LUẬN VĂN:Kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tây potx

105 1.1K 5
LUẬN VĂN:Kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tây potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Tây Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Cải cách tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung - cơ quan Viện kiểm sát nói riêng là một đòi hỏi có tính cấp bách của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: "Chất lượng công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp". Viện kiểm sát nhân dân là một trong các cơ quan tiến hành tố tụng được pháp luật quy định, có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Để thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát đã tiến hành nhiều công tác kiểm sát khác nhau, trong đó công tác kiểm sát điều tra là một bộ phận của công tác này, là kiểm sát hoạt động điều tra vụ án hình sự của Cơ quan điều tra tại hiện trường. Hoạt động của Viện kiểm sát nhằm bảo đảm hoạt động điều tra vụ án hình sự tại hiện trường của Cơ quan điều tra đúng quy định của pháp luật, thu thập được đầy đủ các thông tin, tài liệu, chứng cứ phục vụ quá trình điều tra, khám phá vụ án. Trong những năm qua Viện kiểm sát nhân dân đã có nhiều cố gắng trong thực hiện công tác kiểm sát các hoạt động điều tra tại hiện trường các vụ việc mang tính hình sự, góp phần quan trọng trong hoạt động điều tra khám phá vụ án. Tuy nhiên, công tác kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ việc mang tính hình sự vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém như: có nhiều vụ việc xảy ra Cơ quan điều tra thông báo cho Viện kiểm sát, nhưng Viện kiểm sát không cử người đến kiểm sát hoạt động, có trường hợp sau khi khám nghiệm hiện trường xong Viện kiểm sát mới đến. Việc cơ quan Viện kiểm sát tiến hành hoạt động kiểm sát không thường xuyên, không trực tiếp mà chỉ kiểm sát qua biên bản giấy tờ nên đã dẫn tới thực trạng: không nắm bắt được chi tiết vụ, việcnhững vấn đề phát sinh ngay từ đầu, cho nên hoạt động kiểm sát điều tra tiếp theo của cơ quan này gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng trong việc nhận định, đánh giá và ra các quyết định. Kiểm sát viên đến hiện trường còn mang tính hình thức, có mặt cho đúng thủ tục, không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao, cá biệt có Kiểm sát viên năng lực còn hạn chế, khi đến hiện trường không biết mình phải làm gì, làm như thế nào. Nhiều vụ việc do công tác giám sát điều tra hiện trường không tốt, khám nghiệm hiện trường qua loa đại khái, thu thập tài liệu, chứng cứ không đầy đủ, đã gây rất nhiều khó khăn trong chứng minh tội phạm sau này, như: nhận định về động cơ, mục đích gây án, số lượng đối tượng gây án, đặc điểm đối tượng gây án, tài sản chiếm đoạt không chính xác, đầy đủ, từ đó xây dựng các giả thiết điều tra không đúng, dẫn đến oan, sai, bỏ lọt tội phạm, làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng. Từ những vấn đề nêu trên, cho thấy cần phải hoàn thiện công tác kiểm sát điều tra tại hiện trường các vụ việc mang tính hình sự sao cho hoạt động này đạt hiệu quả cao. Thực trạng Tây trong những năm qua công tác khám nghiệm hiện trường cũng như kiểm sát hoạt động điều tra tại hiện trường còn nhiều sơ hở, yếu kém, hiệu quả công tác chưa cao, số vụ việc thụ lý nhiều nhưng số vụ án được giải quyết chiếm tỷ lệ thấp. Chính vì vậy, đây là vấn đề thực tiễn rất cần được sự quan tâm nghiên cứu, nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu trực tiếp nội dung này. Bên cạnh đó những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về hiện trường và khám nghiệm hiện trường tại Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự mới chỉ dừng lại ở những quy định mang tính khái quát chung, chưa có những quy định cụ thể. Như vậy, xét ở cả bình diện lý luận và thực tiễn thì việc nghiên cứu đề tài: " Kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hỡnh sự trờn địa bàn tỉnh Tây " là yêu cầu cấp thiết mang tính thời sự trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ việc mang tính hình sự là một lĩnh vực còn rất mới, tuy nhiên đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả, như: Ngô Sĩ Hiền, Học viện Cảnh sát nhân dân: Nghiên cứu dấu vết súng đạn phục vụ điều tra, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, 2004; Nguyễn Mạnh Hiền, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây: Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án ma túy - lý luận thực tiễn và giải pháp nâng cao hiệu quả, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, 2004; Nguyễn Đức Niên: Tổ chức điều tra tại hiện trường có người chết trên địa bàn tỉnh Giang của Cơ quan Cảnh sát điều tra và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, 2004; Nguyễn Vĩnh Hà: Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra tại hiện trường các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Phú Yên, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, 2005; Lê Hải Âu: Tổ chức hoạt động khám nghiệm hiện trường có người chết chưa rõ nguyên nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, 2003 Nội dung của những đề tài nêu trên đã đề cập đến chức năng kiểm sát điều tra các vụ án hình sự và công tác hiện trường, nhưng chỉ dừng lại ở góc độ phân tích, tìm hiểu các quy định của pháp luật, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào tập trung nghiên cứu và làm rõ nội dung của công tác kiểm sát điều tra tại hiện trường các vụ việc mang tính hình sự nói chung nên chưa đưa ra được mô hình kiểm sát điều tra hoàn chỉnh trong giai đoạn này, mà công tác hiện trường lại quyết định đến 90% hoạt động điều tra khám phá vụ án. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường các vụ, việc mang tính hình sự xảy ra trên địa bàn tỉnh Tây, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng hoạt động điều tra, khám phá các vụ án hình sự, phục vụ tốt cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Tây và trong phạm vi cả nước. Những nhiệm vụ đặt ra khi nghiên cứu đề tài là: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hiện trường và kiểm sát điều tra tại hiện trường các vụ việc mang tình hình sự. - Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình kiểm sát điều tra tại hiện trường các vụ việc mang tính hình sự. - Khảo sát thực trạng, đánh giá hoạt động điều tra tại hiện trường, từ đó thấy được những ưu điểm, những mặt tích cực, những hạn chế để đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường các vụ việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Tây từ năm 2000 đến tháng 6 năm 2005. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở các quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp như phương pháp khảo sát thực tiễn, phương pháp so sánh đối chiếu, thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải, phương pháp quy nạp tổng hợp và những phương pháp khác. 6. ý nghĩa và điểm mới của luận văn Đề tài luận văn đã đưa ra được những nhận thức lý luận mới, đầy đủ, rõ ràng về hiện trường và hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường các vụ việc mang tính hình sự, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường, phát hiện những ưu, nhược điểm và nguyên nhân của những tồn tại. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát trong kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Tây Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa về mặt khoa học pháp lý, góp phần hoàn thiện những quy định pháp luật còn bất cập và chưa hoàn thiện. Mặt khác, luận văn còn góp phần mô hình hóa một cách toàn diện về hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường các vụ việc mang tính hình sự, từ đó khẳng định được vai trò, vị trí của ngành Kiểm sát trong hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường phục vụ công tác điều tra, phát hiện tội phạm. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Nhận thức chung về hiện trường và hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường các vụ việc mang tính hình sự. Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Tây từ năm 2000 đến tháng 6 năm 2005 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường các vụ việc mang tính hình sự. Chương 1 Nhận Thức CHUNG Về Hiện Trường Và Hoạt Động Kiểm Sát Điều TRA Tại Hiện Trường Các Vụ, Việc MANG Tính Hình Sự 1.1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm và ý nghĩa của việc nghiên cứu hiện trường vụ, việc hình sự 1.1.1. Khái niệm hiện trường Cho đến nay có rất nhiều ý kiến và những quan điểm khác nhau khi đề cập đến vấn đề hiện trường. Có quan điểm cho rằng, hiện trường là nơi chứa đựng những thông tin về tội phạm. Theo quan điểm này, hiện trường là một khái niệm rất rộng, bởi lẽ tính "thông tin" hàm chứa nhiều nội dung khác nhau, nếu cứ mang thông tin về vụ việc hình sựhiện trường thì không thể giới hạn về không gian của hiện trường, không giới hạn, không định vị được hiện trường thì không thể tổ chức khám nghiệm hiện trường để thu thập dấu vết hình sự, nếu tiến hành khám nghiệm cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Quan điểm về hiện trường như trên rất rộng, nhưng lại giới hạn trong hai từ "tội phạm". Tội phạm là gì? Theo Điều 8 Bộ luật hình sự đã đề cập rất rõ về khái niệm này, nhưng trên thực tế có thể có những vụ, việc xảy ra sau khi đã khởi tố vụ án mới tiến hành khám nghiệm hiện trường, nhưng cũng có những vụ việc xảy ra chưa thể xác định được ngay có hay không có sự việc phạm tội mà phải thông qua hoạt động khám nghiệm hiện trường mới có kết luận được, nếu khẳng định tất cả hiện trường khám nghiệm đều phải mang thông tin về tội phạm là chưa thật chính xác, không mang tính khái quát về hiện trường nói chung. Theo Từ điển tiếng Việt thì: "Hiện trường là nơi xảy ra sự việc" [34]. Khái niệm này phần nào đã khắc phục được quan điểm nêu trên về hiện trường, nhưng phạm vi của khái niệm này lại quá rộng và chưa chỉ rõ được tính chất của sự việc xảy ra là sự việc gì, với khái niệm này cho chúng ta có những nhận định sau: Thứ nhất: Hiện trường phải là nơi "xảy ra", nghĩa là phải có sự tồn tại của một địa điểm nhất định, tồn tại trong một không gian nhất định, sự tồn tại đó trong một khoảng thời gian nhất định. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng mọi sự vật, hiện tượng, quá trình diễn ra đều tồn tại trong một không gian và thời gian nhất định. Thứ hai: Hiện trường phải có sự việc xảy ra, sự việc xảy ra là những sự việc mang tính bất kỳ. Từ khái niệm này cho chúng ta khẳng định rằng: mọi sự vật, hiện tượng, quá trình xảy ra đều có hiện trường, vì những sự vật, hiện tượng, quá trình đó đều diễn ra trong một không gian và một khoảng thời gian nhất định và không thể nằm ngoài điều đó được. Khái niệm này về hiện trường là quá rộng, không mang tính khái quát và sử dụng tràn lan trên thực tiễn. Quá trình hình thành khái niệm về hiện trường trong khoa học hình sự có rất nhiều quan điểm khác nhau, khi đề cập đến khái niệm hiện trường trong cuốn Từ điển bách khoa Công an nhân dân có viết: Hiện trường là nơi diễn ra sự việc hay hoạt động thực tế [33, tr. 127]. Với khái niệm này, chúng ta không xác định được đâu là hiện trường chủ đạo, đâu là hiện trường chính để tiến hành khám nghiệm thu thập dấu vết vật chứng, sự việc khi "diễn ra" là một chuỗi các hành vi khác nhau, kéo dài trong những khoảng thời gian khác nhau và tồn tại trong những không gian cũng khác nhau và khái niệm này cũng rơi vào trạng thái: những sự việc mang tính bất kỳ và những hoạt động thực tế mang tính bất kỳ. Khái niệm này chưa chỉ ra được sự việc cụ thể. Khi đề cập đến hiện trường, trong cuốn Giáo trình Kỹ thuật hình sự, tập IV- Đại học An ninh nhân dân năm 1982 có viết: Hiện trường là nơi có dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc nghi có liên quan đến tội phạm, mà Cơ quan điều tra cần tiến hành khám nghiệm, với khái niệm này, cho chúng ta những nhận định sau, thứ nhất: Hiện trường là "nơi" có nghĩa là phải tồn tại một địa điểm nhất định trong một không gian và một khoảng thời gian xác định; thứ hai: "Có dấu vết, vật chất của tội phạm hoặc nghi có liên quan đến tội phạm" tức là: phải có sự liên quan đến vấn đề "tội phạm" điều đó đã bó hẹp phạm vi hiện trường (phải liên quan đến tội phạm), do đó kéo theo công tác khám nghiệm hiện trường muốn tiến hành phải xác định ngay từ đầu: có dấu vết của tội phạm hoặc có liên quan đến tội phạm hay không? mà vấn đề này chủ yếu lại là kết quả của công tác khám nghiệm hiện trường. Tại khoản 1 Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định: "Điều tra viên tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm, nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án". Như vậy, theo quy định của khoản 1 Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự thì hiện trường phải là "nơi xảy ra" hoặc "nơi phát hiện tội phạm". Trước hết, hiện trường phải là "nơi" tức là nó phải được tồn tại trong một khoảng không gian và thời gian nhất định, nơi đó đã xảy ra hoạt động phạm tội hoặc nơi đó đã phát hiện ra tội phạm. Theo nguyên lý về sự hình thành dấu vết, vật chứng của tội phạm cho thấy, quá trình hình thành dấu vết, vật chứng là quá trình tác động của vật gây vết lên vật nhận vết và lưu giữ dấu vết tội phạm, ở đó những phản ánh dấu vết vật chất là do quá trình thực hiện những hành động phạm tội do tội phạm gây ra. Chính vì thế hiện trường phải tồn tại những dấu vết, vật chứng và chúng phản ánh sự tác động qua lại giữa thủ phạm với nạn nhân và môi trường vật chất xung quanh. Nhưng khái niệm này trong Bộ luật tố tụng hình sự cũng rơi vào nhận định chủ quan rằng: hiện trường phải là nơi xảy ra tội phạm, nơi phát hiện tội phạm mà Điều tra viên tiến hành khám nghiệm, khi đề cập khái niệm hiện trường trong quan điểm đầu tiên, tác giả đã đề cập đến vấn đề như thế nào là tội phạm, tức là phải thỏa mãn những quy định về tội phạm trong Bộ luật hình sự. Nhưng trên thực tiễn, hoạt động điều tra khám phá các vụ án hình sự, là quá trình đi từ không đến có, phải xác định một vụ việc xảy ra có sự kiện phạm tội hay không, tức là phải xác định có vụ phạm tội xảy ra hay không. Chính vì vậy, khi có sự việc hình sự xảy ra Cơ quan điều tra phải tiến hành khám nghiệm ngay, sau đó mới kết luận có hay không có sự việc phạm tội để đi đến kết luận có hay không khởi tố vụ án hình sự. Theo tác giả, khoản 1 Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự quy định như trên chưa chặt chẽ, bởi vì Điều tra viên tiến hành khám nghiệm được phải xác định: nơi xảy ra tội phạm, nơi phát hiện tội phạm, trong khi đó phần lớn muốn xác định được vấn đề này thì phải tiến hành khám nghiệm hiện trường trước mới kết luận được. Nhiều vụ, việc xảy ra những thông tin cung cấp ban đầu chưa đủ để có thể nhận định và xác định rõ tình hình của vụ việc đó có mang dấu hiệu của tội phạm hay không? Muốn xác định được phải có một khoảng thời gian điều tra làm rõ. Vì vậy, khái niệm về hiện trường trong Bộ luật tố tụng hình sự quá bó hẹp và không mang tính khái quát cao. Ví dụ: Những vụ hiện trường có người chết, phải qua quá trình khám nghiệm, thu thập những thông tin, tìm kiếm các dấu vết, vật chứng xung quanh hiện trường từ đó mới có thể đi đến nhận định ban đầu nguyên nhân cái chết của nạn nhân là do án mạng, do tự sát, do bệnh lý hay do tai nạn rủi ro và chỉ xác định nguyên nhân chết là do án mạng mới là căn cứ xác định có dấu hiệu của tội phạm để tiến hành khởi tố vụ án hình sự. Dù đề cập hiện trường ở góc độ nào, nghiên cứu vấn đề này ở khía cạnh nào đi nữa, thì hiện trường cũng phải thỏa mãn những dấu hiệu cơ bản sau đây: Thứ nhất: Hiện trường phải tồn tại ở một địa điểm cụ thể trong khoảng không gian và thời gian xác định. Đây là thuộc tính tất yếu của hiện trường. Thứ hai: Phải có sự việc mang tính hình sự xảy ra, những vụ việc mang tính hình sự này có thể bao gồm: những hành vi phạm tội cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự; cũng có thể là những vụ việc mang tính hình sự xảy ra, khi xảy ra nó đã xâm hại đến những khách thể được luật hình sự bảo vệ, như: tính mạng, sức khỏe, tài sản song chưa thể xác định được các yếu tố của cấu thành tội phạm. Chính vì vậy khái niệm về hiện trường phải được hiểu là: "hiện trường là nơi xảy ra vụ việc mang tính hình sự" [16]. Đây là khái niệm mang tính khái quát cao và đầy đủ. Với khái niệm này đã thỏa mãn được những dấu hiệu đặc trưng, cơ bản của hiện trường: Thứ nhất: Sự tồn tại của một địa điểm trong không gian và thời gian xác định. Thứ hai: Xảy ra vụ việc mang tính hình sự, điều này để phân biệt hiện trường các sự việc khác trên thực tiễn, tránh hiểu khái niệm về hiện trường một cách tràn lan. Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm này. [...]... kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự Chương 2 Thực Trạng Của CÔNG Tác Kiểm Sát Điều TRA Tại Hiện Trường Những Vụ, Việc MANG Tính Hình Sự TRÊN Địa Bàn Tỉnh TÂY 2.1 Thực trạng về tình hình diễn biến của các vụ, việc mang tính hình sự và kết quả hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây 2.1.1 Đặc điểm địa lý của địa bàn tỉnh Tây. .. động kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự có ý nghĩa rất to lớn, cụ thể như sau: - Kiểm sát điều tra tại hiện trường các vụ việc mang tính hình sự là để xác định các nội dung, tính chất của vụ việc mang tính hình sự xảy ra, đó là hiện trường có dấu hiệu của tội phạm hay không phải hiện trường của tội phạm - Nhằm thu giữ đầy đủ những dấu vết vật chứng có ở hiện trường, bởi... và ý nghĩa của hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường * Việc tiến hành kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự cần phải tuân theo các yêu cầu sau: - Đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong việc khám nghiệm hiện trường: Kiểm sát viên phải tiến hành kiểm sát về thành phần của lực lượng khám nghiệm hiện trường, số lượng, tiêu chuẩn của những thành viên trong lực lượng khám... điều tra; kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường; khám nghiệm tử thi; kiểm sát hoạt động đối chất, nhận dạng như vậy, trong các hoạt động kiểm sát điều tra vụ án hình sự, Viện kiểm sát có chức năng kiểm sát hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi 1.3.2 Hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự 1.3.2.1 Khái niệm, đối tượng, phạm vi hoạt động kiểm sát điều. .. (2.986/ 4.049 vụ) Hiện trường vụ việc gây thương tích có 418 vụ, chiếm tỷ lệ 10,3% (418/ 4 049 vụ) Hiện trường những vụ, việc khác có 272 vụ, chiếm tỷ lệ 6,7% Qua những con số thống kê về tình hình vi phạm và tội phạm trên địa bàn tỉnh Tây cho thấy, hàng năm án giao thông xảy ra cần tiến hành khám nghiệm hiện trường chiếm tỷ lệ bình quân hàng năm 73,7% Số vụ việc xảy ra trên địa bàn tỉnh Tây năm sau... Hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ việc mang tính hình sự được tiến hành theo các quy định tại các điều 36; 37; 95; 112; 113; 125; 150 và 154 Bộ luật tố tụng hình sự Điều 13 và 14 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, 2002 Điều 17; 18; 19 và 20 Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự Những văn bản pháp lý trên đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn... thúc việc khám nghiệm hiện trường và hoàn thành hồ sơ công tác khám nghiệm hiện trường Cho nên hoạt động kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường được tiến hành từ khi có thông báo của Cơ quan điều tra và Kiểm sát viên có mặt tại hiện trường cho đến khi kết thúc việc khám nghiệm hiện trường và hoàn thành hồ sơ công tác khám nghiệm hiện trường Việc kiểm sát được tiến hành không chỉ ngay tại hiện trường. .. quan sát hiện trường, chính là quá trình tri giác về hiện trường, đây là hoạt động đầu tiên và rất quan trọng đối với Điều tra viên tiến hành khám nghiệm Quan sát để định vị được hiện trường, xem xét tính tổng thể hiện trường vụ việc mang tính hình sự trước khi bắt tay vào khám nghiệm chi tiết Việc quan sát này giúp cho Điều tra viên nhận định: hiện trường vụ việc hình sự có cấu trúc như thế nào? Sự. .. đầu từ khi Cơ quan điều tra thành lập Hội đồng khám nghiệm và phân công Điều tra viên tiến hành khám nghiệm Điều tra viên được phân công khám nghiệm hiện trường có trách nhiệm phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về việc khám nghiệm hiện trường để Viện kiểm sát cử Kiểm sát viên tham gia Khi đến hiện trường vụ, việc mang tính hình sự, Kiểm sát viên có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp... của Viện kiểm sát trong công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, kiểm sát khám nghiệm tử thi * Đối tượng và phạm vi của hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường các vụ việc mang tính hình sự - Đối tượng của hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường là hoạt động của các thành viên trong đoàn khám nghiệm (khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi) cũng như kiểm sát hoạt động của những người . kiểm sát điều tra tại hiện trường các vụ việc mang tính hình sự. Chương 1 Nhận Thức CHUNG Về Hiện Trường Và Hoạt Động Kiểm Sát Điều TRA Tại Hiện Trường Các Vụ, Việc MANG Tính Hình Sự . thì việc nghiên cứu đề tài: " Kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hỡnh sự trờn địa bàn tỉnh Hà Tây " là yêu cầu cấp thiết mang tính thời sự trong giai đoạn hiện. kiểm sát trong kiểm sát điều tra tại hiện trường những vụ, việc mang tính hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tây Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa về mặt khoa học pháp lý, góp phần hoàn thiện

Ngày đăng: 27/06/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan