Quá trình hình thành và phát triển của BIC.DOC

20 852 3
Quá trình hình thành và phát triển của BIC.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quá trình hình thành và phát triển của BIC

Trang 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 2

Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Đặc biệt là thị trường bảo hiểm phi nhân thọ với các nghiệp vụ như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt… đang phát triển mạnh mẽ cùng với sự tăng trưởng lớn của nền kinh tế nước ta.

Cùng với xu thế chuyên nghiệp hoá trong kinh doanh của các công ty lớn về ngân hàng, tài chính…thì các ngân hàng lớn của nước ta đang đẩy mạnh hoạt động của mình sang nhiều lĩnh vực khác để tạo thành những tập đoàn kinh tế lớn mạnh, có sức chống chọi với điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Trong cùng xu thế đó, một loạt các ngân hàng lớn đã thành lập các công ty bảo hiểm của ngân hàng mình nhằm tạo ra một sức mạnh vững chắc cho hoạt động của mình Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là một trong tứ đại ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, cũng đã thành lập nên công ty bảo hiểm của mình với tên gọi là công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển - tên thường gọi là BIC.

BIC là công ty bảo hiểm phi nhân thọ mới, đã hoạt động được 4 năm trên thị trường bảo hiểm.

Qua thời gian thực tập tại công ty Bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển(BIC), cùng với thực tế tại công ty, tôi đã hoàn thành báo cáo giới thiệu về BIC một cách tổng quát nhất.

Trang 3

Chương 1 Quá trình hình thành và phát triển của BIC

1.1 Lịch sử hình thành công ty BIC

Công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư được thành lập ngày 27/12/2005 theo quyết định số 292/QĐ-HĐQT, và đi vào hoạt động chính thức ngày 01/01/2006.

Công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển (BIC), tiền thân là công ty liên doanh bảo hiểm Việt –Úc Công ty liên doanh bảo hiểm Việt-Úc được thành lập ngày 16/07/1999, là kết quả của sự tìm hiểu và hợp tác liên doanh giữa tập đoàn bảo hiểm và tái bảo hiểm phi nhân thọ QBE (tập đoàn bảo hiểm lớn nhất nước Úc lúc bấy giờ) với Ngân hàng đầu tư và phát triển (một trong 4 ngân hàng nhà nước lớn nhất nước ta).Với tên viết tắt là BIDV-QBE Công ty liên doanh bảo hiểm Việt - Úc đã được kế thừa sức

mạnh từ 2 phía: Tập đoàn bảo hiểm quốc tế QBE và Ngân hàng đầu tư và

phát triển Việt Nam<BIDV> Với những lợi thế như vậy, sự kết hợp giữa BIDV và QBE là rất thuận lợi.

Theo giấy phép điều chỉnh số 11/GPDC4/KDBH ngày 27/12/2005của bộ trưởng bộ tài chính,công ty liên doanh bảo hiểm Việt –Úc được đổi tên thành Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam dựa trên cơ sở Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam mua lại toàn bộ phần vốn góp của công ty bảo hiểm quốc tế QBE thuộc tập đoàn bảo hiểm QBE trong liên doanh bảo hiểm Việt – úc.

Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển là một đơn vị thành viên thuộc hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam được thành

Trang 4

lập theo quyết định số 292/QĐ-HĐQT ngày 28/12/2005 của hội đồng quản trị ngân hàng đầu tư và phát triển, do ngân hàng đầu tư và phát triển đầu tư 100% vốn, có con dấu riêng và hạnh toán độc lập.BIC chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2006 Hình thức pháp lý là công ty nhà nước.

- Tên viết tắt: Công ty bảo hiểm BIDV

- Tên tiếng anh: BIDV Insurance company

- Tên viết tắt: BIC

- Trụ sở chính: tầng 10, tháp A, tòa nhà Vincom, số 191 Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trang 5

*Các chi nhánh và văn phòng đại lý: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,

Nghệ An, Hải Phòng, Tây Nguyên, Bình Định,, Vũng Tàu, Đồng Nai, Cần Thơ, Hải Dương, Quảng Ninh, văn phòng đại diện và đại lí của BIC (là tất cả các chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển trên cả nước).

1.2.2 Cơ cấu tổ chức của BIC và nhiệm vụ của từng bộ phận

a Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIC

Trang 6

b Nhiệm vụ của từng bộ phận

Mô hình tổ chức của BIC gồm những cấp độ sau:

+ Trụ sở chính tại Hà Nội: điều hành chung mọi hoạt động BIC và là đầu mối báo cáo, tiếp nhận thông tin với ban điều hành tại hội sở chính của BIDV tại tầng 10 tháp A tòa nhà Vincom Giám đốc,các phó giám đốc 1, phó giám đốc 2, phòng kiểm tra nội bộ, phòng hành chính nhân sự,kế toán, đầu tư, quản lí nghiệp vụ,kinh doanh 1, kinh doanh 2 đều tại đây.

*Giám đốc: là người đứng đầu trong công ty, chịu trách nhiệm điều hành

toàn bộ hoạt động của công ty giám đốc của BIC hiện nay là ông Phạm Quang Tùng

*Phó giám đốc 1: giúp việc cho giám đốc quản lý mảng hành chính sự

nghiệp,giúp giám đốc chỉ đạo công tác các phòng hành chính nhân sự, các phòng kiểm tra nội bộ, phòng kế toán, phòng đầu tư, phòng giám định bồi thường.

*phó giám đốc 2: Giúp giám đốc chỉ đạo công tác các phòng quản lý nghiệp

vụ, phòng kinh doanh 1, phòng kinh doanh 2 và cùng với giám đốc đưa ra quyết định hợp lý mọi hoạt động của công ty và xử lý những công tác cụ thể khi được giám đốc phân công.

* Các phòng ban:

- Phòng kiểm tra nội bộ: Hoạt động chủ yếu của phòng này là thực hiện các chức năng kiểm tra, kiểm soát, theo dõi tình hình hoạt động của các cá nhân, các tổ chức, các phòng ban trong công ty Phòng kiểm tra nội bộ hoạt động độc lập và do BIDV chỉ đạo nhân lực

Trang 7

- Phòng hành chính nhân sự: Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức kinh doanh, lao động tiền lương, chịu trách nhiệm khâu tuyển dụng cán bộ, ngoài ra còn giúp giám đốc thủ tục liên quan đến pháp luật, bên cạnh đó việc quản lý lao động cũng là một chức năng của phòng này.

- Phòng khiếu nại: Chức năng chủ yếu là kết hợp với các phòng ban kinh doanh khác để giải quyết việc khiếu nại, bồi thường của khách hàng.

- Phòng đầu tư: Tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc về chủ trương, định hướng hoạt động đầu tư tài chính của công ty Triển khai, nghiên cứu, xúc tiến đầu tư, thực hiện đầu tư và quản lý danh mục đầu tư Quản lý nguồn vốn đầu tư, đồng thời hỗ trợ khối kinh doanh bảo hiểm triển khai phân phối sản phẩm bảo hiểm tới các đối tác.

- Phòng khai thác: Nơi đây là đầu mối tiếp nhận, giải quyết các dịch vụ khai thác vượt thẩm quyền hoặc ngoài địa bàn kinh doanh của các chi nhánh và các phòng kinh doanh khu vực trực thuộc công ty Nơi tiếp nhận và giải quyết các dịch vụ khai thác theo phân cấp uỷ quyền được giao phó Phòng này cũng thực hiện việc hỗ trợ, kiểm tra, giám sát, hoạt động khai thác của các đơn vị kinh doanh trực thuộc công ty.

- Phòng quản lý nghiệp vụ: Xây dựng và phát triển sản phẩm bằng cách tham mưu cho ban giám đốc trong công tác xây dựng, ban hành điều chỉnh các quy trình, quy định, hướng dẫn, biểu phí, quy tắc bảo hiểm… cho từng nghiệp vụ bảo hiểm của công ty Nghiên cứu, phát triển và hướng dẫn triển khai các sản phẩm mới Bên cạnh đó, phòng cũng thực hiện luôn chức năng quản lý các vấn đề liên quan đến an toàn và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty.

Trang 8

- Phòng giám định bồi thường: Đây là một phòng đặc thù của công ty, nó có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho ban giám đốc trong toàn bộ những vấn đề liên quan đến công tác xử lý bồi thường trong hoạt động toàn công ty Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ giám định, bồi thường theo phân cấp uỷ quyền của công ty Kiểm tra giám sát hoạt động bồi thường tại các đơn vị trực thuộc của công ty.

- Phòng tài chính kế toán: Tham mưu, đề xuất ban giám đốc công ty trong việc xây dựng, sửa đổi các chính sách kế toán tài chính của công ty Trực tiếp thực hiện công tác kế toán tài chính tại trụ sở chính của công ty Tổng hợp, phân tích số liệu, báo cáo về tình hình kế toán tài chính và kết quả kinh doanh của công ty Quản lý toàn bộ hoạt động tài chính, kế toán của công ty đồng thời với việc kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính tại các đơn vị trực thuộc.

- Phòng công nghệ thông tin: Tham mưu cho ban giám đốc trong lĩnh vực chuyên môn về công nghệ thông tin, thực hiện công tác phát triển ứng dụng công nghệ thông tin cho công ty, đồng thời quản trị hệ thống mạng cho công ty.

1.2.3 Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm mà công ty cung cấp.

* Kinh doanh các sản phẩm phi nhân thọ:

Đây là hoạt động chính của BIC, công ty đã nhanh chóng triển khai được hơn 70 loại hình bảo hiểm trong nhiều lĩnh vực cụ thể như sau:

Trang 9

STT Nghiệp vụ bảo hiểmSản phẩm bảo hiểm

1 Bảo hiểm tài sản 1.1 BH cháy và các rủi ro đặc biệt 1.2 Bảo hiểm mọi rủi ro tài chính 1.3 Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh 2 Bảo hiểm kỹ thuật 2.1 Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng

2.2 Bảo hiểm mọi rủi ro trong lắp đặt 2.3 Bảo hiểm máy móc và thiết bị xây dựng

2.4 Bảo hiểm đổ vỡ máy móc 2.5 Bảo hiểm nồi hơi

2.6 Bảo hiểm thiết bị điện tử 2.7 Bảo hiểm kho lạnh

2.8 Bảo hiểm tổn thất lợi nhuận do đổ vỡ máy móc

3 Bảo hiểm tai nạn con người

3.1 Bảo hiểm tai nạn con người 24/24 3.2 Bảo hiểm bồi thường cho người lao động

4 Bảo hiểm xe cơ giới 4.1 Bảo hiểm vật chất xe

4.2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ 3

4.3 Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe

5 Bảo hiểm trách nhiệm 5.1 Bảo hiểm trách nhiệm công cộng 5.2 Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm 5.3 Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp 6 Bảo hiểm hàng hoá 6.1 Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu

(đường biển, đường hàng không)

6.2 Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa (đường bộ, đường sắt, nội thuỷ)

Trang 10

7 Bảo hiểm tàu 7.1 Bảo hiểm thân tàu

7.2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu hoạt động trong vùng nội thủy và lãnh hải Việt Nam

8 Bảo hiểm khác 8.1 Bảo hiểm tiền 8.2 Bảo hiểm trộm cắp 8.3 Bảo hiểm tính trung thực 8.4 Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

(Nguồn: Tài liệu nghiệp vụ của BIC năm 2009)

Ngoài những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống trên, BIC đã triển khai một số nghiệp vụ bảo hiểm mới như: Bancainsurancare, bảo hiểm tài chính.

Trong số các nghiệp vụ bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng cao của BIC phải kể đến bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm xe cơ giới.

Trang 11

Tăng trưởng phí bảo hiểm gốc và thị phần của các DNBH phi nhân thọgiai đoạn 2006 – 2009 thể hiện trên bảng sau:

TTDoanh nghiệp Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2008

Trang 12

*kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ: BIC đã xây dựng được mối quan hệ

kinh doanh với các công ty tái bảo hiểm lớn trên thế giới như: swiss Re, Labuan Re, Malaysian, Vinare…tái bảo hiểm là một trong những công cụ quản lý rủi ro đảm bảo khả năng tài chính cho các hợp đồng có giá trị bảo hiểm lớn và tăng doanh thu từ phí nhận tái và hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.

*Đầu tư tài chính: Công ty Bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển sẽ thực

hiện đầu tư theo hướng chuyên nghiệp hoá nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty, hỗ trợ các hoạt động khai thác.Ngoài ra, hoạt động đầu tư tài chính là một kênh chính tạo ra lợi nhuận, thu nhập chính cho công ty Đặc biệt trong giai đoạn đầu mới đi vào hoạt động, công ty đang thực hiện chiến lược chiếm lĩnh thị trường nên việc lỗ nghiệp vụ là không thể tránh khỏi, vì vậy nguồn lợi nhuận của công ty chủ yếu là tạo ra từ hoạt động đầu tư tài chính.

*Dịch vụ giám định: Bên cạnh các lĩnh vực chính như trên, BIC còn cung

cấp các dịch vụ đại lý khác liên quan như: đại lý giám định tổn thất, đại lý xét giải quyết bồi thường….

Trang 13

Chương 2.Tình hình hoạt động của BIC trong nhữngnăm vừa qua

2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIC năm 2009

Xây dựng bộ máy: Hoàn thành việc cơ cấu lại mô hình tổ chức tại

Trụ sở chính: tách chức năng trực tiếp khai thác của khối các phòng nghiệp vụ tại HO để tập trung cho việc quản lý kinh doanh theo từng sản phẩm/nhóm nghiệp vụ, kiểm soát rủi ro để nâng cao hiệu quả kinh doanh và từng bước chuyên nghiệp hóa.

Cải tiến cơ chế, chính sách kinh doanh: Đã ban hành đồng bộ cơ

chế, chính sách kinh doanh năm 2009 theo mục tiêu, định hướng chuyển đổi; Ban hành cơ chế phân phối thu nhập, thưởng mới theo hướng gắn liền với kết quả kinh doanh( doanh thu, lợi nhuận) của từng đơn vị thành viên và từng cá nhân.

Tăng nhanh doanh thu khai thác bảo hiểm: nỗ lực đẩy mạnh hoạt

động KDBH, mở rộng thị phần, tổng doanh thu phí BH đến hết ngày 31/12/2009 đạt 402,052 tỷ đồng (đạt 115% KHKD được giao), tăng 36% so

với năm 2007 Theo số liệu thống kê (nguồn: Hiệp hội bảo hiểm), cuối năm

2009 BIC vẫn giữ vị trí 6/28 công ty BH phi nhân thọ tại thị trường Việt Nam về thị phần bảo hiểm gốc (tăng từ 2,5% năm 2008 đến 2,8%).

Đạt tỷ suất lợi nhuận cao nhất sau 04 năm hoạt động: Tổng lợi

nhuận trước thuế năm 2009 đạt 81,257 tỷ đồng, lỗ kinh doanh bảo hiểm giảm 86 tỷ đồng so với mức lỗ năm 2008.

Phát triển sản phẩm mới: Xây dựng và đưa vào triển khai sản phẩm

bảo hiểm bảo lãnh, bảo hiểm hàng không và tiếp theo là sản phẩm bảo hiểm

Trang 14

trọn gói dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), bảo hiểm cho cây cao su…

Phát triển nguồn lực: Năm vừa qua công ty tập trung tuyển dụng vàchọn lọc khối cán bộ khai thác đồng thời triển khai các khóa đào tạo nâng

cao trình độ chuyên môn của khối nghiệp vụ, giám định bồi thường Tính đến 31/12/2009 tổng số cán bộ là 493 người, tăng 103 người so với năm 2008.

Bancassurance:(Bancassurance là một thuật ngữ tiếng Pháp dùng để chỉ việc

bán các sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống các ngân hàng; tiếng Anh là Bank Assurancehay Assure Banking.) Doanh thu bán hàng qua phần mềm bancassurance năm 2009 đạt 4,026 tỷ, tăng trưởng 272 % so với năm 2008, chiếm 0,87% tổng doanh thu thực thu toàn công ty.

Phát triển mạng lưới và kênh phân phối: Đã thành lập mới 10

phòng kinh doanh khu vực mới Như vậy đến hết năm 2009, BIC đã có 19 chi nhánh và 40 phòng kinh doanh khu vực.

Cải tiến và hoàn chỉnh cơ chế hợp tác kinh doanh bảo hiểm vớicác đơn vị thành viên BIDV.

Kết quả hoạt động kinh doanh cụ thể được thể hiện dưới bảng sau:

Trang 15

- Phí nhận tái bảo hiểm 27,107 35,519 31 % 5 Doanh thu thuần KDBH 169,440 239,153 41 % 6 Tỷ lệ bồi thường thuộc

10 Tổng lợi nhuận trước thuế (76,879) 81,257 206 % 11 Tổng lợi nhuận sau thuế - 77,336

13 ROE (tính trên vốn điều lệ 500 tỷ)

2.2 Kế hoạch kinh doanh năm 2010

 Đảm bảo tốc độ tăng trưởng doanh thu cao hơn 50% so với bình quân thị trường, duy trì vị trí top 6 về thị phần, top 5 về tỷ suất lợi nhuận/ vốn trong thị trường BH phi nhân thọ Việt Nam.

Đơn vị: Triệu đồng

Trang 16

 Phát triển các sản phẩm mới để mở rộng thị trường, khách hàng và kênh phân phối Thị phần các sản phẩm chủ lực nằm trong top 5, dẫn đầu thị trường về kênh Bancas xét về đa dạng sản phẩm, thị phần và các ngân hàng hợp tác.

 Cổ phần hóa và IPO trong quý II/2010, niêm yết cổ phiếu quý IV/2010, thay đổi cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động phù hợp với mô hình công ty đại chúng Nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trang 17

 Sau 4 năm hoạt động, BIC đã vượt mốc doanh thu 400 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007 – 2009 là 59%/năm Doanh thu thực thu đạt trên 460 tỷ đồng với tỷ lệ nợ phí ở mức thấp (8%) cho thấy hoạt động khai thác và quản lý công nợ ngày càng hiệu quả.

 Lỗ từ kinh doanh bảo hiểm giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua và giảm 86% sơ với mức lỗ kỷ lục của 2008.

 Hoạt động đầu tư tài chính đã khởi sắc và đạt lợi nhuận tốt nhờ sự phục hồi của thị trường chứng khoán trong năm qua.

 Nhờ các biện pháp quản lý theo danh mục thực thu và chế độ hạch toán doanh thu chặt chẽ, tỷ lệ nợ phí bảo hiểm ngày càng giảm xuống trong khi quy mô doanh thu tiếp tục tăng mạnh.

3.2 Tồn tại, yếu kém

 Mặc dù đã triển khai rất nhiều biện pháp thúc đẩy kinh doanh hiệu quả cũng như nỗ lực của toàn hệ thống nhưng sau năm 2009 BIC vẫn chưa có lãi từ kinh doanh bảo hiểm Ngoài nguyên nhân bồi thường vẫn ở mức cao còn do tỷ lệ chi phí chung và chi phí quản lý hành chính quá lớn.

 Công tác bồi thường mặc dù được chú trọng hàng đầu nhưng vẫn chưa được cải thiện đáng kể Tốc độ giải quyết năm 2009 chỉ tương đương với tốc độ phát sinh trong khi số vụ còn tồn từ các năm trước rất là lớn.

 Công tác chăm sóc khách hàng chưa tốt, chưa đồng bộ do bộ phận dịch vụ khách hàng mới được thành lập, đang tập trung nghiên cứu, xây dựng quy trình, phân loại khách hàng, chính sách khách hàng…

3.3 Một số đề xuất

Ngày đăng: 06/09/2012, 12:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan