Tác dụng chữa đái tháo đường từ quả mướp đắng pptx

9 321 0
Tác dụng chữa đái tháo đường từ quả mướp đắng pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bạn có biết hết công dụng của quả mướp đắng (khổ qua)? Với căn bệnh tiểu đường, mướp đắng có những tác dụng hết sức hữu ích đấy Mướp đắng hay khổ qua có tên khoa học là Momordica charantia. Tính chất - Liên kết glucoz-protein: Glucoz-huyết cao làm tăng tỷ lệ liên kết glucoz-protein trong huyết tương; liên kết này chẳng những bằng mạch dọc mà còn có mạch ngang, khiến tuần hoàn trì trệ. Nó cũng làm tăng tính kết dính tiểu cầu và tạo huyết cục. Hãy ví dụ cây lục bình trong sông lạch. Nếu nước chảy mạnh, chỉ có những đám lục bình nhỏ; khi dòng nước yếu, lục bình kết thành bè lớn gây trở ngại cho giao thông đường thủy. Đông y quan niệm rằng vị đắng làm thông huyết, hoạt huyết và chống huyết ứ; ăn mướp đắngđúng thôi. - Nước ép mướp đắng giảm glucoz-huyết: Sharma V.N lấy nước ép quả mướp đắng để thử nghiệm vào chuột khỏe mạnh và chuột gây bệnh tiểu đường bằng alloxan (Indian J. Med Res 1960). Krishnamurty T.R cũng làm thí nghiệm trên nhưng với thỏ và chó (Antiseptic 1962). Cả hai thí nghiệm đều công nhận nước ép quả mướp đắng làm hạ glucoz-huyết. - Dịch chiết ether mướp đắng làm giảm glucoz-huyết: Vimala Devi M. thấy trích tinh quả mướp đắng bằng ether có tác dụng hạ glucoz-huyết tương đương tolbutamid. - Tác dụng giảm glucoz-huyết ngắn: Carolin Day nhận thấy dịch chiết quả mướp đắng làm hạ glucoz- huyết ở chuột bình thường trong khi đó phản ứng với insulin không thay đổi. Đối với chuột gây bệnh tiểu đường bằng streptozocin, dịch chiết quả mướp đắng có kết quả trong vòng một giờ (Planta med 1990). - Tác dụng của nước sắc: Thử nghiệm tại đại học Calcutta (Ấn Độ) như sau: 6 bệnh nhân tiểu đường type II uống mỗi ngày một lần 100ml nước sắc quả mướp đắng tươi (không nói rõ tỷ lệ quả/nước). Sau 3 tuần, glucoz-huyết giảm 54%. Sau 7 tuần glucoz-huyết trở lại bình thường. - Hoạt chất giảm glucoz-huyết: Hoạt chất là charantin và p-insulin. Giả thiết là charantin làm tăng khả năng dung nạp glucoz, hoạt hóa chất vận chuyển glucoz (tăng hấp thụ glucoz vào trong tế bào), hiệu nghiệm với bệnh tiểu đường type II. P-insulin có công thức gần giống insulin, nhưng có nguy cơ bị phân hủy trong ống tiêu hóa; hiện chưa rõ p-insulin uống có công hiệu hay chỉ có tác dụng khi tiêm, dùng với bệnh tiểu đường type I. - Theo Phytomedicine 1996: Raman A và Lau C đã nghiên cứu thành phần hóa học và khả năng trị tiểu đường của mướp đắng. - Theo Diabetes Res and Clin Prac 1998: Ahmed I nhận thấy nước ép quả mướp đắng ức chế sự thoái hóa tế bào beta ở chuột gây bệnh tiểu đường bằng streptozocin. - Thử nghiệm của Ahmad N: Ahmad N nhận thấy cao mướp đắng có ảnh hưởng tới glucoz-huyết của bệnh tiểu đường type II, lúc đói và sau bữa ăn (Bangladesh Med Res Council Bull 1999) - Theo J of Ethnopharmacol 1999: Rao B.K cho biết bột quả mướp đắng làm tăng hấp thụ glucoz vào trong tế bào, làm tăng tiết insulin, điều hòa cholesterol và triglycerid ở chuột gây bệnh tiểu đường bằng alloxan. - Phát hiện chất gourdin: Các khoa học gia của King’s college (Luân Đôn) đã trích từ mướp đắng một chất gọi là gourdin. Chất này ức chế sự chuyển hóa đường thành chất béo. - Quả tươi tốt hơn: Kết quả lâm sàng cho thấy mướp đắng tươi hiệu quả hơn khô; như vậy ăn quả tươi tốt hơn các loại trà mướp đắng. Ăn là cách dùng thuốc hay nhất. - Có hai loại: vỏ quả xanh nhạt và xanh đậm: Loại vỏ nhạt màu ít đắng hơn loại vỏ sậm màu. Loại vỏ sậm màu có tác dụng mạnh hơn, có vẻ như vị đắng liên quan đến tác dụng trị tiểu đường. Có người bỏ nước luộc đầu do đắng nhiều, e rằng giảm tác dụng trị liệu. - Mức độ an toàn: Lại có người nói rằng mướp đắng không an toàn, đây là điều cần phân định rõ ràng. Thịt quả có một chất protein đặc biệt gọi là cucurmisin; chất này thuộc loại serine proteaz, có khả năng tiêu hóa thịt; nó không bị thủy phân bởi nhiệt nên sau khi nấu chín vẫn còn tác dụng (khác với papain của đu đủ và bromelin của dứa). Hạt quả có melonin và vài chất ức chế trypsin như: CMeTI-A, CMeTI-B. Melonin ức chế hoạt động của ribosom trong tế bào (Rojo MA, Cell Mol Bio 1995). Cuống dưa độc do có melotoxin, cucurbitacin B và cucurbitacin E. Độ độc của cucurbitacin B vào chuột là 14mg/kg (uống) và 11mg/kg (tiêm). Hạt quả mướp đắng chín có một loại protein được định danh là MAP 30. Chất này có khả năng chống HIV và ung thư. Một vài món ăn từ mướp đắng 1. Canh mướp đắng nhồi thịt, thêm nấm: Mướp đắng trị tiểu đường. Thịt nạc không phải kiêng. Nấm thông khí huyết, giảm biến chứng. Trong món này, mướp đắng đã móc bỏ ruột. 2. Mướp đắng chưng tương hột, đôi khi thêm thịt nạc băm: Tương hột là đậu lên men có enzym tiêu hóa protein. Mướp đắng có cucurmisin cũng giúp tiêu hóa thịt. Kết hợp này làm tăng tiêu hóa protein. Người bệnh tiểu đường phải giảm carbohydrat và chất béo, tăng cường protein. Đậu là đường chậm nên glucoz- huyết ít dao động sau bữa ăn. 3. Gỏi (nộm) mướp đắng: Mướp đắng cắt lát, thịt nạc, tôm, vừng đen. Thịt nạc và tôm không phải kiêng. Tiểu đường do âm suy, vừng đen bổ âm. 4. Mướp đắng xào trứng: Với bệnh nhân tiểu đường, chỉ dùng lòng trắng trứng. Lòng đỏ vì có cholesterol bất lợi cho bệnh tiểu đường. Lòng trắng trứng có lecithin tham gia lecithin-cholesterol- acyltransferaz, giúp quét sạch vết bợn trong mạch máu, tuần hoàn không trì trệ và giảm nguy cơ liên kết glucoz-protein. 100g lòng trắng trứng chỉ sinh 26 calori. Mướp đắng (khổ qua) DS. Lê Văn Nhân, Trần Việt Hưng, TS. Nguyễn Đức Thái Giới thiệu: Khổ là đắng, qua là dưa hay mướp. Nói văn vẻ là khổ qua, nhưng thực chất là mướp đắng. Người Mỹ gọi là bittermelon, và đôi khi gọi là butter gourd vì chữ gourd cũng có nghĩa là quả bầu hay bí. Tên La tinh momordica dịch sang tiếng Anh là “bite” có nghĩa là cắn, ngoạm để mô tả hạt bị khuyết vào như dấu răng cắn. Từ charantia để mô tả quả mướp đắng đầu nhọn. Tên momordica còn thấy ở một số cây khác: - Momordica cochinchinesis: quả gấc - Momordica luffa: mướp hương - Momordica grosvenori: la hán quả Hạt quả gấc lồi lõm giống như định nghĩa, nhưng hạt mướp đắng không thấy như vậy. Do đó ai rành về phân loại thực vật vui lòng cho thêm ý kiến về tên la tinh của cây này. Mặc dầu gốc ở Á Châu, nhưng mướp đắng hiện nay có mặt khắp nơi vùng ấm như vùng biển West Indies phía dưới Florida, Phi Châu, Ấn Độ… Sách y học cổ truyền Trung Quốc không có mướp đắng, nhưng mấy năm gần đây trà mướp đắng khô đã được bày bán ở các chợ Việt Nam cho những người bị tiểu đường uống. Mặt khác, năm 1990, Liên Hiệp Quốc phát hành bộ tem dược thảo, mỗi con tem là một cây thuốc được Liên Hiệp Quốc cho là có giá trị chữa bệnh trên thế giới, mướp đắng được chọn làm một trong 6 cây tiêu biểu. Tem mướp đắng được phát hành ở Áo quốc. Như vậy cây này phải có giá trị trị liệu đáng cho chúng ta tìm hiểu. Giá trị dinh dưỡng: Người Việt Nam thường xắt lát quả mướp đắng chưa già, ngâm vào nước muối để giảm chất đắng, đem nấu canh hay làm món xào. Người Tàu thích nhồi thịt xay vào ruột quả mướp rồi đem hầm. Theo tài liệu của Viện Đại học Purdue về các loại rau quả Á Châu hội nhập vào Mỹ (Willsetal 1984), thành phần dinh dưỡng tính bằng gam trong 100g quả mướp đắng như sau: - Phần ăn được 84 - Nước 93,8 - Protein 0,9 - Chất béo 0,1 - Carbohydrate 0,2 - Vitamin A (mg): 0,04 – Vit.B1: 0,05, - Vit.B2: 0,03, Niacin: 0,4, - Vit.C: 50, - Calcium: 22, - K: 260, - Mg: 16, Fe: 0,9 Thành phần hóa học: Thành phần hóa học toàn cây, quả và hạt được phân chất và mô tả như sau: Glycosid: momordicin và charantin. Charantin là một hỗn hợp steroid làm hạ đường. Một glycosid khác gốc pyrimidin được tìm thấy. Ngoài ra còn có allkaloid momordicin và dầu thực vật. Một peptid giống insulin hạ đường tên “polypeptid-P” có trong mướp đắng. Chất này được cô lập từ quả, hạt và các mô trong thân cây và có phân tử lượng 11.000. Đã có nghiên cứu về tinh chất hạ đường của mướp đắng. Hạt mướp đắng chứa 32% dầu với các acid béo stearic, limoleic, oleic. Hạt cũng chứa nucleosid pyrimidin vicine. Glycoprotein alpha-momorcharin và beta-momoecharin ( tác dụng phá thai) và lectin. Thành phần acid amin trong hạt cũng được mô tả kỹ. Những phân tử giống insulin cũng được tìm thấy trong hạt. Dược tính: Khả năng hạ đường huyết: được nghiên cứu, chứng minh ở thú vật và người. Thành phần tạo ra tính hạ đường trong mướp đắng gồm charantin, Polypeptid-P và Vicine. Cơ chế tác dụng bao gồm gồm giảm đường huyết và cải thiện dung nạp glucose. Nghiên cứu hạ đường ở thú vật được thực hiện ở chuột và thỏ cải thiện dung nạp glucose, giữ được tính hạ đường sau khi ngưng dùng mướp đắng 15 ngày đồng thời giảm luôn cholesterol. Cơ chế đề nghị là tạo được tế bào beta, tăng hấp thụ glucose vào mô, tổng hợp glycogen trong gan và cơ bắp, tạo triglyceride trong mô mỡ và tân tạo glucose (gluconeogenesis). Một báo cáo khác đưa ra cơ chế tăng sử dụng đường trong gan thay vì tăng tiết insulin. Nghiên cứu enzym gan chứng minh hoạt động hạ đường của mướp đắng không cải thiện dung nạp đường ở chuột, nhưng ức chế thành lập glucose trong máu do ức chế enzym glucose-6-phosphstase và fructose-1, 6-biphosphatase, đồng thời tăng cường oxýt hóa glucose qua lối G6PDH. Tác dụng hạ đường cũng có sự tham dự của cytochrome P450 và glutathiose-S-transferase ở gan chuột bị bệnh tiểu đường. Một báo cáo cho thấy mướp đắng làm chậm tiến trình bệnh võng mạc (biến chứng bệnh tiểu đường) ở chuột bị tiểu đường khi uống cao quả mướp đắng. Nhưng ít nhất cũng có một nghiên cứu trên động vật không thấy tác dụng hạ đường ở chuột bị bệnh tiểu đường khi cho uống dạng bào chế đông khô mướp đắng trong 6 tuần. Mướp đắng cải thiện dung nạp đường ở người. Một nghiên cứu thực hiện ở 18 người tiểu đường loại II thành công 73% khi dùng nước ép mướp đắng. Một báo cáo khác cho biết giảm 54% lượng đường sau bữa ăn, và giảm 17% lượng hemoglobin A1C ở 6 bệnh nhân dùng 15g dịch chiết mướp đắng. Thử nghiệm dùng nước ép tươi quả mướp đắng ở 160 bệnh nhân kiểm soát được bệnh tiểu đường. Mướp đắng không làm insulin tiết ra nhưng tăng sử dụng carbohydrate. Phytomedicine năm 1966 mô tả tính chữa bệnh tiểu đường của mướp đắng trong ống nghiệm, trên thú vật và người, cơ chế tác dụng và thành phần hóa học của mướp đắng. Tính kháng khuẩn: Cao rể và lá có tính kháng khuẩn. Một nghiên cứu báo cáo cao mướp đắng có tính trụ tế bào 33,4% và momorcharin có tính chống u bướu và có thể ức chế tổng hợp protein. Tương tự, cây ức chế sinh sản siêu vi gồm polio, herpes simplex I và HIV. Một nghiên cứu mướp đắng kháng khuẩn pseudomonas nhưng không hứa hẹn trong toàn nghiên cứu. Tính chống siêu vi cũng được tái xét. Tính độc hại di thể (gemotoxic effects): Mướp đắng phá hoại di thể Aspergillus mudulans và độc với tế bào ung thư máu. Tính chống thụ thai: Một protein trong cây mướp đắng có hoạt tính chống sinh sản ở chuột đực. Uống cao quả mướp đắng 1,7 gam/ngày làm tinh hoàn chó đực bị thương tổn và giảm khả năng sinh tinh trùng. Ở chuột cái, tác dụng chống khả năng thụ thai thuận nghịch. Momorcharin có khả năng làm hư thai. Chuột và thỏ có thai bị xuất huyết tử cung khi uống nước mướp đắng, nhưng không xảy ra ở chuột không có thai. Quả chín được bảo có tính sinh kinh nguyệt. Những tính chất khác: Tính giảm đau và chống viêm phụ thuộc liều lượng thấy ở chuột như đầy hơi, loét, khó tiêu, táo bón, kiết lỵ hay trĩ. Chữa các bệnh ngoài da như nhọt, phỏng, nhiễm trùng, ghẻ, bệnh vẩy nến. Mướp đắng còn dùng như là chất diệt côn trùng, và có tính hạ áp huyết. Độc tính: Quả mướp đắng chưa già dùng làm thức ăn. Cao mướp đắng được xem là không độc. Mướp đắng tương đối lành ở liều thấp và không dùng quá 4 tuần. Chưa có báo cáo nào về tác dụng nguy hiểm của cao mướp đắng ở liều 50 ml. Nói chung, mướp đắng có mức độc tính lâm sàng thấp, có thể có vài xáo trộn về đường tiêu hóa. Vì tính chất hạ đường huyết, nên dè dặt khi người bệnh đã có triệu chứng đường xuống quá thấp. Hai em nhỏ đã bị hôn mê vì đường xuống thấp sau khi uống trà mướp đắng. Cả hai đều hồi phục sau khi chữa trị. Một báo cáo khác đường hạ thấp sau khi một phụ nữ 40 tuổi bệnh tiểu đường bị nguy hiểm đường xuống thấp sau khi uống chlorpropamid và ăn cà ri (có mướp đắng trong bột cà ri). Lớp màng đỏ bao quanh hạt mướp đắng độc cho trẻ con. Nước ép quả mướp đắng đã làm một em nhỏ bị nôn mửa, tiêu chảy và chết. Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan. Hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê. Mướp đắng không nên dùng cho phụ nữ có thai vì độc hại cho hệ sinh sảnh, kể cả làm tử cung xuất huyết và co thắt làm hư thai. Tóm tắt và bàn luận: Mướp đắng là một loại quả nhiệt đới dùng làm thức ăn, nhưng cũng được dùng làm thuốc ở các nước Đông Nam Á như Ấn độ và ngay cả Phi Châu, tác dụng giảm đường huyết rõ ràng đồng thời với tính kháng khuẩn và chống sinh sản. Mướp đắng có khả năng tiềm tàng chống ung thư và chống siêu vi như HIV và HSV. Đây là điều các bạn trẻ Việt Nam trong ngành nghiên cứu nên chú ý khai triển. Nghiên cứu ở người cho thấy mướp đắng có thể dùng làm thuốc chữa bệnh tiểu đường. Một bác sĩ tự nhiên học (Naturopathy) tại Portland Oregon cho biết dùng sản phẩm bào chế tại Đức cho kết quả tốt với người bị tiểu đường. Điều cần thiết là làm sao tiêu chuẩn hóa để các mẻ sản xuất có công hiệu giống nhau. Đây là trách nhiệm của các đại học y dược tại Việt Nam và Viện Dược Liệu Việt Nam. Hoạt chất trong mướp đắng thay đổi tùy theo thổ nhưỡng, khí hậu, giai đoạn thu hái, nên tiêu chuẩn hóa là điều cần thiết. Phải chứng minh là uống trà khô mướp đắngdùng dịch chiết mướp đắng có gì khác biệt nhau trên phương diện lâm sàng. Có thể tác dụng hạ đường ở toàn cây hay toàn quả mướp đắng chứ không hẳng ở một hoạt chất, làm sao định được chất nào phản ảnh trung thực nhất tiềm năng hạ đường của cây mướp đắng để tiêu chuẩn hóa. Độc tính ở người lớn thấp, nhưng có vấn đề với trẻ em. Mặc dầu chưa nghe quả mướp đắng nguy hiểm cho bào thai tại Việt Nam, nhưng những nghiên cứu trên cho thấy hạt mướp đắng có thể làm hư thai và quả mướp đắng có khả năng gây đột biến gene. Do đó không nên dùng cho phụ nữ có thai /. Nguồn: Bản tin Hội Dược học TPHCM – quý II/2009 Tác dụng chữa đái tháo đường từ quả mướp đắng Ngày: 13-05-2011 huyetap.net – Không chỉ là loại rau quả được dùng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam, mướp đắng còn là một vị thuốc chữa trị bệnh đái tháo đường rất tốt. Mướp đắng (Momordica charatia L) là một loại rau ăn bằng quả được trồng phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước. Trong thực phẩm, quả mướp đắng được nấu với tôm, hấp với thịt, xào hoặc kho với cá. Đặc biệt quả mướp đắng dùng ăn sống là phương pháp tốt để tận dụng nguồn vitamin C khá phong phú cùng với nhiều loại acid amin cần thiết cho cơ thể con người. Quả mướp đắng, khi còn xanh, chứa 188mg vitamin C trong 100g phần ăn được. Nếu để chín, hàm lượng này giảm còn một nửa. Quả có kích thước nhỏ có hàm lượng vitamin C còn cao hơn quả to. Bảo quản ở nhiệt độ lạnh, có thể để được 4 tuần lễ vẫn không ảnh hưởng đến hàm lượng của loại vitamin này. Quả mướp đắng non cắt khoanh, đem phơi nắng, mất 80% vitamin C; khi nấu, quả cũng mất đi khoảng 40% vitamin C. Nếu ăn sống s• giữ được lượng vitamin C. Trong mướp đắng chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Prôtêin, chất béo, hợp chất đường thô. Đặc biệt có chứa các chất giống như insulin, có tác dụng hạ đường trong máu rất rõ rệt, có thể dùng chữa bệnh đái tháo đường. Về mặt y học, quả mướp đắng có tên thuốc là khổ qua, chỉ được dùng lúc vỏ quả còn xanh hoặc hơi vàng. Dược liệu có vị đắng, tính lạnh không độc có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt, tiêu khát, nhuận tràng, giảm ho, lợi tiểu, giảm đau, trừ độc, rất tốt cho những trường hợp ăn khó tiêu, bụng đầy ách, làm việc quá sức, mệt mỏi, mất nước nhiều. Nhân dân các tỉnh phía Nam rất ưa dùng quả mướp đắng để ăn sống hoặc nhồi thịt băm, đem hấp chín với tác dụng bổ mát, chống viêm nhiệt. Mướp đắng 1-2 quả, băm nhỏ, nấu với 400 ml nước còn 100 ml nước, uống làm hai lần trong ngày để chữa ho. Dùng ngoài, mướp đắng 2-3 quả, thái nhỏ, nấu nước tắm, lấy bã xát nhẹ trên da để trừ rôm sảy ở trẻ nhỏ. Nước ép quả mướp đắng bôi hàng ngày chữa chốc đầu. Đặc biệt dựa vào kinh nghiệm dân gian của các nước Ấn Độ, Philipin, Braxin, các nhà khoa học đã phát hiện trong quả mướp đắng có ít nhất 3 nhóm thành phần hóa học, trong đó có charantin có tác dụng hạ đường huyết và những tác dụng khác có lợi cho việc điều trị bệnh đái tháo đường. Do đó, họ đã ứng dụng thành công kết quả nghiên cứu vào việc đẩy lùi căn bệnh hiểm nghèo này. Dạng dùng thông thường là lấy quả mướp đắng còn xanh, thái mỏng, phơi khô, tán bột. Mỗi ngày uống 12-20g, chia làm 2-3 lần, uống sau bữa ăn với nước. Ngoài ra có thể làm như sau: • Mướp đắng 150 gr thái nhỏ, gạo tẻ 30 – 50 gr. Cho gạo vào nồi đổ nước, đun sôi một lúc rồi cho mướp đắng vào nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn 2 lần khi cháo còn ấm. Bài thuốc này chữa đái tháo đường rất hiệu quả. • Mướp đắng tươi 60 – 80 gr (hoặc 30 – 40 gr khô), thái nhỏ, hãm nước sôi, uống thay trà trong ngày. Chú ƒ: Nếu dưới dạng trà khổ qua thì các đợt dùng quả và trà nên cách nhau, một số nhà khoa học cho rằng chất glucosid momodicin trong quả mướp đắng gây cảm giác “nghiện” cho người dùng. Đậu phụ xào mướp đắng trị tiểu đường khá tốt (nguồn ảnh: internet) Đậu phụ, mướp đắng trị tiểu đường Thứ Năm, ngày 07/04/2011, 08:57 (Eva.vn) - Đông y dùng những món ăn đơn giản từ đậu phụ, mướp đắng, cải bẹ, đậu xanh làm bài thuốc chữa bệnh tiểu đường rất hay Bệnh tiểu đường là bệnh cơ thể không tiết ra đủ insulin khiến chức năng chuyển hóa đường bị rối loạn. Biểu hiện của bệnh là ăn uống nhiều, tiểu nhiều và sút cân nhanh. Đông y có nhiều bài thuốc trị bệnh tiểu đường đơn giản mà hiệu quả: Bài 1: Dùng 100g đậu phụ, 150g mướp đắng, dầu lạc, gia vị vừa đủ. Mướp đắng rửa sạch bỏ ruột, bỏ hạt, thái miếng xào với dầu lạc khi gần chín cho đậu phụ vào đun to lửa, cho gia vị, bắc xuống, ăn ấm. Bài 2: Dùng 50g cải bẹ, 1 ít gừng tươi, 800g đậu rựa, dầu vừng hoặc lạc, gia vị vừa đủ. Đậu rựa bỏ 2 đầu, bỏ gân xơ, bẻ nhỏ. Rau cải rửa sạch, thái vụn, gừng băm nhỏ. Xào đậu rựa trước, sau đó cho rau cải vào, nêm gia vị, xào thêm cho mềm. Món này thích hợp cho người tiểu đường, ho khan, suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng. Mướp đắng có nhiều công dụng chữa bệnh (nguồn ảnh: internet) Bài 3: Dùng 100g đậu tương, 100g nấm rơm, dầu đậu tương và gia vị vừa đủ. Đậu phụ thái miếng, nấm rơm rửa sạch. Cho dầu đậu tương vào chảo để nòng già. Cho đậu phụ và nấm rơm vào xào to lửa ăn nóng. Có tác dụng giảm béo, phù hợp với người bị tăng huyết áp và bệnh động mạch vành tim. Bài 4: Dùng 100g đậu phụ khô, 500g cải xoăn, dầu đậu tương. Đậu phụ thái miếng, rau cải rửa sạch cắt đoạn. Cho dầu đậu tương vào chảo nóng già, cho đậu phụ, cải xoăn vào xào, cho gia vị, ăn nóng. Thích hợp với bệnh nhân tiểu đường, táo bón, tiêu hóa kém. Củ cải nấu với gạo chữa tiểu đường rất tốt (nguồn ảnh: internet) Bài 5: Dùng 200g đậu xanh, 2 quả lê, củ cải xanh đun chín tất cả, chia ăn cả ngày. Bài 6: Dùng 200g củ cải tươi, 50g gạo nếp, 50g gạo tẻ, củ cải gọt vỏ, thái sợi nấu cùng gạo tẻ, gạo nếp thành cháo, ăn ngày 2 lần. Ăn liền trong 3 - 5 ngày liền. Bài 7: Dùng 12g thiên hoa phấn, 12g mạch môn đông, 16g hoàng kỳ, 16g sinh địa, 20g hoài sơn. Sắc uống ngày 1 thang. Có tác dụng trị tiểu đường dạng 2 thể nhẹ và trung bình. BS Thành Đức . quý II/2009 Tác dụng chữa đái tháo đường từ quả mướp đắng Ngày: 13-05-2011 huyetap.net – Không chỉ là loại rau quả được dùng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam, mướp đắng còn là. trong quả mướp đắng có ít nhất 3 nhóm thành phần hóa học, trong đó có charantin có tác dụng hạ đường huyết và những tác dụng khác có lợi cho việc điều trị bệnh đái tháo đường. Do đó, họ đã ứng dụng. giống như insulin, có tác dụng hạ đường trong máu rất rõ rệt, có thể dùng chữa bệnh đái tháo đường. Về mặt y học, quả mướp đắng có tên thuốc là khổ qua, chỉ được dùng lúc vỏ quả còn xanh hoặc hơi

Ngày đăng: 28/06/2014, 13:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan