CLB MỸ THUẬT THANH NIÊN GIA LAI CUỘC LỘI NGƯỢC DÒNG HÀNH TRÌNH TRIỂN LÃM doc

6 318 0
CLB MỸ THUẬT THANH NIÊN GIA LAI CUỘC LỘI NGƯỢC DÒNG HÀNH TRÌNH TRIỂN LÃM doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CLB MỸ THUẬT THANH NIÊN GIA LAI CUỘC LỘI NGƯỢC DÒNG HÀNH TRÌNH TRIỂN LÃM Sở dĩ tôi nói vậy, vì thường các tổ chức, cá nhân muốn triển lãm đều chọn những thành phố lớn, tráng lệ để tổ chức, được đông đảo văn nghệ sĩ và trí thức thưởng lãm, thì CLB Mỹ thuật Thanh niên Gia Lai lại hành trình ngược về các xã vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số và nhân dân lao động. Thật bất ngờ, bà con đến xem rất đông, họ tiếp đón bằng lòng chân thành và dành những tình cảm quý mến đặc biệt cho các họa sĩ trẻ. Họ hồn nhiên nhận xét bức tranh này đẹp, bức tranh kia chưa đẹp, bức tranh này giống hệt không khí lễ bỏ mả của người Jarai, bức tranh nọ dáng người giã gạo chưa đúng… lòng tôi cũng thấy vui lây với các anh chị trong CLB. Hóa ra, sáng kiến “lội ngược dòng” của anh Trần Văn Phê – Chủ nhiệm CLB đã mạnh dạn đưa M ỹ thuật về với bà con nông dân lao động, người nghệ sĩ dường như nhìn lại thấu mình hơn chăng?! Và biết đâu đấy, cuộc “lội ngược dòng” đưa mỹ thuật về với bản làng này là bước đột phá đi tiên phong trong phong trào hoạt động Mỹ thuật trẻ phạm vi CLB của Được biết một ngày đẹp trời tháng 8 năm 2008, CLB Mỹ thuật Thanh niên Gia Lai được ra đời gắn liền với phong trào hoạt động của Trung tâm hoạt động Thanh niên tỉnh, anh Trần Văn Phê là giảng viên Mỹ thuật rất trẻ, năng động, nhiệt tình của trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai được mời về làm chủ nhiệm. CLB lúc đầu tập hợp được lực lượng hơn 30 họa sĩ trẻ, họ là giáo viên các trường phổ thông, làm ngh ề tự do, sinh viên mỹ thuật các trường cao đẳng, trung cấp văn hóa nghệ thuật và đặc biệt là sinh viên Gia Lai đang học tập tại trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Tuy họ đến từ những vai trò khác nhau, nhưng có nhiều điểm chung: chung niềm đam mê sáng tạo, khát khao sống cháy hết mình cho nghệ thuật, chung sức trẻ, lòng nhiệt huyết, chung hoài bão khám phá “vùng đất hứa Tây Nguyên” mà h ọ đang sinh sống, làm việc và họ vô cùng yêu quý nó. Chỉ có tình yêu thương như máu thịt, sự rung động mạnh mẽ của con tim, thì người nghệ sĩ mới sáng tạo nên tác phẩm có tình cảm, có thần, có hồn, mang hơi thở con người, hơi thở vùng đất đó. Tình cảm quê hương có nồng nàn, có thắm đượm thì những “đứa con” ra đời mới đủ lông, đủ cánh mà bay, mà vươn xa, mà thoát thai khỏi ý tưởng chủ quan của ngư ời nghệ sĩ, những “đứa con” ấy thuộc về bà con nhân dân lao động, thuộc về bản làng, thuộc về quê hương, dân tộc. Hình ảnh quen thuộc trong tranh của các họa sĩ trẻ: là hình ảnh nhiều thế hệ cùng sống quây quần bên bếp lửa hồng trong căn nhà sàn đơn sơ của người Jarai; Bahnar, là cảnh sinh hoạt thường nhật như giã gạo trước sân nhà; bên cạnh có đàn gà một mẹ và bầy con bươi trấu; lởn vởn vài con lợn lưng cong bụng thỏng; dưới chân sàn là củi khô được chặt đều chồng lên ngay ngắn, là hình ảnh người đồng bào trên đường đi làm rẫy về; hông địu con; lưng gùi củi hoặc bầu nước; tay dắt bò hoặc trâu; chạy dẫn đường là chú chó, là hình ảnh thiếu nữ ngực trần tắm giọt và lấy nước vào bầu, là hình ảnh rạng rỡ nụ cười khi được m ùa bắp, là cảnh sinh hoạt cộng đồng tại nhà rông với nhiều tiểu tiết diễn ra trong một bức tranh sống động… và cảnh tượng của lễ bỏ mả (lễ pơ thi), lễ mừng lúa mới, lễ đâm trâu, hình ảnh tượng nhà mồ v.v cũng là đề tài hấp dẫn của nhiều cây cọ trẻ. Trong đó, nổi bật có họa sĩ trẻ Nguyễn Chung, người giáo viên mỹ thuật đam mê vẽ về đề tài Tây Nguyên, có thời gian rảnh anh cùng bạn bè lập tức thực tế vào các bản làng ký họa, nghiên c ứu phong tục tập quán, văn hóa sống, lối sinh hoạt của đồng bào các dân tộc Bahnar, Jarai, Êđê… rồi anh vẽ như chính anh được sinh ra và lớn lên ở đó. Chính niềm đam mê ấy đã mang lại cho anh những thành công ban đầu đáng tự hào cho CLB, Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên tại Đăk Lăk (2010), tác phẩm Nắng chiều của Chung được Hội MTVN tặng Giấy khen, cuối năm 2010 tác phẩm này lần nữa đưa chàng trai đam mê vẽ đạt giải “Tác giả trẻ” năm 2010 của UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam. Giải thưởng này đánh dấu thành công bước đầu của một CLB Mỹ thuật non trẻ về tuổi đời nhưng dần chững chạc về công phu lao động nghệ thuật, về khả năng tiềm tàng của tài hoa và sức trẻ, về niềm khát khao mãnh liệt khám phá, cháy bỏng thể hiện và thể nghiệm… tất cả làm nên một không gian lung linh đa sắc màu trong ngôi nhà chung mang tên CLB Mỹ thuật Thanh niên – “Ngôi nhà” mà chủ nhân của nó là những thanh niên Gia Lai đang kỳ sung mãn, no căng ý tưởng sáng tạo, khát khao góp sức mình cho xã hội với lý tưởng sống là lao động, là cống hiến, là hành động. Thiết nghĩ, Trung tâm hoạt động Thanh niên tỉnh thành lập ra một sân chơi vô cùng ý nghĩa, đem lại niềm phấn khởi lớn cho các nghệ sĩ trẻ, bởi đây không chỉ là nơi giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sáng tác, có không gian trưng bày tác phẩm, được khẳng định m ình, mà quan trọng hơn nó tập hợp từng đốm lửa có thể nói đã tắt hoặc gần tắt cháy lên thành ngọn lửa lớn của niềm đam mê và sức trẻ - Những đốm lửa nguội lạnh kia có thể do cuộc tất tả mưu sinh, do công việc chuyên môn, do tác phẩm vẽ ra chỉ để chính mình xem rồi cất đi. Điều này khiến họ đâm ra chán nản sinh lười vẽ, do vẽ là đam mê của người giàu vì chất liệu đắt tiền… với hàng trăm lý do khác nữa mà Mỹ thuật trẻ Gia Lai thời gian trước xuất hiện ít. Sân chơi này ra đời đáp ứng được nhu cầu rất lớn của nghệ sĩ trẻ, không gì sung sướng bằng tác phẩm vẽ ra được công bố, được triển lãm, được cọ sát trong các sân chơi đẳng cấp, quy mô và chuyên nghiệp như Festival Mỹ thuật trẻ toàn quốc, Triển lãm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh tỉnh Gia Lai hàng năm. Niềm vui được nhân đôi khi tôi gặp gỡ và trao đổi với chủ nhiệm CLB, anh cho biết trung tuần tháng 8 tới đây, tỉnh Gia Lai đăng cai tổ chức Triển lãm Mỹ thuật khu vực V Nam miền Trung và Tây Nguyên, theo thông lệ các năm trước, Quy định của Hội Mỹ thuật Việt Nam là họa sĩ chưa được kết nạp Hội VHNT địa phương không được tham gia, nhưng lần này Hội VHNT Gia Lai đã có thông báo chính thức cho các họa sĩ ch ưa là hội viên Hội VHNT địa phương vẫn được tham gia. Vì vậy, các thành viên CLB đang gấp rút hoàn thành tác phẩm gửi đi tham dự. Tuy chưa thể đánh giá về chất lượng, nhưng hy vọng với một số lượng tạm gọi là hùng hậu sẽ góp phần điểm tô diện mạo của Mỹ thuật “Đội chủ nhà” nói riêng, khu vực nói chung. Và đây, thực sự là cu ộc “cọ sát” đầy ý ngh ĩa cho những cây cọ trẻ. Ngày 31/8 này, tuy CLB v ừa tròn 3 tuổi, nhưng dưới sự hỗ trợ kinh phí của Ban giám đốc Trung tâm hoạt động Thanh niên tỉnh, các cơ quan đơn vị huyện, CLB đã tổ chức thành công 3 cuộc triển lãm định kỳ hàng năm và đã để lại ấn tượng sâu đậm hơn trong lòng người xem qua từng đợt triển lãm. CLB được duy trì hoạt động ngày một mạnh hơn, đông hơn, trưởng thành về mặt chuyên môn hơn như ngày nay, ph ải nói đến vai trò của người đầu tàu, đòi hỏi anh phải tích cực trong công tác đi thực tế, lên kế hoạch và chủ đề cho từng buổi sinh hoạt định kỳ hàng tháng để thúc đẩy sáng tác, khuyến khích, động viên, chia sẻ khó khăn với mọi thành viên trong CLB, anh thường xuyên tập hợp trao đổi chuyên môn nhằm “hâm nóng” quá trình sáng tác. Đồng thời, anh không quên nhiệm vụ phát hiện, bồi dưỡng, kết nạp thành viên mới và kể cả chiến lược “chiêu tài” cũng được chú trọng. Chính chiến lược n ày đã mang lại niềm vinh dự cho CLB vào cuối năm 2010, một thành viên CLB - họa sĩ trẻ Nguyễn Vinh, đang là sinh viên năm thứ 4 của trường Đại học Mỹ thuật thành phố HCM với tác phẩm Dưới phố (điêu khắc), đạt Huy chương Đồng - Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010. Đây là chiếc Huy chương sang trọng đầu tiên của chuyên ngành Mỹ thuật tỉnh Gia Lai – một giải thư ởng giá trị mang tầm quốc gia. Nguyễn Vinh có phải sinh ra để dành cho điêu khắc Gia Lai ở thế hệ kế tục họa sĩ đ àn anh Nguyễn Văn Nhâm không? Câu trả lời còn ở phía trước, nhưng nhìn vào bộ sưu tập giải thưởng: Tác phẩm Dưới phố – Huy chương Đồng Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc (2010), Tp Giờ cao điểm - Giải Ba Triển lãm Điêu khắc truyền thống ĐHMT năm 2011,Giải Đồng hạng Triển lãm Mỹ thuật Trẻ Biennale Tp. HCM lần thứ I (2009), Tp Ngắm trăng – Giải KK Triển lãm Mỹ thuật Đồng Nai (2005) và Tp H ạnh phúc gia đình – Giải Ba (2009), 3 Tp Vùng đ ất cát (2006), Xuống phố (2007) và Lứa mới (2009) – Giấy khen Triển lãm khu vực Đông Nam bộ, Giải KK Điêu khắc truyền thống ĐHMT các năm 2008, 2009, 2010… của cậu sinh viên có hộ khẩu Gia Lai này, chúng ta có quyền tin tưởng và kỳ vọng cho chuyên ngành điêu khắc vốn khan hiếm họa sĩ của tỉnh ta ở Vinh ngày mai. Và ngày mai, khi “Ngọn lửa” cháy lên niềm tin yêu và kỳ vọng vào một thế hệ Thanh niên - họa sĩ thực tâm, thực tài kế tục sự nghiệp Mỹ thuật tỉnh nhà, không chỉ là sự quan tâm, chú trọng bồi dưỡng, phát triển, đãi ngộ của các nhà lãnh đạo, mà còn là niềm mong đợi của đông đảo bà con nhân dân các bản làng và cả một Tây Nguyên xanh bất tận. NGUYÊN ĐĂNG . CLB MỸ THUẬT THANH NIÊN GIA LAI CUỘC LỘI NGƯỢC DÒNG HÀNH TRÌNH TRIỂN LÃM Sở dĩ tôi nói vậy, vì thường các tổ chức, cá nhân muốn triển lãm đều chọn những thành phố lớn, tráng. tráng lệ để tổ chức, được đông đảo văn nghệ sĩ và trí thức thưởng lãm, thì CLB Mỹ thuật Thanh niên Gia Lai lại hành trình ngược về các xã vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số và nhân. cuộc lội ngược dòng đưa mỹ thuật về với bản làng này là bước đột phá đi tiên phong trong phong trào hoạt động Mỹ thuật trẻ phạm vi CLB của Được biết một ngày đẹp trời tháng 8 năm 2008, CLB

Ngày đăng: 29/06/2014, 03:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan