Nhân kỷ niệm ngày sinh và ngày mất của ông, đã gợi lại cho tôi những hồi ức đẹp về người họa luôn sống trong sự thầm lặng, khiêm nhường, miệt mài, say với bảng màu “vàng son đen đỏ” mà ông đã lựa chọn, dấn thân, tự nguyện cống hiến trọn đời cho cái đẹp. TRẦN THỨC . NGƯỜI HOẠ SĨ THẦM LẶNG SAY MÊ VỚI BẢNG M ÀU SƠN MÀI Họa sĩ Văn Bình sinh năm 1918, đúng vào nóm kết thúc thế chiến lần thứ. mất của ông, đã gợi lại cho tôi những hồi ức đẹp về người họa sĩ luôn sống trong sự thầm lặng, khiêm nhường, miệt mài, say mê với bảng màu “vàng son đen đỏ” mà ông đã lựa chọn, dấn thân, tự. sơn mài mà ông đã nặng nợ với giấc mơ nghệ thuật của mình. Cũng từ đây đánh dấu bước chuyển biến và trưởng thành mang phong cách và cá tính rõ nét về sơn mài của Văn Bình. … Với tôi sơn mài

Ngày đăng: 29/06/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan