CÂU HỎI MÔN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP doc

4 2.4K 14
CÂU HỎI MÔN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÂU HỎI MÔN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CAU1: tại sao con người bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến nông nghiệp? Do nhu cầu ăn uống nhiều hơn, dân số tăng nhanh. Đồng thời Nông nghiệp là ngành kết nối rất cao với nhiều ngành kinh tế khác: cung cấp đầu vào cho công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến xuất khẩu; sử dụng sản phẩm của các ngành công nghiệp và dịch vụ như nhiên liệu, phân bón, hóa chất, máy móc cơ khí, năng lượng, tín dụng, bảo hiểm… Ngoài ra, nông nghiệp còn liên quan mật thiết đến sức mua của dân cư và sự phát triển thị trường trong nước. Bởi với 50% lực lượng lao động cả nước đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và 70% dân số sống ở nông thôn, thu nhập của lao động nông nghiệp cao hay thấp có ảnh hưởng rất lớn đến sức cầu của thị trường nội địa và tiềm năng đầu tư dài hạn. Hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp đang tập hợp hàng chục chuỗi giá trị với hàng ngàn nhà máy, hàng vạn cơ sở sản xuất và chiếm đến một phần tư tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Không phải công nghiệp, mà chính là từ nông nghiệp đã hình thành nên những cụm ngành đầu tiên để Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu qua hoạt động xuất khẩu. CÂU 2: Tại sao Việt Nam và các nước không tiên tiến sản xuất và kinh doanh các mặt hàng có lợi nhuận cao, lại bỏ nông nghiệp? Theo cá nhân tôi thì không đồng ý. Vì nước ta là nước nghèo và là nước đang phát triển nên giới hạn về vốn và trình độ cho ngành công nghiệp thấp. Mặc khác, nếu chúng ta chú trọng đầu tư nhiều hơn vào nông nghiệp thì sao? Nếu trong các năm qua vốn đầu tư cho nông nghiệp được dành nhiều hơn thì tăng trưởng của ngành này sẽ cao hơn và nền kinh tế chắc chắn đạt hiệu quả hơn. Đáng tiếc là vốn đầu tư vào nông nghiệp lại giảm từ sau năm 2000; trong đó vốn đầu tư của Nhà nước (chiếm đến 40%) giảm rất mạnh. Khi nông nghiệp chưa hấp dẫn đầu tư tư nhân thì sự sụt giảm đầu tư của Nhà nước càng làm suy yếu khả năng tăng trưởng của nông nghiệp. Vì sao hiệu quả vốn đầu tư vào nông nghiệp cao, nhưng đầu tư vào đây lại rất thấp? Câu trả lời là bởi nông nghiệp có quá nhiều rủi ro. Từ phụ thuộc vào thiên nhiên, thời tiết cho đến biến động thị trường và chính sách giá cả. Nhưng nguyên nhân sâu xa là từ nhận thức về vai trò của nông nghiệp trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế.Trong nhiều năm qua, thể chế cho phát triển nông nghiệp cũng chưa được quan tâm đúng mức. Chẳng hạn trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thì khu vực I chỉ chiếm 6% về giấy phép, 2,5% về vốn đăng ký của cả nước (tính đến năm 2009). Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm 4,2% trong tổng số doanh nghiệp (tính đến năm 2008). Thiếu vắng đầu tư tư nhân là trở ngại lớn cho việc phát triển nông nghiệp bởi nếu chỉ dựa vào các hộ cá thể, rất khó để đưa nền nông nghiệp tiến lên những phân khúc giá trị gia tăng cao hơn. Bên cạnh đó chúng ta cần phải làm khác: Tình trạng biến đổi khí hậu đã làm thay đổi rất nhiều những quan niệm trước đây khi đặt lại vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế toàn cầu. Khi toàn cầu hóa đang ở thế thượng phong, khi quan niệm về một thế giới phẳng dễ dàng cho mọi giao dịch quốc tế thì quan niệm quốc gia không cần có tài nguyên, không cần có một nền nông nghiệp vững chắc mà chỉ cần tập trung vào công nghiệp hoặc dịch vụ chuyên môn sâu ở một nhóm sản phẩm là có thể giàu có, thịnh vượng khá phổ biến. Nhưng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thách thức về lương thực, thực phẩm, những quốc gia nghèo tài nguyên, yếu kém nông nghiệp chính là những quốc gia dễ bị tổn thương nhất. Cơn bão giá lương thực, thực phẩm mấy năm gần đây trên thế giới là hậu quả của việc xem nhẹ phát triển nông nghiệp ở quy mô toàn cầu. Các quốc gia không có tiềm năng nông nghiệp giờ đây phải chạy đi tìm kiếm nguồn đất cho sản xuất. Nông nghiệp là ngành đóng góp cho sự ổn định kinh tế, và giờ đây có thể tạo ra sự giàu có cho quốc gia. Vấn đề nằm ở chỗ tiến bộ công nghệ và quản trị được áp dụng vào nông nghiệp như thế nào. Để làm được điều này, vấn đề quan trọng là phải thay đổi nhận thức về nông nghiệp, từ đó thay đổi cách ứng xử, từ chủ trương đến chính sách và hành động trên thực tế. 1 Cây trồng biến đổi gien và nông nghiệp Việt Nam Vấn đề cây trồng biến đổi gien được các nhà khoa học trên thế giới tranh luận hơn 20 năm qua, nhưng cho đến nay chưa có một kết luận khoa học nào nêu rõ một cách đầy đủ vấn đề lợi ích và tác hại dẫn đến những sự nghi ngại về rủi ro của nó. Ở Việt Nam, từ những năm gần đây cũng nổi lên cuộc tranh luận trong phạm vi còn hẹp của một số nhà khoa học nông nghiệp. Vậy vấn đề cây trồng biến đổi gien thực chất là thế nào? Qua một thời gian tìm hiểu từ những nhà khoa học am hiểu vấn đề này ở trong nước và những nhà khoa học và chính trị - xã hội nước ngoài, chúng tôi nêu một số ý kiến sau đây: Cây trồng biến đổi gien (GMP - Genetically modified plants) như đậu tương, ngô, hạt bông và cải dầu là những cây trồng được tạo ra bằng công nghệ sinh học hiện đại để đưa gien của một cây trồng này vào ADN của cây trồng khác, hoặc lấy gien của một sinh vật không phải cây trồng như vi khuẩn để đưa vào tế bào cây trồng, hoặc tách một gien nào đó ra khỏi tế bào cây trồng. Biến đổi gien (BĐG) cơ bản khác với quy trình sinh sản tự nhiên. Công nghệ được tiến hành trong phòng thí nghiệm để đưa gien mới, bằng cách dùng "súng bắn gien" đưa vi khuẩn vào ADN tế bào cây trồng. Đối với một số nhà khoa học, cây trồng BĐG là một công nghệ sinh học hiện đại, cần được vận dụng nhằm đem lại lợi ích trong phát triển lương thực, giải quyết vấn đề thực phẩm, bảo đảm an ninh lương thực cho gần bảy tỷ người dân và còn tiếp tục tăng trên thế giới. Trong lúc đó, nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và nông dân nhiều nước rất lo lắng về những tác hại và rủi ro, tập trung vào ba lĩnh vực: môi trường, sức khỏe con người và kinh tế. Ở một số nơi, người ta cho rằng, các giống cây BĐG của Tập đoàn Hóa chất Monsanto có thể kháng thuốc diệt cỏ dại, chống lại một số vi-rút, vi khuẩn, nấm có sức đề kháng với thay đổi khí hậu, v.v , nhưng sau một thời gian, lại xuất hiện một loại cỏ mới gọi là "siêu cỏ dại" và sâu bệnh mới còn khó tiêu diệt hơn. Một số nơi sử dụng cây trồng BĐG, xuất hiện ở người bệnh đau gan nhiều hơn, tăng tỷ lệ vô sinh, giảm sút hệ thống miễn dịch, v.v Ở Ần Độ, nhiều nông dân trồng cây trồng BĐG bị lệ thuộc vào công ty đa quốc gia bán hạt giống, trong hai năm hạn hán liên tiếp, cây trồng bị mất mùa, nhiều người lâm vào cảnh nợ nần chồng chất và bị phá sản vì buộc phải mua hạt giống mới. Ở châu Âu, châu Á và Mỹ la-tinh, nhiều nông dân nói trâu, bò, gà, vịt chết vì ăn ngô Bt (Bt corn). Ở Việt Nam, năm 2006, tại Quyết định 11/2006/QĐ-TTg và Quyết định 14/2008/QĐ-TTg, Chính phủ đã cho phép khảo nghiệm và ứng dụng cây trồng BĐG ở Việt Nam. Cơ sở pháp lý để một giống cây trồng BĐG được phép sử dụng được quy định ở Nghị định 69/2010/NĐ-CP về an toàn sinh học đối với sinh vật BĐG, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật BĐG: quy định việc khảo nghiệm đánh giá an toàn, và điều kiện sử dụng giống cây trồng đó đã được năm nước phát triển cho phép sử dụng làm thực phẩm (điều kiện này còn quá chung chung). Thực hiện chủ trương nói trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép ba công ty TNHH đưa giống vào khảo nghiệm ở Việt Nam: Công ty Dekalb Việt Nam (Monsanto), Công ty TNHH Syngenta, và Công ty Pioneer Việt Nam, nhưng hoạt động chính là Công ty của Monsanto. Việc khảo nghiệm giống ngô bắt đầu tiến hành trồng năm 2011, đã qua hai bước khảo nghiệm trên đồng ruộng hẹp và diện rộng ở một số địa phương ở Việt Nam. Theo chúng tôi, hành lang pháp lý cho việc áp dụng giống cây BĐG chưa đầy đủ và chặt chẽ. Thời gian khảo nghiệm như trên chưa đủ để kết luận giống ngô đó an toàn về sinh học và môi trường. Trình độ của cán bộ trong lĩnh vực này cũng như cơ sở nghiên cứu khoa học, khảo nghiệm của chúng ta còn rất hạn chế và chưa cho phép kết luận, đánh giá một cách chắc chắn. Trừ một số nhà quản lý và khoa học trong ngành nông nghiệp, nhiều người trong giới khoa học và nhà hoạt động chính trị - xã hội còn nhiều nghi ngại, vì mọi người đều hiểu rằng vấn đề này còn liên quan đến nền nông nghiệp của nước ta, sức mạnh kinh tế chủ yếu của đất nước - là vấn đề an ninh lương thực và chủ quyền quốc gia. Đặc biệt tại cuộc hội thảo do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 5-10-2011, (tập hợp 70 chuyên gia và nhà khoa học am hiểu về nông nghiệp), đa số các nhà khoa học nghi ngại và có người dứt khoát phản đối. Đây là vấn đề sống còn của đất nước, do vậy phải hết sức thận trọng, xem xét thật kỹ lưỡng. Có người nói chúng ta mới chủ trương áp dụng cây trồng BĐG đối với ngô, đậu tương, bông, còn về lúa thì chưa. Nhưng trong sản xuất nông nghiệp, nhất là ở Việt Nam, với tình hình sản xuất cây trồng đan xen, gối vụ, có thể tách bạch các loại cây trồng với nhau không? Phấn hoa của cây BĐG từ đám ruộng này có thể bay sang đám ruộng khác? Cỏ dại và sâu bọ ở ruộng này cũng có thể lan sang đám ruộng khác. Trước khi đi sâu vào các vấn đề về khoa học, chuyên môn, hãy thống nhất nhận thức về một số vấn đề cơ bản. Chúng ta đều thống nhất BGĐ là một thành tựu lớn trong khoa học và công nghệ sinh học, nó đang được áp dụng trong các lĩnh vực khác như y, dược. Từ thành tựu khoa học này, một số nhà công nghệ sinh học của các tập đoàn đa quốc gia Mỹ mà lớn nhất là Monsanto đã khai thác, tạo ra thứ công nghệ cao và phức tạp để sản xuất ra các loại hạt giống BĐG, được tuyên truyền và rao bán khắp các nước, kể cả ở các nước phát triển. Và đương nhiên họ giữ độc quyền về hạt giống BĐG của họ và thu về một món lợi nhuận khổng lồ trong mấy năm qua. 2 Nhưng sau một thời gian, ở nhiều nơi đã xuất hiện những tác hại từ những giống cây BĐG này. Ở các nước phát triển như ở châu Ấu, một số chính phủ đã có những quyết định ngăn cấm việc sử dụng giống BĐG của Mỹ, bắt đầu nghiên cứu để tạo ra giống BĐG của mình, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và chủ động trong việc sản xuất nông nghiệp trong nước. Như vậy có thể hiểu giống BĐG là đa dạng: các nước có thể tự tạo ra giống BĐG của mình, không nên hiểu hạt giống cây trồng BĐG chỉ Monsanto mới có. Ở Việt Nam chúng ta, vấn đề đặt ra như thế nào? Hiện nay, chúng ta mới tiến hành khảo nghiệm giống BĐG của Monsanto. Trước hết nói về kinh tế, nếu chúng ta sử dụng giống cây như ngô của Monsanto. Về mặt năng suất, có thông tin từ một số cơ sở khảo nghiệm cho rằng, năng suất ngô BĐG cao hơn ngô lai đang sử dụng. Nhưng trong những năm sau, có gì bảo đảm kết quả sẽ tiếp tục được như vậy? Còn về giá của hạt giống như thế nào? Hiện nay giá hạt giống là bao nhiêu? Và ai bảo đảm sau một thời gian Monsanto tăng giá lên quá cao thì liệu ta có tiếp tục mua hạt giống của họ không, khi ta đã lệ thuộc hoàn toàn vào họ? Chắc chúng ta cũng hiểu một khi đưa ra sử dụng giống BĐG một thời gian thì nó đã hủy diệt hết giống truyền thống của chúng ta. Lúc đó chúng ta sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào họ. Như vậy về kinh tế, không có lợi, mà ngược lại. Vì vậy, đối với việc sử dụng giống cây trồng BĐG của Monsanto, hay giống cây trồng BĐG của các tập đoàn Mỹ khác (họ đều giữ bản quyền rất chặt chẽ), chúng ta cần phải xem xét kỹ không những về ảnh hưởng đối với môi trường, sức khỏe con người, mà cả về mặt kinh tế và chính trị. Ở đây không đơn thuần là vấn đề năng suất cây trồng mà sâu xa hơn là vấn đề an ninh lương thực và chủ quyền quốc gia. Trong những năm qua, thành tựu về sản xuất nông nghiệp là niềm tự hào lớn của nhân dân ta. Sự ổn định về chính trị, xã hội một phần quan trọng do chúng ta đã bảo đảm đủ lương thực cho nhân dân ta, hơn nữa còn đóng góp cho lương thực thế giới. Trong khi dân số của ta phát triển nhanh, biến đổi khí hậu đe dọa, trong những năm tới, vấn đề lương thực càng trở nên cực kỳ quan trọng, có tính chất quyết định đối với cả an ninh chính trị và chủ quyền quốc gia. Việt Nam phải phấn đấu phát triển bền vững, lấy phát triển nông nghiệp sạch, xanh làm xương sống của nền kinh tế đất nước. Nhiều người cho rằng chúng ta có thể trở thành một cường quốc về nông nghiệp. Tại sao không? Đó phải là mục tiêu phấn đấu cho nhân dân ta. Và muốn vậy, cần phải đầu tư mạnh hơn, xứng đáng hơn cho nông nghiệp. Đầu tư cho nông nghiệp có nhiều lĩnh vực, nhưng vấn đề giống phải là mối quan tâm hàng đầu. Do đó, công tác nghiên cứu khoa học về sinh học cần được tăng cường hơn nữa. Chúng ta phải nghiên cứu để sản xuất các loại giống cây, bằng kỹ thuật truyền thống. Hiện nay, nhiều nông dân đồng bằng sông Cửu Long đã tự tạo ra một số loại giống cây trồng có chất lượng cao, chúng ta cũng có những loại giống ngô có năng suất cao, nhưng họ cho rằng, Nhà nước chưa đầu tư đúng mức. Đồng thời, chúng ta cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học để có thể tạo ra giống BĐG của chính chúng ta sản xuất. Vấn đề giống cây BĐG đã trở thành một vấn đề chung cực kỳ quan trọng, liên quan cuộc sống của người dân, vận mệnh của đất nước. Không thể chỉ một số bộ chịu trách nhiệm, mà các cấp có thẩm quyền của trung ương cần trực tiếp xem xét và có chủ trương. Nhân dân ta, đặc biệt là nông dân cũng cần có những thông tin cần thiết để cân nhắc, góp sức với Nhà nước, giải quyết vấn đề nói trên một cách đúng đắn và chính xác. Nhóm các nhà khoa học Anh, do tiến sĩ Anh David Bohan đứng đầu, khẳng định cây trồng biến đổi gen (GMO) gây hại cho môi trường. Kết quả từ cuộc nghiên cứu lớn nhất thế giới (trong bốn năm với kinh phí lên tới 9,5 triệu USD) cho thấy các cánh đồng trồng GMO có rất ít ong, bướm, chim và các côn trùng khác, so với các cánh đồng trồng cây bình thường. Các GMO kiềm chế quá trình ra hoa và kết quả của cây hoang dại có lợi cho môi trường và đời sống hoang dã, trong khi lại kích thích phát triển các cây hoang dại có hại cho môi trường. Do đó GMO không chỉ tác động trực tiếp mà còn tác động gián tiếp đến môi trường. Nghiên cứu cũng cảnh báo rằng GMO sẽ tạo ra thế độc canh trong nông nghiệp và gây hại cho sự đa dạng sinh học. Nhóm nghiên cứu đề nghị các nước phải thật thận trọng khi cho phép phát triển các loại GMO. Trong nghiên cứu, người ta nuôi các con chuột hamster mắn đẻ trong 2 năm bằng các loại đậu nành biến đổi gene (vốn được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp), chia làm 3 nhóm, tùy thuộc vào mức độ biến đổi gene nhiều hay ít của loại đậu mà chúng ăn. Một nhóm chuột khác (nhóm đối chứng) được cho ăn bằng đậu nguyên chất, chưa hề có biến đổi gene. 3 Phản đối việc phát triển GMO tại Brussels (Bỉ) “Chúng tôi lựa chọn vài nhóm chuột hamster, nuôi chúng thành đôi trong các lồng và cho chúng ăn thực phẩm biến đổi gene. Chúng tôi quan sát hành vi, tốc độ tăng cân và thời điểm sinh sản của chúng”, tiến sĩ Alexei Surov nói về các thí nghiệm được hợp tác thực hiện bởi Hiệp hội An ninh gene quốc gia và Viện Sinh thái và Các vấn đề tiến hóa. Ban đầu, người ta nhận thấy mọi việc rất suôn sẻ. Tuy nhiên, đến thế hệ con của chúng đã ghi nhận những ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Tiếp tục được nuôi bằng chế độ ăn như cha mẹ chúng, các nhà nghiên cứu nhận thấy tốc độ tăng trưởng của các cặp chuột này chậm hơn, và trưởng thành muộn hơn. Khi thu thập con của thế hệ này để ghép đôi thành các cặp (là thế hệ thứ ba), nhóm nghiên cứu nhận thấy chúng không sinh nở nữa. “Điều đó chứng tỏ thế hệ chuột thứ ba đã mất khả năng sinh đẻ”, tiến sĩ Alexei Surov nói. Nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra điều ngạc nhiên khác ở thế hệ chuột thứ ba này: lông mọc trong miệng chúng, dù chưa rõ nguyên nhân tại sao. Theo Voice of Russia, các chuyên gia không hiểu tại sao tình trạng hư hại này lại xảy ra khi các con vật ăn đồ biến đổi gene. Theo họ, cách duy nhất có thể hóa giải điều này là ngừng ăn các thực phẩm nói trên. Bởi thế, các nhà khoa học đã đề xuất đưa ra lệnh cấm sử dụng thực phẩm biến đổi gene cho đến khi chúng được kiểm nghiệm về an toàn sinh học. Kết luận của các chuyên gia Nga cũng trùng hợp với kết luận của các đồng nghiệp ở Pháp và Áo. Khi chứng minh được rằng ngô biến đổi gene gây hại cho động vật có vú, Pháp đã ngay lập tức cấm việc sản xuất và buôn bán sản phẩm này. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu Nga cũng cho biết còn quá sớm để đưa ra kết luận về tính nguy hại của thực phẩm biến đổi gene, mà cần có các nghiên cứu chi tiết hơn nữa. 4 . CÂU HỎI MÔN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CAU1: tại sao con người bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến nông nghiệp? Do nhu cầu ăn uống nhiều hơn, dân số tăng nhanh. Đồng thời Nông nghiệp là ngành. làm suy yếu khả năng tăng trưởng của nông nghiệp. Vì sao hiệu quả vốn đầu tư vào nông nghiệp cao, nhưng đầu tư vào đây lại rất thấp? Câu trả lời là bởi nông nghiệp có quá nhiều rủi ro. Từ phụ. và nền kinh tế chắc chắn đạt hiệu quả hơn. Đáng tiếc là vốn đầu tư vào nông nghiệp lại giảm từ sau năm 2000; trong đó vốn đầu tư của Nhà nước (chiếm đến 40%) giảm rất mạnh. Khi nông nghiệp chưa

Ngày đăng: 28/06/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan