LUẬN VĂN: Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường ở tỉnh Phú Thọ potx

118 3.9K 22
LUẬN VĂN: Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường ở tỉnh Phú Thọ potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường tỉnh Phú Thọ Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng ta đã đem lại những thành tựu kinh tế - xã hội to lớn, góp phần quan trọng trong việc phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, ổn định tình hình kinh tế xã hội góp phần giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mà quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đem lại, còn có tác động tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến các mặt đời sống kinh tế - xã hội của nước ta. Trong đó, tác động đến môi trường là một minh chứng điển hình. Một thực tế vẫn đang diễn ra, mặc dù đã có sự lên tiếng, cảnh báo của mọi nơi, mọi ngành, mọi cấp, của mọi tầng lớp nhân dân về tác hại của sự ô nhiễm, suy thoái môi trường, nhưng thực trạng đó vẫn hiện hữu với mức độ ngày càng trầm trọng hơn, ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội, đe dọa sức khoẻ, tính mạng con người và sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Dường như, càng phát triển kinh tế, càng đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thì vấn đề môi trường càng trở thành vấn đề bức xúc, gay gắt hơn. Trước thực trạng đó, Nhà nước ta và các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước đều đã đưa ra những biện pháp khác nhau nhằm ngăn chặn và khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, bảo vệ môi trường, nhưng hiệu quả đem lại chưa được bao nhiêu. Nguồn nước, mặt đất, không khí nhiều nơi, nhất là khu vực thành phố, các khu công nghiệp vẫn tiếp tục bị ô nhiễm một cách trầm trọng. Những căn bệnh ác tính, hậu quả từ việc ô nhiễm môi trường ngày càng xuất hiện nhiều hơn, phức tạp hơn, gây hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế, xã hội. Môi trường xã hội cũng bị ảnh hưởng, tác động không nhỏ. Những vấn đề về việc làm, di dân tự do, tệ nạn xã hội, phân hoá thu nhập đã trở thành những vấn đề lớn, cản trở đến quá trình phát triển bền vững của nền kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Là một trong những tỉnh sớm có nhiều khu công nghiệp với những ngành công nghiệp quan trọng, tỉnh Phú Thọ không nằm ngoài thực trạng đó. Để thực hiện một cách có hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo xu hướng phát triển bền vững, đặc biệt từ khi có Luật Bảo vệ môi trường đến nay, tỉnh Phú Thọ đã quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, nhằm ngăn ngừa, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tất cả các khu công nghiệp, đô thị và nông thôn, đồng thời có những biện pháp hữu hiệu nhằm cải thiện môi trường xã hội. Tuy nhiên, do việc thực thi những giải pháp bảo vệ môi trường chưa được đồng bộ và triệt để, khiến cho tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường vẫn tiếp tục diễn ra, ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội. Thậm chí một số nơi, môi trường đã trở thành vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong nhân dân. Những vấn đề xã hội đã có sự chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng ta, Phú Thọ đang phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, với nhiệm vụ trung tâm là thúc đẩy xây dựng các khu công nghiệp tập trung, với hệ thống cơ sở, kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá, phát triển các điểm dân cư tập trung nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân theo hướng văn minh hiện đại Trước tình hình đó, Phú Thọ cần phải có những giải pháp bảo vệ môi trường thực sự hiệu quả, đồng bộ, nhằm ngăn chặn, khắc phục sự ô nhiễm môi trường tự nhiên, đi đôi với bảo vệ, cải thiện môi trường tự nhiên và xã hội. Để đánh giá đúng thực trạng về tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường tỉnh Phú Thọ, là cơ sở cho việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách trong quá trình bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững, tôi chọn nghiên cứu đề tài " Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường tỉnh Phú Thọ " để nghiên cứu Luận văn thạc sĩ Kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến thời điểm hiện nay, đã có một số công trình và bài viết đề cập đến vấn đề về môi trường, đặc biệt về sự ô nhiễm môi trường nước ta. Nhưng đáng chú ý một số công trình sau đây: - GS, TS. Lê Quý An (chủ biên), Việt Nam môi trường và cuộc sống (tóm tắt), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - TS Hoàng Hữu Bình, 2005, Vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. - GS. TSKH Vũ Huy Chương (chủ biên), 2007, Vấn đề môi trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. - Chương trình môi trường Liên hiệp quốc, 2001, Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam. - Lưu Đức Hải (chủ biên), Cẩm nang quản lý môi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội. - Uỷ ban Dân tộc, 2006, Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. - Nguyễn Đình Hoè, 2009, Môi trường và phát triển bền vững, Nxb Giáo dục, Hà Nội. - TS Hà Huy Thành, 2001, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Một số vấn đề xã hội và nhân văn trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - TS Trần Thanh Lâm, Quan hệ quốc tế về môi trường, Viện Tài nguyên nước và Môi trường Đông Nam á, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân Các công trình nghiên cứu trên, đã đề cập đến thực trạng về môi trường, đến những áp lực môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các vấn đề môi trường bức bách Việt Nam hiện nay, đến hiện trạng công tác bảo vệ môi trường và những giải pháp cần thiết về bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Các công trình và bài viết đã có những cách tiếp cận khác nhau, những mức độ khác nhau, nhưng đều nhằm mục đích nghiên cứu vấn đề môi trường và giải pháp nhằm bảo vệ môi trường, ngăn chặn ô nhiễm, suy thoái môi trường. Tuy nhiên phần lớn các công trình nghiên cứu đó chủ yếu tập trung nghiên cứu môi trường, dưới góc độ khoa học môi trường và kinh tế phát triển, đồng thời chỉ nặng vào việc tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, nhưng lại ít đề cập, hoặc chưa nghiên cứu một cách hệ thống những ảnh hưởng đến môi trường xã hội. Mặt khác, chưa tập trung nghiên cứu làm rõ tác động hai mặt của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường, dưới góc độ của kinh tế chính trị. Đây là lý do chủ yếu để tôi chọn đề tài trên. Dưới góc độ kinh tế chính trị, đề tài lựa chọn để nghiên cứu không trùng lặp với các công trình đã được công bố. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn * Mục tiêu: Phân tích làm rõ sự tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường tỉnh Phú Thọ. Từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực, ngăn chặn, khắc phục những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với môi trường tỉnh Phú Thọ, bảo đảm giữ gìn một môi trường trong sạch, lành mạnh phục vụ cho con người, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. * Nhiệm vụ: - Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường. - Làm rõ những tác động tích cực và tiêu cực từ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường tự nhiên và xã hội tỉnh Phú Thọ. - Đưa ra một số những giải pháp cơ bản, nhằm bảo vệ, cải thiện môi trường của tỉnh Phú Thọ dưới tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng tác động tích cực và tiêu cực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường tự nhiên và xã hội tỉnh Phú Thọ. - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Đề tài hướng về việc nghiên cứu tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường (Bao gồm những tác động đến cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tỉnh Phú Thọ. Trong đó chủ yếu là các tác động đến môi trường tự nhiên). Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề trong những năm từ 2000 đến 2008, đây chính là giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh được đẩy mạnh trên mọi lĩnh vực, tác động lớn đến môi trường của tỉnh. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Cơ sở lý luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận kinh tế chính trị Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về vấn đề bảo vệ môi trường trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị Mác- Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp khác như phương pháp lý luận kết hợp với thực tiễn, phương pháp điều tra, khảo sát, so sánh, phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, thống kê để đạt mục đích nghiên cứu. 6. Đóng góp về khoa học của luận văn - Hệ thống hoá, phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về những tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường tự nhiên và xã hội. - Đánh giá, phân tích thực trạng những tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường tỉnh Phú Thọ từ năm 2000 đến năm 2008. - Đưa ra những quan điểm định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ, cải thiện môi trường tỉnh Phú thọ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong hoạch định chính sách kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ, trong lĩnh vực quản lý môi trường. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 9 tiết: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường. Chương 2: Thực trạng tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2008. Chương 3: Quan điểm và giải pháp cơ bản, nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường tỉnh Phú Thọ. Chương 1 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường 1.1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoátác động củađến môi trường 1.1.1. Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá Công nghiệp hoá, hiện đại (CNH, HĐH) hoá đã trở thành phương thức hữu hiệu cho quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Bất kể nước nào, để phát triển kinh tế - xã hội thì đều cần thiết thực hiện CNH, HĐH. Tuy nhiên, những nước khác nhau, trong những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, CNH, HĐH cũng có những đặc điểm riêng biệt. Nếu tách riêng, thì công nghiệp hoá, theo nghĩa khái quát nhất, là quá trình biến đổi xã hội từ một xã hội nông nghiệp (hay tiền công nghiệp), lạc hậu lên xã hội công nghiệp. Quá trình biến đổi đó gắn liền với quá trình đổi mới kỹ thuật, công nghệ, chủ yếu là gắn với cuộc cách mạng kỹ thuật. Hay nói một cách khác, công nghiệp hoá là quá trình biến lao động thủ công thành lao động máy móc. Đó là quá trình trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại cho nền kinh tế quốc dân. Hiện đại hoá là quá trình thường xuyên đưa trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất lên trình độ tiên tiến của thời đại. Công nghệ mới chính là nguồn gốc, là điều kiện tồn tại, đồng thời là yếu tố then chốt thúc đẩy hiện đại hoá. Với những công nghệ mới, con người sẽ nâng cao được năng lực của mình, phát triển những ý tưởng mới, thúc đẩy xã hội phát triển. Đánh giá chung nhất, CNH, HĐH thực chất là sự thay thế kỹ thuật thủ công, lạc hậu thành kỹ thuật máy móc hiện đại, trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, nhằm đạt tới năng suất lao động cao. Đó còn là quá trình thay đổi căn bản, toàn diện cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, hoạt động quản lý trong nền kinh tế, dựa trên sự ứng dụng cao về công nghệ hiện đại. Trên cơ sở đó, sẽ tạo điều kiện để thay thế nền văn minh nông nghiệp bằng văn minh công nghiệp, xây dựng một xã hội công nghiệp hiện đại, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững. Như vậy, thực hiện CNH, HĐH sẽ tạo điều kiện để nâng cao năng suất lao động xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân… Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế - xã hội của CNH, HĐH mang lại đạt đến mức độ nào, còn phụ thuộc vào tính ưu việt trong mục tiêu và cách thức tiến hành CNH, HĐH của mỗi nước. Nhưng, dù đạt được đến đâu đi nữa thì tính ưu việt của CNH, HĐH cũng đã được khẳng định. Một nền kinh tế tiến hành CNH, HĐH sẽ có bước phát triển hơn nhiều so với nền kinh tế chưa thực hiện CNH, HĐH. Trên thế giới, CNH, HĐH là hai quá trình vừa nối tiếp, vừa đan xen nhau. Những nước đi sau không nhất thiết chỉ thực hiện những bước đi tuần tự, mà có thể áp dụng chiến lược phát triển “rút ngắn”, tranh thủ cơ hội đi tắt đón đầu, để đón những công nghệ tiên tiến nhất của thế giới. Thực chất của CNH, HĐH rút ngắn trong giai đoạn hiện nay là tận dụng tri thức của nhân loại, lấy công nghệ cao làm cốt lõi, trên cơ sở nguồn nhân lực thích hợp, để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên không phải nước nào cũng thành công trong chiến lược này. Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể và đặc điểm kinh tế - xã hội của từng quốc gia, sự nghiệp CNH, HĐH của các nước sẽ được tiến hành với những cách thức, bước đi khác nhau cho phù hợp. những nước phát triển, hiện đại hoá là quá trình chuyển dịch từ xã hội dựa trên kinh tế công nghiệp, sang xã hội tri thức. Nhưng đối với các nước đang phát triển, hiện đại hoá mức độ thấp hơn, là đồng thời vừa công nghiệp hoá, vừa tiếp cận với công nghệ hiện đại, đẩy nhanh quá trình phát triển, để đuổi kịp các nước phát triển. Trong điều kiện bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại và xu thế phát triển nhanh chóng của quá trình toàn cầu hoá, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những nhận thức của nhân loại về CNH, HĐH, xuất phát từ tình hình thực tế của nền kinh tế, Đảng ta đã đưa ra quan niệm về CNH, HĐH: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động, cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao [16]. Trên cơ sở kinh nghiệm của thế giới, vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam, Đảng ta đã xác định CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ Đại hội Đảng lần thứ III, khi đất nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, Đảng ta đã khẳng định, cần chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Mục tiêu của CNH, HĐH nước ta hiện nay là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, với quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, có đời sống vật chất, tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trước những biến đổi của nền kinh tế toàn cầu và điều kiện cụ thể của đất nước, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ta đã xác định: “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thức, chúng ta tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta, để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức"[18, tr.87]. CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức nước ta, thực chất đó là công nghiệp hoá rút ngắn, có mục đích là kết hợp nguồn vốn tri thức tiên tiến của nhân loại, với nguồn vốn tri thức của dân tộc. Trên cơ sở đó, một mặt sử dụng tri thức để đổi mới, nâng cao hiệu quả các ngành truyền thống, mặt khác tập trung phát triển mạnh các ngành, sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao, dựa nhiều vào tri thức, tạo ra những bước đột phá mới, những bước tăng trưởng cao. Như vậy CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức, đó là bước đi đúng, phù hợp với thực tiễn nước ta và phù hợp với thế giới trong giai đoạn hiện nay. Quá trình CNH, HĐH đã có tác động, ảnh hưởng lớn đến những nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của các quốc gia và các vùng, miền trong lãnh thổ. Một trong những yếu tố chịu sự tác động lớn, đó là môi trường. Môi trường được coi là khách thể chịu sự tác động trực tiếp và gián tiếp từ quá trình công nghiệp hoá. Đồng thời môi trường cũng [...]... tố quan trọng, tác động đến quá trình CNH, HĐH Nếu biết cách xử lý mối quan hệ này, thì sẽ phát huy được tác động tích cực, và khắc phục những tác động tiêu cực của CNH, HĐH đến môi trường Trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường, nếu không có cách xử lý hiệu quả thì hậu quả môi trường gánh chịu là rất lớn 1.1.2 Môi trườngtác động hai mặt của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường 1.1.2.1... triển Với những tác động tích cực đó, làm cho môi trường xã hội tốt hơn, từ đó góp phần cải thiện môi trường xã hội * Tác động tiêu cực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường Thứ nhất, đối với môi trường tự nhiên: Sự phát triển của quá trình CNH, HĐH làm nảy sinh nhiều nhân tố gây ô nhiễm, suy thoái môi trường tự nhiên "Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường, không... những tác động tiêu cực từ quá trình CNH, HĐH đã làm cho môi trường môi trường nước, không khí, môi trường đất bị ô nhiễm, suy thoái - CNH, HĐH tác động làm ô nhiễm môi trường nước: Nước xả thải từ những hoạt động của các khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, từ quá trình đô thị hoá, từ việc sử dụng các hoá chất trong nông nghiệp như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón đã ảnh hưởng xấu đến môi trường. .. HĐH đã tác động tới môi trường sống, ảnh hưởng tới cuộc sống của con người Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực đến môi trường, CNH, HĐH còn có tác động tiêu cực Nếu không có những giải pháp khắc phục kịp thời thì nó sẽ để lại hậu quả lớn về môi trường, ảnh hưởng xấu đến đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia Việc nghiên cứu những tác động của CNH, HĐH đến môi trường giúp ta có cơ sở khoa học,... chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật” Suy thoái môi trường: "là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật" [8, tr.8] Trước khi có CNH, HĐH thì con người đã có tác động ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường Nhưng sự tác động đó chỉ đến một mức độ nhất định Khi con người xuất hiện trên trái đất, con người đã tác động. .. nhiều tác hại xấu cho sinh vật và con người - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tác động tiêu cực làm ô nhiễm đất: Hoạt động sản xuất công nghiệp (kim loại nặng), nông nghiệp (phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp, nông nghiệp ) được coi là một nguồn ô nhiễm đất chủ yếu Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước ta, lượng phân bón hoá học sử dụng trong nông nghiệp, ... học, công nghệ cho việc thực hiện các nhiệm vụ để bảo vệ, cải thiện môi trường tự nhiên Như vậy, CNH, HĐH đã tạo điều kiện quan trọng cho việc giải quyết những mục tiêu kinh tế - xã hội, giúp cho việc bảo vệ, cải thiện môi trường tự nhiên, từ đó đáp ứng những yêu cầu của phát triển bền vững Thứ hai, công nghiệp hoá, hiện đại hoá tác động tích cực đến môi trường xã hội: CNH, HĐH góp phần hoàn thiện... tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của CNH, HĐH đến môi trường 1.2 Vấn đề bảo vệ và cải thiện môi trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá 1.2.1 Vấn đề môi trường trong phát triển bền vững Vào những năm cuối của thập niên 70 của thế kỷ XX, nhân loại phải đối mặt với ba thách thức lớn mang tính toàn cầu, đó là: sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên; sự ô nhiễm môi trường, biến đổi khí... ảnh hưởng xấu đến môi trường Như vậy, cách mạng công nghiệp và làn sóng công nghiệp đã tạo ra quan hệ mới giữa con người và giới tự nhiên Chính mối quan hệ này đã phá vỡ sự hoà hợp giữa con người, xã hội với giới tự nhiên [49, tr.55] Nếu trước đây, sự tăng trưởng của kinh tế công nghiệp là dựa trên sự tăng trưởng của sự chế biến tài nguyên, thì ngày nay hiện đại hoá với những công nghệ hiện đại đã... lượng của thế giới vật chất thành lực lượng sản xuất cho loài người Trên cơ sở đó, nó sẽ tạo ra những cơ sở tất yếu để giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa con người và môi trường theo hướng tích cực Như vậy, nếu tách bạch ra, thì những xung đột môi trường sẽ là hậu quả của mô hình công nghiệp Trong khi hiện đại hoá chưa giải quyết được sự suy thoái môi trường bao nhiêu, thì hậu quả để lại từ công nghiệp . lý luận và thực tiễn về tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường 1.1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tác động của nó đến môi trường 1.1.1. Khái niệm công nghiệp hoá, hiện. lý luận và thực tiễn về tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường. Chương 2: Thực trạng tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, . nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường tự nhiên và xã hội ở tỉnh Phú Thọ. - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Đề tài hướng về việc nghiên cứu tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến

Ngày đăng: 27/06/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan