LUẬN VĂN:Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với tổ chức và hoạt động của docx

96 526 1
LUẬN VĂN:Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với tổ chức và hoạt động của docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với tổ chức hoạt động của HĐND UBND tỉnh Đồng Nai MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng cầm quyền vai trò lãnh đạo của Đảng là vấn đề có tầm quan trọng to lớn, có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng, với công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân. Đảng lãnh đạo nhà nước là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong gần 80 năm qua, Đảng luôn giữ vai trò lãnh đạo toàn bộ sự nghiệp cách mạng xã hội Việt Nam. Do đó, nghiên cứu về bản chất của Đảng Cộng sản cầm quyền lãnh đạo nhà nước là một trong những vấn đề chủ yếu của nghiên cứu tổng kết lý luận về đổi mới xây dựng CNXH ở nước ta. Sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền nhà nước ở địa phương tập trung ở sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân (HĐND UBND) cùng cấp. Đặc biệt ở cấp trung gian-cấp tỉnh, thành, Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành (gọi tắt là tỉnh, thành ủy) đề ra chủ trương lãnh đạo cụ thể phù hợp tình hình địa phương, đảm bảo cho đường lối, chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống. Trong mối quan hệ với chính quyền cấp tỉnh, Đảng đã từng bước nhận thức đúng vị trí, vai trò của mình; đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể củng cố bộ máy tổ chức, cán bộ; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật thiết lập các quan hệ phối hợp công tác ngày càng chặt chẽ hợp lý hơn. Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền địa phương mà cụ thể là sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với HĐND UBND cấp tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, chưa bảo đảm tính khoa học hiệu quả. Sự chồng chéo, trùng lắp giữa lãnh đạo của Đảng chính quyền địa phương trên các lĩnh vực làm cho bộ máy cồng kềnh, giảm hiệu lực, kém hiệu quả. Những hạn chế đó sẽ gây trở ngại không nhỏ trong điều kiện nước ta hiện nay đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước xây dựng nền kinh tế tri thức; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, Đảng lãnh đạo Nhà nước cần phải có sự đổi mới căn bản, chuyển từ lãnh đạo theo phương thức mệnh lệnh, chỉ thị sang phương thức dân chủ pháp quyền. Vì đặc trưng cơ bản nhất của một nhà nước pháp quyền là tính tối cao của pháp luật, quyền lực thống nhất, sự thứ bậc trong quan hệ giữa các cơ quan hành chính. điều này đặt ra câu hỏi về vị trí, thẩm quyền của cấp ủy đảng trong tình hình mới. Nghị quyết Trung ương V (khóa X) của Đảng đã chỉ rõ những hạn chế, tồn tại trong phương thức lãnh đạo của Đảng. Trong thực tế hoạt động của Đảng, vẫn đang còn hiện tượng có nơi cấp ủy bao biện làm thay, có nơi buông lỏng sự lãnh đạo đối với hoạt động của hệ thống chính trị. Đổi mới phương thức lãnh đạo không quan tâm đến phong cách, lề lối lãnh đạo đã dẫn đến tình trạng họp hành nhiều, nói không đi đối với làm, nói nhiều làm ít; né tránh, đùn đẩy, quan liêu, xa rời này. Từ những lý do trên mà bản thân mạnh dạn chọn đề tài: Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với tổ chức hoạt động của HĐND UBND tỉnh Đồng Nai cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng với Nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nguyên tắc chủ đạo, chi phối toàn bộ quá trình tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, mà chủ yếu thể hiện ở nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Đảng (hoặc cấp uỷ từng cấp) lãnh đạo trên các lĩnh vực là những mảng đề tài lớn được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu, đặc biệt trong điều kiện nước ta chỉ một đảng duy nhất cầm quyền: - Về thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Đảng lãnh đạo nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam- những vấn đề lý luận thực tiễn của PGS.TS Nguyễn Văn Vĩnh (2007); “Thể chế Đảng Đảng cầm quyền - Một số vấn đề lý luận thực tiễn” do Đặng Đình Tân (chủ biên) (sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2005. “Về xây dựng thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước hiện nay” của Lê Minh Quân (Tạp chí Cộng sản số 13, tháng 7 năm 2004). “Phương thức lãnh đạo đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng” của Nguyễn Sĩ Nồng, NXB CTQG (2008);“Một số vấn đề về xây dựng đảng trong văn kiện Đại hội X” của Lê Minh Thông, (sách tham khảo), NXB CTQG, (2008). - Về phương thức lãnh đạo của Đảng, có rất nhiều bài báo, tạp chí nghiên cứu như: “Phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước” của Trần Đình Huỳnh, Nxb Hà Nội - 2001; “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền cấp quận” của Vũ Hồng Khanh (Tạp chí Cộng sản số 23, tháng 8 năm 2002); “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước” của Lê Đức Bình Phạm Ngọc Quang (Tạp chí Cộng sản số 19, tháng 7 năm 2003); “Đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ở Đảng bộ Sơn La” của Nguyễn Văn Thạo (Tạp chí Xây dựng Đảng số 6 - 2004); “Phương thức lãnh đạo của Đảng với nhà nước xã hội” của Nguyễn Khánh Phạm Ngọc Quang (Tạp chí Cộng sản số 9 tháng 5-2004); “Châu Thành (Bến Tre) đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy” của Nguyễn Văn Huỳnh (Tạp chí Xây dựng Đảng số 10 - 2004); “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” của Thang Văn Phúc (Tạp chí Cộng sản số 9/5-2006); “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước” của Nguyễn Khánh (Báo Nhân dân số: 18620 – 03/8/2006); “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ với Uỷ ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn Tiền Giang” của Xuân Tế - Ngọc Chung (Tạp chí Xây dựng Đảng tháng 9-2006); “Đổi mới tiếp tục hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng trước yêu cầu phát triển đất nước” của Trương Tấn Sang (Tạp chí Cộng sản số 24 tháng 12 – 2006),… Với các góc độ phạm vi đề cập khác nhau, các tác giả đều có sự tương đồng về quan niệm Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo chính quyền trong điều kiện nền kinh tế mở xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, Đảng phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước cho phù hợp tình hình mới. Tuy nhiên, dưới góc độ của chuyên ngành Lý luận lịch sử nhà nước pháp luật, sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền (HĐND UBND) chưa được đề cập một cách riêng biệt. Luận văn này dựa trên cơ sở lý luận chung về Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước để đi sâu nghiên cứu nội dung phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với HĐND UBND cấp tỉnh qua thực tiễn tỉnh Đồng Nai hiện nay. 3. Mục đích nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở lý luận chung về nhà nước pháp luật, luận văn đi sâu làm rõ một số vấn đề lý luận chung về sự lãnh đạo của Đảng đối với HĐND UBND cấp tỉnh, trên cơ sở đó, phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp đảm bảo sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với HĐND UBND tỉnh Đồng Nai. 3.2. Nhiệm vụ - Luận văn trình bày một số vấn đề lý luận chung về Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước, qua đó rút ra những vấn đề lý luận về Đảng (cụ thể là Tỉnh ủy) HĐND UBND cấp tỉnh. - Phân tích thực trạng, những thành công, hạn chế trong thực tiễn lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với HĐND UBND tỉnh Đồng Nai; đề xuất giải pháp đảm bảo tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với HĐND UBND tỉnh Đồng Nai hiện nay. 4. Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận - Luận văn dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hệ thống quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí đảng cầm quyền, vai trò lãnh đạo nhà nước của Đảng, mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin để xác định vị trí, vai trò của Đảng lãnh đạo Nhà nước, mối quan hệ cơ bản giữa Đảng Nhà nước ở địa phương (sử dụng chủ yếu ở chương 1); các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử - logic; phương pháp phân tích - tổng hợp; gắn lý luận với thực tiễn (sử dụng chủ yếu ở chương 2) một số phương pháp khác. 5. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở lý luận chung về nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước giới hạn hẹp của phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với HĐND UBND cấp tỉnh, cụ thể là sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với HĐND UBND tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sau đổi mới (từ năm 2000 đến nay) qua thực tiễn lãnh đạo trong hai nhiệm kỳ VII VIII gần đây của Đảng bộ tỉnh. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn Luận văn đã khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về sự lãnh đạo của Đảng đối với HĐND UBND cấp tỉnh. Trên cơ sở đó, xác định những giải pháp đảm bảo sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với HĐND UBND tỉnh Đồng Nai một cách có hiệu quả hơn, lãnh đạo toàn diện, xây dựng uy tín lãnh đạo, tăng tính chủ động của chính quyền nhưng không giảm sự lãnh đạo của Đảng ở địa phương. 7. Ý nghĩa lý luận thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về nội dung, phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với HĐND UBND cấp tỉnh; giúp cho cấp ủy tỉnh Đồng Nai tiếp cận đầy đủ tính khoa học trong lãnh đạo, quản lý. - Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo ở địa phương phục vụ cho việc nghiên cứu về những vấn đề liên quan. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH ỦY ĐỐI VỚI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM 1.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước là một nguyên tắc cơ bản, thể hiện bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân do dân vì dân. Đảng cầm quyền bao giờ cũng giữ vai trò lãnh đạo, chi phối toàn bộ hệ thống chính trị, đặc biệt trực tiếp nhất là nhà nước; bằng nhà nước thông qua nhà nước để thực hiện mục tiêu chiến lược của mình. Trong điều kiện nước ta đang phấn đấu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản là vô cùng quan trọng, là điều kiện đảm bảo cho nhà nước ta phát triển đúng định hướng thực sự là nhà nước của dân. Đảng Cộng sản Việt Nam có vị trí, vai trò đặc biệt, là người tổ chức lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, là hạt nhân chính trị của hệ thống chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện sự lãnh đạo chính trị đối với toàn bộ tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị. Sự lãnh đạo chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện thông qua quyền quyết định đường lối chính trị quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối chính trị trong tất cả các lĩnh vực hoạt động phát triển của đất nước. Trong mối quan hệ với Nhà nước, quyền lực của Đảng luôn là quyền lực chính trị. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã giành được quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trở thành nhân tố chủ yếu đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ ngày thành lập nước (1945) đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo nhà nước toàn xã hội. Điều đó đã được khẳng định cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn cách mạng nước ta. Vai trò lãnh đạo nhà nước toàn xã hội của Đảng thể hiện trên thực tế suốt chiều dài của lịch sử của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền, nên Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước lãnh đạo xã hội. Nhà nước là trung tâm, trụ cột của hệ thống chính trị, một thiết chế chủ yếu để quản lý xã hội thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. để phát huy vị trí, vai trò của Nhà nước, đồng thời loại bỏ các nguy cơ tha hóa của quyền lực nhà nước, đảm bảo cho Nhà nước thật sự là tổ chức trung tâm, trụ cột trong hệ thống chính trị, là hình thức dân chủ tập trung nhất của nhân dân thì Nhà nước phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nước trong mối quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam là mối quan hệ cơ bản, chi phối các mối quan hệ khác trong hệ thống trị nước ta. Mối quan hệ giữa Đảng Nhà nước là mối quan hệ lãnh đạo, nhưng Nhà nước là Nhà nước của dân, vì thế Đảng không thể áp đặt cho Nhà nước, do vậy, sự lãnh đạo của Đảng là sự lãnh đạo chính trị. Đảng trực tiếp nắm bộ máy chính quyền nhà nước trực tiếp lãnh đạo, xây dựng mọi hoạt động của bộ máy nhà nước. Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua Cương lĩnh, đường lối, chiến lược định hướng cho mọi hoạt động đối nội đối ngoại của nhà nước; Đảng giới thiệu những cán bộ ưu tú của Đảng cho bộ máy nhà nước; Đảng kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của nhà nước theo quan điểm, đường lối của Đảng. Đảng lãnh đạo thông qua các tổ chức đảng đảng viên trong bộ máy nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng là toàn diện. Đảng lãnh đạo toàn xã hội, lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, chịu trách nhiệm mọi mặt về đời sống của nhân dân củng cố nền dân chủ XHCN. Đó là sự lãnh đạo toàn diện đối với mọi hoạt động của đời sống xã hội. Đảng có quyền quyết định Cương lĩnh, đường lối phát triển của đất nước, của xã hội, quyết định tổ chức bộ máy hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị phải chịu trách nhiệm về những quyết định đó. Đảng cầm quyền nghĩa là thực hiện sự lãnh đạo thông qua hệ thống chính trị, nhất là thông qua nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không làm thay nhà nước. Đảng phát huy vai trò quyền chủ động của Nhà nước. Là Đảng cầm quyền, Đảng cộng sản Việt Nam thực hiện quyền lãnh đạo với nhà nước với xã hội. Song điều cần nhấn mạnh là Đảng lãnh đạo nhà nước xã hội là lãnh đạo về mặt chính trị, bảo đảm giữ vững định hướng chính trị của sự phát triển phù hợp với chế độ chính trị-xã hội mà đất nước ta, dân tộc ta đã lựa chọn kiên định. Là đảng cầm quyền, Đảng tôn trọng tạo điều kiện, thực hiện sự lãnh đạo để các cơ quan nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình, Đảng không bao biện, làm thay, “lấn sân” chức năng hoặc can thiệp trực tiếp vào hoạt động thường ngày của các cơ quan này. Suốt gần một thập kỷ qua, dù diễn đạt bằng cách nào thì Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn luôn là một Đảng cầm quyền. Đó là sự lựa chọn của lịch sử của dân tộc ta. Thực tiễn đã chứng minh, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với các tiến trình cách mạng nước ta đã đang là một tất yếu lịch sử, tất yếu khách quan. Sự lãnh đạo ấy vừa có cơ sở đạo lý vừa có cơ sở pháp lý. Tính tất yếu lịch sử của vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được xác định trong tất cả các giai đoạn của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay. Bất kỳ trong điều kiện lịch sử nào, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đứng ở vị trí trung tâm của phong trào cách mạng, trực tiếp lãnh đạo các tầng lớp nhân dân tiến hành đấu tranh cách mạng giành độc lập tự do, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vượt qua các thử thách đưa đất nước ngày càng phát triển. Sự nghiệp đổi mới đất nước từ Đại hội VI đến nay do Đảng ta khởi xướng lãnh đạo đã đang giành được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, đưa đất nước ta vượt qua khủng hoảng kinh tế-xã hội, không ngừng phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Những thành công to lớn của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong mấy chục năm qua là những chương trình lịch sử xác lập vai trò tư cách lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam không chỉ đối với hệ thống chính trị, mà còn đối với toàn xã hội Việt Nam. Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ ba (khóa VII), Đảng đã khẳng định rõ trọng trách lịch sử của mình “là đảng cầm quyền, Đảng ta có trách nhiệm lãnh đạo tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội”. Đến Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (khóa VIII), Đảng tiếp tục chỉ rõ: “với vai trò trách nhiệm của một Đảng cầm quyền, Đảng phải không ngừng nâng cao trình độ năng lực lãnh đạo, không ngừng cải tiến phương thức lãnh đạo để phát huy được sức mạnh trí tuệ của toàn dân, toàn đảng, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị”. Tính tất yếu khách quan của sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam được xác định bởi lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng, bởi sức mạnh tổ chức, sức mạnh tư tưởng của Đảng, bởi năng lực lãnh đạo, tầm cao trí tuệ văn hóa của Đảng, bởi sự gắn bó máu thịt với nhân dân, niềm tin yêu sự thừa nhận tự nguyện của đông đảo các tầng lớp nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong mọi giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại trong tương lai, Đảng cộng sản Việt Nam luôn là lực lượng chính trị duy nhất đủ tư cách năng lực lãnh đạo cách mạng Việt Nam phát triển theo định hướng XHCN với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, khi đã trở thành một Đảng duy nhất cầm quyền, sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện trong mối quan hệ khá phức tạp nhạy cảm với cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước trong các điều kiện xây dựng phát huy nền dân chủ XHCH. Sự tồn tại hoạt động của Nhà nước mà biểu hiện tập trung nhất là bộ máy nhà nước đòi hỏi phải phân định sự lãnh đạo của Đảng với vai trò quản lý, điều hành của nhà nước. Việc tổ chức hệ thống chính trị mà trong đó Đảng vừa là lực lượng lãnh đạo toàn bộ hệ thống vừa là thành viên trong hệ thống chính trị cũng đòi hỏi phải xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, tư cách thành viên của Đảng trong hệ thống chính trị nhằm đảm bảo vị trí lãnh đạo của Đảng khả năng độc lập của mỗi thành viên thuộc hệ thống chính trị trong các quan hệ chính trị sinh hoạt dân chủ. Để cầm quyền lâu dài, không một đảng cầm quyền nào lại không quan tâm nâng cao năng lực cầm quyền. Năng lực cầm quyền của một đảng cầm quyền thể hiện một cách tổng hợp, có hệ thống đồng bộ lý luận cầm quyền, cương lĩnh, đường lối, chiến lược chính sách cầm quyền cùng những phương thức, phương pháp cầm quyền đội ngũ cán bộ cầm quyền mà đảng sử dụng để lãnh đạo nhà nước lãnh đạo xã hội, bảo đảm giữ vững thực hiện định hướng chính trị đã xác định của sự phát triển đất nước, phát triển xã hội. [...]... tỉnh uỷ, tập thể ban thường vụ tỉnh uỷ, thường trực tỉnh uỷ các cá nhân lãnh đạo 1.3 ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH UỶ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH 1.3.1 Đặc điểm sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Khác với sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương các cơ cấu lãnh đạo cấp trung ương của Đảng đối với bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy. .. bộ tỉnh, của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy của cấp trên để tổ chức chỉ đạo thực hiện 1.3.3 Phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với tổ chức hoạt động HĐND Uỷ ban nhân dân tỉnh Các nhà nghiên cứu cho rằng: Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội là hệ thống các hình thức, biện pháp, lề lối làm việc mà Đảng sử dụng để tác động đến đối tượng lãnh đạo của mình là nhà nước và. .. đạo của Đảng đối với Nhà nước xã hội [31, tr.181] Tỉnh ủy lãnh đạo chính quyền tỉnh bằng các chủ trương, việc đề ra chủ trương là quan trọng vì đó là cơ sở chính trị, định hướng chính trị của Đảng đối với nhà nước Phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với HĐND UBND tỉnh thể hiện ở những khía cạnh sau: - Tỉnh ủy xác lập cơ chế lãnh đạo đối với HĐND UBND tỉnh: Trên cơ sở Cương lĩnh, Điều lệ và. .. làm việc có kiểm tra, tổng kết Nếu xét trong tổng thể chung về tính chất của mối quan hệ giữa cấp ủy đảng chính quyền địa phương, sự lãnh đạo của Tỉnh ủytính chất chủ đạo trong mối quan hệ giữa Tỉnh ủy HĐND, UBND tỉnh Điều đó được xác định dựa vào vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của HĐND, UBND tỉnh, nó chi phối nội dung, phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với HĐND, UBND tỉnh từ... UBND phải do Tỉnh ủy xem xét giới thiệu (Tỉnh ủy phải báo cáo có sự đồng ý của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng thì mới chính thức giới thiệu đến HĐND) Tỉnh ủy giao Ban thường vụ Tỉnh ủy xem xét giới thiệu một số Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tỉnh ủy viên ứng cử các chức danh phó chủ tịch ủy viên UBND tỉnh + Tỉnh ủy tiến hành kiểm tra, giám sát tổ chức hoạt động của HĐND UBND theo... dung lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với HĐND Uỷ ban nhân dân tỉnh Để lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của cả nước, Trung ương Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn chỉ đạo hệ thống tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước cụ thể hoá thành các văn bản pháp luật Đối với các Tỉnh ủy, tương tự như vậy, tỉnh uỷ xác lập các chủ trương để lãnh đạo địa phương mình + Tỉnh ủy cụ thể hóa đường lối của. .. lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với chính quyền địa phương rất đa dạng thông qua nhiều tầng nấc theo quy định của Đảng Nhà nước ở Trung ương như Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy cá nhân người đứng đầu là Bí thư Tỉnh ủy Nội dung lãnh đạo của Tỉnh ủy bao gồm lãnh đạo việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của chính quyền địa phương, lãnh đạo bằng công tác cán bộ kiểm... trong công tác lãnh đạo tại địa phương… - Tỉnh ủy lãnh đạo HĐND UBND tỉnh bằng việc nêu gương của tổ chức đảng đảng viên, sử dụng phương pháp giáo dục, thuyết phục bằng chính những suy nghĩ hành động đúng đắn, gương mẫu của đảng viên Tỉnh ủy giới thiệu những đảng viên ưu tú để nhân dân bầu vào HĐND tỉnh, là đại biểu HĐND tỉnh để bầu vào các chức danh lãnh đạo của HĐND, UBND tỉnh - Về lề lối... liên quan, tỉnh uỷ tiến hành xây dựng quy chế làm việc Ngoài nội dung xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của tỉnh uỷ, ban thường vụ tỉnh uỷ, của cá nhân bí thư tỉnh uỷ, phó bí thư thường trực tỉnh uỷ phó bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, quy chế dành một điều khoản riêng nói về sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với HĐND UBND tỉnh Tỉnh ủy lãnh đạo HĐND UBND thông qua các tổ chức đảng... hoạt động của bộ máy nhà nước, xây dựng các cơ quan nhà nước trong sạch, vững mạnh, quản lý có hiệu lực, hiệu quả Thực tế cho thấy bản thân cơ quan chính quyền không thể tự đổi mới, tự cải cách tổ chức hoạt động của mình đạt kết quả nếu không có sự lãnh đạo chặt chẽ với tư duy mới phương thức mới của Trung ương Đảng các cấp ủy đảng Sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức hoạt động của bộ máy . LÝ LUẬN VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH ỦY ĐỐI VỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM 1.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI. tài: Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND tỉnh Đồng Nai cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng với Nhà. LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND tỉnh Đồng Nai MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng cầm quyền và vai trò lãnh đạo của

Ngày đăng: 27/06/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan