Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bĩnh Khiêm pdf

25 1.3K 6
Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bĩnh Khiêm pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm MỤC LỤC Trang Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh ra trong thời kỳ cực thịnh của triều Hậu Lê nhưng lại trưởng thành ở thời kỳ rối ren nhất của lịch sử nước nhà. Những trang lịch sử nữa thế kỷ XV-XVI đã ghi lại nhiều biến động về chính trị, nhiều bất công trong xã hội và kéo theo đó là những suy đồi về đạo đức. Hầu như những nguyên tắc đạo lý của Khổng giáo bị sa sút trầm trọng, thói đời đen bạc được phơi bày làm cho những ai có tâm huyết với đời, có kỳ vọng trung hưng về một xã hội phong kiến càng thêm ngao ngán chán chường.Toàn bộ bức tranh xã hội hiện thực thời ấy đã tác động sâu sắc lên những trang đời và trang thơ của nhà thơ, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, đặc biệt là thái độ xuất xử của ông trước thời cuộc. Ông nhập thế là để giúp nước cứu đời. Ông lui về ở ẩn là để giữ vững khí tiết, thực hiện thú nhàn tản. Thế nhưng thái độ ẩn dật của tác giả không trầm tư, mặc tưởng như những nhà Nho thời Lý - Trần mà chứa đựng một “nỗi đau tình đời, vận nước” (Năm trăm năm Nguyễn Bỉnh Khiêm một nỗi đau tình đời, vận nước, Nguyễn Phan Quang), thái độ nhàn của ông là thể hiện cái dũng khí “dỉ bất biến ứng vạn biến” của những bậc chân Nho. Vì thế các nhà nghiên cứu cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất hiện không chỉ là một cây đại thụ của nền thơ ca mà còn là cây đời tỏa bóng đạo đức. Ông sống giữa cuộc đời đảo điên nhưng lại là tấm gương sáng về nhân nghĩa. Tất cả những điều ấy đều xuất phát từ một quan niệm nhân sinh với những triết lý vô cùng sắc sảo, thâm sâu vượt thời gian của tác giả. Bình về những triết lý này là điều bao năm qua các nhà nghiên cứu, phê bình đã làm và ngày nay là điều mà chúng tôi mong muốn đóng góp một chút gì đó vào việc tìm hiểu thêm về nhà hiền triết. 1.2. Ngày nay, đất nước Việt Nam đang vận động trong thế kỷ XXI, tuy không có những phong ba về mặt chính trị nhưng mấy ai dám khẳng định trong cuộc sống hiện tại không có cảnh con người chạy theo vật chất mà quên đi nét đẹp tâm hồn. Cuộc sống tinh thần, đạo lý thánh hiền, truyền thống dân tộc có bị SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507 Trang 2 Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm lung lay hay không giữa một xã hội đang hội nhập về mọi mặt ? Khi công cuộc toàn cầu hóa văn hóa đang diễn ra rất phức tạp, khi cơn bão táp của nền kinh tế thị trường đang làm cho không ít người chỉ biết lấy vật chất làm thước đo giá trị con người, thì lúc ấy mấy ai quan tâm đến đạo lý làm người. Khi thế lực đồng tiền và văn hóa thực dụng lên ngôi, thì mấy ai sẽ còn nhớ đến những tinh hoa dân tộc ẩn dưới lớp bụi thời gian. Vì vậy việc đi vào tìm hiểu quan niệm nhân sinh trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhu cầu bức thiết của cuộc sống. Bởi cái nhìn triết lý về cuộc đời của ông ngày xưa vẫn còn ảnh hưởng đến hậu thế, vẫn có tác dụng hữu hiệu cho sự phân định những điều thật - giả; tốt - xấu; thiện - ác; đúng - sai; đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trong cuộc sống của chúng ta. Tất cả những vấn đề trên đều là những vấn đề lý thú cần nghiên cứu để hiểu sâu hơn về nhà hiền triết Nguyễn Bỉnh Khiêm, để bày tỏ tinh thần trân trọng di sản văn hóa quá khứ, trân trọng một tấm gương cao quí xưa. Đó là lý do mà tôi chọn đề tài trong tiểu luận này. 2. Ý nghĩa của đề tài Ta sẽ lấy những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc làm chuẩn, để soi vào những tác phẩm thơ ca của Nguyễn Bỉnh Khiêm và tìm hiểu sâu hơn quan niệm nhân sinh của ông như một giá trị văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam. Đồng thời góp thêm một số ý kiến về ý nghĩa tích cực và tiêu cực trong quan niệm nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm. 3. Phương pháp thực hiện đề tài 3.1. Phương pháp lịch sử - xã hội Phương pháp Mác-xít khẳng định mối quan hệ giữa văn học và xã hội, giữa văn học và thời đại, giữa cá nhân và thời đại. Tham khảo những tài liệu có độ chính xác cao, có sự đồng tình của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình qua quá trình tiếp nhận. SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507 Trang 3 Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm 3.2. Phương pháp hệ thống Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn tổng quan đối với vấn đề đang nghiên cứu ở đây, quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh khiêm được biểu hiện cụ thể qua cuộc đời, tư tưởng, cách sống và tình cảm trước hiện thực khách quan. 3.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp Trong quá trình khảo sát, sẽ đi tìm những yếu tố lặp đi lặp lại, xác định những yếu tố nỗi bật làm nên quan niệm nhân sinh. Phân tích từng câu thơ, bài thơ nhằm làm nỗi bật lên tư tưởng, tình cảm của tác giả. 4. Lịch sử vấn đề Nguyễn Bỉnh Khiêm được người đời xưng tụng là “cây đại thụ tỏa bóng gần suốt cả thế kỷ XVI” . Cuộc đời và thơ văn của ông là đề tài khá hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu. Cho nên tính đến thời điểm ngày hôm nay, ngoài một số bài viết lẻ tẻ trên Tạp chí Văn học, còn có nhiều công trình nghiên cứu về thời kỳ lịch sử phức tạp và cuộc đời có nhiều mâu thuẫn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia và tác phẩm (Trần Thị Thanh Băng - Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu) Gồm 67 bài viết tập trung nghiên cứu theo từng phương diện : Nguyễn Bỉnh Khiêm giữa thế kỷ XVI đầy biến động ; Triết nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tư tưởng và nhân cách ; Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà thơ ; Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tâm thức thế nhân xưa và nay. Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc (Viện khoa học xã hội - Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm) đóng góp 28 bài viết có chiều sâu, với nhiều tư liệu có giá trị về Nguyễn Bỉnh Khiêm : Thân thế và hoàn cảnh lịch sử ; Tư tưởng và thơ văn ; Một số vấn đề khác có liên quan đến Trạng Trình. Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập (Nguyễn Khuê). Đây là một công trình nghiên cứu có giá trị mới mẻ. Công trình gồm bốn phần. Phần thứ nhất, tác giả đã trình bày những nét đại cương về hoàn cảnh lịch sử, về cuộc đời, về những tác phẩm chữ Hán, tác phẩm chữ Nôm, Sấm ký. Phần thứ hai, tác giả đi SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507 Trang 4 Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vào khai thác tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Phần thứ ba là những nhận xét về hình thức nghệ thuật và giá trị nội dung của Bạch Vân am thi tập, đồng thời khẳng định vị trí và ảnh hưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử văn hóa dân tộc, trong lòng dân tộc Việt Nam. Phần thứ tư là 102 bài thơ trong “Bạch Vân am thi tập” đã được tuyển dịch khá công phu. Thơ văn Nguyễn Bỉnh khiêm, Đinh Gia Khánh (chủ biên), tập trung trích 161 bài thơ Nôm và gần 100 bài thơ văn Việt Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tập sách có lời giới thiệu của tác giả với những lời nhận xét chung khá thuyết phục về nội dung tư tưởng và nghệ thuật thơ của Nguyễn Bỉnh khiêm. Riêng Lê Trọng Khánh- Lê Anh Trà có những ý tưởng trân trọng khi phát hiện quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, “tính chất nhàn tản của Nguyễn Bỉnh Khiêm thực chất không phải yếm thế, xu thời, ích kỷ và hoàn toàn hưởng lạc… tư tưởng nhàn tản của Nguyễn Bỉnh Khiêm có những khía cạnh tích cực phù hợp với tư tưởng hành đạo của Nho giáo. Cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một lối phản ứng của tầng lớp nho sĩ bất lực trước thời cuộc lúc bấy giờ, phản ứng bằng hình thức tiêu cực, nhưng vẫn bao hàm một nội dung đấu tranh bằng phương pháp theo lẻ tự nhiên” (Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nhà thơ triết lý) Còn Nguyễn Khuê nhận định : “Thơ ông là tiếng nói rất chân thực rất nhân bản của một nhà hiền triết trước cảnh ngộ, nhân sinh, thiên nhiên vũ trụ ; là một nổ lực hướng tới chân, thiện, mỹ. Vì thế tiếng nói ấy mãi mãi vang vọng trong tâm hồn dân tộc” (Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập) Trong Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhà thơ lớn thế kỷ XVI, Nguyễn Phương Chi có lời bình khá thuyết phục về Nguyễn Bỉnh Khiêm : “Thơ văn ông là khát vọng hòa bình, là nỗi lo lắng về tương lai của đất nước, là nỗi hoài nghi trật tự phong kiến, một trật tự mà đến thế kỷ XVI đã bị xáo trộn” Và khi bàn về Bạch Vân quốc ngữ thi tập, Nguyễn Quân cũng có khẳng định : “Lại nữa cụ có chủ trương là chủ trương vô sự, nghĩa là không để có sự gì rắc rối, chớ đâu phải là chủ trương vô vi nghĩa là không làm gì hết, cứ việc phó SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507 Trang 5 Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mặc cho con tạo xoay vần… Có thể nói sự lánh đời, nhưng còn khuyên đời, còn mong ước đời và vẫn không quên ơn vua chúa, không phụ tình nước non” CHƯƠNG I NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA QUAN NIỆM NHÂN SINH TRONG THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM 1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa Ra đời vào thập niên cuối thế kỷ XV, Nguyễn Bỉnh Khiêm sống gần trọn cả thế kỷ XVI. Cuộc đời cũng như thơ văn của ông mang dấu ấn thời cuộc khá sâu đậm, vì thế muốn hiểu rõ ông trước hết người ta không thể không biết qua tình trạng xã hội Việt Nam nữa sau thế kỷ XV và thế kỷ XVI mà nó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình cảm, tư tưởng và thái độ xuất xử của ông. Sau hơn một thế kỷ trị vì, đem lại sự hưng thịnh cho đất nước Đại Việt, ở thế kỷ XV, chuyển sang thế kỷ XVI, triều Lê nhanh chóng rơi vào tình trạng suy thoái. Chế độ phong kiến Việt Nam trong sự tranh chấp quyền lực căng thẳng, khốc liệt, giữa các tập đoàn phong kiến, vận hành phát triển với tất cả sự phức tạp không thể tránh khỏi của thiết chế chính trị này. Trở lại thế kỷ XV, triều Lê với sự xác lập tối đa quan hệ sản xuất phong kiến sau một thời gian phát triển thịnh đạt, trước những yêu cầu mới của nền sản xuất, đã dần bộc lộ sự trì trệ và thoái hóa. Tầng lớp phong kiến thống trị dần đánh mất vai trò tích cực, sa đọa vào cuộc sống hưởng lạc, xa hoa. Đời sống mọi tầng lớp nhân dân ngày càng thêm khó khăn bởi sự bóc lột tô, thuế. Nguy hiểm hơn là sự suy thoái trầm trọng của triều Lê đã khoét sâu thêm mâu thuẫn nội bộ của giai cấp phong kiến thống trị, mâu thuẫn giữa nhà nước phong kiến với mọi tầng lớp nhân dân. Thế kỷ XVI chứng kiến sự bùng nổ của nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổi dậy. Nạn tranh chấp quyền lực giữa các phe phái, gây ra những cuộc nội chiến SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507 Trang 6 Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm triền miên, tổn thất xương máu nặng nề. Năm 1527 Mạc Đăng Dung, con người nổi tiếng “vũ dũng khôn ngoan”, trong cảnh tranh chấp hổn loạn hạ sát lẫn nhau giữa các phe phái đối lập đã thao túng được binh quyền phế truất vua Lê, lên ngôi trị vì đất nước thay thế triều Lê tha hóa, đổ nát như một tất yếu lịch sử. Với những cố gắng nhất định, nhà Mạc đã tạo được sự ổn định, phát triển cho đất nước Đại Việt trong thời gian đầu nắm quyền. Nhưng sau đó cũng lâm vào tình trạng suy thoái, các cuộc nội chiến “nồi da nấu thịt” lại tiếp diễn. Tập đoàn phong kiến Lê - Trinh ráo riết phản công nhà Mạc, quyết lập vương triều. Kết cục là vào thế kỷ XVI (1592), vương triều Mạc bị đánh bật khỏi kinh thành Thăng Long, thiết chế Lê -Trịnh được thành lập. Họ Trịnh với công lao phò Lê trở lại ngôi báu nhưng cũng tỏ ra chuyên quyền đẩy vua Lê vào tình trạng hư danh mà không có thực quyền. Sự tranh chấp trong nội bộ tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn trước khi cuộc chiến Nam - Bắc Triều kết thúc đã khiến Nguyễn Hoàng (con Nguyễn Kim, người khởi nghiệp giúp Lê) vào trấn thủ (thực chất là xây dựng cơ sở cát cứ) ở Thuận Quảng (1558). Khi lực lượng đủ mạnh, con cháu Nguyễn Hoàng bắt đầu bộc lộ thái độ đối kháng với Lê - Trịnh. Từ năm 1627 đến năm 1672, liên tục diễn ra những cuộc đụng độ, tranh chấp quyết liệt giữa các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh và Nguyễn. Cuộc chiến giằng co khó phân thắng bại, đã chia cắt nước Đại Việt làm hai nữa, Đàng Trong và Đàng Ngoài. Tình trạng cát cứ phân tranh kéo dài, bạo lực triền miên làm cho đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Tuy vậy về mặt kinh tế, văn hóa…vẫn duy trì được sự mở mang đổi mới. Công cuộc khai khẩn đất đai, xây dựng xóm làng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp vẫn diễn ra mạnh mẻ. Song với sự phát triển kinh tế nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), sản xuất thủ công nghiệp với nghề làm gốm, dệt ( vải, lụa, gấm vóc, chiếu …) khắc chạm, thuộc da, làm giấy v.v… đã có bước phát triển mới, phục vụ cho nhu cầu ngày càng phong phú của con người. Về lĩnh vực thương nghiệp cũng được khai thông mở mang. Từ thế kỷ XVI, ngoài quan hệ buôn bán với các SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507 Trang 7 Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nước trong khu vực (Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…), thường xuyên lui tới buôn bán với Đại Việt còn có các thương nhân các nước phương Tây (Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp…). Sự phát triển của kinh tế thương nghiệp tác động sâu sắc đến đời sống xã hội, làm thay đổi lối sống, suy nghỉ, tư duy của con người. Lĩnh vực kinh tế thương nghiệp, tức kinh tế hàng hóa sẽ tấn công và phủ định nền kinh tế tự cung tự cấp của chế đội phong kiến, dẫn đến sự suy thoái của chế độ này. Về phương diện tư tưởng, Nho giáo vẫn khẳng định vị trí hàng đầu trong đời sống xã hội. Hệ tư tưởng này là phương tiện đắc dụng nhất phục vụ sự thiết lập và bảo vệ trật tự phong kiến, chỉ đạo tình cảm, đạo đức, tư duy và hoạt động của con người. Gắn liền với địa vị to lớn của Nho giáo, là sự phát triển của nền giáo dục theo Nho giáo. Việc học hành thi cử vẫn được duy trì, mở rộng trong điều kiện chính trị mất ổn định. Các kỳ thi Hương, thi Hội vẫn được nhà Mạc, nhà Lê đều đặn tổ chức. Nhà nước phong kiến vốn chú ý trọng dụng tầng lớp trí thức Nho học trong xây dựng và bảo vệ chế độ. Tuy nhiên sự bất ổn về chính trị có thể nói là hơn hai thế kỷ đã tác động sâu sắc đến đời sống tinh thần, tư tưởng và hành vi của con người. Giáo dục Nho học đứng trước thử thách lớn của thời đại, dù được mở rộng nhưng chất lượng giảm sút, tiêu cực trong học hành thi cử xuất hiện. Tầng lớp trí thức Nho học phân hóa ( kẻ tham chính, người ẩn dật trốn đời hoặc đơn thuần hành nghề dạy học, bốc thuốc…) Cuộc sống đất nước nhiễu nhương, nội chiến liên miên gây nhiều đau thương cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời nhà nho Nguyễn Bỉnh Khiêm. 2. Cuộc đời, sự nghiệp văn chương và tư tưởng chính trị của Nguyễn Bỉnh Khiêm Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585), tự là Hạnh Phủ, hiệu Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tĩnh Hải Dương (nay là xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Sinh trưởng trong một gia trí thức Nho học. Cha là Nguyễn Văn Định có văn tài, học hạnh, mẹ là Nhữ Thị Thục, con Thượng Thư Nhữ Văn Lan, bà thông tuệ, giỏi văn chương, am tường lý số. Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm nổi tiếng thông minh, hiếu học, học giỏi. Ông từng được thụ giáo SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507 Trang 8 Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm Bảng nhãn danh tiếng đương thời là Lương Đắc Bằng người Thanh Hóa. Nhưng lớn lên vào thời buổi nhiễu nhương, ông “ẩn chí đợi thời”, không chịu ra thi. Mãi đến năm 45 tuổi (1535), ông mới chịu ứng thí, đậu trạng nguyên rồi nhanh chóng xuất chính, làm quan phụng sự nhà Mạc. Ban đầu hoạn lộ thông suốt, trải thăng từ Thị lang, Lại bộ thượng thư, Thái phó Trình truyền hầu ; nhưng chỉ độ tám năm sau tham dự triều chính, ông đã tận mắt chứng kiến cảnh gian thần lũng đoạn, tình hình ngày càng rối loạn. Việc ông dâng sớ đề nghị chém 18 tên lộng thần (Phả ký Vũ Khâm Lân thế kỷ XVIII) xảy ra như một điều tất yếu (và như một huyền thoại) đối với một con người chân chính, cương trực như ông. Mong muốn chấn chỉnh cục diện nhà Mạc không thành, ông thác cớ xin về trí sĩ, nhưng uy vọng và nhiệt tình với nước khiến ông không dứt hẳn việc phò Mạc. Nguyên do đặc biệt khác nữa, Mạc triều biết đến là một triều đại trọng dụng nhân tài, có ý thức tranh thủ sự ủng hộ của giới sĩ phu nhằm tạo sự ổn định cho đất nước. Đó là điều khiến Nguyễn Bỉnh Khiêm đứng về triều đại này với hy vọng lớn lao sẽ thực hiện được lý tưởng “Trí quân trạch dân” tha thiết của mình. Việc Nguyễn Bỉnh Khiêm cho đến năm 70 tuổi vẫn đeo đẳng công cuộc phò Mạc chống Lê với vai trò là một cố vấn là điều dể hiểu. Dù thế quảng thời gian trí sĩ, dạy học, sống cuộc sống hòa nhập với muôn dân đối với Hạnh Phủ vẫn là phần đời có sức nặng và ý nghĩa. Bên bờ sông Tuyết Hàn, cư sĩ dựng am Bạch Vân, mở trường dạy học, lập quán, mở chợ, xây cầu làm những việc hữu ích, thỏa nguyện. Học trò của ông có nhiều người nổi tiếng như Giáp Hải, Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Dữ,…trong số họ người theo Mạc, Người phò Lê, người như thầy nuôi chí ẩn dật… Uyên thâm trên nhiều lĩnh vực tri thức thời đại, người đương thời gọi ông là Trạng Trình, học trò tôn vinh ông là Tuyết Giang phu tử. Các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Nguyễn… đều tôn kính ông, sai người tham bác ý kiến ông mỗi khi có việc hệ trọng. Các truyền thuyết về ông liên quan đến vận mệnh các phe phái lúc bấy giờ là xuất phát từ uy tín, đức độ hiếm có của chính ông. Sự gắn bó với thời cuộc là ngọn nguồn cho sự nghiệp văn thơ sáng giá của Hạnh Phủ. Tác phẩm chính của ông còn lại đến nay có : Bạch Vân quốc ngữ thi SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507 Trang 9 Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm (Thơ Nôm còn lại độ 170 bài), Bạch Vân am thi tập (Thơ chữ Hán còn lại độ 600 bài) cùng một số bài văn chữ Hán như Trung Tân quán bi ký, Thạch khánh ký. Ngoài ra, một vài tập sấm ký Nôm như Trình quốc công sấm ký, Trình tiên sinh quốc ngữ tương truyền là của ông nhưng điều này đến nay vẫn chưa được xác định chắc chắn. Nghiên cứu thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ yếu vẫn là trên cơ sở những bài thơ còn lại của hai thi tập trên. CHƯƠNG II CÁC KHÍA CẠNH CỦA QUAN NIỆM NHÂN SINH TRONG THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM Để đi vào vấn đề chúng ta cần hiểu : Nhân sinh quan là gì? Nhân : Người Sinh : Sự sống Quan : Quan niệm Nhân sinh quan : Quan niệm về sự sống con người. Vậy “Nhân sinh quan” là sự xem sét, suy nghĩ về sự sống của con người, hoặc nói văn vẻ hơn, “Nhân sinh quan” là quan niệm của chúng ta về những định luật diễn hóa trong đời sống nhân loại và sự sống của con người. 1. Cái nhìn hiện thực Chiến tranh xảy ra liên miên, tàn khốc, nhân dân li tán, đói khổ, chết chóc. Xót xa trước thảm họa chiến tranh. Trước thế kỷ XVI có nhiều giặc giả biến loạn. Thời Lê trung suy (1505-1527), trong triều thì rối ren lục đục, các quyền thần tự ý phế lập, mưu phản đem quân đánh lẩn nhau; bên ngoài các cuộc nổi dậy của nhân dân dấy lên khắp nơi. Sau khi họ Mạc cướp ngôi, đất nước được tạm thời yên ổn dưới thời Mạc Đăng Doanh. Từ đời Phúc Hải, cảnh bất hòa tranh chấp giữa các quyền thần tái diễn và nhất là nhà Lê lại bắt đầu trung hưng, tạo nên cục diện Nam, Bắc triều. Cuộc nội chiến tương tranh giữa hai họ Mạc và Lê kéo dài đến cuối thế kỷ mới chấm dứt. Trong cảnh binh đao khói lửa dai dẳng liên tục ấy, tất nhiên là dân chúng vô cùng khốn đốn. Sống gần trọn thế kỷ XVI, SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507 Trang 10 [...]... sắc, Một cành đổi được mấy xuân qua (Hồng cẩn thi) Ngoài tư tưởng Phật giáo, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn tham bác cả bách gia chư tử và chịu ảnh hưởng của các thi nhân Trung Quốc Nhận thức về cuộc đời, triết SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507 Trang 14 Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhân cũng như thi nhân đều coi nhân sinh là ảo mộng, phù du, tuy cách diễn đạt của mỗi người có khác nhau Trang... cuộc sống đậm chất dân quê này! Dáng vẻ thơ thẩn được phác hoạ trong câu thơ thật độc đáo, mang lại vẻ ung dung bình thản của SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507 Trang 17 Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà thơ trong cuộc sống nhàn tản thật sự Thực ra, sự hiện diện của mai, cuốc, cần câu chỉ là một cách tô điểm cho cái thơ thẩn khác đời của nhà thơ mà thôi Những vật dụng lao động quen... làm chi cho nhọc nhằn (Thơ Nôm, bài 87) SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507 Trang 20 Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm Ông rất mừng khi được thoát khỏi vòng danh lợi : Thoát chân khỏi chốn giàu sang, Tuổi già mong được chữ nhàn thong dong Hương lan gom tứ thơ hồng, Tiếng chim gọi khách ngoài song ngọt ngào (Ngụ hứng, bài 6) Chính vì quan niệm như vậy mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy thời xuất... trong thơ ông vì thế mà rất thắm thiết Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm giàu chất liệu hiện thực, mang tính triết lý sâu xa của thời cuộc Ông phê phán gay gắt bọn tham quan ô lại hút máu, hút mủ của dân Thơ ông còn truyền đạt cho đời một đạo lý đối nhân xử thế, đạo vua tôi, cha con và quan hệ bầu bạn, hàng xóm láng giềng Đọc thơ ông là thấy cả một SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507 Trang 22 Quan niệm nhân sinh. .. bao (Thơ Nôm) Mượn điển tích một cách rất tự nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói lên thái độ sống dứt khoát đoạn tuyệt với công danh phú quý Quan niệm ấy vốn dĩ gắn với đạo Lão - Trang, có phần yếm thế tiêu cực, nhưng đặt trong thời đại nhà thơ đang sống lại bộc lộ ý nghĩa tích cực Quan niệm về công danh, tinh thần “dĩ bất biến ứng vạn biến” SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507 Trang 19 Quan niệm nhân sinh. .. than đã lắm; Giàu sang ngàn thuở sợ mau qua! SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507 Trang 15 Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm (Độc Phật kinh hữu cảm) Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng như những bậc chân nhân khác, nhận định thực chất của cuộc đời không phải bi quan yếm thế, thở ngắn than dài hoặc buông lung trong dục vọng, mà để bình thản chấp nhận sự biến chuyển vô thường theo quy luật tự nhiên,... trong cả Mỗi vật nếu biết thuận theo cái tính tự nhiên và cái phận của mình mà sống thì sẽ có hạnh phúc SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507 Trang 13 Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ngay, không cần tìm đâu xa Bởi vậy ta không nên xen vào làm trở ngại cuộc sống tự nhiên của một vật nào mà hãy để nó tự do sống theo bản tính của nó Tóm lại Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng con người sinh ra trong. .. (1983), Thơ văn Nguyễn Bỉnh khiêm, Nxb Văn học 4 Lê Trọng Khánh - Lê Anh Trà (1957), Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nhà thơ triết lý, Nxb Văn hóa, tr.58-83 5 Nguyễn Khuê (1997), Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 6 Phan Thị Hồng, Giáo trình tóm tắt Văn học Việt Nam thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII, Trường đại học Đà Lạt SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507 Trang 24 Quan niệm nhân sinh. .. mà thôi KẾT LUẬN Như vậy là qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về xã hội cho đến cuộc đời, sự nghiệp và đặc biệt đáng để tâm là những quan niệm về triết lý nhân sinh trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm Ông đã nói lên những lẽ sống trong cuộc đời, những mối quan hệ nhân sinh mà còn ảnh hưởng và có giá trị cho hậu thế ngày nay và mãi mãi sau này Và chúng ta càng trân trọng ông hơn, khi ông về ở ẩn nhưng... SVTH: Trần Văn Dương – MSSV: 0911507 Trang 21 Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm Triết lý nhân sinh này khả dỉ giải thích sự ra làm quan và về ở ẩn của ông Do quan niệm tùy thời xuất xử, tùy ngộ nhi an mà vào thời Lê trung suy, ông ở ẩn dạy học không chịu ra dự thi hai khoa Quý vị (1523) và Bính tuất (1526) Lúc Mạc Đăng Doanh lên ngôi, trong nước tạm có cảnh thanh bình ông nghỉ rằng đó là . Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm MỤC LỤC Trang Quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh ra trong thời. vào vấn đề chúng ta cần hiểu : Nhân sinh quan là gì? Nhân : Người Sinh : Sự sống Quan : Quan niệm Nhân sinh quan : Quan niệm về sự sống con người. Vậy Nhân sinh quan là sự xem sét, suy nghĩ. Bỉnh Khiêm giữa thế kỷ XVI đầy biến động ; Triết nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tư tưởng và nhân cách ; Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà thơ ; Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tâm thức thế nhân xưa và nay. Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ngày đăng: 28/06/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Ý nghĩa của đề tài

    • 3. Phương pháp thực hiện đề tài

      • 3.1. Phương pháp lịch sử - xã hội

      • 3.2. Phương pháp hệ thống

      • 3.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp

      • 4. Lịch sử vấn đề

      • CHƯƠNG I

      • NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA QUAN NIỆM NHÂN SINH

      • TRONG THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM

        • 1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

        • 2. Cuộc đời, sự nghiệp văn chương và tư tưởng chính trị của Nguyễn Bỉnh Khiêm

        • CHƯƠNG II

        • CÁC KHÍA CẠNH CỦA QUAN NIỆM NHÂN SINH

        • TRONG THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM

          • 1. Cái nhìn hiện thực

          • 2. Cách lý giải những vấn đề cuộc sống

          • 3. Những ý nghĩa tích cực và tiêu cực trong quan niệm nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm

          • KẾT LUẬN

          • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan