LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay doc

117 569 4
LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế Việt Nam hiện nay MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ khi thành lập tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng việc tổ chức, lãnh đạo và phát triển các tổ chức hội. Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta khẳng định: trong giai đoạn mới cần thành lập các hội đáp ứng nhu cầu chính đáng về nghề nghiệp và đời sông của nhân dân hoạt động theo hướng ích nước, lợi nhà, tương thân, tương ái. Các tổ chức hội quần chúng được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tự trang trải về tài chính trong khuôn khổ pháp luật (1) Hiện nay, các tổ chức hội đã phát triển nhanh với số lượng lớn và được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng: hội, tổng hội, liên hiệp hội, hiệp hội Hoạt động của hội ngày càng phong phú và có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: xoá đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên, môi trường, nâng cao dân trí, tham gia vào việc xã hội hoá các hoạt động y tế, văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, thể dục thể thao, từ thiện nhân đạo. Nhiều hội đã và đang tham gia cung cấp dịch vụ công do Nhà nước chuyển giao, tham gia tư vấn, phản biện các đề án, chính sách, góp phần nâng cao vai trò quản lý và hoàn thiện về thể chế, chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách pháp luật và áp dụng pháp luật về Hội trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, bất cập, chưa phù hợp với tình hình phát triển của các tổ chức hội. Một số hội hoạt động còn mang tính hình thức, nặng tư tưởng bao cấp, ỷ lại và hành chính hoá, chưa phản ánh được nguyện vọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên. Hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về hội còn hạn chế do các biện pháp, chế tài chưa đủ mạnh, nhiều lĩnh vực quản lý, nhất là những lĩnh vực có yếu tố nước ngoài còn chưa được quy định. Nhiều vấn đề lý luận về tổ chức hội trong điều kiện đặc thù nước ta trong mối quan hệ với vị trí, vai trò của hội trong xu thế toàn cầu hoá và bối cảnh hội nhập quốc tế chưa được làm sáng tỏ. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, mở rộng dân chủ và tăng cường xã hội hoá trong bối cảnh hội nhập quốc tế nước ta hiện nay cũng chính là đòi hỏi cần hoàn thiện pháp luật về hội nhằm tạo hành lang pháp lý giúp các tổ chức hội có điều kiện phát triển thuận lợi, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Để khắc phục những bất cập, hạn chế của văn bản pháp luật hiện hành về hội, đồng thời thể chế hoá đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế thì việc hoàn thiện pháp luật hội là một yêu cầu khách quan và cấp thiết. Chính vì thế, tôi chọn vấn đề “Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Những năm qua, Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về hội nói chung, tổ chức và hoạt động của hội nói riêng, như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ về “Thực trạng và giải pháp quán lý nhà nước với các tổ chức phi chính phủ " do Vụ các tổ chức phi chính phủ - Ban tổ chức cán.bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) chủ trì thực hiện năm 2000; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ về “Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ đối với hội và tổ chức phi chính phủ trong thời kỳ đổi mới” do Vụ Tổ chức phi chính phủ - Bộ Nội vụ thực hiện, hoàn thành tháng 10/2004; Báo cáo tổng hợp của dự án “Điều tra thực trạng về hội và tổ chức phi chính phủ nước ta hiện nay” do Viện Nghiên cứu khoa học Nhà nước thuộc Bộ Nội vụ chủ trì thực hiện, hoàn thành tháng 3/2006; Báo cáo “Đánh giá ban đầu vềhội dân sự tại Việt Nam” do dự án CIVICUS CSI-SAT (công cụ đánh giá nhanh chỉ số xã hội dân sự) thực hiện, hoàn thành tháng 01/2006; Tài liệu hướng dẫn về Luật liên quan đến các tổ chức dân sự của Viện Xã hội mở, NewYork, do Hội trợ giúp người tàn tật Việt Nam dịch; Tuyển tập “Ý kiến đóng góp về quyền lập hội” do Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam xuất bản tháng 5/2006. Tác giả Thang Văn Phúc (chủ biên), Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Ngọc Lâm, Nguyễn Quốc Tuấn đã xuất bản cuốn sách “Vai trò của các hội trong đổi mới và phát triển đất nước" (Nhà xuất bản Chinh trị quốc gia, Hà Nội , năm 2002), trong đó tập trung phân tích các vấn đề: nhận thức chung về hội và đặc điểm của hội Việt Nam, các hội Việt Nam trong đôi mới và phát triển đất nước, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước với các hội quân chúng. Thạc sỹ Nguyễn thị Hồng, giảng viên Trường chính trị tỉnh Phú Thọ có luận án tốt nghiệp khoá 9 Học viện Chính trị QG HCM về “Cơ sở lý luận xây dưng pháp luật về tổ chức và hoạt động cua hội miệt Nam hiện nay”. Tác giả đã phân tích khái niệm, đặc điểm của hội; vị trí, vai trò của hội trong đời sống xã hội và phát triển đất nước; thực trạng pháp luật về tô chức và hoạt động của hội Việt Nam hiện nay để từ đó kiến nghị một số giải pháp cơ bản xây dựng pháp luật về tổ chức và hoạt động của hội Việt Nam hiện nay. Bện cạnh đó, còn có Kỷ yếu hội thảo "Khung pháp lý tổ chức, hoạt động và quản lý tổ chức phi chính phủ Việt nam trong tình hình hiện nay” do Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ và Viện KAS tổ chức tháng 12-2000; Tài liệu tập huấn về “Tổ chức, quản lý hội và tổ chức phi chính phủ Việt Nam” do Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ tổ chức tháng 11-2000 tập hợp các bài viết của các chuyên gia của Bộ Công an và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ; Kỷ yếu hội thảo “Trao đổi kinh nghiệm xây dựng pháp luật về các tổ chức xã hội” do Ban Công tác lập pháp của Quốc hội tổ chức tháng 8/2004 tại Hạ Long; Kỷ yếu hội thảo “Pháp luật về hội” của Nhà pháp luật Việt - Pháp tổ chức tháng 11/2004; . Các bài viết và tham luận tại các cuộc hội thảo phân tích nhiều khía cạnh khác nhau song đều có điểm thống nhất chung là sớm ban hành Luật về hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Các công trình nghiên cứu nêu trên nghiên cứu tổ chức và hoạt động của hội và kiến nghị nhiều giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về hội dưới nhiều góc độ, trong đó có một giải pháp quan trọng là xây dựng Luật về hội. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chưa tập trung nghiên cứu sâu vào vấn đề hoàn thiện pháp luật về hội gắn với những so sánh với pháp luật quốc tế với vai trò là một nội dung nghiên cứu chính. Vì vậy, đề tài luận văn thạc sỹ luật học "Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế Việt Nam hiện nay" sẽ góp phần giải quyết được vấn đề nêu trên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các chủ trương, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về hội. - Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tốt nghiệp cao học, luận văn tập trung nghiên cứu sâu về những vấn đề lý luận cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về hội nhằm điều chỉnh, định hướng tổ chức và hoạt động của hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thời gian nghiên cứu từ thời kỳ sau cách mạng tháng 8 đến nay và kinh nghiệm xây dựng pháp luật về tổ chức xã hội của một số tổ chức quốc tế (Ngân hàng thế giới, Trung tâm quốc tế về luật phi lợi nhuận) và một số nước trên thế giới (Pháp, Đức, Trung Quốc ) 4. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn Mục đích của Luận văn là tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hội đáp ứng việc thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế, đồng thời phù hợp với đặc thù chính trị-xã hội Việt Nam hiện nay. Để thực hiện mục đích trên, Luận văn có những nhiệm vụ sau: - Phân tích khái niệm, đặc điểm của hội, phân tích tính đặc thù, vị trí, vai trò của hội nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế. - Phân tích thực trạng pháp luật về hội nước ta từ giai đoạn sau cách mạng tháng 8 đến nay, tập trung vào thời kỳ đổi mới. - Đề xuất, luận chứng các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hội đáp ửng yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế và phù hợp với đặc thù chính trị - xã hội Việt Nam hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin về Nhà nước và pháp luật; tư tưởng Hồ Chí Minh; những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển hội; những học thuyết, tinh hoa tư tưởng của nhân loại về tổ chức và hoạt động của hội. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp của triệt học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp lịch sử cụ thể; phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp của luật học so sánh; phương pháp của lý thuyết hệ thống. 6. Nhũng điểm mới của Luận văn Luận văn phân tích có hệ thống về quá trình phát triển của pháp luật về hội nước ta; đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu pháp luật về hội trong mối quan hệ so sánh với pháp luật về các tổ chức xã hội của một số nước trên thế giới và tổ chức quốc tế để đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về hội theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước ta, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức hội trên cơ sở phù hợp với đặc thù về chính trị - xã hội của nước ta và pháp luật quốc tế. 7. Ý nghĩa của Luận văn: Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về khái niệm, đặc điểm của hội Việt Nam hiện nay; bổ sung những quan điểm, định hướng trong tổ chức và hoạt động cũng như quản lý nhà nước về hội, nhất là trong điều kiện có nhiều ý kiến, quan điểm không thống nhất về vấn đề này. - Góp phần hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh mở rộng dân chủ XHCN, tăng cường xã hội hoá và chủ động hội nhập quốc tế. 8. Kết cấu của Luận văn: Luận văn ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm 3 chương, 10 tiết. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY Mặc dù Sắc lệnh số 52/SL ngày 22-4-1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 30-7-2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sau đây gọi là Nghị định 88) đã đưa ra khái niệm về hội, song để đáp ứng nhận thức, tư duy mới về “hội” trong bối cảnh hội nhập quốc tế, mở rộng dân chủ xã hội cũng như đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước trong tình hình mới, thì cần một cách tiếp cận toàn diện hơn, đầy đủ hơn về khái niệm “hội”. Đi tìm một khái niệm mới về “hội”, trong thời gian qua, cùng với việc xây dựng dự thảo Luật về hội, các học giả, các chuyên gia pháp luật và cán bộ làm công tác hội đã tranh luận sôi nổi nhiều diễn đàn, đưa ra nhiều quan điểm trái chiều với những cách thức tiếp cận đa diện. Cho đến nay, Việt Nam, xét khía cạnh học thuật và pháp lý, chưa có khái niệm “Hội” theo một cách nhìn toàn diện, thống nhất. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý đều đồng tình rằng, hội là một trong những thành tố của Xã hội dân sự. Chính vì vậy, việc nghiên cứu khái niệm về hội cũng như các vấn đề liên quan đế hội cần phải đặt trong tổng thể của một tập hợp các chủ thể xã hội, phi nhà nước dưới khái niệm chung là Xã hội dân sự; đồng thời cần xem xét quan hệ của “hội” với tư cách là một thành tố tronghội dân sự với các thành tố khác. 1.1. XÃ HỘI DÂN SỰ VÀ TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ - QUAN NIỆM CỦA THẾ GIỚI VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAM 1.1.1. Khái niệm xã hội dân sự và mối quan hệ với nhà nước, thị trường trong cấu trúc xã hội 1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của xã hội dân sự Theo ngôn ngữ tiếng Việt, có 2 cụm từ được sử dụng cho Xã hội dân sự, đó là: xã hội công dân và xã hội dân sự. Tuy nhiên, tương tự như các nước khác, hiện nay, Việt Nam, khuynh hướng sử dụng cụm từ Xã hội dân sự phổ biến hơn do được dịch đúng theo nghĩa đen cụm từ tiếng Anh Civil Society. Về khái niệm xã hội dân sự, Viện Khoa học chính trị - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh định nghĩa: Xã hội công dân là hệ thống các tổ chức của công dân, các cộng đồng công dân và các quan hệ giữa chúng, nhằm hiện thực hoá các cá nhân và nhân cách, nối các cá nhân với hệ thống xã hội, củng cố và bảo vệ lợi ích cộng đồng. Đồng thời thông qua các cộng đồng, xã hội công dân phối hợp hoạt động với nhà nước, bảo đảm cho quan hệ giữa nhà nước và xã hội cân bằng, ổn định, tạo các điều kiện tối ưu cho phát triển bền vững và tiến bộ xã hội.(2) Cũng theo giáo trình này, “các thể chế xã hội công dân độc lập tương đối, không phụ thuộc, không phải là các tổ chức nhà nước, cũng không phải là các tổ chức (cơ sở) sản xuất kinh doanh”(2) Trung tâm xã hội dân sự của Trường kinh tế Luân Đôn đưa ra định nghĩa: Xã hội dân sự được hiểu là khu vực của hoạt động tập thể, tự nguyện nhằm chia sẻ những mối quan tâm, mục đích và giá trị chung. Về lý thuyết, hình thức tổ chức của xã hội dân sự là sự khác biệt với nhà nước, gia đình và thị trường; trong khi trên thực tiễn, ranh giới giữa nhà nước, xã hội dân sự, gia đình và thị trường thường là rất phức tạp và mờ nhạt. Xã hội dân sự nhìn chung bao gồm sự đa dạng về không gian, nhân sự và dạng thức tổ chức; đồng thời, tồn tại sự linh hoạt trong những thoả thuận về hình thức, vấn đề tự quản và quyền hạn. Xã hội dân sự thường được biết tới thông qua các tổ chức, như các tổ chức từ thiện có đăng ký, các tổ chức phi chính phủ phát triển, các nhóm cộng đồng, các tổ chức phụ nữ, các tổ chức tín ngưỡng, các hội nghề nghiệp, các tổ chức công đoàn, các nhóm tự giúp đỡ, các phong trào xã hội, các hiệp hội kinh tế, các nhóm tư vấn và liên hiệp.(3) Ngân hàng thế giới dùng thuật ngữ Xã hội dân sự như sau: Xã hội dân chủ để chỉ lực lượng đông đảo các tổ chức phi lợi nhuận và phi chính phủ đang hiện diện trong đời sống công chúng, biểu hiện những lợi ích và giá trị của các thành viên của tổ chức mình hoặc các lợi ích khác, dựa trên sự quan tâm về dân tộc, văn hoá, chính trị, khoa học, tôn giáo hoặc từ thiện. Các tổ chức xã hội dân sự, do đó, được hiểu là bao gồm các nhóm cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ, các liên đoàn lao động, các nhóm bản địa, tổ chức từ thiện, các tổ chức tín ngưỡng, các hiệp hội nghề nghiệp và các quỹ. (4) Tổ chức phi chính phủ quốc tế CIVICUS (Liên minh Thế giới về sự Tham gia của người dân) định nghĩa xã hội dân sự là “môi trường bên ngoài Gia đình, Nhà nước và Thị trường, là nơi quần chúng liên hiệp với nhau để phát triển những quyền lợi chung”(5) Tuy nhiên, xét về mục đích của các chủ thể tham gia các hoạt động tronghội dân sự, TS Hoàng Ngọc Giao cho rằng: Trong phạm vi không gian này, không chỉ có các chủ thể dân sự thuần tuý là những liên kết chính thức, không chính thức của những cá nhân, tổ chức xã hội với những mục đích tương thân, tương ái, hoặc chia sẻ sở thích, hoặc đáp ứng các mối quan tâm đời thường, dân sự. Trong không gian quan hệ này, còn có thể có những sự liên kết của những cá nhân có cùng tín ngưỡng, hoặc có cùng niềm tin và/hoặc mối quan tâm tới quyền lực Nhà nước. Nói cách khác, Xã hội dân sự, hiểu theo nghĩa rộng, sẽ bao hàm cả những tổ chức dân sự ‘đặc biệt’ – đó là các tổ chức tôn giáo, và các đảng chính trị. (6) Bên cạnh việc xem xét Xã hội dân sự trên phương diện một khu vực, một môi trường xã hội được thiết kế và vận hành không có yếu tố nhà nước, khái niệm Xã hội dân sự còn được được hiểu theo phương diện với ý nghĩa là xã hội văn minh. PGS.TS Nguyễn Như Phát cho rằng: Tiếp cận cấp độ này cho ta thấy, không phải tất cả những gì nằm ngoài nhà nước đều là văn minh và ngược lại, tất cả những gì thuộc khu vực nhà nước là không hay có văn minh. Khi tiếp cận theo cách này, Dieter Rucht muốn khẳng định xã hội dân sự là một xã hội văn minh và điều quan trọng, không phải mọi yếu tố ngoài nhà nước đều được nhìn nhận như những thành tố của xã hội dân sự. Những thiết chế mafia, những tổ chức khủng bố quốc tế…chắc chắn không nằm trong cơ cấu của bất kỳ quốc gia nào, song đó không phải là những yếu tố của xã hội dân sự. (7) Qua những khái niệm trên, có thể thấy rằng, xã hội dân sự khá đa dạng về bản chất và các thành tố của chính nó, dựa trên sự khác nhau về kiểu khái niệm, cách tiếp cận, nguồn gốc lịch sử và bối cảnh quốc gia. Tuy nhiên, những khái niệm này đều chỉ ra rằng, Xã hội dân sự là một không gian quan hệ rộng rãi, bên ngoài Gia đình, Nhà nước và Thị trường. Như vậy, có thể hiểu xã hội dân sự là xã hội của những người dân với những giao dịch, những liên kết, hay các mối quan hệ tương tác ngoài Gia đình, Nhà nước và Thị trường, nhằm đáp ứng những sở thích, sự quan tâm, lợi ích của các thành viên. Tổ chức xã hội dân sự bao gồn nhiều loại hình tổ chức khác nhau, song không bao gồm các tổ chức mafia, khủng bố quốc tế và các tổ chức tội phạm. Một cách khái quát, có thể nhận dạng xã hội dân sự theo những đặc điểm như sau: - Là một không gian quan hệ xã hội nằm ngoài Gia đình, Nhà nước và Thị trường, vận hành độc lập tương đối với Nhà nước và Thị trường; - Bản chất là một xã hội với những giá trị văn minh, hợp tác và hoà bình. Quan hệ phát sinh tronghội dân sự là những mối quan hệ không nhằm mục đích lợi nhuận, tự nguyện, mang tính chất tương hỗ dân sự, hoặc vì lợi ích công cộng, lợi ích xã hội; các mối quan hệ này không mang tính chất quyền lực công; - Các hoạt động của xã hội dân sự được thể hiện thông qua nhiều hình thức đa dạng tuỳ thuộc vào điều kiện, đặc thù của mỗi quốc gia, như: các tổ chức từ thiện, các nhóm cộng đồng, các hiệp hội nghề nghiệp, các liên đoàn lao động, các tổ chức tín ngưỡng… thường được gọi là các tổ chức phi chính phủ hay các tổ chức phi lợi nhuận. 1.1.1.2. Mối quan hệ của xã hội dân sự với nhà nước và thị trường Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, vai trò của xã hội dân sự cũng như các tổ chức xã hội càng được khẳng định và có bước phát triển mạnh mẽ. Trải qua các giai đoạn phát triển, nhiều tổ chức xã hội dân sự được coi là đối tác đầy đủ trong các diễn đàn của Liên hiệp quốc nhờ những đóng góp đáng kể vì một thế giới hoà bình và thịnh vượng. Phát biểu tại Diễn đàn thế giới vềhội thông tin (The World Summit on the [...]... thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trận Tổ quốc Việt Nam (Tổng Liên đoàn Lao (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) 2 Việt Nam) Các hội nghề nghiệp, Các hội nghề nghiệp,... nhìn khái quát vềhội dân sự Việt Nam (bao gồm cả các tổ chức tín ngưỡng và các tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam) , nhưng phạm vi nghiên cứu, khảo sát chính thức vềhội dân sự Việt Nam được thông qua 4 nhóm sau đây: 1 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức quần chúng trực thuộc; 2 Các hội nghề nghiệp, bao gồm cả các tổ chức liên hiệp hội thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 3 Các tổ... chính trị (Đảng Cộng sản Việt Nam) và 3 tổ chức tôn giáo (Giáo hội phật giáo Việt Nam, Uỷ ban đoàn kết Công giáo Việt Nam, Hội thánh Tin lành Việt Nam) Nếu Mặt trận tổ quốc Việt Nam được coi là hội thì sẽ đồng nghĩa với việc Đảng và 3 tổ chức tôn giáo cũng là hội, điều này trái với những phân tích về phạm vi của hội Trong khi đó, 5 tổ chức quần chúng trực thuộc Mặt trân tổ quốc Việt Nam là những tổ chức... cùng hình thành trong thập niên 90 với sự bùng nổ của nền kinh tế Việt Nam, các cải cách pháp luật và hành chính song hành với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cùng với bối cảnh lịch sử như trên, xã hội dân sự Việt Nam được hình thành khôi phục, phát triển và mở rộng không ngừng Nếu trước nám 1986, các tổ chức xã hội chủ yếu bao... ngoài tại Việt Nam thuộc đối tượng điều chỉnh của dự thảo Luật về hội thì trong khái niệm hội sẽ xuất hiện đối tượng này; hoặc nếu nhà làm luật không muốn điều chỉnh các hội không có tư cách pháp nhân thì đối tượng này trong khái niệm hội sẽ bị loại trừ Trong những khó khăn đó, khái niệm hội trong luận văn này sẽ cố gắng được đưa ra trên cơ sở phân tích những đặc thù của tình hình thực tiễn Việt Nam, đồng... ba, về yếu tố chủ quan của nhà làm luật: về ý nghĩa ngôn ngữ học, khái niệm hội đã đạt được sự thống nhất khi thể hiện trong các từ điển tiếng Việt Nhưng khái niệm về hộitrong thời gian qua được đưa ra xem xét, thảo luận, thực chất, là khái niệm khía cạnh pháp lý Do đó, khi nhà làm luật muốn áp đặt ý chí của mình đến mức độ nào thì sẽ xuất hiện một khái niệm về hội phản ánh ý chí chủ quan mức... giải quyết; (ii) phát hiện những bất cập trong đời sống xã hộitrong hoạt động điều hành quản lý của Nhà nước; (iii) thuyết phục, vận động các cơ quan công quyền về những chính sách, giải pháphội theo quan điểm của các nhóm lợi ích tronghội thông qua các phương tiện truyền thông, nâng cao nhận thức xã hội Trên cơ sở khái niệm về hội theo đề xuất của luận văn, hội Việt Nam bao gồm những tổ... khác biệt giữa khái niệm về tổ chức phi chính phủ và khái niệm về hội Việt Nam: ngoài các bộ phận cấu thành khác, hội bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ có hội viên Để tiện việc so sánh, có thể khu biệt các khái niệm tổ chức xã hội dân sự, hội và tổ chức phi chính phủ Việt Nam theo bảng sau: Tổ chức xã hội dân sự Hội Tổ chức phi chính phủ VN 1 1a Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 1b Các tổ chức quần... tổ chức xã hội dân sự; thứ hai, đảng chính trị, các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài không được coi là thành phần thuộc xã hội dân sự Việt Nam Đánh giá tổng quan vềhội dân sự Việt Nam, dự án CIVICUS-CSI-SAT đã đưa ra sơ đồ Hình thoi xã hội dân sự thể hiện bốn bình diện Xã hội dân sự Việt Nam; đó là: cấu trúc xã hội, môi trường xã hội, tác động xã hội và các... hiệp hội thuộc Mặt liên hiệp hội thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 3 trận Tổ quốc Việt Nam Các tổ chức phi chính Các tổ chức phi chính Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam: phủ Việt Nam: phủ Việt Nam: 3a Các tổ chức khoa 3a Các tổ chức khoa 3a Các tổ chức khoa học học và công nghệ phi lợi học và công nghệ phi lợi và công nghệ phi lợi nhuận nhuận nhuận 3b Các quỹ xã hội, quỹ 3b Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, . LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ khi thành lập tới nay, Đảng Cộng sản Việt. đề Hoàn thiện pháp luật về hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay& quot; làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Những năm qua, ở Việt Nam đã. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Mặc dù Sắc lệnh số 52/SL ngày 22-4-1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ

Ngày đăng: 27/06/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan