bao cao kiem toan o cac cong ty potx

8 185 0
bao cao kiem toan o cac cong ty potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Công khai kết quả kiểm toán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo) I. Phạm vi và giới hạn kiểm toán 1. Phạm vi kiểm toán: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2007 và các thời kỳ trước, sau có liên quan của 50/131 đơn vị trực thuộc NHNo. 2. Giới hạn kiểm toán - Đoàn Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán chọn mẫu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và chứng từ kế toán, sổ kế toán do đơn vị cung cấp; không chứng kiến kiểm kê tồn quỹ nghiệp vụ, không chứng kiến kiểm kê tài sản; không đối chiếu xác minh các khoản nợ phải thu, phải trả trong và ngoài đơn vị tại thời điểm 31/12/2007; không kiểm toán nghiệp vụ bảo lãnh, nghiệp vụ thanh toán; - Đối với các công trình XDCB: Tại trụ sở chính, kiểm toán chọn mẫu giá trị quyết toán của 04 công trình XDCB đã được phê duyệt quyết toán trong năm 2007, gồm: Nhà làm việc Chi nhánh Sơn La, nhà làm việc Chi nhánh Nội Bài, nhà làm việc Chi nhánh Từ Sơn, nhà làm việc Chi nhánh Phủ Lý thuộc Chi nhánh Hà Nam; kiểm toán trình tự, thủ tục, hồ sơ của 02 công trình gồm công trình trụ sở làm việc Chi nhánh Đông - Hà Nội và công trình nhà nghỉ Hội An. Tại các đơn vị được kiểm toán chủ yếu kiểm toán trình tự,hồ sơ pháp lý công trình; II. Tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh năm 2007 Đơn vị tính: triệu đồng TT Chỉ tiêu Số báo cáo Số kiểm toán Chênh lệch 1 Tổng nguồn vốn 330.900.460 331.566.581 666.120 T.đó: nguồn vốn huy động 266.456.323 267.001.497 545.174 2 Tổng dư nợ cho vay 247.828.529 248.369.739 541.209 Trong đó: Nợ xấu 4.688.930 5.002.401 313.470 3 Nguyên giá TSCĐ 4.847.158 4.999.272 152.114 4 Tổng thu nhập 34.074.729 34.196.005 121.276 5 Tổng chi phí 31.696.357 31.370.864 (325.493) 6 Tổng lợi nhuận trước thuế 2.378.371 2.825.141 446.769 III. Đánh giá tình hình chấp hành chế độ tài chính- kế toán, tính kinh tế, hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước 1. Về tính đúng đắn, trung thực của Báo cáo tài chính năm 2007 1 Báo cáo tài chính năm 2007 của NHNo phản ánh chưa trung thực về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. Kết quả kiểm toán đã điều chỉnh tăng tài sản và nguồn vốn 666 tỷ đồng, tổng thu nhập tăng 121,3 tỷ đồng, tổng chi phí giảm 324,7 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế tăng 446 tỷ đồng, các khoản thuế tăng 130,9 tỷ đồng. 2. Về tính tuân thủ pháp luật; chế độ tài chính kế toán; nội quy, quy chế 2.1. Chấp hành quy chế quản lý tài chính NHNo đã thực hiện khá nghiêm túc các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước. Tuy nhiên, còn một số tồn tại sai sót như: (1) Về quản lý và sử dụng tài sản, đầu tư XDCB: Công cụ, dụng cụ, văn phòng phẩm chưa xuất dùng đã hạch toán chi phí 1,8 tỷ đồng; một số khoản tạm ứng cuối năm chưa quyết toán dứt điểm; một số TSCĐ đã khấu hao hết nhưng đang sử dụng đơn vị đã làm thủ tục thanh lý và giảm nguyên giá 1,8 tỷ đồng; mua sắm TSCĐ hạch toán vào chi phí 3,2 tỷ đồng; công tác phê duyệt quyết toán một số công trình còn chậm, có trường hợp phê duyệt chưa chính xác, kết quả kiểm toán điều chỉnh giảm giá trị quyết toán một số công trình số tiền 352 triệu đồng. (2) Về quản lý thu nhập: Quản lý chưa chặt chẽ, phản ánh không đầy đủ các khoản thu nhập trong năm 121,3 tỷ đồng (do tính thừa lãi dự thu 26,9 tỷ đồng; chưa hạch toán thu nhập bán nợ cho Công ty mua bán nợ - Bộ Tài chính 83,9 tỷ đồng, hạch toán thiếu thu nhập khoản tiền cho thuê nhà 614 triệu đồng, tiền thu bán tài sản đảm bảo 2.383 triệu đồng, tiền thu từ các khoản nợ đã xử lý rủi ro 2.319 triệu đồng, thu nhập về đầu tư góp vốn mua cổ phần 5,7 tỷ đồng, ). (3) Về quản lý chi phí: Tính trùng chi phí trả lãi uỷ thác đầu tư 287,9 tỷ đồng; chi trợ cấp quyết toán không đúng nguồn 3,4 tỷ đồng; tính thiếu lãi dự chi 4,5 tỷ đồng, thừa lãi dự chi 7,8 tỷ đồng; phân loại và trích thừa dự phòng rủi ro 63,4 tỷ đồng, thiếu chi phí dự phòng 30,5 tỷ đồng; tính thiếu chi phí đào tạo 13 tỷ đồng, chi phí thuế GTGT không được khấu trừ 2,5 tỷ đồng (4) Thực hiện nghĩa vụ với NSNN: Nhiều chi nhánh kê khai, nộp thiếu thuế thu nhập cá nhân 13,7 tỷ đồng; thuế nhà thầu nước ngoài 991 triệu đồng. 2.2. Chấp hành Luật kế toán và chế độ kế toáncác văn bản pháp luật có liên quan NHNo đã thực hiện tương đối nghiêm túc các quy định của Luật Kế toáncác văn bản pháp luật có liên quan của Nhà nước trong công tác kế toánbáo cáo tài chính. Tuy nhiên, còn một số tồn tại sai sót trong công tác kế toán như có trường hợp hạch toán không kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hạch toán nhầm lẫn tài khoản kế toán, hạch toán không đúng niên độ tài chính; Báo cáo tài chính năm còn nhiều chỉ tiêu phản ánh nhầm lẫn, sai sót, không chính xác. Trong hoạt động cho vay, công tác thẩm 2 định dự án, kiểm tra kiểm soát việc sử dụng tiền vay, công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chưa chính xác, theo dõi đôn đốc thu hồi nợ đã xử lý rủi ro hạch toán ngoại bảng và việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ có trường hợp còn chậm. 3. Về tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại NHNo Hoạt động kinh doanh của NHNo năm 2007 ổn định, tăng trưởng và hiệu quả, NHNo đã chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, chủ động điều chỉnh chiến lược kinh doanh, hạn chế tăng trưởng nóng, kết hợp mở rộng cho vay khách hàng là DNNN, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần và các khách hàng cá nhân phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cùng với việc nâng cao chất lượng tín dụng, NHNo đã mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng như dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ thẻ, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ. Quản lý và sử dụng tài sản, tiền vốn đảm bảo an toàn và hiệu quả, các chỉ tiêu về dư nợ cho vay, huy động vốn, doanh thu, chi phí, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước tăng so với năm 2006, các chỉ tiêu đánh giá xếp loại tổ chức tín dụng theo Thông tư số 49/2004/TT-BTC ngày 3/6/2004 của Bộ Tài chính đạt loại A. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng đáng lo ngại, cụ thể như: tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2007 tăng so với 31/12/2006 là 0,25% (từ 1,76% lên 2,01%); tỷ lệ nợ xấu đến 30/6/2008 tăng so với 31/12/2007 là 1,89% (từ 2,01% lên 3,90%). II. Kiến nghị 1. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam 1.1. Xử lý tài chính theo kết quả kiểm toán: - Nộp thuế và các khoản vào NSNN đến 31/12/2007 là 453.818 triệu đồng. Trong đó, KTNN phát hiện tăng thêm 131.297 triệu đồng, gồm: thuế TNDN 116.318.231.894 đồng; thuế thu nhập cá nhân 13.717.142.318 đồng, thuế nhà thầu nước ngoài 991.199.534 đồng, thuế môn bài 3.000.000 đồng, thuế GTGT 267.956.904 đồng. - Thu hồi khoản tạm ứng thừa 332.000.000 đồng đối với Công ty Đầu tư phát triển Nhà & Đô thị - Bộ Quốc phòng; số tiền phê duyệt quyết toán sai đơn giá, khối lượng của những công trình XDCB 352.364.598 đồng và những công trình sửa chữa 52.930.648 đồng; 1.2. Tổng giám đốc NHNo chỉ đạo: - Đối với công tác tài chính kế toán: Tăng cường kiểm tra công tác hạch toán kế toán; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiệp vụ tài chính kế toán, chú trọng khâu kế toán tổng hợp lập Báo cáo tài chính; Quản lý chặt chẽ và hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản đầu tư, góp vốn liên doanh liên kết, mua cổ phần theo chế độ quy 3 định; Chỉ đạo các chi nhánh, đơn vị có số dư nợ phải thu khó đòi xác định rõ nguyên nhân để trích lập dự phòng rủi ro. - Đối với hoạt động tín dụng: Thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng; Thực hiện thu nợ kịp thời, đặc biệt là những khoản nợ cho vay không đúng đối tượng, khách hàng sử dụng sai mục đích. - Đối với công tác xây dựng cơ bản: Chấn chỉnh thực hiện quy trình đầu tư; Rà soát lại sự cần thiết của những dự án nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB; Đẩy nhanh tiến độ lập báo cáo và thẩm tra quyết toán vốn đầu tư đối với các công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. - Đối với công tác quản lý lao động và tiền lương: Kiểm tra và chấn chỉnh công tác tuyển dụng và sử dụng lao động tại các đơn vị; Thực hiện chế độ làm thêm giờ theo quy định; Xây dựng và quyết toán quỹ lương theo chế độ quy định. - Kiểm tra làm rõ việc ký hợp đồng cho thuê nhà tại số 2 Phó Đức Chính, Quận 1, TP HCM đối với NHLD Việt Thái, chấm dứt tình trạng cho thuê nhà với giá thấp, không đúng theo giá thực tế cho thuê tại TP HCM; 2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Tăng cường kiểm tra hoạt động tín dụng đối với NHNo nhằm chấn chỉnh những tồn tại, sai sót trong việc thực hiện quy trình tín dụng, giám sát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu của NHNo; - Quản lý và giám sát chặt chẽ việc đầu tư góp vốn liên doanh liên kết, góp vốn mua cổ phần và các khoản đầu tư dài hạn khác của NHNo, đánh giá tính hiệu quả của các dự án đầu tư góp vốn liên doanh liên kết, góp vốn mua cổ phần và góp vốn đầu tư dài hạn của NHNo; Công khai kết quả kiểm toán Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) I. Phạm vi và giới hạn kiểm toán 1. Phạm vi kiểm toán: Báo cáo tài chính năm 2007 và các thời kỳ trước sau có liên quan của Tổng Công ty và 20/23 đơn vị thành viên. Tỷ trọng các chỉ tiêu tài chính chủ yếu được kiểm toán như sau: Tổng tài sản, nguồn vốn chiếm 98,9%, doanh thu và thu nhập chiếm 99,8 %, giá vốn và chi phí chiếm 99,9%, lợi nhuận kế toán trước thuế chiếm 96,6 %, các khoản còn phải nộp NSNN chiếm 100%, giá trị đầu tư của Dự án Cơ sở Đóng tàu biển Lilama chiếm 88,2% 2. Giới hạn kiểm toán: Không giám sát kiểm kê tài sản, hàng hóa, sản phẩm xây lắp dở dang; không kiểm định chất lượng công trình; không đối chiếu xác minh hoá đơn 4 mua vật tư, nợ phải thu, phải trả với các đơn vị có liên quan; không tiến hành kiểm toán số dư đầu năm, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; chỉ thực hiện việc bù trừ phần phát sinh qua kiểm toán của các chỉ tiêu trên trong Báo cáo tài chính. II. Tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh năm 2007 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Số báo cao Số kiểm toán Chênh lệch 1. Tổng tài sản 11.666.229.415.639 11.510.357.765.718 -155.871.649.921 - Tài sản ngắn hạn 8.428.619.610.567 8.401.576.886.847 -27.042.723.720 - Tài sản dài hạn 3.237.609.805.072 3.108.780.878.871 -128.828.926.201 2. Tổng nguồn vốn 11.666.229.415.639 11.510.357.765.718 -155.871.649.921 - Nợ phải trả 10.450.315.448.033 10.446.528.858.123 -3.786.589.910 - Vốn chủ sở hữu 723.005.897.326 604.770.704.705 -118.235.192.621 3. Lợi ích của cổ đông thiểu số 492.908.070.280 459.058.202.890 -33.849.867.390 4. Tổng doanh thu, thu nhập thuần 10.672.960.396.484 10.775.392.522.055 102.432.125.571 5. Tổng chi phí 10.410.517.460.478 10.593.603.337.454 183.085.876.976 6. Tổng lợi nhuận trước thuế 262.442.936.006 181.789.184.601 -80.653.751.405 7. Các khoản còn phải nộp NN 46.144.228.430 59.292.202.734 13.147.974.304 III. Đánh giá tình hình chấp hành chế độ tài chính kế toán; tính kinh tế, hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại đơn vị 1. Về quản lý tài chính 1.1. Quản lý tài sản và nguồn vốn * Những mặt làm được: Về cơ bản, các đơn vị tuân thủ các quy định, quy chế tài chính đã ban hành; chấp hành tương đối tốt Luật, Chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành. * Những mặt chưa làm được: (1) Một số đơn vị theo dõi các khoản phải thu chưa chính xác; đối chiếu xác nhận nợ phải thu chưa đầy đủ. Hầu hết các đơn vị trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng tài chính, dự phòng bảo hành công trình chưa đầy đủ; chưa xử lý các khoản nợ khó đòi trên 3 năm theo Thông tư 13/2006/TT-BTC ngày 27 tháng 2 năm 2006 của Bộ Tài chính. 5 (2) Một số đơn vị hàng hóa tồn kho chưa được kiểm kê, đánh giá chính xác, chưa ban hành định mức vật tư nội bộ, trích trước chi phí nguyên vật liệu và nhân công chưa đúng quy định. (3) Một số đơn vị quản lý TSCĐ chưa đúng quy định. (4) Quản lý nợ phải trả và nguồn vốn một số đơn vị chưa tốt, theo dõi thu nhập tài chính chưa đầy đủ. 1.2. Quản lý doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh * Những mặt làm được: Nhìn chung, các đơn vị được kiểm toán đã chấp hành chuẩn mực kế toán về doanh thu và các quy định về quản lý doanh thu, chi phí cũng như các văn bản pháp luật về chính sách thuế hiện hành. * Những mặt chưa làm được: (1) Các đơn vị xác định thiếu doanh thu trong kỳ 98.795 triệu đồng. (2) Một số đơn vị chưa chấp hành tốt Chuẩn mực kế toán số 14, quản lý thiếu chi phí trong kỳ 117.989 triệu đồng; phương pháp kết chuyển giá vốn chi tiết cho các công trình một số công ty chưa thống nhất, chưa có tiêu thức cụ thể; theo dõi giá thành chi tiết cho các công trình chưa chính. 1.3. Việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN * Những mặt làm được: Cơ bản, TCT và các công ty thành viên đã chấp hành tương đối tốt các Luật thuế hiện hành. * Những mặt chưa làm được: (1) Một số đơn vị kê khai chưa kịp thời thuế TNDN, khấu trừ thuế GTGT chưa đúng quy định, áp dụng sai thuế suất thuế GTGT; tính thiếu thuế GTGT và thuế TNCN phải nộp; theo dõi chưa đúng nội dung khoản thuế phải nộp thay Nhà thầu nước ngoài (Văn phòng TCT), (2) Đến thời điểm 31/12/2007, tổng số thuế còn phải nộp NSNN của toàn TCT là 59.292 triệu đồng, trong đó KTNN phát hiện là 13.147 triệu đồng; số phải thu Nhà nước là 2.118 triệu đồng, trong đó giảm số phải thu Nhà nước sau kiểm toán là 1.526 triệu đồng. 3. Về tính kinh tế, tính hiệu quả, hiệu lực trong việc quản lý, sử dụng tài sản, vốn nhà nước của Tổng Công ty * Những mặt đã làm được: Năm 2007, Tổng Công ty có lãi trước thuế là 181.789 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu đạt 30% tăng so với năm 2006 là 6%. Tổng số vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của toàn TCT bao gồm các lĩnh vực: Tài chính, Bất động sản, Ngân hàng và các dự án Liên kết là 750.650 triệu đồng bằng 1,28 lần Vốn chủ sở hữu và chiếm 6,73% Tổng tài sản. * Những mặt chưa làm được: 6 (1) Một số đơn vị kinh doanh thua lỗ, có những công ty thua lỗ 3 năm liên tiếp (Công ty CP Tôn mạ màu Việt Pháp, Công ty CP Lilama Hà Nội). (2) Hiệu quả đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp cho các lĩnh vực không thuộc SXKD chính như ngân hàng và bất động sản chưa cao. 4. Về công tác kế toán Nhìn chung, công tác kế toán đáp ứng được với yêu cầu quản lý. Tuy nhiên trong hạch toán kế toán còn một số bút toán phản ánh chưa đúng nội dung kinh tế; hạch toán chưa đúng chế độ, chưa đủ điều kiện hạch toán, hạch toán sai doanh thu, chi phí và kết quả SXKD. 5. Về quản lý dự án đầu tư Cơ sở đóng tàu biển Lilama * Những mặt đã làm được: Công tác khảo sát, thiết kế, lập tổng dự toán đảm bảo trình tự, đầy đủ thủ tục, đúng thẩm quyền; kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, dự thầu, xét thầu cơ bản được thực hiện theo các quy định; công tác giám sát cơ bản được thực hiện theo quy định, bảo đảm hoạt động giám sát một cách có hệ thống và thường xuyên; công tác quản lý chất lượng công trình theo quy định, hoàn thành nghiệm thu, lập hồ sơ hoàn công theo quy định. * Những mặt chưa làm được: Phần thiết kế công nghệ trước lúc phê duyệt chưa được thẩm định; bản vẽ hoàn công của một số công việc xây lắp hoàn thành không lập đủ theo kích thước thực tế thi công. Tiến độ thực hiện dự án chậm tiến độ tới gần 4 năm làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. 6. Tình hình sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá doanh nghiệp TCT đã thực hiện kế hoạch cổ phần hoá đã được Bộ Xây dựng phê duyệt, đã thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động 100% số doanh nghiệp thuộc TCT, riêng năm 2007 đã bàn giao vốn sang công ty cổ phần cho 3 đơn vị là Công ty CP Lilama 45.1, Công ty CP Lilama 69.3 và Công ty CP Lilama 7. Tuy nhiên còn một số tồn tại như : Tiến độ bàn giao vốn cho các Công ty cổ phần còn chậm; chưa thực hiện thu nộp đầy đủ số vốn Nhà nước sau khi bàn giao sang công ty cổ phần của Công ty CP Lilama 69.3; IV. KIẾN NGHỊ 1. Đối với Tổng Công ty Lilama (1) Về xử lý tài chính: - Nộp các khoản thuế và các khoản phải nộp khác vào NSNN tính đến 31/12/2007 là 59.292.202.734 đồng, Trong đó, KTNN phát hiện tăng thu 12.064.499.979 đồng. - Giảm thuế và các khoản phải thu Ngân sách: 1.526.539.519 đồng. - Đối với các dự án được kiểm toán: Giảm giá trị quyết toán và giảm thanh toán 208.304.636 đồng tại Dự án Cơ sở Đóng tàu biển Lilama giai đoạn 3; thu hồi số tiền 7 thanh toán vượt khối lượng 20.171.058 đồng tại Dự án tại Trường Cao đẳng nghề Lilama I. (2) Về chấn chỉnh công tác quản lý tài chính kế toán: - Công ty CP Lilama 7 khẩn trương ban hành Quy chế quản lý tài chính. - Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc các Công ty CP Tôn Mạ màu Việt Pháp, Công ty CP Lilama Hà Nội phải tổ chức giám sát, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh và có biện pháp điều hành doanh nghiệp theo các quy định. - Khẩn trương tiến hành đối chiếu công nợ theo quy định tại những đơn vị có tỷ lệ đối chiếu công nợ thấp; xử lý nợ phải thu khó đòi trên 3 năm. - Tổng Công ty tiếp tục rà soát các dự án liên doanh, liên kết có hiệu quả để góp đủ vốn điều lệ theo cam kết đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư; đồng thời điều chỉnh và giãn tiến độ góp vốn điều lệ những dự án chưa cần thiết kém hiệu quả; - Khẩn trương tiến hành thu hồi về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Công ty CP Lilama 69.3 số tiền 32.786 triệu đồng; (3) Kiểm tra, chỉ đạo các ban quản lý dự án chấn chỉnh công tác quản lý dự án bổ sung, hoàn thiện thủ tục đầu tư Dự án Khu công nghiệp Bắc Vinh, Dự án Nhà hỗn hợp 21 tầng theo quy định, khắc phục sự cố tại Công ty CP Lilama 3. 2. Đối với Bộ Xây dựng (1) Xem xét và giải quyết dứt điểm khoản đánh giá lại tài sản và công nợ giữa TCT Bạch Đằng và Công ty CP Tôn mạ màu Việt Pháp 59.334 triệu đồng; (2) Kiểm tra và chỉ đạo TCT và các đơn vị chủ trì đề tài “Nghiên cứu thiết kế chế tạo các thiết bị chủ yếu cho dây chuyền đồng bộ sản xuất xi măng lò quay công suất 2.500 tấn Clanke/ngày, thay thế ngoại nhập, thực hiện tiến trình nội địa hóa” đảm bảo huy động đủ vốn tự có và vốn khác theo cam kết để hoàn thành Dự án theo đúng quy định. ss 8 . hạch toán nhầm lẫn tài khoản kế toán, hạch toán không đúng niên độ tài chính; B o c o tài chính năm còn nhiều chỉ tiêu phản ánh nhầm lẫn, sai sót, không chính xác. Trong hoạt động cho vay,. công tác hạch toán kế toán; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiệp vụ tài chính kế toán, chú trọng khâu kế toán tổng hợp lập B o c o tài chính; Quản lý chặt chẽ và hạch toán đầy đủ, kịp. cao. 4. Về công tác kế toán Nhìn chung, công tác kế toán đáp ứng được với yêu cầu quản lý. Tuy nhiên trong hạch toán kế toán còn một số bút toán phản ánh chưa đúng nội dung kinh tế; hạch toán

Ngày đăng: 27/06/2014, 22:20

Mục lục

  • II. Tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh năm 2007

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan