LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh sơn la lãnh đạo công tác di dân, tái định cư trong giai đoạn hiện nay doc

131 663 9
LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh sơn la lãnh đạo công tác di dân, tái định cư trong giai đoạn hiện nay doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh sơn la lãnh đạo công tác di dân, tái định trong giai đoạn hiện nay Mở ĐầU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đã và đang đặt ra những yêu cầu tìm kiếm các nguồn năng lượng phục vụ phát triển đất nước. Cũng như nhiều nước trên thế giới, nước ta đã và đang tìm kiếm các nguồn năng lượng điện theo nhiều cách khác nhau như: từ gió, từ sóng biển, từ việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, từ việc chế biến sản phẩm tự nhiên, nhất việc xây dựng các nhà máy thủy điện. Bởi điện năng một lĩnh vực quan trọng quyết định sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Năng lượng điện một loại năng lượng sạch đóng góp ngày càng to lớn và sự phát triển kinh tế của loài người. Trong những năm qua cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhu cầu về điện năng liên tục tăng và tiếp tục được duy trì với mức độ cao trong nhiều năm và nhiều thế kỷ tới. Theo dự báo của Bộ Công thương, nhu cầu điện sản xuất ở Việt Nam 294 tỷ kWh vào năm 2020 và 562 tỷ kWh vào năm 2030. Trong khi đó, khả năng cung cấp nhiên liệu từ các nguồn năng lượng sơ cấp của Việt Nam cho sản xuất điện năng chỉ đáp ứng được khoảng 230 tỷ kWh vào năm 2020 và 293 tỷ kWh vào năm 2030. Trước tình hình này, việc tìm kiếm các nguồn năng lượng phát điện đang sự lựa chọn tối ưu của Việt Nam, trong đó có việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng các công trình thủy điện được coi một chiến lược quốc gia. Sau nhiều năm nghiên cứu, chủ trương xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La đã được Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ thống nhất xây dựng với phương án ba bậc trên sông Đà. Nhà máy Thủy điện Sơn La công trình trọng điểm quốc gia đã và đang được đầu tư xây dựng tại tuyến Pá Vinh, xã ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Đây bậc thứ hai của chủ trương xây dựng thủy điện trên sông Đà (Sau bậc thủy điện Hòa Bình, trước bậc thủy điện Lai Châu). Ngày 2 tháng 12 năm 2005, Đảng và Nhà nước ta chính thức phát lệnh khởi công xây dựng và ngăn Sông Đà để xây dựng Thuỷ điện Sơn La. Xây dựng công trình Thủy điện Sơn La có ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng đặc biệt, đóng góp nguồn điện lớn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đề ra “Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”[17, tr.3]. Xây dựng công trình Thuỷ điện này vận hội to lớn có tính lịch sử đối với các tỉnh Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng; thời cơ lớn để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sắp xếp lại lao động dân cư, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, sớm đưa Sơn La ra khỏi tình trạng tỉnh đặc biệt khó khăn, tạo lập các yếu tố cơ bản để phát triển nhanh hơn và bền vững trong những năm tiếp theo. Theo thiết kế, Thủy điện Sơn La công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam, đồng thời công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam á, xây dựng công trình này phải tiến hành công cuộc di dân, tái định có tổ chức lớn nhất ở nước ta cho tới thời điểm hiện nay. Xây dựng công trình Thủy điện Sơn La đặt ra cho tỉnh Sơn La yêu cầu, nhiệm vụ mới, to lớn và có tính lịch sử, vừa thời cơ lớn nhưng cũng có rất nhiều khó khăn, thách thức đã, đang và sẽ tác động mạnh đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đang trong tình trạng một tỉnh đặc biệt khó khăn. Cùng với việc tiếp tục đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo cho 88.279 hộ nghèo (chiếm 46,03% theo tiêu chí mới), tỉnh Sơn La phải tổ chức công tác di dân, tái định đến năm 2010 cho 12.479 hộ dân, đảm bảo di dân đến nơi ở mới an toàn, đúng tiến độ thi công xây dựng công trình; từng bước ổn định sản xuất, đời sống để người dân đến nơi ở mới có điều kiện sản xuất và đời sống tốt hơn nơi ở cũ. Di dân, tái định nhiệm vụ mới, quan trọng, toàn diện và nhạy cảm, liên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh, như: đất đai, phong tục, tập quán, tư tưởng, nhận thức, tâm lý dân tộc, môi sinh, môi trường, chế độ chính sách, đời sống, sản xuất, kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội Vì thế, công tác vận động di dân, tái định Thủy điện Sơn La có vị trí đặc biệt quan trọng. Nhiệm vụ này phải bảo đảm thực hiện thống nhất, đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác di dân, tái định cư. Nội dung và phương pháp tổ chức thực hiện phải phù hợp với tâm lý và nhận thức của đồng bào, để mỗi người dân hiểu sâu sắc về tầm quan trọng và sự hỗ trợ to lớn của Đảng và Nhà nước, lợi ích của đất nước, của tỉnh Sơn La và của đông đảo nhân dân khi xây dựng nhà máy thủy điện, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao để tổ chức di dân, tái định theo quy hoạch, kế hoạch, đúng quy trình, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng thành công Nhà máy Thủy điện Sơn La. Từ những nhận thức trên đây, để nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng và tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt công tác di dân, tái định đáp ứng yêu cầu kế hoạch xây dựng thủy điện Sơn La, tác giả lựa chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Sơn La lónh đạo công tác di dân, tái định trong giai đoạn hiện nay” để làm luận văn Thạc sĩ Chính trị học, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Công trình xây dựng Thủy điện Sơn La được các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cơ quan ngôn luận báo chí, xuất bản đặc biệt quan tâm. Từ trước thời điểm công trình chính thức đi vào xây dựng đã có nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, dự án nghiên cứu cấp Nhà nước, các bài viết tuyên truyền rộng rãi trên báo Đảng, tạp chí của Trung ương và nhiều địa phương trên cả nước đề cập đến công tác di dân, tái định Thủy điện Sơn La, ví dụ như: 2.1. Các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Sơn La - Nghị quyết số 44/2001-QH10, ngày 29/6/2001 Quốc hội (khóa X) quyết định chủ trương đầu tư xây dựng Dự án nhà máy thủy điện Sơn La. - Thông báo số 84-TB/TW ngày 22/10/2002 của Bộ Chính trị Kết luận về Dự án thủy điện Sơn La. Thông báo đã nêu chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ về Dự án di dân, tái định Thủy điện Sơn La. - Quyết định số 196/2004/QĐ-TTg ngày 29/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định Dự án thủy điện Sơn La. Triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ về xây dựng Thuỷ điện Sơn La, Đảng bộ tỉnh Sơn La đã có những văn bản, nghị quyết về vấn đề này, cụ thể: - Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 28/6/2003 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo công tác di dân tái định Dự án Thủy điện Sơn La. - Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 17/9/2004 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về lãnh đạo công tác bồi thường di dân tái định Thủy điện Sơn La. - Quyết định số 57/2005/QĐ-UB ngày 9/5/2005 của ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc ban hành Cơ chế quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện dự án tái định Thủy điện Sơn La. 2.2. Sách - “Tỉnh Sơn La 110 năm 1895 – 2005”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, do Ban Thường vụ tỉnh ủy Sơn La chỉ đạo biên soạn. Các tác giả đã tập trung giới thiệu những đặc điểm về địa lý, tự nhiên và các dân tộc anh em trên mảnh đất Sơn La và một số hoạt động kinh tế - xã hội khởi sắc trong những năm thực hiện đường lối đổi mới. - “Sơn La thế và lực mới trong thế kỷ XXI” của Thào Xuân Sùng (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. Các tác giả đã giới thiệu những đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh của Sơn La và các định hướng lớn trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như các ngành, lĩnh vực quan trọng của tỉnh Sơn La. - “Sau 4 năm thực hiện tái định Thuỷ điện Sơn La”, chuyên đề của Đài Tiếng nói Việt Nam ra ngày 19/11/2007. Chuyên đề đánh giá kết quả công tác đầu tư xây dựng dự án thành phần tại các khu, điểm tái định dự án Thuỷ điện Sơn La giai đoạn I (2003-2007). Tỉnh Sơn La đã phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu, điểm tái định đáp ứng việc bố trí dân di chuyển theo kế hoạch. -“Nhà máy thủy điện Sơn Lacông cuộc di dân, tái định cư” của Ban chỉ đạo Dự án bồi thường di dân, tái định tỉnh Sơn La. Nhà xuất bản Thương mại, Hà Nội, 12/2006. Cuốn sách đã nêu vị trí, tầm quan trọng và những lợi ích của việc xây dựng công trình Thủy điện Sơn La. Đặc biệt, cuốn sách còn tổng hợp các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của Đảng bộ tỉnh Sơn La từ năm 2002 - 2006. Trong đó, chỉ rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở về phối hợp thực hiện công tác di dân, tái định Thủy điện Sơn La. 2.3. Các bài báo, báo cáo và tạp chí - “Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kiểm tra tiến độ xây dựng công trình thủy điện Sơn Lacông tác di dân, tái định cư”, của tác giả Hà Bắc, đăng trên báo Sơn La số 4263, ra ngày 5/1/2008. Theo tác giả bài báo, qua công tác kiểm tra của đoàn công tác Chính phủ cho thấy công tác di dân, tái định nhân tố quyết định đến tiến độ thi công Nhà máy thủy điện Sơn La, vì vậy cần có những biện pháp hiệu quả đẩy mạnh công tác di dân, tái định cư. - “Đẩy mạnh di dân tái định thủy điện Sơn La”, xã luận đăng trên Báo Sơn La, số 4222, ra ngày 11/9/2008. Bài xã luận đã khẳng định công tác di dân, tái định một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của toàn đảng bộ tỉnh Sơn La hiện nay, vì vậy toàn thể đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La phải nỗ lực hết mình để từ cuộc sống còn nhiều khó khăn đổi mới toàn diện thành cuộc sống tốt đẹp hơn. - “Nỗ lực cao trong công tác di dân, tái định Thuỷ điện Sơn La” của Quốc Tuấn, đăng trên báo Sơn La, số ra ngày 5/3/2008. Tác giả đã phản ánh các hoạt động của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân chuẩn bị và tiến hành công tác di dân, tái định cũng như không khí khẩn trương của nhân dân các dân tộc Sơn La theo lời kêu gọi, vận động của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước di chuyển đến quê hương mới. - “Di dân tái định Thuỷ điện Sơn La còn nhiều việc phải làm” của Mai Hương, đăng trên Báo Lao động, số ra ngày 10/12/2008. Bài viết đã đánh giá tổng quan một số kết quả đạt được trong công tác di dân trong 2 năm 2007 - 2008 của các chính quyền cơ sở thuộc tỉnh Sơn La, trong đó đề cập những khó khăn và nhược điểm trong công tác chỉ đạo. Tác giả bài viết chỉ ra rằng, chính quyền các địa phương cần tăng cường phối hợp, tìm các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giao đất, hướng dẫn người dân phát triển sản xuất, ổn định thu nhập để gắn với nơi ở mới. - “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm, kiểm tra tiến độ xây dựng công trình thủy điện Sơn Lacông tác di dân tái định cư”, của tác giả Hà Bắc, đăng trên Báo điện tử Sơn La ngày 12/9/2009. Tác giả đã cho chúng ta biết sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ đối với Sơn La về công tác di dân, tái định cư, để công trình hoàn thành đúng tiến độ cần có sự đầu tư động viên kịp thời không chỉ cho công trình mà đồng thời cả công tác di dân, tái định cư. - “Ngày xuân 2009 trên đại công trường” của hai tác giả Ngọc Lan và Thu Cúc, đăng trên báo Lao động ra ngày 23/1/2009. Hai tác giả đã phản ánh không khí lao động khẩn trương của công nhân Công trường nhà máy Thủy điện Sơn La, bằng tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công nhân các hạng mục công trình sẽ đáp ứng yêu cầu tiến độ phát điện tổ máy số 1 vào năm 2010. - “Di dân tái định giải pháp nào?” của nhóm phóng viên Quốc phòng - An ninh, đăng trên Báo Quân đội nhân dân, số ra ngày 30/9/2007. Bài viết chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc giải ngân chậm trễ dự án tái định thủy điện Sơn La do trách nhiệm và năng lực của cán bộ yếu, công tác thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết dự án tái định chậm. Tác giả kiến nghị phải mở rộng dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia giám sát các khâu, các bước trong quy trình đầu tư xây dựng các dự án. - “Công các vận động di dân, tái định dự án Thuỷ điện Sơn La tại huyện Yên Châu kết quả bước đầu và bài học, kinh nghiệm”, Báo cáo điển hình về kết quả công tác vận động di dân, tái định tại huyện Yên Châu, 1 trong 10 điểm tái định của Đảng bộ tỉnh Sơn La. Báo cáo đã phản ánh các bước triển khai thích hợp, sự tham gia của các đoàn thể - chính trị xã hội trong công tác vận động di dân, tái định từ năm 2008 đến năm 2009 tại một đảng bộ huyện điển hình Nhìn chung, các công trình, bài viết nêu trên đã phản ánh bức tranh sinh động về tiến độ thi công công trình Thủy điện Sơn La, tiến độ di dân, tái định tại các vùng, các điểm tái định cư, cuộc sống trên quê mới của đồng bào các dân tộc và sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với Sơn La. Các công trình, bài viết trên đã đề cập đến nhiều nội dung phong phú, ở nhiều góc độ phục vụ cho mục đích của mình. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình, bài viết nào đề cập một cách có hệ thống về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với công tác di dân, tái định trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài, luận văn đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với công tác di dân, tái định Thủy điện Sơn La, góp phần thực hiện thành công Dự án xây dựng Thuỷ điện Sơn La và thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bản tỉnh Sơn La. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Một là, khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Sơn La và chủ trương, kế hoạch xây dựng Thuỷ điện Sơn La của Đảng và Nhà nước. - Hai là, nghiên cứu, chỉ ra những nội dung cơ bản của công tác di dân, tái định của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay. - Ba là, nghiên cứu, chỉ ra những nội dung phương thức lãnh đạo cơ bản của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với công tác di dân, tái định cư. - Bốn là, đánh giá thực trạng quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với công tác di dân, tái định cư; chỉ ra nguyên nhân của thực trạng, rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn. - Năm là, đưa ra dự báo những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề đặt ra đối với công tác di dân, tái định của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với công tác di dân, tái định hiện nay. - Sáu là, đề xuất mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với công tác di dân, tái định của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu của luận văn sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với công tác di dân, tái định (bao gồm nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với công tác di dân, tái định cư). - Phạm vi nghiên cứu của luận văn quá trình lãnh đạo công tác di dân, tái định của Đảng bộ tỉnh Sơn La, trong đó luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ và các huyện uỷ ở các huyện nằm trong chương trình, kế hoạch di dân tái định Thủy điện Sơn La, bao gồm cả nhân dân ở điểm đi và nhân dân ở điểm đến từ năm 2005 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận và thực tiễn: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về Đảng và xây dựng Đảng, trong đó có những tư tưởng, quan điểm về công tác vận động quần chúng. Vận dụng các quan điểm, tư tưởng đó vào thực tiễn lãnh đạo công tác di dân, tái định của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay. * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp phương pháp lôgic và lịch sử; phân tích và tổng hợp; tổng kết thực tiễn, khảo sát, thống kê, so sánh, đối chiếu 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần xây dựng cơ sở lý luận về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với công tác di dân, tái định trong giai đoạn hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng nhằm phục vụ trực tiếp công tác lãnh đạo, chỉ đạo, công tác tuyên truyền, vận động di dân, tái định của các cấp uỷ đảng thuộc Đảng bộ tỉnh Sơn La; đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cấp uỷ đảng ở các địa phương khác trong quá trình lãnh đạo công tác di dân, tái định cư. - Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, học tập ở các ban xây dựng Đảng của tỉnh ủy, trường chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, các đoàn thể chính trị - xã hội ở các vùng tái định Thủy điện Sơn La. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương, 6 tiết. Chương 1 ĐảNG Bộ TỉNH SƠN LA LãNH ĐạO CÔNG TáC DI DÂN, TáI ĐịNH - NHữNG VấN Đề CƠ BảN Về Lý LUậN Và THựC TIễN 1.1. KHáI QUáT Về TỉNH, ĐảNG Bộ TỉNH SƠN LA Và CHủ TRƯƠNG, Kế HOạCH XÂY DựNG THUỷ ĐIệN SƠN LA 1.1.1. Khái quát về tỉnhĐảng bộ tỉnh Sơn La 1.1.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh Sơn La tác động tới công tác di dân, tái định Vị trí địa lý: Sơn La một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 14.174 km 2 , chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh thành phố trong cả nước. Phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu (252 km); phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình (135 km); phía Tây giáp với tỉnh Điện Biên (85 km); phía Nam giáp với tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, có chung đường biên giới Việt - Lào (250 km). Đặc điểm địa hình: Sơn La có độ cao trung bình 600 - 700 m so với mặt biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực Sông Đà, Sông Mã, có hai cao nguyên Mộc Châu và Sơn La - Nà Sản, địa hình tương đối bằng phẳng. Tỉnh Sơn La nằm trên trục Quốc lộ số 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên cách Hà Nội 320 km. Cùng với các tỉnh Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La mái nhà xanh của Đồng bằng Bắc Bộ, với diện tích gần một triệu ha đất rừng đã và đang có vai trò to lớn về môi sinh, phòng hộ đầu nguồn Sông Đà, điều tiết nguồn nước cho công trình Thuỷ điện Hoà Bình và công trình Thuỷ điện Sơn La. Đặc điểm khí hậu: Với vị trí địa lý cùng độ cao địa hình tạo nên những nét chung và riêng của khí hậu Sơn La, bên cạnh đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa chí tuyến của miền khí hậu Bắc Bộ, khí hậu Sơn La còn có những nét đặc thù. Đặc trưng khí hậu mùa hè ở Sơn La cán cân bức xạ lớn, nắng nhiều, nhiệt độ cao, mưa nhiều và phần lớn mưa dông. ảnh hưởng của bão dẫn đến mưa lớn nên độ ẩm khá cao. Gió Tây khô nóng [...]... cho thấy, nếu công tác tái định không có sự chuẩn bị trước khi tiến hành di chuyển thì công tác di dân không thể tiến hành được Vì vậy, công tác tái định tiền đề, điều kiện cần và đủ của công tác di dân Công tác di dân và công tác tái định hai mặt, hai quá trình được tiến hành đồng thời của công tác di dân, tái định Công tác di dân và công tác tái định hai mặt công tác khác nhau... đặt ra đối với Đảng bộ tỉnh Sơn La trong lãnh đạo công tác di dân, tái định - Về công tác tư tưởng: Thực hiện chủ trương, kế hoạch của Đảng, Nhà nước về xây dựng Thuỷ điện Sơn La, Sơn La tỉnh bị tác động ảnh hưởng, thiệt hại và di dân tái định lớn nhất so với hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu, cụ thể: vùng ngập lòng hồ thủy điện của tỉnh Sơn La bao gồm 3 huyện Thuận Châu, Mường La và Quỳnh Nhai,... thủy điện Sơn La giao 1.2 ĐảNG Bộ TỉNH SƠN LA LãNH ĐạO CÔNG TáC DI DÂN, TáI ĐịNH - QUAN NIệM, NộI DUNG Và PHƯƠNG THứC LãNH ĐạO 1.2.1 Quan niệm về công tác di dân, tái định 1.2.1.1 Quan niệm về công tác di dân Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển ngôn ngữ của Viện Khoa học xã hội xuất bản năm 1997, do Hoàng Phê chủ biên: "Công tác" công việc của Nhà nước hoặc của đoàn thể, trong đó... vậy, nhiệm vụ công tác vận động tái định tiếp tục được giao cho những chủ thể đã trực tiếp, chuyên trách làm công tác vận động di dân Với thực tế công tác như vậy có thể nhận thấy rằng, một bộ phận chủ thể thực hiện công tác di dân lúc này chuyển sang làm chủ thể công tác tái định với chính các đối tượng công tác di dân Chủ thể công tác di dân và chủ thể công tác tái định không hoàn toàn đồng... Vùng tái định thành phố Sơn La: Gồm 4 khu, 9 điểm, bố trí 470 hộ Hướng sản xuất trồng lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, cây lâu gồm cà phê, chè, trồng cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu; chăn nuôi đại gia súc, gia cầm - Vấn đề thành lập tổ chức, bộ máy chuyên trách chỉ đạo, quản lý công tác di dân, tái định Đối với Đảng bộ tỉnh Sơn La, lãnh đạo công tác di dân, tái định Thuỷ điện Sơn. .. với công tác di dân, tái định của tỉnh phải đảm bảo theo kịp tiến độ xây dựng công trình Thủy điện Sơn La Nhiệm vụ trước mắt của các cấp uỷ, tổ chức đảng trong Đảng bộ tỉnh, nhất những nơi phải tiến hành di dân và tái định phải tiến hành công tác tuyên truyền về chủ trương, kế hoạch xây dựng Thuỷ điện Sơn La của Đảng và Nhà nước; làm cho cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc trong tỉnh. .. lớn Theo Quyết định số 77/2005/QĐ-UB ngày 2/8/2005 về ban hanh Quy chế làm việc của Ban quản lý dự án tái định thủy điện Sơn La Ban quản lý dự án tái định thủy điện Sơn La cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, giúp việc UBND tỉnh trong công tác quản lý, điều hành thực hiện dự án tái định thủy điện Sơn La, giúp việc Ban chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ do Ban chỉ đạo Nhà nước dự... quyết số 27-NQ/TU về lãnh đạo công tác bồi thường, di dân, tái định Thủy điện Sơn La và quyết định thành lập ban chỉ đạo công tác di dân, tái định do đồng chí Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trực tiếp làm trưởng Ban chỉ đạo; đồng chí Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Phó ban thường trực; đồng chí Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy và Chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh làm phó ban; thành... bộ cho các ban quản lý; xây dựng cơ chế điều hành, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cơ quan, mỗi cấp quản lý và bảo đảm sự phối hợp kịp thời, đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong thực hiện các dự án di dân, tái định Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 28/6/2003 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo công tác di dân, tái định Dự án thủy điện Sơn La, ngày 17/9/2004, Thường vụ tỉnh. .. công tác di dân, tái định - quan niệm, nội dung và phương thức lãnh đạo 1.2.2.1 Quan niệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với công tác di dân, tái định Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên, xuất bản năm 1997): Lãnh đạo đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức động viên thực hiện đường lối” [31, tr.524] Đại Từ điển Tiếng Việt (do Nguyễn Như ý chủ biên) định . thức lãnh đạo cơ bản của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với công tác di dân, tái định cư. - Bốn là, đánh giá thực trạng quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với công tác di dân, tái định cư; . thực hiện tốt công tác di dân, tái định cư đáp ứng yêu cầu kế hoạch xây dựng thủy điện Sơn La, tác giả lựa chọn đề tài Đảng bộ tỉnh Sơn La lónh đạo công tác di dân, tái định cư trong giai đoạn. luận văn là sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với công tác di dân, tái định cư (bao gồm nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với công tác di dân, tái định cư) . - Phạm vi

Ngày đăng: 27/06/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan