Điều trị thoái hóa cột sống thế nào? pot

4 380 0
Điều trị thoái hóa cột sống thế nào? pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Điều trị thoái hóa cột sống thế nào? Đặc trưng cơ bản của thoái hoá khớp là tổn thương thoái hoá của sụn khớp, hậu quả là mất sụn khớp và tế bào dưới sụn, mọc tổ chức xương cạnh khớp tân tạo. Một trong những vị trí hay gặp của thoái hoá khớp là thoái hoá cột sống, bao gồm cột sống thắt lưng (hay gặp nhất), cột sống lưng và cột sống cổ. Với thoái hoá cột sống, quá trình lão hoá thường xảy ra ở hai vị trí: đĩa đệm (nằm ở giữa hai đốt sống) và các khớp liên mấu đốt sống. Thoái hóa đốt sống. Thoái hoá nói chung và thoái hoá cột sống nói riêng có hai loại: thoái hoá nguyên phát (do tuổi tác cao, không có nguyên nhân) và thứ phát (có thể gặp cả ở người trẻ, thường tìm thấy nguyên nhân). Thoái hoá thứ phát ở cột sống thường gặp sau chấn thương, rối loạn cấu trúc đĩa đệm đốt sống bẩm sinh (ví dụ bệnh Scheuermann, loạn sản đốt sống- mấu đốt sống), mắc phải (viêm đĩa đệm đốt sống) hay các nguyên nhân khác gây sai lệch tư thế cột sống: gù, vẹo, quá ưỡn… Về điều trị, tùy theo tình trạng bệnh mà có các biện pháp nghỉ ngơi, nằm ở tư thế thích hợp giảm đau. Các biện pháp không dùng thuốc có thể làm giảm đau và giảm co cứng cơ như các bài tập thể dục thích hợp; điều trị vật lý trị liệu như tia hồng ngoại, sóng ngắn, tắm bùn nóng, tắm suối khoáng nóng; mát-xa, bấm huyệt tại vùng đau. Thuốc chống viêm giảm đau không steroid như diclofenac, meloxicam, piroxicam… kết hợp với thuốc giãn cơ như mydocalm, myonal, thuốc giảm đau đơn thuần paracetamol… dùng ngắn ngày, trong đợt cấp khi bệnh nhân đau nhiều. Các thuốc điều trị thoái hoá tác dụng chậm, ít ảnh hưởng đến dạ dày như glucosamin, chondroitin, diacerin… có thể dùng kéo dài. Nếu không đỡ có thể tiêm corticoid loại nhũ dịch tại các khớp liên mấu sau hoặc tiêm ngoài màng cứng nhưng cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khớp trong điều kiện vô khuẩn tuyệt đối với liệu trình thích hợp, tránh lạm dụng. Mặc áo nẹp cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng trong các trường hợp thoái hoá kết hợp trượt đốt sống gây mất vững cột sống. Chỉ định ngoại khoa trong các trường hợp thoát vị đĩa đệm, không đáp ứng với điều trị nội khoa đúng cách hoặc khi có chèn ép thần kinh vùng cột sống thắt lưng gây liệt hai chi dưới, rối loạn cơ tròn hay liệt chi trên do chèn ép cột sống cổ. Trong thư, bác không đề cập đến tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh nên chúng tôi không đưa ra thời khuyên cụ thể được. Bác nên đến chuyên khoa khớp để được khám kỹ, ở đó bác sĩ sẽ có chỉ định tốt nhất cho bác. Với người chưa bị thoái hóa khớp, cách phòng bệnh tốt nhất là tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt, lao động mà gây đau như ngồi lâu, đứng lâu một tư thế; tránh mang vác nặng quá mức hoặc các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế. Giữ cho cân nặng ở mức lý tưởng, tránh béo phì. Tập luyện, chơi các môn thể thao vừa sức như bơi lội, đi bộ, đạp xe… Phát hiện sớm các dị dạng cột sống để có biện pháp chỉnh hình nội khoa hay ngoại khoa thích hợp. Điều trị tốt các bệnh kèm theo dễ gây tổn thương đốt sống như viêm đĩa đệm đốt sống. . trong những vị trí hay gặp của thoái hoá khớp là thoái hoá cột sống, bao gồm cột sống thắt lưng (hay gặp nhất), cột sống lưng và cột sống cổ. Với thoái hoá cột sống, quá trình lão hoá thường. Điều trị thoái hóa cột sống thế nào? Đặc trưng cơ bản của thoái hoá khớp là tổn thương thoái hoá của sụn khớp, hậu quả là mất sụn khớp. trí: đĩa đệm (nằm ở giữa hai đốt sống) và các khớp liên mấu đốt sống. Thoái hóa đốt sống. Thoái hoá nói chung và thoái hoá cột sống nói riêng có hai loại: thoái hoá nguyên phát (do tuổi

Ngày đăng: 28/06/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan