Câu hỏi ôn tập thi quản trị chất lượng

16 4K 15
Câu hỏi ôn tập thi quản trị chất lượng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1: Nêu những thuộc tính phản ánh chất lượng sản phẩm, trong những dòng sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe NTD ( thực phẩm, thuốc men ) theo bạn thuộc tính nào có tính bắt buộc?. Hãy phân tích nhận định của bạn. Câu 2: Có nhận định cho rằng: “ Với tất cả các loại sản phẩm, mức độ quan trọng của các thuộc tính cấu thành nên chất lượng sản phẩm là như nhau”. Theo bạn, nhận định trên có chính xác không?. Vì sao? Cho một vài ví dụ minh họa. Câu 3: Các nhà quản lý phải quan tâm tới những điều gì đối với những yếu tố quyết định hay ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm?. Nhân tố khách quan:môi trường Nhân tố chủ quan:trình độ lao động, trình độ thiết bị máy móc, trình độ tổ chức quản lý sản xuất, quan điểm lanh đao Câu 4: So sánh sự khác biệt giữa Ktra chất lượng SP và kiểm soát ngay từ khâu nghiên cứu SP ( suốt vòng đời sp) Câu 5: Đảm bảo chất lượng là gì? Lợi ích của việc đảm bảo chất lượng đối với nền kinh tế. Trong nền kinh tế hiện đại ngày nay để thực hiện việc đảm bảo chất lượng người ta làm như thế nào? Kể tên một số tổ chức, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng. Theo ISO 9000 thì “Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể sẽ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng” Lợi ích: • Nâng cao ý thức, trách nhiệm của CBNV đối với vấn đề chất lượng và và sự thõa mãn của khách hàng; • Hình thành văn hóa làm việc bài bản, khoa học thông qua thiết lập và áp dụng các quy trình chuẩn để thực hiện và kiếm soát công viêc; qua đó giúp phòng ngừa sai lỗi, nâng cao chất lượng và sự thỏa mãn của khách hàng; • Đảm bảo các yêu cầu về nội bộ… tạo cơ hội để thường xuyên thực hiện các hành động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến • Hệ thống quảnchất lượng giúp phân định “RÕ NGƯỜI - RÕ VIỆC”, góp phần xây dựng môi trường làm việc minh bạch, chuyên nghiệp và hiệu quả; • đảm bảo về khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng một cách ổn định. 1.4. Các xu hướng đảm bảo chất lượng Theo dòng phát triển, lịch sử đảm bảo chất lượng trãi qua các giai đoạn sau : 1.4.1. Đảm bảo chất lượng dựa trên sự kiểm tra: Kiểm tra sản phẩm sau khi sản xuất là cách tiếp cận đảm bảo chất lượng đầu tiên. Ở Nhật, người ta đã từ bỏ cách tiếp cận nầy rất sớm. Trong khi đó, ở các nước phương Tây nhiều người vẫn cho rằng kiểm tra kỹ thuật có nghĩa là đảm bảo chất lượng. Phòng kiểm tra kỹ thuật thường được tổ chức là một bộ phân riêng, độc lập với những quyền hạn rất cao. Để đảm bảo chất lượng, cần phải tăng cường kiểm tra, nên tỉ lệ nhân viên làm công việc này trong các công ty ở phương Tây thường khá cao, khỏang 15% tổng số nhân viên, trong khi đó, ở Nhật bản, số này chỉ khỏang 1%. Việc đảm bảo chất lượng dựa trên sự kiểm tra có những hạn chế sau: + Việc kiểm tra sẽ trở nên không cần thiết và là một lảng phí lớn nếu việc sản xuất được tổ chức tốt và các khuyết tật trong sản phẩm dần dần giảm đi. + Trách nhiệm về đảm bảo chất lượng thuộc về người bán (sản xuất), người mua sẽ kiểm tra lại sản phẩm khi mua trong trường hợp có nghi ngờ về chất lượng sản phẩm. Nếu người bán (sản xuất) có hệ thống đảm bảo chất lượng có hiệu quả thì người mua không cần phải kiểm tra nữa. + Những thông tin ngược từ phòng KCS đến bộ phận sản xuất thường tốn nhiều thời gian và đôi khi vô ích nữa trong khi các sai lỗi vẫn cứ lập lại. Trái lại, nếu quyền lợi công nhân gắn liền với khuyết tật của sản phẩm , họ chịu trách nhiệm về sản phẩm và công việc của mình, họ sẽ tự kiểm tra và mối liên hệ ngược sẽ nhanh chóng, sửa chữa sẽ linh hoạt hơn và nhiều khả năng là khuyết tật sẽ không lập lại nữa. + Kiểm tra nghiệm thu thường cho phép chấp nhận một tỉ lệ sản phẩm xấu nhất định. Điều nầy không hợp lý và kinh tế nếu so sánh với biện pháp tìm cho được nguyên nhân gây ra khuyết tật để khắc phục. + Hoạt động kiểm tra có tiến hành chặt chẽ đến đâu cũng không thể nào phát hiện và loại bỏ được hết các khuyết tật. + Việc phát hiện ra các khuyết tật nhờ vào kiểm tra cũng chỉ giúp nhà sản xuất sửa chữa, hiệu chỉnh hoặc loại bỏ chứ không giúp nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng : chừng nào còn khả năng xuất hiện các khuyết tật thì về nguyên tắc tất cả sản phẩm đều phải được kiểm tra. 1.4.2. Đảm bảo chất lượng dựa trên sự quản trị quá trình sản xuất Do những giới hạn của việc đảm bảo chất lượng dựa trên kiểm tra nên người ta dần dần chuyển sang đảm bảo chất lượng dựa trên quá trình sản xuất và đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người, từ lãnh đạo cấp cao nhất đến tất cả nhân viên. Khi đó tất cả mọi bên có liên quan đến vấn đề chất lượng sản phẩm như phòng kiểm tra kỹ thuật, phòng cung ứng, bộ phận sản xuất, bộ phận kinh doanh.v.v. đều phải tham gia vào việc quảnchất lượng sản phẩm . Tuy nhiên việc quản trị quá trình sản xuất cũng có những hạn chế và chỉ có quản trị quá trình sản xuất thì không thể đảm bảo chất lượng được. Cách làm nầy không thể đảm bảo việc khai thác sản phẩm trong những điều kiện khác nhau, không thể tránh việc sử dụng sai sản phẩm, không xử lý kịp thời được các hỏng hóc xảy ra. Mặt khác, người ta cũng không thể giải quyết triệt để được các vấn đề phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu, thiết kế sản phẩm với chỉ đơn độc bộ phận sản xuất. 1.4.3. Đảm bảo chất lượng trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, trong đó chú ý đặc biệt đảm bảo chất lượng ngay từ giai đoạn nghiên cứu triển khai sản phẩm. áp dụng đảm bảo chất lượng trong suốt chu kỳ sống sản phẩm nghĩa là người ta phải chú ý đến mọi giai đoạn trong việc tạo ra sản phẩm , từ nghiên cứu, thiết kế, sản xuất cho đến tiêu thụ, sử dụng, khai thác và thậm chí trong việc tiêu hủy sản phẩm. Ở mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống sản phẩm đều phải tiến hành đánh giá chặt chẽ các chỉ tiêu và áp dụng các biện pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trước khi sản xuất cần phải phân tích chất lượng, thử nghiệm độ tin cậy trong những điều kiện khác nhau. Như vậy, đảm bảo chất lượng và độ tin cậy đã có sẳn trong chính quá trình nghiên cứu triển khai và chuẩn bị sản xuất sản phẩm mới Tổ chức ISO Hệ thống quảnchất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 Hệ thống quảnchất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 Hệ thống thực hành sản xuất tốt- GMP Hệ thống phân tích mối nguy hiểm và điểm kiểm soát tới hạn-HACCP Hệ thống quảnchất lượng an toàn thực phẩm SQF Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000-EMS Câu 6: Các chuyên gia chất lượng cho rằng:" sửa chữa lại sản phẩm là quá trễ, thay vào đó ta nên cải tiến quá trình làm ra nó". Hãy bình luận câu nói trên. câu 7: Tại sao DN nên phải lựa chọn nhà cung ứng đã được đánh giá và phê duyệt hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn . Câu 8: Các chuyên gia QTCL cho rằng "chất lượng sảm phẩm và chất lượng quản lý có mối quan hệ nhân quả" anh chị hãy nêu ý kiến của mình? Câu 9: kiểm soát chất lượng là gì? Trog SX KD để kiểm soát chất lượng người ta sẽ tập trung kiểm soát những yếu tố nào? Trả lời: Kiểm soát chất lượng là một quy trình quản lý phổ biến với mục đích điều khiển được các hoạt động sản xuất sao cho luôn luôn giữ được trạng thái ổn định (stability) – nghĩa là ngăn cản sự thay đổi bất lợi và duy trì sự nguyên trạng. Để đảm bảo sự ổn định, quy trình kiểm soát chất lượng đánh giá hiệu suất hoạt động hiện tại, so sánh hiệu suất đó với các mục tiêu và thực hiện các hành động để đưa hiệu suất hiện tai về gần hiệu suất mục tiêu. Trong sản suất kinh doanh, để kiểm soát chất lượng người ta sẽ kiểm soát quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ thông qua việc kiểm soát các yếu tố như con người, máy móc, nguyên vật liệu, phương pháp, thông tin và môi trường làm việc. Yếu tố nguyên vật liệu là yếu tố chính đầu vào, có ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng sản phẩm. Để sản phẩm đầu ra có chất lượng thì nguyên vật liệu đầu vào phải có chất lượng. Yếu tố thiết bị và công nghệ là các yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng đến sự hình thành chất lượng sản phẩm. Yếu tố con người ở đây bao gồm toàn bộ nguồn nhân lực trong một tổ chức từ lãnh đạo cao nhất đến các nhân viên đều tham gia vào quá trình tạo chất lượng. Tuy nhiên ở đây người ta nhấn mạnh đến vai trò của lãnh đạo và trưởng các phòng, ban, bộ phận, những người chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Câu 10: Hãy điền các chi phí dưới đây vào bảng sao cho thích hợp. Xem lại thiết kế, Thẩm định mẫu,Thử thiết kế, Phế phẩm,Thiết kế lại, Đánh giá nhà cung cấp,Thẩm định nhà cung cấp, Thẩm định sản phẩm, Hành động khắc phục lỗi của nhà cung cấp,Loại bỏ linh kiện hỏng, Huấn luyện nhóm chất lượng,Kiểm tra chất lượng quá trình, Thẩm định trong công đoạn, Làm lại Phế phẩm, Huấn luyện chất lượng nhóm bán hàng, Kiểm tra nhập đơn hàng, Chuyển hàng lại do lỗi trong quá trình vận chuyển, Xử lý lại. Chức năng Phòng ngừa Thẩm định Chi phí sai hỏng( sai hỏng trong + bên ngoài) Phát triển Thu thiet ke Tham dinh mau, xem lai tk Thiet kke lai Mua sắm Danh gia nha cc Thap dinh nha cc Hanh dông khac phuc loi cua nha cc Sản xuất Loai bo lien kien hong,huyen luyen nhom chat ll tham dinh cong doan Phê pham Tiêu thụ Kiem tra cl qua trinh Tham dinh sp Lam lai phe pham Đặt hàng Huyen luyen nhom bn hang Kiem tra don dat hang Chuyen hang lai, Câu 11 : Trình bày 8 nguyên tắc của HTQLCL, vì sao nguyên tắc định hướng vào KH là quan trọng nhất?. .Định hướng vào khách hàng: Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, để không chỉ đáp ứng mà còn phấn đấu vượt cao hơn sự mong đợi của họ. 2. Sự lãnh đạo: Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích và đường lối của doanh nghiệp. Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ trong doanh nghiệp để hoàn toàn lôi cuốn mọi người trong việc đạt được cắc mục tiêu của doanh nghiệp. 3. Sự tham gia của mọi thành viên: Con người là nguồn lực quan trọng nhất của một doanh nghiệp và sự tham gia đầy đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ rất có ích cho doanh nghiệp. 4. Chú trọng quản lý theo quá trình: Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và các hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình. 5. tính hệ thống: Việc xác định, hiểu biết và quản lý một hệ thống các quá trình có liên quan lẫn nhau đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả của doanh nghiệp 6. quan hệ hợp tác cung có lợi với nhà cung ứng: Doanh nghiệp và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau, và mối quan hệ tương hỗ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị. 7. Quyết định dựa trên sự kiện, dữ liệu thực tế: Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh muốn có hiệu quả phải được xây đựng dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin. 8. Cải tiến liên tục: Cải tiến liên tục là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của mọi doanh nghiệp. Muốn có được khả năng cạnh tranh và mức độ chất lượng cao nhất, doanh nghiệp phải liên tục cải tiến. Chất lượng định hướng bởi khách hàng là một yếu tố chiến lược, dẫn tới khả năng chiếm lĩnh thị trường, duy trì và thu hút khách hàng. Nó đòi hỏi phải luôn nhạy cảm đối với những khách hàng mới, những yêu cầu thị trường và đánh giá những yếu tố dẫn tới sự thoả mãn khách hàng. Nó cũng đòi hỏi ý thức cải tiến, đổi mới công nghệ, khả năng thích ứng nhanh và đáp ứng nhanh chóng mau lẹ các yêu cầu của thị trường; giảm sai lỗi khuyết tật và những khiếu nại của khách hàng. Chất lượng sản phẩm hàng hoá của một doanh nghiệp phải được định hướng bởi khách hàng, doanh nghiệp phải sản xuất, bán cái mà khách hàng cần chứ không phải cái mà doanh nghiệp có. Chất lượng sản phẩm dịch vụ hành chính công của một cơ quan hành chính nhà nước phải được định hướng bởi khách hàng là người dân, đáp ứng nhu cầu của người dân, vì dân phục vụ. Các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh để tồn tại và phát triển đều với mục đích tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc phục vụ thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng. Điều đó có nghĩa là khách hàng chính là người mang lại nguồn lợi cho doanh nghiệp, có khách hàng nghĩa là có doanh số, lợi nhuận và vì thế công ty mới có thể tồn tại và phát triển được. Một câu hỏi được đặt ra: làm thế nào để thỏa mãn được các nhu cầu đa dạng của khách hàng? Đó là khi các tổ chức, doanh nghiệp phải luôn coi khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác là các tổ chức, doanh nghiệp phụ thuộc vào các khách hàng của mình, xem khách hàng như là động lực chèo lái và phát triển của tổ chức. Trước đây, xu hướng của các doanh nghiệp là phát triển sản phẩm rồi đi tìm thị trường để tiêu thụ, tìm khách hàng để bán sản phẩm đã cho thấy doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn như: Hàng hóa tồn kho nhiều, khiếu nại khách hàng gia tăng, mức độ xáo trộn khách hàng cao, lợi ích khách hàng giảm… Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 – 2000 là một sự thay đổi có tính bước ngoặt khi khái niệm “sản phẩm là cái do doanh nghiệp sản xuất ra” đã được chuyển sang “sản phẩm là cái mà doanh nghiệp có thể mang đến cho khách hàng”. Điều đó cho thầy muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp cần thỏa mãn được các nhu cầu của khách hàng. Định hướng khách hàng sẽ giúp cho công ty xác định rõ khách hàng hiện tại và tương lai của mình là những ai, họ ở đâu và họ muốn gì. Hoạt động kinh doanh của công ty khi đó được nhìn bằng con mắt của chính khách hàng. Những nhu cầu của khách hàng sẽ luôn được thỏa mãn từ những sản phẩm, dịch vụ mà công ty đã, đang cung cấp cho khách hàng và khi đó công ty sẽ luôn luôn tìm mọi cách để cải tiến các sản phẩm dịch vụ đó. Có thể nói, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là mục tiêu của tất cả các công ty trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, sự thỏa mãn dường như mới chỉ là bước đầu tiên. Bởi vì, giả sử rằng một công ty bán một sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thì công ty nào đó khác cũng có thể bán sản phẩm tương tự và cũng thỏa mãn được khách hàng. Và như vậy, ít nhất sẽ có một lượng khách hàng nhất định dịch chuyển sang công ty khác. Điều mà các công ty cần quan tâm hơn nữa là phải chiếm được tâm trí và trái tim của khách hàng. Hay nói cách khác là công ty phải đáp ứng và cố gắng vượt sự mong đợi của khách hàng. Công ty có thể thực hiện các hoạt động xác định nhu cầu nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng như: - Các hoạt động nghiên cứu thị trường. - Các hoạt động trao đổi thông tin với khách hàng như: Hội nghị khách hàng, thăm dò ý kiến khách hàng, hội thảo, hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm. - Các hoạt động xúc tiến bán hàng, giải quyết các ý kiến, thắc mắc của khách hàng. Ngoài ra, các công ty cần phải theo dõi các thông tin về sự chấp nhận của khách hàng về việc công ty có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng hay không, coi đó như một trong những thước đo mức độ thực hiện của hệ thống chất lượng. Sản phẩm và dịch vụ được tạo ra để thỏa mãn nhu cầu khách hàng luôn là một quá trình có sự kết hợp của nhiều bộ phận, phòng ban trong công ty. Vì vậy, cần phổ biến nhu cầu và mong đợi của khách hàng trong toàn bộ tổ chức công ty theo các cấp độ tương ứng để mọi người thấu hiểu và thực hiện đầy đủ, qua đó đảm bảo và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng. Định hướng khách hàng tốt cũng nghĩa là các doanh nghiệp cũng cần xây dựng và quản lý mối quan hệ với khách hàng hiệu quả. Và định hướng khách hàng không chỉ là một nguyên tắc đơn thuần mà đã trở thành một phần, một bộ phận trong hệ thống quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, mô hình quản trị mối quan hệ khách hàng (CRM) chính là mô hình mang tính định hướng trong doanh nghiệp, như là một chiến lược kinh doanh chứ không phải là dịch vụ khách hàng thuần túy. Một chuyên gia tư vấn về quản trị doanh nghiệp đã ví von rằng: “Nếu coi hệ thống quản lý kinh doanh là một chiếc xe đạp thì khung xe (mang tính nền tảng) là hệ thống quảnchất lượng ISO 9000, bánh trước (mang tính định hướng) là hệ thống CRM và bánh sau (mang tính động lực) là hệ thống ERP.” Câu 12 : Thế nào là ĐBCL, sự liên quan của ĐBCL và uy tín của DN ? - ĐBCL là thể (toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và có hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực tổ chức) sẽ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng” - Có 2 mục đích: + ĐBCL bên trong: tạo niềm tin cho tổ chức. + ĐBCL bên ngoài: tạo niềm tin cho các bên liên quan Câu 13: Quan niệm cho rằng SP không đạt chất lượng là do người công nhân trực tiếp SX chịu trách nhiệm chính là đúng hay sai? Vì sao? Sai Đây là một sai lầm khi cho rằng công nhân, đặt biệt là công nhân gắn liền với sản xuất là người chịu trách nhiệm về mọi vấn đề của chất lượng. Chúng ta cũng thường nghe thấy những câu: “ chất lượnglương tâm, trách nhiệm của người thợ”, “chất lượng là nhiệm vụ của kiểm tra chất lượng sản” Công nhân và KCS chỉ chịu trách nhiệm về chất lượng trong khâu sản xuất trực tiếp, những người làm công tác KCS chỉ có quyền loại bỏ những khuyết tật (không thể nào loại bỏ hết dc) mà bất lực trước những sai sót về thiết kế, thẩm định, kế toán, nghiên cứu thị trường… Theo các nhà kinh tế Nhật, khi một đơn vị sản xuất một sản phẩm khuyết tật hoặc không giải quyết dc nv của mình thì những người thừa hành chỉ có lỗi 20%, lỗi chính là cán bộ lãnh đạo hoặc những người có trức trách. QLCl là nhiệm vụ của mỗi thành viên trong tổ chức, trong đó lãnh đạo giữ vai trò quyết định Câu 14: Hãy liệt kê các đặc điểm về 5 tiêu chí chất lượng cho mỗi loại dịch vụ sau:  Bác sĩ nha khoa  Khách sạn  1.Vị trí, kiến trúc  2.Trang thiết bị, tiện nghi phục vụ  3. Dịch vụ và mức độ phục vụ  4. Nhân viên phục vụ  5. Vệ sinh  Trường đại học Tiêu chuẩn 1 : Sứ mạng và mục tiêu của trường đại học 1. Sứ mạng của trường đại học được xác định phù hợp với chức năng, nhiêm vụ, các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà trường; phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. 2. Mục tiêu của trường đại học được xác định phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ đại học qui định tại Luật Giáo dục và sứ mạng đã tuyên bố của nhà trường ; định kỳ rà soát. Bổ sung, điều chỉnh và được triển khai thực hiện. . Tiêu chuẩn 2 : Tổ chức quản lý 1. Cơ cấu tổ chức của trường đại học được thực hiện theo qui định của Điều lệ trường đại học và được cụ thể hóa trong qui chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường. 2. Có hệ thống văn bản để tổ chức, quản lý một cách có hiệu quả các hoạt động của nhà trường. 3. Chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận, cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được phân định rõ ràng. 4.Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể trong trường đại học hoạt động hiểu quả và hằng năm được đánh giá tốt; các hoạt động tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể thực hiện theo qui định của pháp luật. 5. Có tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, bao gồm trung tâm hoặc bộ phận chuyên trách; có đội ngũ cán bộ có năng lực để triển khai các hoạt động đánh giá nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường. 6. Có các chiến lược và kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phù hợp với định hướng phát triển và sứ mạng của nhà trường; có chính sách và biện pháp giám sát, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch của nhà trường. 7. Thực hiện đầy đủ chế độ định kỳ báo cáo cơ quan chủ quản, các cơ quan quản lý về các hoạt động và lưu trữ đầy đủ các báo cáo của nhà trường. Điều 6. Tiêu chuẩn 3 : Chương trình giáo dục 1. Chương trình giáo dục của trường đại học được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chương trình giáo dục được xây dựng với sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động theo qui định. 2. Chương trình giáo dục có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thế kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ đại học và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. 3. Chương trình giáo dục chính qui và giáo dục thường xuyên được thiết kế theo qui định, đảm bảo chất lượng đào tạo. 4. Chương trình giáo dục được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hoặc cả nước. 5. Chương trình giáo dục được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác. 6. Chương trình giáo dục được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá. Điều 7. Tiêu chuẩn 4 : Hoạt động đào tạo 1. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đáp ứng yêu cầu học tập của người học theo qui định. 2. Thực hiện công nhận kết quả học tập của người học theo niên chế kết hợp với học phần; có kế hoạch chuyển qui trình đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ có tính linh hoạt và thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học. 3. Có kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lý các hoạt động giảng dạy của giảng viên; chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học theo hướng phát triển năng lực học, tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm của người học. 4. Phương pháp và qui trình kiểm tra đánh giá được đa dạng hóa, đảm bảo ngiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp với hình thức đào tạo, hình thức học tập, mục tiêu môn học và đảm bảo mặt bằng chất lượng giữa các hình thức đào tạo; đánh giá được mức độ tích lũy của người học về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề. 5. Kết quả học tập của người học được thông báo kịp thời, được lưu trữ đầy đủ, chính xác và an toàn. Văn bằng , chứng chỉ được cấp theo qui định và được công bố trên trang thông tin của nhà trường. 6. Có cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo của nhà trường, tình hình sinh viên tốt nghiệp, tình hình việc làm và thu nhập sau khi tốt nghiệp. 7. Có kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học sau khi ra trường và kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Điều 8. Tiêu chuẩn : Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên 1. Có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên và nhân viên; quy hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lý đáp ứng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và phù hợp điều kiện cụ thể của trường đại học; có quy trình, tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm rõ ràng, minh bạch. 2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được đảm bảo các quyền dân chủ trong trường đại học. 3. Có chính sách, biện pháp tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước. 4. Đội ngũ cán bộ quản lý có phẫm chất đạo đức, năng lực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao. 5. Có đủ số lượng giảng viên để thực hiện chương trình giáo dục và nghiên cứu khoa học; đạt được mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục nhằm giảm tỷ lệ trung bình sinh viên/giảng viên. 6. Đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định. Giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo; đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ theo quy định; có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học. 7. Đội ngũ giảng viên được đảm bảo cân bằng về kinh nghiệm công tác chuyên môn và trẻ hóa của đội ngũ giảng viên theo quy định. 8. Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đủ số lượng, có năng lực chuyên môn và được định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ có hiệu quả cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Điều 9. Tiêu chuẩn 6: Người học 1. Người học được hướng dẫn đầy đủ về chương trình giáo dục, kiểm tra đánh giá và các quy định trong quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Người học được đảm bảo chế độ chính sách xã hội, được khám sức khỏe theo quy định y tế học đường; được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao và được đảm bảo an toàn trong khuôn viên của nhà trường. 3. Công tác rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho người học được thực hiện có hiệu quả. 4. Công tác Đảng, đoàn thể có tác dụng tốt trong việc rèn luyện chính trị, tư tưởng đạo đức và lối sống cho người học. 5. Có các biện pháp cụ thể, có tác dụng tích cực để hỗ trợ việc học tập và sinh hoạt của người học. 6. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng luật pháp, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và các nội quy của nhà trường cho người học 7. Có các hoạt động hỗ trợ hiệu quả nhằm tăng tỷ lệ người tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo. 8. Người học có khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp. Trong năm đầu sau khi tốt nghiệp, trên 50% người tốt nghiệp tìm được việc làm đúng ngành nghề đào tạo. 9. Người học được tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên khi kết thúc môn học, được tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của trường đại học trước khi tốt nghiệp. Điều 10. Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ. 1. Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học, công nghệ phù hợp với sứ mạng nghiên cứu và phát triển của trường đại học. 2. Có các đề tài, dự án được thực hiện và nghiên cứu theo kế hoạch. [...]... chính hợp lý, minh bạch và hiệu quả cho các bộ phận và các hoạt động của trường đại học Câu1 5 : Các chuyên gia QTCL cho rằng "chất lượng sản phẩm và chất lượng quản lý có mối quan hệ nhân quả" anh chị hãy nêu ý kiến của mình? Câu 16 : Giải thích tại sao khi nâng cao chất lượng lại dẫn đến chi phí giảm? Nâng cao chất lượng sản phẩm là tăng uy tín của doanh nghiệp, giữ được khách hàng cũ, thu hút khách... doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh về mặt chất lượng mà còn cạnh tranh trên lĩnh vực giá cả Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn coi trọng giá trị chất lượng hơn giá cả, giá cả không còn là yếu tố chủ yếu trong sự lựa chọn của người tiêu dùng Song nếu một doanh nghiệp sản xuất một sản phẩm có chất lượng cao mà giá cả lại phù hợp thì doanh nghiệp đó sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm Việc nâng cao chất lượng sản phẩm... thuộc tính về công dụng của sản phẩm Sai Bởi vì khách hàng không chỉ mua công dụng của sản phẩm (sự phù hợp với mục đích sử dụng) mà còn mua mức độ thỏa mãn các bên quan tâm ( Theo quan điểm hiện đại về chất lượng) • Chất lượng là thước đo tình trạng của sản phẩm Sản phẩm có chất lượng phải là sp đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế Câu 19: Vì sao cần phải thấu hiểu về nhu cầu của KH? Mối... doanh nghiệp Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ nền sản xuất hàng hoá không ngừng phát triển, mức sống con người ngày càng được cải thi n thì nhu cầu về hàng hoá ngày càng trở nên đa dạng, phong phú Trong điều kiện mà giá cả không còn là mối quan tâm duy nhất của người tiêu dùng thì chất lượng ngày nay đang là công cụ cạnh tranh hữu hiệu Nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với nâng cao tính... doanh số bán ra của sản phẩm trên thị trường Muốn vậy, công ty phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa chất lượng và chi phí sao cho chi phí bỏ ra là thấp nhất mà chất lượng sản phẩm vẫn được bảo đảm Tóm lại, khi tìm các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm doanh nghiệp cần phải chú ý đến chi phí sản xuất ra một sản phẩm, điều kiện xã hội, kỹ thuật, công nghệ, mức thu nhập của người tiêu dùng và sức cạnh... động vật hóa Làm đúng ngay từ đầu sẽ giảm được số lượng sản phẩm hỏng, chắc chắn sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ được giá thành, làm cơ sở cho việc hạ giá bán, tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm dễ dàng, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Nâng cao chất lượng sản phẩm luôn phải tính đến chi phí đầu ra cho một sản phẩm, nếu không thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm đó chưa chắc đã hiệu quả Vì nếu chi... sản phẩm của doanh nghiệp không tiêu thụ được, hàng hoá tồn kho lớn, vốn bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh xấu và thu nhập của người lao động không được ổn định Mối quan hệ giữa chi phí và chất lượng là một tất yếu vì giữa nhu cầu và thực tế luôn có khoảng cách, do vậy cần phải giảm khoảng cách này Một công ty muốn tăng doanh thu thì việc cần thi t phải làm tăng doanh... phẩm nhờ hoàn thi n quy trình, đổi mới, cải tiến các hoạt động, giảm lãng phí về phế phẩm hoặc sản phẩm phải sửa chữa Chất lượng có vai trò to lớn trong doanh nghiệp, nó đem lại lợi ích cho doanh nghiệp Nâng cao chất lượng sản phẩm làm tăng thêm giá trị sử dụng, làm tăng thêm doanh lợi cho doanh nghiệp, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và có hiệu quả Ngày nay, do sự đòi hỏi khắt khe... vật chất, trang thi t bị của trường đại học 3 Các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học có hiệu quả, thể hiện qua việc thực hiện dự án, đề án hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các chương trình áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào thực tiễn, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học chung, công bố các công trình khoa học chung Điều 12 Tiêu chuẩn 9 Thư viện, trang thi t... nghiệp không thể quản lý được chất lượng dịch vụ của tổ chức nếu như không hiểu được bản chất những SP-DV mình đang cung cấp, hay nhận ra những gì mà khách hàng mong muốn, cảm nhận ban đầu của khách hàng như thế nào Một khi đã xác định được khách hàng của mình là ai, Doanh nghiệp cần phải nhận định được khách hàng cần gì ở SP-DV của Doanh nghiệp Chính vì vậy, thấu hiểu nhu cầu khách hàng luôn là ưu . chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Câu 10: Hãy điền các chi phí dưới đây vào bảng sao cho thi ch hợp. Xem lại thi t kế, Thẩm định mẫu,Thử thi t kế, Phế phẩm ,Thi t kế lại, Đánh giá nhà cung. hàng. Những nhu cầu của khách hàng sẽ luôn được thỏa mãn từ những sản phẩm, dịch vụ mà công ty đã, đang cung cấp cho khách hàng và khi đó công ty sẽ luôn luôn tìm mọi cách để cải tiến các sản. Nó đòi hỏi phải luôn nhạy cảm đối với những khách hàng mới, những yêu cầu thị trường và đánh giá những yếu tố dẫn tới sự thoả mãn khách hàng. Nó cũng đòi hỏi ý thức cải tiến, đổi mới công nghệ,

Ngày đăng: 28/06/2014, 15:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan