LUẬN VĂN: Văn hóa kinh doanh ở Công ty phát hành sách Hà Nội trong cơ chế thị trường potx

123 285 0
LUẬN VĂN: Văn hóa kinh doanh ở Công ty phát hành sách Hà Nội trong cơ chế thị trường potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Văn hóa kinh doanh Công ty phát hành sáchNội trong chế thị trường mở đầu 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã những chuyển biến quan trọng, từ nền kinh tế hành chính tập trung, quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). chế kinh tế mới khẳng định vai trò to lớn của các hoạt động thương mại, dịch vụ, các doanh nghiệp và doanh nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Trong chế thị trường, phát hành sách (PHS) cũng là một trong số các hoạt động thương mại, chi phí mua, chi phí bán và sau quá trình đó là lợi nhuận (tiền lãi), vì vậy PHS cũng nhiều điểm tương đồng với các ngành kinh doanh khác. Tuy nhiên, kinh doanh xuất bản phẩm (XBP) là hoạt động kinh tế đặc thù, vừa đảm bảo mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế vừa thực hiện mục tiêu tư tưởng - văn hóa, vì sự tiến bộ và phát triển của xã hội, sự phát triển con người. Kinh doanh XBP ý nghĩa to lớn và giữ vị trí quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóaphát triển tri thức khoa học cho nhân dân. Việc nhận thức đúng đắn về hoạt động kinh doanh XBP trong chế thị trường sở cần thiết để các doanh nghiệp tổ chức hoạt động theo định hướng mới và giúp Nhà nước chính sách phù hợp với sự phát triển của ngành PHS. Nói đến kinh doanhnói tới, một ngành khoa học, một nghề nghiệp, một hệ thống những thao tác trong giao tiếp xã hội liên quan đến sản xuất, lưu thông, phân phối, lợi nhuận (lãi) đến tiêu dùng. Do đó việc nghiên cứu về văn hóa thương trường phản ánh sự phồn vinh kinh tế và một nền văn hóa giao tiếp trong kinh doanhvấn đề ngày càng cần thiết. Mối quan hệ giữa văn hóakinh doanh ra sao, làm thế nào để đưa văn hóa vào kinh doanhkinh doanh văn hóa để đạt được cả hiệu quả kinh tế và văn hóa là những vấn đề cấp thiết đang được đặt ra với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại nói chung và kinh doanh XBP nói riêng. chế quản lý kinh tế thay đổi từ chế quản lý hành chính quan liêu, bao cấp sang chế thị trường nhiều thành phần đã tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống. Kinh tế thị trường những nguyên tắc vận hành, phát triển riêng đã ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội. Hệ thống giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức, thói quen suy nghĩ của từng cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng Sự thay đổi của chế kinh tế mới cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh sáchvăn hóa phẩm (VHP) đòi hỏi ngành PHS cần chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển mới của toàn xã hội. Hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung ngày càng được nhận thức không chỉ mục tiêu lợi nhuận, kinh tế mà còn phải hướng tới mục tiêu văn hóa. Đặc biệt đối với ngành PHS là ngành kinh doanh các văn hóa phẩm tính chất đại chúng. đây, văn hóa kinh doanh ý nghĩa quyết định sự thành bại trong phương hướng phát triển của doanh nghiệp. Công ty PHS Nộidoanh nghiệp nhà nước vốn được bao cấp một thời gian rất dài với mục đích chủ yếu là phục vụ công tác chính trị, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, khi chuyển sang chế thị trường đã phải đối mặt với nhiều thách thức mới, đòi hỏi phải những phương thức kinh doanh phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội. Việc đổi mới phương thức kinh doanh của Công ty PHS Nội nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh, đẩy mạnh phát triển sản xuất, đa dạng hóa các hình thức kinh doanh, thu hút sự quan tâm chú ý nhiều hơn của nhân dân Thủ đô là một yêu cầu cấp bách. Trong phương hướng đổi mới thì việc xây dựng văn hóa kinh doanh Công ty PHS Nội trong chế thị trường ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự vững mạnh của công ty trong thời kỳ mới. Từ những vấn đề đặt ra trên, chúng tôi lựa chọn đề tài " Văn hóa kinh doanh Công ty phát hành sách Nội trong chế thị trường ", làm luận văn tốt nghiệp hệ đào tạo cao học, chuyên ngành lý luận văn hóa, nhằm góp phần nhận thức đúng đắn vai trò của văn hóa kinh doanh trong hoạt động PHS hiện nay; đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh xây dựng văn hóa kinh doanh Công ty PHS Nội, đáp ứng được các yêu cầu mới của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề xây dựng văn hóa, đạo đức trong xã hội nói chung trong kinh tế nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Sự quan tâm này càng được chú ý hơn khi nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. rất nhiều công trình nghiên cứu về các phương diện văn hóa trong kinh tế những góc độ khác nhau, do đó khi thực hiện đề tài "Văn hóa kinh doanh Công ty Phát hành sáchNội trong chế thị trường" chúng tôi đã kế thừa được từ những nhà nghiên cứu đi trước nhiều ý kiến và kinh nghiệm quý báu. Thứ nhất là vấn đề văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh tế, thương mại. Trong các công trình Tinh thần doanh nghiệp giá trị định hướng của văn hóa kinh doanh Việt Nam (Trần Quốc Dân, Nxb Chính trị quốc gia, Nội, 2003), Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (Đào Duy Quát, Tạp chí Tư tưởng - văn hóa số 6/2003); Văn hóakinh doanh (Phạm Văn Nghiêm, Vũ Hòa, Trần Trúc Thanh (chủ biên), Nxb Lao động, Nội, 2001); Xây dựng môi trường văn hóa nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học (Đỗ Huy, Nxb Văn hóa Thông tin, Nội, 2001); Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh (Đỗ Minh Cương, Nxb Chính trị quốc gia, Nội, 2001); Doanh nghiệp, doanh nhân trong kinh tế thị trường (Vũ Quốc Tuấn, Nxb Chính trị quốc gia, Nội, 2001); Văn hóaphát triển (Trường Lưu chủ biên, Nxb Văn hóa thông tin, Nội, 1995); Văn hóaphát triển (Phạm Xuân Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Nội, 1998); Văn hóakinh doanh (Phạm Xuân Nam (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Nội, 1996); Văn hóa và nguyên lý quản trị (Nguyễn Văn Đáng, Vũ Xuân Hương, Nxb Thống kê, Nội, 1996), v.v các tác giả đã đưa ra các quan niệm bản về văn hóa, về kinh doanh, về văn hóakinh tế, văn hóakinh doanh, văn hóa kinh doanh Đồng thời xác nhận vai trò đặc biệt quan trọng của nhân tố văn hóa trong kinh doanh. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng sự phát triển kinh tế không chỉ bị quy định bởi các nhân tố thuần kinh tế (đất đai, lao động, vốn, kỹ thuật ) mà còn chịu sự tác động của các nhân tố văn hóa, giáo dục, đạo đức. Sự tăng trưởngphát triển kinh tế không phải chỉ nhằm mục tiêu lợi nhuận kinh tế mà còn phải hướng tới mục tiêu văn hóa, do đó cần một cách tiếp cận rộng rãi hơn của văn hóa học đối với hoạt động kinh tế, kinh doanh. Khái niệm văn hóa kinh tế, văn hóa kinh doanh nhờ vậy đã xuất hiện. Văn hóa kinh doanh "đảm bảo kết hợp được cả cái đúng, cái tốt, cái đẹp vốn là những giá trị cốt lõi của văn hóa - với cái lợi là mục đích trực tiếp của kinh doanh" [27, tr. 37]. Các tác giả cũng phân tích những mặt mạnh và yếu trong văn hóa kinh doanh của người Việt Nam trong lịch sử, đồng thời bước đầu chỉ ra phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đưa các yếu tố văn hóa vào kinh tế, kinh doanh, xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, tinh thần doanh nghiệp, triết lý doanh nghiệp nước ta hiện nay. Thứ hai là vấn đề kinh doanh XBP trong chế thị trường. Các công trình Nguyên lý hoạt động biên tập xuất bản sách (Ngô Sĩ Liên (chủ biên) - Trần Văn Hải - Trần Đăng Hanh - Lê Đỗ Khanh - Quách Văn Lịch - Lê Thị Phúc, Nxb Giáo dục, Nội, 1998); Lịch sử phát hành sách Việt Nam (Phạm Thị Thanh Tâm (chủ biên), Nxb Văn hóa thông tin, Nội, 1994); Xuất bản và phát triển (Phi líp G.Altbach và Đamtew Teferar (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Nội, 1999); Đại cương phát hành xuất bản phẩm, Phạm Thị Thanh Tâm, Trường Đại học Văn hóa Nội, 2002, Đổi mới mô hình tổ chức ngành phát hành sách (Phạm Thị Thanh Tâm, Tạp chí Sách và đời sống, số đặc biệt chào mừng 50 năm ngày truyền thống ngành xuất bản - in - PHS Việt Nam, 9/2002) đã nêu rõ các vấn đề bản của phát hành XBP trong nền kinh tế thị trường, về thị trường XBP, những nghiệp vụ bản của phát hành XBP và một số giải pháp đổi mới mô hình tổ chức ngành PHS hiện nay đáp ứng yêu cầu xây dựng thể chế kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế. Các ý kiến trong các công trình nghiên cứu trên xới gợi những ý tượng quan trọng về hoạt động PHS trong chế thị trường, về văn hóa kinh doanh XBP giúp chúng tôi nghiên cứu sâu hơn về văn hóa kinh doanh PHS trong chế thị trường. thể nói các ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước về bản rất gần gũi và quan trọng đối với người thực hiện đề tài này. Chúng tôi tiếp thu được đó sự xác định các quan niệm bản về văn hóa, về văn hóa kinh doanh và những đặc trưng bản của PHS trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đến lượt mình chúng tôi sẽ tiến sâu hơn một bước trong việc nghiên cứu văn hóa kinh doanh trong hoạt động PHS nước ta nói chung và Công ty PHS Nội nói riêng. thể xem đây là một vấn đề còn mới mẻ đối với những người nghiên cứu và hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, kinh doanh XBP. 3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Nhiệm vụ của luận văn Để hoàn thành nội dung nghiên cứu, luận văn các nhiệm vụ cụ thể là: - Xác định quan niệm về văn hóa, văn hóa kinh doanh, mối liên hệ giữa văn hóakinh doanh doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh XBP. - Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanhvăn hóa kinh doanh Công ty PHS Nội trong 5 năm gần đây. - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao văn hóa kinh doanh Công ty PHS Nội trong thời gian tới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện thời gian, khuôn khổ luận văn cao học và trình độ người viết còn hạn chế, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng văn hóa kinh doanh Công ty PHS Nội từ năm 1996 cho đến năm 2002, làm sở để đề xuất các giải pháp thúc đẩy việc xây dựng văn hóa kinh doanh công ty trong thời gian tới. 4. Phương pháp nghiên cứu Dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn được tiến hành nghiên cứu từ góc độ văn hóa học và các khoa học khác như: triết học, kinh tế học, xã hội học, xuất bản Luận văn được thực hiện với việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: Phương pháp lôgíc thống kê, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích hoạt động kinh tế 5. Đóng góp mới của đề tài Vấn đề văn hóa kinh doanh Công ty PHS Nội trong chế thị trường còn chưa được quan tâm nghiên cứu, do đó giải quyết vấn đề này luận văn một số đóng góp mới: Thứ nhất, xác định quan niệm về văn hóa kinh doanh trong hoạt động PHS (văn hóa kinh doanh sách). Thứ hai, đánh giá thực trạng văn hóa kinh doanh Công ty PHS Nội từ năm 1996 đến 2002 Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao văn hóa kinh doanh Công ty PHS Nội trong thời gian tới. 6. ý nghĩa của đề tài Một trong những xu hướng nghiên cứu kinh tế, kinh doanh hiện nay là gắn với văn hóa, vì vậy đề tài thể những đóng góp nhất định về lý luận văn hóa, về văn hóa kinh doanh - một mắt khâu quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Luận văn cung cấp các tư liệu, số liệu xác thực về văn hóa kinh doanh của công ty PHS Nội thể giúp ích cho các ngành hữu quan trong công tác lãnh đạo và quản lý văn hóa trong điều kiện xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN Thủ đô nói riêng, nước ta nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Văn hóa kinh doanh và vai trò của văn hóa kinh doanh với hoạt động kinh tế, thương mại và phát hành XBP trong chế thị trường. - Chương 2: Thực trạng văn hóa kinh doanh Công ty PHS Nội từ 1996 đến nay. - Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả văn hóa kinh doanh Công ty PHS Nội trong thời gian tới. Luận văn được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo trong Khoa Sau đại học, Khoa Phát hành sách Trường Đại học Văn hóa Nội, các đồng chí lãnh đạo và đồng nghiệp Công ty PHS Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Duy Bắc, giảng viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, giáo, các anh chị em đồng nghiệp và những người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này. Chương 1 Văn hóa kinh doanh và vai trò của văn hóa kinh doanh đối với hoạt động kinh tế thương mại và phát hành xuất bản phẩm trong chế thị trường 1.1. quan niệm về văn hóa Văn hóa là một khái niệm rất rộng và được nhiều học giả nghiên cứu tiếp cận từ những góc độ khác nhau. Theo quan niệm phương Đông trong tiếng Hán cổ, từ văn hóa bao gồm văn là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ. Con người thể đạt được bằng cách tự tu dưỡng của bản thân và là cách thức cai trị đúng đắn của người cầm quyền. Chữ "hóa" trong văn hóa là việc đem cái văn (cái đẹp, cái đúng, cái tốt) để cảm hóa giáo dục và hiện thực hóa trong thực tiễn đời sống. Văn hóa chính là nhân hóa hay nhân văn hóa. Theo nghĩa rộng, văn hóa là toàn bộ hoạt động vật chất và tinh thần mà loài người sáng tạo ra trong lịch sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống loài người mới sáng tạo ra và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc và các phương thức sử dụng. Toàn bộ sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" [26, tr. 431]. Theo phạm vi hẹp, văn hóa được coi như một ngành - ngành văn hóa thông tin, văn hóa nghệ thuật để phân biệt với các ngành kinh tế - kỹ thuật khác của nền kinh tế quốc dân. Văn hóa còn được coi là một lĩnh vực hoạt động bên cạnh các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội (và chúng cần được coi trọng ngang nhau). Văn hóa được đề cập trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng, bao gồm toàn bộ đời sống tinh thần xã hội, tập trung vào những lĩnh vực then chốt nhất: Tư tưởng, đạo đức, lối sống, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, văn học nghệ thuật, thông tin đại chúng, giao lưu văn hóa với thế giới, các thể chế văn hóa Trong các mặt đó thì tư tưởng, đạo đức và đời sống văn hóa được coi là lĩnh vực quan trọng nhất được đặc biệt quan tâm hiện nay. Đời sống xã hội hai mặt: Vật chất và tinh thần. Nếu kinh tế là nền tảng vật chất thì văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, và với tính cách như vậy văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Quan điểm chiếm ưu thế hiện nay coi mục tiêu phát triển là phải nâng cao chất lượng cuộc sống con người với đảm bảo sao cho sự kết hợp hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa mức sống cao với lối sống và quan hệ xã hội tốt đẹp, không chỉ cho một số ít người mà cho toàn thể xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, nhất thiết phải sự phát triển cao về kinh tế, về sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ. Song chỉ như thế chưa đủ và rất không đúng nếu hiểu xây dựng kinh tế chỉ là tăng trưởng đơn thuần, tăng trưởng với bất kỳ giá nào, thậm chí hy sinh văn hóa, hy sinh phẩm giá con người. Nếu hiểu như thế là hoàn toàn xa lạ với lý tưởng XHCN của chúng ta. Trong thời đại ngày nay, nguồn gốc của sự giàu không chỉ là tài nguyên thiên nhiên, vốn, kỹ thuật mà yếu tố quan trọng và quyết định là nguồn lực con người, là tiềm năng sáng tạo của con người. Tiềm năng này nằm trong văn hóa, trong trí tuệ, đạo đức, nhân cách, tâm hồn, tài năng của mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Vì vậy, quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam là quá trình thực hiện chiến lược con người và phát huy nguồn lực con người - nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển. Kinh tế thị trường và mở cửa với bên ngoài làm sống động nền kinh tế và các hoạt đông xã hội, phát triển giao lưu hàng hóa, du lịch và các sản phẩm văn hóa, giúp nhân dân ta mở rộng chân trời hiểu biết và kiến thức tiếp nhận từ bốn phương. Điều dễ nhận thấy trong sự thay đổi này là tính năng động xã hội - kinh tế và tính tích cực của công dân được khơi dậy và phát huy thay thế cho tâm lý thụ động ỷ lại trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước. Không khí dân chủ cởi mở trong xã hội được nâng cao, năng lực cá nhân của con người được khuyến khích, tôn trọng. [...]... tiến hành một cách tự giác, phát triển lành mạnh, hoàn thành tốt hơn sứ mệnh lịch sử của mình trước xã hội Trong luận văn này, chúng tôi đề cập đến vấn đề "thương mại" hoạt động kinh doanh XBP trong điều kiện chế thị trường sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN nước ta, nhằm làm rõ hơn sở lý luận của đề tài luận văn Trong chế thị trường sách trở thành một hàng hóa Bởi lẽ, sách. .. hơn Trong nền kinh tế thị trường thì kinh doanh cần cho cuộc sống cũng như cuộc sống cần cho kinh doanh Kinh doanh là một nghề chính đáng xuất phát từ nhu cầu phát triển của xã hội, do sự phân công lao động xã hội tạo ra Vấn đề là kinh doanh như thế nào? Kinh doanh bằng cách nào? Đấy là nội dung của vấn đề văn hóa trong kinh doanhkinh doanh văn hóa 1.2.2 Văn hóa trong kinh doanhkinh doanh. .. tạo hội kinh doanh ngang nhau cho mọi thành phần kinh tế Thuật ngữ về văn hóa kinh doanh mới xuất hiện gần đây Trước đây, khi bàn về vấn đề này người ta chỉ nói kinh doanh văn hóa hoặc văn hóa trong kinh doanh Sự xuất hiện thuật ngữ "văn hóa kinh doanh" bao hàm sự thay đổi sâu sắc về yếu tố văn hóa trong hoạt động quản lý điều hành của doanh nghiệp Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập với nền kinh. .. với Công ty phát hành sách là một trong những điểm nổi bật trong hoạt động kinh doanh XBP hiện nay 1.4 Nội dung bản của văn hóa kinh doanh xuất bản phẩm trong nền kinh tế thị trường Như chúng ta biết, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp kinh doanh XBP phải tự mình quyết định các vấn đề bản của sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về quá trình hoạt động của mình Vì thế kinh doanh. .. một thành phần trên thương trường Bên cạnh các Công ty phát hành sách, hiện nay còn các thành phần cùng kinh doanh XBP như: tư nhân, liên doanh, các tổ chức xã hội khác tham gia kinh doanh XBP, trong đó việc các Nhà xuất bản trực tiếp tiêu thụ sản phẩm của mình là một nhân tố kinh doanh quan trọng Các sở kinh doanh này đều tồn tại và phát triển trên sở luật pháp Sự cạnh tranh giữa các thành... môi trường sống, mỗi xã hội, mỗi nền văn hóa đều hình thành các truyền thống văn hóa kinh doanh trong nền văn hóa chung Bản chất văn hóa kinh doanh gắn với văn hóa đạo đức Văn hóa đạo đức là sự phản ánh lợi ích của cộng đồng Khi nhà kinh doanh làm cho giá trị của đạo đức cộng đồng được củng cố thì bản thân cũng sức mạnh bởi sự tín nhiệm của cộng đồng Chữ "tín" là nội lực phát triển của nghề kinh doanh. :... đổi hàng hóa được thực hiện, quy luật cung cầu phát huy tác dụng trên lĩnh vực xuất bản Bởi sách là hàng hóa nên kinh doanh XBP mang tính tất yếu Thương mại của hoạt động kinh doanh XBP trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa mới hình thành, kinh tế thị trường chưa phát triển đã nhiều mặt tích cực đáng ghi nhận Việc kinh doanh sách lãi đã tạo động lực bên trong kích thích hoạt động kinh doanh XBP phát. .. phương thức kinh doanh đạo đức, văn hóa Phạm trù kinh doanh văn hóa chính là phần thể hiện cái tâm và là bản chất văn hóa của người tham gia kinh doanh Nó chính là thước đo văn hóa, giáo dục, tình cảm và trách nhiệm của người kinh doanh trước nhu cầu của khách hàng và xã hội Một xã hội kinh doanh văn hóa, tập hợp các nhà kinh doanh văn hóa đó là xã hội văn minh, lành mạnh và phát triển... sản xuất kinh doanh của các sở xuất bản, phát hành; đề cao tính chủ động, tự giác, tự chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh của các sở xuất bản, chống lại tính quan liêu, bao cấp trong chế cũ, mang lại một động lực mới kích thích hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm phát triển Song, chế thị trường tác động tới kinh doanh XBP nước ta sự khác biệt về chất với chế thị trường các nước... hoạt động kinh doanh xuất bản thông qua chính sách giá cả, tiền lương Giá sách, giá công in, giá phát hành do Nhà nước quy định Lương cán bộ do Nhà nước cấp phát theo ngạch bậc không phụ thuộc và kết quả kinh doanh cụ thể của nhà xuất bản, sở in và phát hành chế thị trường cho phép người sản xuất tự xác định giá bán sản phẩm căn cứ vào quy luật giá cả thị trường, phù hợp với sức mua của công chúng . của vấn đề văn hóa trong kinh doanh và kinh doanh có văn hóa. 1.2.2. Văn hóa trong kinh doanh và kinh doanh có văn hóa 1.2.2.1. Văn hóa trong kinh doanh Bản thân hoạt động kinh doanh thương. LUẬN VĂN: Văn hóa kinh doanh ở Công ty phát hành sách Hà Nội trong cơ chế thị trường mở đầu 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm gần đây nền kinh tế nước. doanh và vai trò của văn hóa kinh doanh với hoạt động kinh tế, thương mại và phát hành XBP trong cơ chế thị trường. - Chương 2: Thực trạng văn hóa kinh doanh ở Công ty PHS Hà Nội từ 1996 đến nay.

Ngày đăng: 27/06/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan