LUẬN VĂN: Thực trạng và một số giải pháp trong việc thu hút khách nội địa tại công ty lữ hành HaNoiTourist doc

72 476 1
LUẬN VĂN: Thực trạng và một số giải pháp trong việc thu hút khách nội địa tại công ty lữ hành HaNoiTourist doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Thực trạng một số giải pháp trong việc thu hút khách nội địa tại công ty lữ hành HaNoiTourist PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch ngày nay đã trở thành một trong những hiện tượng quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Số lượng người đi du lịch ngày càng tăng, điều này thể hiện qua số liệu của tổ chức du lịch thế giới hàng năm. Dòng người đi du lịch đông đảo đã có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của nhiều nước góp phần thúc đẩy nền kinh tế khác phát triển theo. Ngày nay ngành công nghiệp du lịch đã đang được coi là “ Con gà đẻ trứng vàng” là “ Ngành công nghiệp không khói” là ngòi nổ để nền kinh tế phát triển. Đây là sự khẳng định chung của các nhà kinh tế trên toàn cầu đối với sự đóng góp đáng kể của ngành kinh doanh du lịch trong quá trình phát triển kinh tế. Ngày nay khi đất nước đã hoàn toàn đổi mới Việt nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đặc biệt Năm 2006 ngành du lịch cùng nhân dân cả nước tổ chức thành công hội nghị cấp cao AFEC chủ trì thành công hội nghị bộ trưởng AFEC tại Hội An, thì Đảng Nhà Nước cho rằng du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của cả nước đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Điều đó đã được thể hiên thông qua số lượng khách du lịch quốc tế năm 2006 đạt 3,585 triệu lượt khách tăng 3% so với năm 2005, khách du lịch nội địa đạt được 17,5 triệu lượt khách tăng 6,6% so với năm 2005. Tổng thu nhập du lịch năm 2006 đạt 51000 tỷ VNĐ. Hơn thế nữa du lịch trở thành ngành đem lại nguồn doanh thu ngoại tệ quan trọng. Giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động làm thay đổi bộ mặt của toàn thể xã hội. Trong kinh doanh du lịch yếu tố quan trọng quyết định nhất đó là nguồn khách, đây là yếu mang tính sống còn của hoạt động kinh doanh du lịch. Không có khách thì hoạt động kinh doanh du lịch trở nên vô nghĩa vì thế câu hỏi đặt ra cho tất cả những doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong lĩnh vực du lịch đó là làm thế nào có thể thut hút được nhiều khách nhất cho công ty mình. Công ty lữ hành HaNoiTourist là được thành lập 10/02/1998 hiện nay đang hoạt theo mô hình Công ty Mẹ( Tổng công ty du lịch Hà Nội) Công ty con. Là sinh viên thực tập tại công ty, qua quá trình tiếp xúc tim hiểu về công ty thì em đã quyết định chọn đề tàiThực trạng một số giải pháp trong việc thu hút khách nội địa tại công ty lữ hành HaNoiTourist”. Bởi đây là một trong những khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh lữ hành nói chung. Em mong muốn rằng sau khoá luận này có thể giúp em hiểu rõ hơn về những hoạt đông thu hút khách của một doanh nghiệp du lịch, cũng qua đây em muốn được góp một phần sức lưc nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của công ty lữ hành HaNoiTourist nói riêng sự phát triển của ngành kinh tế nói chung. 2. Mục đích nhiệm vụ của đề tài 2.1 Mục đích của đề tài Đề tài có mục đích phân tích đánh giá thực trạng hoạt động đưa ra một số giải pháp trong quá trình thu hút khách tại Công ty lữ hành HaNoiTourist. 2.2 Nhiệm vụ của đề tài Khoá luận tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau - Đưa ra những lý luận chung du lịch - Phân tích thưc trạng thu hút khách tai công ty lữ hành HaNoiTourist - Mạnh dạn đưa ra những phương hướng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu hút khách tại công ty lữ hành HaNoiTourist 3. Đối tượng phương pháp nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tượng của đề tài Phạm vi đối tượng nghiên cứu của đề tàiCông ty lữ hành HaNoiTourist 3.2 Phương pháp nghiên cứu đề tài Nội dung của để tài cần rất nhiều thông tin các tài liệu tham khảo khác nhau vì thế cần có những phương pháp xử lý khác nhau: - Phương pháp khảo sát điều tra - Phương pháp thu thập phân tích kết quả 4. Những đề xuất của khoá luận Trong quá trình thực tập đươc sự giúp đỡ nhiệt tình của những cán bộ lãnh trong công ty sự chỉ bảo nhiệt tình của những nhân viên trong phòng nội địa đăc biệt hơn nữa đó là sự chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo, Thạc sĩ Lê Trung Kiên thì với đề tài trên em muốn đưa ra một số đề xuất cho các giải pháp sau: - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức - Đa dạng hoá loại hình sản phẩm thu hút sự chú ý của du khách - Nâng cao chất lượng chương trình du lịch - Nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên của công ty - Tối ưu được doanh thu lợi nhuận. 5. Kết cấu của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục các tài liệu tham khảo thì chuyên đề khoá luận chia làm 3 chương: Chương 1 Những luận chung về du lịch Chương 2 Thực trạng hoạt động trong công tác thu hút khách du lịch nội địa tại công ty lữ hành HaNoiTourist Chương 3 phương hướng một số giải pháp thut hút khách du lịch nội địa tại công ty lữ hành HaNouToursit. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH 1.1 CÔNG TY DU LỊCH LỮ HÀNH 1.1.1 Định ngĩa về công ty lữ hành Hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ có thể được thực hiện bởi các doanh nghiệp. vì thế có rất nhiều định nghĩa về công ty lữ hành từ nhiều góc độ khách nhau. Nhưng có một cách định nghĩa phổ biến là căn cứ vào hoạt động tổ chức các chương trình du lịch trọn gói của công ty lữ hành. Tại Mỹ, Công ty lữ hành được mọi người nhìn nhận dưới góc độ: là những công ty xây dựng các chương trình du lịch bằng cách tập hợp các thành phần về cơ sở lưu trú, về phương tiện vận chuyển tham quan giải trí… sau đó bán các chương trình du lịch đó với một mức giá gộp cho khách hàng thông qua các đại lý bán lẻ. Ở Việt Nam, doanh nghiệp lữ hành được hiểu là tổ chức kinh tế có tên riêng,có tài sản, có trụ sở ổn định, có tư cách pháp nhân, hoạch toán độc lập, được thành lập với mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch, ký kết các hợp đồng du lịch tổ chức thực hiện các công ty du lịch đã bán cho du khách. ( Theo thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 09/CP của chính phủ về tổ chức quản lý các doanh nghiệp du lịch Tổng cục du lịch- số 715/TCDL ngày 9/7/1994) Qua quá trình giảng dạy với những kinh nghiệm rút ra từ thực tế thì trong cuốn sách Quản Trị Kinh Doanh Lữ Hành nhóm tác giả của khoa Du lịch Khách sạn Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân có định nghĩa về Công Ty Lữ Hành như sau: “ Công ty lữ hànhmột loại hình doanh nghiệp du lịch đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức xây dựng, bán thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch” Mặc dù có định nghĩa như thế nào thì những chương trình du lịch vẫn mang được những đặc điểm chung: Đó là tổ chức xây dựng chương trình thực hiện chương trình sau khi bán chương trình đó cho khách du lịch. 1.1.2 Phân loại công ty du lịch lữ hành Trên thực tế, các nhà kinh doanh du lịch đã phân loại du khách ra để có thể dễ dàng trong việc nghiên cứu tìm hiểu cung cấp những sản phẩm, những dịch vụ thích hợp nhằm thõa mãn những nhu cầu của khách hàng. Từ những nghiên cứu đó các nhà kinh doanh đã tiến hành phân loại các công ty lữ hành ra làm nhiều tiêu thức khác nhau. - Căn cứ vào phạm vi hoạt động thì bao gồm 2 loại hình doanh nghiệp lữ hành : * Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Có trách nhiệm xây dựng, bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách hàng để trực tiếp thu hút khách vào Việt Nam đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài, thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc ký hợp đồng ủy thác từng phần, trọn gói cho doanh nghiệp lữ hành nội địa. Theo điều 46 của pháp luật du lịch thì điều kiện để doanh nghiệp có thể kinh doanh lữ hành quốc tế đó là: 1. Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cấp 2. Có phương án kinh doanh lữ hành: Có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh mang tính khả thi cao. 3. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm trong hoạt động trong lĩnh vực lữ hành 4. Có ít nhất 3 hướng dẫn viên được cấp thể hướng dẫn viên du lịch quốc tế. 5. Có tiền ký quỹ theo quy định của chính phủ. 6. Có địa điểm kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh du lịch 7. Có cơ sở vật chất trang thiết bị phù hợp với ngành nghề kinh doanh quy mô của hoạt động du lịch. * Doanh nghiệp lữ hành Nội Địa: Có trách nhiệm xây dựng, bán tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận ủy thác để thực hiện dịch vụ chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam. Theo điều 44 của pháp luật du lịch thì điều kiên để kinh doanh lữ hành nội địa cần phải tuân thủ theo những điều kiện sau: 1. Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền 2. Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa: Có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa 3. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất 3 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành. - Căn cứ vào vị trí địa lý thì bao gồm có 2 loại * Doanh nghiệp lữ hành nhận khách: Doanh nghiệp lữ hành hoạt động tại nơi đến du lịch với hoạt động chính là tổ chức thực hiện chuyến du lịch theo chương trình đã bán cho khách. * Doanh nghiệp lữ hành gửi khách: Doanh nghiệp lữ hành hoạt động tại các nơi phát sinh nguồn khách với hoạt động chính là bán các chuyến du lịch theo chuong trình du lịch đã định trước. Ngày nay khi nền kinh tế đã có nhiều thay đổi đáng kể, các công ty lữ hành không tổ chức riêng thành công ty lữ hành gửi khách, nhận khách mà có sự kết hợp lẫn nhau tạo thành một chuỗi đồng nhất trong hoạt đọng du lịch. Điều này làm giảm bớt tính thụ động trong kinh doanh du lịch. Tuy nhiên điều đó còn tùy thuộc rất nhiều vào khả năng cũng như nguồn lực của công ty để xây dựng những phương án kinh doanh cụ thể cho từng thời kì. Một công ty lữ hành lớn hiện nay có thể bao gồm cả một hệ thống đại lý du lịch. 1.1.3 Vai trò của công ty lữ hành 1.1.3.1 Mối quan hệ cung cầu trong du lịch Công ty lữ hành đóng vai trò rất quan trọng, nó như chiếc cầu nối liên kết giữa khách du lịch nhà cung cấp dịch vụ du lịch, giữa cung cầu trong du lịch. Điều này được thông qua mối quan hệ cung cầu trong du lịch: Cung du lịch thì cố định không thể di chuyển, cung du lịch chủ yếu là cung cấp những sản phẩm – dịch vụ nen không thể đến tận nơi ở của khách du lịch. Khác với những sản phẩm hữu hình ở các lĩnh vực sản xuất khác, khách du lịch buộc phải rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình để đến với nơitài nguyên thiên nhiên du lịch. Như vậy cung trong du lịch trong một phạm vi nào đó thì nó tương đối thụ động, ngược lại Cầu trong du lịch thì lại mang tính nhỏ lẻ phân tán ở mọi nơi cầu du lịch mang tính tổng hợp rất cao. Khi đi du lịch, khách du lịch không chỉ có nhu cầu về ăn, ngủ, vận chuyển, mà họ còn có nhiều nhu cầu bổ sung khác như vui chơi giải trí, tham quan nghĩ dưỡng… Trong khi đó các nhà cung cấp chỉ có thể đáp ứng một hoặc một số những nhu cầu đó Mặt khác trong khi tìm hiểu về thị trường khách để có thể cung ứng các dịch vụ kịp thời thỉ nhà cung cấp cũng gặp không ít khó khăn trong viêc tìm hiểu thông tin quảng cáo cho khách du lịch, do khả năng tài chính của họ không cao. Ngược lại thì khách du lịch lại là những người có thu nhập rất cao, họ không có thời gian để tìm hiểu những thông tin về các điểm du lịch cũng như họ không thể tự tổ chức chuyến đi thường xuyên cho họ, họ còn gặp rất nhiều khó khăn trong ngôn ngữ, sự khác biệt về lối sống, phong tục tập quán các thủ tục khác… Từ nhũng lý do cấp thiết trên thì cần phải có một trung gian đứng ra để giải quyết những khúc mắc trên đó là việc liên kết khách du lịch người cung cấp du lịch. Đó không phải là ai khác là các Công ty du lịch. Như vậy chúng ta cũng thấy được tầm quan trong của công ty du lịch trong việc kết nối mối quan hệ cung cầu trong du lịch. 1.1.3.2 Vai trò của các công ty lữ hành Để thể hiện là chiếc cầu trung gian trong mối quan hệ cung cầu thì các công ty lữ hành cần thực hiên những hoạt động sau: Vai trò thứ nhất: Rút ngắn khoảng cách giữa khách du lịch với các cơ sở kinh doanh du lịch giúp cho khách du lịch có thể tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm du lịch một cách dễ dàng. Các công ty lữ hành có nhiệm vu tổ chức các hoạt đông trung gian, bán tiêu thụ sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vu. Tạo ra mạng lưới các ddiemr bán, các đại lý giúp phân phối sản phẩm thông suốt, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phaamrdu lịch nhanh chóng. Vai trò thứ hai: Tổ chức các chương trình du lịch tron gói nhằm mục đích liên kết các sản phẩm thành một chuỗi thông nhất như vận chuyển, lưu trú, ăn uống…thõa mãn nhu cầu tối đa của khách, đảm bảo tính an toàn giúp khách an tâm, tin tưởng tiêu dùng sản phẩm của công ty. Đối với nhà cung cấp thì công ty lữ hành có vai trò quan trọng trong việc bán tiêu thụ sản phẩm của họ. Công ty lữ hànhnơi cung cấp nguồn khách lớn cho nhà cung cấp, có vai trò giữ uy tín cho nhà cung cấp với việc bán tiêu thụ sản phẩm. 1.1.4 Hệ thống sản phẩm của công ty lữ hành 1.1.4.1 Dịch vụ trung gian Các dịch vụ trung gian hay còn gọi là các dịch vụ đơn lẻ. đây là loại sản phẩm mà các công ty lữ hành làm trung gian giới thiệu tiêu thụ sản phẩm cho các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ du lịchđẻ hưởng hoa hồng. Các dịch vụ đơn lẻ mà các công ty lữ hành thực hiện bao gồm: - Dịch vụ vận chuyển hàng không( đăng ký đặt chỗ bán vé máy bay) - Dịch vụ vận chuyển đường sắt ( đăng ký đặt chỗ bán vé tầu hỏa) - Dịch vụ vận chuyển tàu thủy( đăng ký đặt chỗ bán vé tàu thủy) - Dịch vụ vận chuyển ô tô( đăng ký đặt chỗ bán vé, cho thuê ô tô) - Dịch vụ đặt chỗ ở khách sạn nhà hàng - Dịch vụ làm visa hộ chiếu cho khách, bảo hiểm tư vấn thông tin cho khách du lịch. 1.1.4.2 Chương trình du lịch Chương trình du lịch là sản phẩm đặc trưng nhất của công ty lữ hành. Vì thế mà đã có rất nhiều định nghĩa về chương trình du lịch. * Định nghĩa chương trình du lịch ( Theo nhóm tác giả của bộ môn du lịch, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Giáo trình Quản Trị Kinh Doanh Lữ Hành) Chương trình du lịch được hiểu là sự liên kết ít nhât một dịch vụ đặc trưng một dịch vụ khác với thời gian, không gian tiêu dùng mức giá đã được xác đinh trước. Đơn vị tính của chương trình du lichj là chuyến được bán trước cho khách du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu đặc trưng một nhu cầu nào đó trong quá trình thực hiên chuyến đi. (Theo nghị định số 27/2001NĐ-CP về kinh doanh lữ hành hướng dẫn du lịch ở Việt Nam ban hành ngay 5/6/2001) đã định nghĩa chương trình du lịch nhu sau: Chương trình du lịch là lịch trình được xác định trước của chuyến đi du lịch do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức, trong đó xác định thời gian chuyến đi, nơi đến du lịch, điểm dừng chân, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển, các dịch vụ khác giá bán của chương trình. [...]... toán P.nghiên cứu phát triển thị trường Công ty TNHH 2 thành viên Công ty cổ phần Công ty liên doanh trong ngoài nước ( Trích nguồn báo cáo nội bộ của công ty ) Công ty Lữ Hành HaNoiTourist là đơn vị trực thu c Tổng công ty Du Lịch Hà Nội Tuy mới thành lập nhưng được thừa hưởng những điềm mạnh cũng như những ưu thế Công ty nên Công ty lữ hành HaNoiTourist đã đạt được những thành tựu đáng kể Bộ... Hoàn Kiếm, Hà Nội Nơi sinh viên thực tập là Công ty lữ Hành Hanoitourist, có địa chỉ tại trụ sở của tổng công ty Du Lịch Hà Nội , là một đơn vị kinh doanh thu c Tổng Công ty Trước đây, công ty có tên là Trung Tâm Du Lịch Hà Nội, ra đời vao ngày 10/02/1998 là kết quả của sự kết hợp giữa phòng Thị trường Trung tâm điều hành đón khách của Công ty Du Lịch Hà Nội Cho đến nay, công ty lữ hành HaNoiTourist. .. của khách, những yêu cầu của khách Vì vậy chương cơ sởluận giúp chúng ta nắm lại kiến thức đã qua, còn để có thể hiểu rõ về quá trình hoạt động cũng như nhiệm vu của công ty chúng ta sễ đi sâu vào chương hai CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY LỮ HÀNH HANOITOURIST 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY LỮ HÀNH HANOITOURIST 2.1.1 Quá trình hình thành phát triển của công. .. Công ty Du Lịch Hà Nội Tên công ty: Tiếng việt: Công ty lữ hành Du lịch Hà Nội Tiếng Anh: Hanoitourist Travel Company Công ty lữ hành Hanoitourist là đơn vị hạch toán kinh tế có tư cách pháp nhân không đầy đủ , hạch toán kinh tế phụ thu c trực thu c Công ty me – Tổng Công ty Du Lịch Hà Nội, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi tài khoản ủy quyền tại ngân hàng * Điều... phân công có nhiệm vụ nhận điều tour từ bộ phận điều hành thực hiện theo đúng chương trình đề ra 2.1.4 Điều kiện kinh doanh của công ty 2.1.4.1 Vốn kinh doanh của công ty Ngày 25/08/2005 thành lập Công ty Lữ Hành HaNoiTourist trên cơ sở tổ chức lại trung tâm DLHN trực thu c Tổng Công ty Du Lịch Hà Nội theo quyết định số 5919/QĐ-UB của UBND TP Hà Nội quyết định số 69/QĐ- HĐQT của Tổng Công ty Du... chức của công ty vừa đơn giản vừa gọn nhẹ mà lai có sự liên kết chặt chẽ bởi các mối quan hệ chức năng, tạo nhiều tiện lợi cho việc quản lý điều hành công ty đồ số 2: đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty lữ hành HaNoiTourist Ban giám đốc Tổng Công ty Chi nhánh Đà Nẵng Phòng du lịch inbound Phòng du lịch outboun Ban giám đốc Công ty lữ hành HaNoiTourist Phòng du lịch Nội địa Phòng Đ .Hành, H.Dẫn... nước được hình thành dựa trên cơ sở xác nhập của các công ty sau : - Công ty Du Lịch Hà Nội - Công ty Hoàng Long - Công ty Du Lịch Thương mại Cổ Loa - Công ty Du Lịch Thương mại Hải Dương Tổng công ty Du Lịch Hà Nội hiện nay đang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con với : - Tên giao dịch quốc tế : HANOI TOURISM CORPORATION - Tên viết tắt : HANOI TOURIST - Trụ sở : số 18 lý thường kiệt,... vốn kinh doanh do công ty lữ hành cung cấp, chủ yếu là cơ sở vật chất có trong các bộ phận của công ty Hiện nay vốn kinh doanh của Công Ty lữ hành HaNoiTourist la : 13.82 tỷ đồng Vốn cố định : 8.98 tỷ đồng Vốn lưu động : 4.84 tỷ đồng * Điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thu t : Công ty lữ hành HaNoiTourist được Tổng công ty giao cho toàn bộ tầng một gồm 7 phòng với các phương tiện làm việc hiện đại : gồm... nên công ty lữ hành HaNoiTourist đã tạo cho mình mộtsở vững chắc, tạo điều kiện thu n lợi trong kinh doanh 2.1.4.3 Cơ sở vật chất kĩ thu t của công ty lữ hànhNội Ngày nay, để có thể đứng vững trên thị trường cũng như trong nhiều hoạt động kinh doanh lữ hành, các công ty du lịch rất chú trọng đến cơ sở vật chất vì nó giúp cho những hoạt đông diễn ra nhanh chóng chính xác vì thế mà công ty. .. công ty - Giúp cho công ty thích nghi có khả năng phản ứng nhạy bén trước những biến động của môi trường kinh doanh - Sử dụng hiệu quả nguồn lực của công ty như lao động, vốn, phương tiện vật chất … 2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trng công ty Giám đốc công ty: là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm về mọi mặt của công ty trước tổng công ty pháp luật hiện hành về hoạt động của công . động trong công tác thu hút khách du lịch nội địa tại công ty lữ hành HaNoiTourist Chương 3 phương hướng và một số giải pháp thut hút khách du lịch nội địa tại công ty lữ hành HaNouToursit LUẬN VĂN: Thực trạng và một số giải pháp trong việc thu hút khách nội địa tại công ty lữ hành HaNoiTourist PHẦN MỞ ĐẦU . và đánh giá thực trạng hoạt động và đưa ra một số giải pháp trong quá trình thu hút khách tại Công ty lữ hành HaNoiTourist. 2.2 Nhiệm vụ của đề tài Khoá luận tập trung vào một số vấn đề cơ

Ngày đăng: 28/06/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan