"CỐ GẮNG RẼ VỀ PHÍA HỘI HOẠ..." doc

5 263 0
"CỐ GẮNG RẼ VỀ PHÍA HỘI HOẠ..." doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

"CỐ GẮNG RẼ VỀ PHÍA HỘI HOẠ " TRỊNH CÔNG SƠN-không đề-sơn dầu Có thể nói rằng, chỉ riêng với âm nhạc, bằng tài năng đích thực của mình, Trịnh Công Sơn đã khắc danh được vào lòng công chúng và ngân vang mãi đến hôm nay. Công chúng bao giờ cũng là tiêu chí cống hiến hàng đầu đối với người nghệ sĩ. Trịnh Công Sơn đã làm được điều đó. Và với họ, gương mặt Trịnh đã đầy đủ trong mỗi bài ca, mỗi nét nhạc tài hoa, chứ không phải như ông nói là chưa thấy đủ khuôn mặt của mình. Trước và sau lần tâm sự nói trên, đồng thời cũng là sự lý giải việc m ình dấn thân vào biển màu của hội họa, Trịnh Công Sơn đã nhi ều dịp có tác phẩm công bố. Lần đầu tiên là vào tháng 1.1989, Trịnh đã góp tranh triển lãm chung với họa sĩ Đỗ Quang Em và Đinh Cường. Lần ấy, họa sĩ Nguyễn Trung đã phải công nhận: “Trịnh Công Sơn đã trở thành họa sĩ thực thụ”. Sau đó, như không thể khác, người nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh đã nhiều lần triển lãm tranh chung với các họa sĩ chuyên nghiệp tại một số gallery ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài Đinh Cường và Đỗ Quang Em, còn có các họa sĩ thành danh khác như Trịnh Cung, Bửu Chỉ, Tôn Thất Văn… Đặc biệt là sau 10 năm kể từ ngày ông mất, ngày 9.4 vừa qua, tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, một cuộc triển lãm lớn tranh của Trịnh Công Sơn đã được tổ chức. Cuộc triển lãm này với chủ đề Nốt màu, đã giới thiệu một cách có hệ thống hơn 50 bức tranh và ký họa chân dung do Trịnh vẽ trong nhiều năm, từ thời trẻ sống ở Huế cho đến những năm cuối đời sống tại ngôi nhà 47C Phạm Ngọc Thạch, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Và gần đây, nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tại khách sạn Saigon Morin ở thành phố Huế, sáng 22.4, gia đình và bạn bè của Trịnh đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh của ông vẫn với chủ đề Nốt màu, có điều số lượng tranh được trưng bày lần này chỉ có gần 40 tác phẩm. Không như một số họa sĩ khác, Trịnh Công Sơn s ử dụng nhiều loại chất liệu để vẽ: sơn dầu, than chì, phấn màu, màu nước ở mỗi chất liệu, người xem đều có chung một nhận xét là đối với hội họa, Trịnh có một khả năng sáng tạo đầy cảm xúc. Khác với âm nhạc, nhìn chung tranh của Trịnh giản lược về đường nét, không rắc rối về sắc màu. Có lẽ bởi thế, ông đã phơi bày được cái tôi trống vắng, cô đơn của mình. Đây được coi như chủ đề sáng tác chính trong tranh Trịnh, cũng chính là “cái Tôi” của Trịnh bấy lâu nay bị khỏa lấp trong âm nhạc. Tuy vậy, công chúng khi thả hồn vào sắc màu của Trịnh, không vì thế mà bị lôi cuốn xuống thung lũng của sự bi lụy, ngược lại, những “Nốt màu” chấm phá đơn điệu ấy chỉ như một “Nốt lặng” trong giây lát của một kiếp người, rồi chợt bùng lên mãnh liệt như cơn gió của sự hồn nhiên trong trẻo và lãng mạn của một tâm hồn luôn tin yêu con người và cu ộc đời, luôn khao khát đi tìm những tin yêu bé nhỏ. Hầu như lấp lánh trong toàn bộ tranh của Trịnh Công Sơn là những vệt sáng đặc tả tâm trạng nói trên, những vệt sáng ấy kết hợp thật nhẹ nhàng ngân thành giai điệu, nhưng người xem phải “thật cảm” mới ngấm được niềm tin yêu con người và cuộc sống như Trịnh đã từng. Vẽ tranh đã khó, biết thưởng thức tranh lại càng khó. Đó là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau, một bên là sáng tạo, còn kia là nhận thức. Có một điểm cơ bản giống nhau: sáng tạo là đa nghĩa, nhận thức có nhiều cách hiểu. Với góc độ này, có những người đánh giá tranh của Trịnh gần với kiểu ngẫu hứng minh họa hơn là một tác phẩm trọn vẹn, là chưa thỏa đáng, nhưng đó cũng là m ột cách hiểu. Phải khẳng định rằng, bao giờ họa sĩ cũng nuôi ý tưởng sáng tạo, thậm chí là nhiều ý tưởng cùng một lúc trước khi đặt cây cọ khai sinh một bức tranh. Điều quan trọng là màu và sắc, bố cục với đường nét, mảng màu và nét vẽ…có biến chuyển được ý tưởng trên mặt toan hay không. Với Trịnh cũng thế, như ông đã từng tâm sự là…rẽ về phía hội họa…để tìm lại tôi, như vậy chủ đề và ý tưởng chung của tác giả đã rõ. Có điều, Trịnh đã giản lược đến mức gần như tối thiểu “ngôn ngữ’ của hội họa. Biểu đạt mảng màu là tâm điểm trong tranh Trịnh, nhiều khi kết thành khối đơn điệu như khi ta đứng trước mặt hồ phẳng lặng, song nông sâu thì phải d ò. Có thể ví ấy chính là nội tâm của Trịnh, và cái nội tâm ấy ẩn chứa một sức mạnh nhân sinh quan không phải là nhỏ khi ta cố gắng tìm kiếm để chợt nhận ra những xoáy màu li ti nhưng không kém cuồn cuộn trong mỗi bức tranh của ông. Như v ậy, chịu khó quan sát thật kỹ để phát hiện và cảm, có thể được coi là sự thiết yếu đối với nghệ thuật hội họa. Công chúng yêu tranh ông còn biết đến một Trịnh Công Sơn qua nh ững bức vẽ bìa, phụ bản và ký họa chân dung…được in trên các sách báo, tạp chí từ trước cho đến khi ông mất. Đây mới là sự “ngẫu hứng” của Trịnh trên con đường đi tìm thêm cái tôi của mình bằng sắc màu. Các cuộc triển lãm tranh Trịnh cho dù rồi đây được lặp lại nhiều lần, nhưng điều đáng tiếc là số lư ợng tranh của ông hiện có không nhiều, tất cả chỉ khoảng hơn 50 bức. Phần lớn tranh của Trịnh được gia đình ông cung cấp, một số mượn từ các sưu tập tư nhân, và một số bức là phiên bản được thực hiện theo nguyên bản trong các sưu tập ở nước ngoài. Dù chưa phải là “bức tranh toàn diện” về hội họa của Trịnh nhưng ít nhiều đã giúp công chúng hình dung thêm được một phần cái tôi, một phần gương mặt của ông qua sắc màu. Đúng như họa sĩ Đặng Mậu Tựu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế, nói: “Cũng như âm nhạc, thi ca, trong hành trình tìm kiếm cái tôi nghệ thuật của mình, Trịnh Công Sơn đã đ ến với hội họa. ở thế giới đó, Trịnh Công Sơn như đã tìm thấy cái phần nhạc chưa nói được trong ca khúc của mình; để rồi từ hội họa, người nhạc sĩ tài ba này đã bắt gặp một mảng đời của mình bấy lâu nay vẫn còn bị che giấu. Do vậy, triển lãm Nốt màu là cơ hội để người thưởng ngoạn và cả những người sống với nghề hiểu rõ hơn về ông, nhìn thấy các tác phẩm của ông để hiểu r õ hơn về sự tài hoa của ông, cũng là d ịp để tiếp cận với một thế giới khác trong tâm hồn đa cảm của Trịnh Công Sơn”. PHẠM THÁI BA . "CỐ GẮNG RẼ VỀ PHÍA HỘI HOẠ " TRỊNH CÔNG SƠN-không đề-sơn dầu Có thể nói rằng, chỉ riêng với âm. đã từng tâm sự là rẽ về phía hội họa…để tìm lại tôi, như vậy chủ đề và ý tưởng chung của tác giả đã rõ. Có điều, Trịnh đã giản lược đến mức gần như tối thiểu “ngôn ngữ’ của hội họa. Biểu đạt. chung một nhận xét là đối với hội họa, Trịnh có một khả năng sáng tạo đầy cảm xúc. Khác với âm nhạc, nhìn chung tranh của Trịnh giản lược về đường nét, không rắc rối về sắc màu. Có lẽ bởi thế,

Ngày đăng: 29/06/2014, 03:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan