LUẬN VĂN: Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam pptx

94 590 2
LUẬN VĂN: Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề con ngườigiải phóng con người là vấn đề muôn thủa, một đề tài tưởng chừng đã cũ nhưng luôn luôn mới, một đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, bởi lẽ thế giới xung quanh con người, và bản thân con người luôn vận động, biến đổi. Xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của con người ngày càng sâu rộng thì những vấn đề con người đặt ra cũng ngày càng phức tạp, đa dạng hơn. Con ngườigiải phóng con người đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, đúng như C.Mác đã dự báo, trong tương lai mọi khoa học đều gặp nhau ở một khoa học cao nhất - đó là khoa học về con người. Trong giai đoạn hiện nay, con ngườigiải phóng con người đang trở thành một vấn đề thực tiễn sống động, có ảnh hưởng đến các nền tảng của nhân loại. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu về vấn đề con người, giải phóng con người là một trong những nhiệm vụ cấp thiết đặt ra. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có một mong muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Thực chất đó chính là mong muốn đi tới giải phóng triệt để người Việt Nam. Giải phóng con người là một trong những nội dung quan trọng, là vấn đề cốt lõi chi phối mọi tư duy và hành động của Hồ Chí Minh từ lúc ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi về nơi vĩnh hằng. Giải phóng triệt để con người thực sự là ước mơ, khát vọng cháy bỏng, đồng thời là sự nghiệp cao cả và vĩ đại nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nó chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc. Việc tác giả lựa chọn đề tài này để nghiên cứu với mong muốn làm rõ những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng người Việt Nam (trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn), từ đó khẳng định vai trò nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã và đang tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để sự nghiệp đó nhanh chóng đi đến thành công, điều có ý nghĩa quyết định là phải tiếp tục coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của mọi cuộc cách mạng. Giải phóng triệt để con người là mục tiêu của sự phát triển, tạo ra động lực của sự phát triển, thể hiện bản chất của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Tình hình nghiên cứu Tư tưởng về con ngườigiải phóng con người là nội dung trọng tâm chi phối toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh, vì vậy đã được đông đảo các nhà hoạt động chính trị, hoạt động văn hoá và hoạt động lý luận quan tâm nghiên cứu. Thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991), đã có nhiều công trình nghiên cứu tư tưởng về giải phóng con người của Hồ Chí Minh ở nhiều cấp độ và giác độ khác nhau. Các sản phẩm nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh liên quan đến vấn đề này bao gồm: - Các đề tài khoa học: Chương trình khoa học cấp nhà nước KX02 (1991-1995) gồm có hai đề tài có liên quan đến vấn đề này, đó là: KX02.05: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội đối với con người, do PGS.TS Lê Sỹ Thắng làm chủ nhiệm; KX02.12: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, do PGS.TS Trịnh Nhu làm chủ nhiệm. Các đề tài trên đây đã đi sâu nghiên cứu làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về những vấn đề chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Qua việc nghiên cứu, các tác giả đã khẳng định những đóng góp lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực quan trọng như: Mục tiêu con đường của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội; vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng; về sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân; về chính sách xã hội đối với con người, v.v - Trong chương trình KHXH.04 (1996-2000) có một số đề tài đề cập đến chủ đề này: KHXH.01: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và xây dựng con người mới, do GS. Đặng Xuân Kỳ làm chủ nhiệm. Liên quan đến nội dung này có một đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người và vận dụng nó trong điều kiện nước ta hiện nay, (2003), do TS. Phạm Ngọc Anh làm chủ nhiệm. Về sách, các luận văn, luận án, đáng chú ý là các sản phẩm: Đỗ Huy: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam, Nxb KHXH Hà Nội, 1999; Hoàng Trang - Phạm Ngọc Anh (đồng chủ biên): Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với việc giáo dục cán bộ đảng viên hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004; Lê Quang Hoan (2001): Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc phát huy nhân tố con người trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ triết học. Các sản phẩm khoa học trên đây đã tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề về quyền con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh; cơ sở hình thành và những nội dung cơ bản tư tưởng của Người về văn hoá, về con người, xây dựng nền văn hoá mới, con người mới; về nhân tố con người và vận dụng nó trong sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay. - Liên quan đến vấn đề giải phóng con người có một số bài viết đăng trên các tạp chí, đáng chú ý là các bài của Nguyễn Văn Tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát huy nhân tố con người”, Tạp chí Triết học, số 2 (2-2004); Lại Quốc Khánh: “Bản chất nhân đạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người “, Tạp chí Cộng sản, số 14 (tháng 7/2005); Thành Duy: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội đối với con người”, Tạp chí Lịch sử Đảng (12) năm 2005 v.v Đề cập đến vấn đề Đảng ta tiếp tục sự nghiệp giải phóng con người của Hồ Chí Minh, trong công cuộc đổi mới có nhiều công trình khoa học, các bài viết, đáng lưu ý là các bài của Nguyễn Trọng Chuẩn: “Để phát triển con người một cách bền vững”, Tạp chí Triết học (01-2005); Nguyễn Thị Tuyết Mai: “Về chiến lược con người ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Tạp chí Triết học (9), năm 2002; Đỗ Nguyên Phương: “Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trước những yêu cầu mới”, Tạp chí Cộng sản (11), năm 2005,v.v Qua các công trình nghiên cứu trên đây cho thấy, các tác giả đã đứng trên các giác độ khác nhau khi nghiên cứu về vấn đề con người. Song, đó mới chỉsự đề cập gián tiếp, chứ chưa trực tiếp đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng và sự nghiệp của Hồ Chí Minh về giải phóng con người; chưa khái quát được những cống hiến lớn lao của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng người Việt Nam - sự nghiệp cao cả và vĩ đại nhất của Người. Tuy nhiên, kết quả của các công trình nghiên cứu trên đây làm cơ sở để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu sự nghiệp giải phóng con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: + Hệ thống hoá những cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh (cả về lý luận lẫn thực tiễn) trong sự nghiệp giải phóng người Việt Nam. + Nghiên cứu quá trình Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục sự nghiệp giải phóng con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu tư duy lý luận của Hồ Chí Minh về con ngườisự giải phóng người Việt Nam. + Làm rõ những cống hiến chủ yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự giải phóng người Việt Nam trong thực tiễn. + Nghiên cứu quá trình Đảng cộng sản Việt nam tiếp tục sự nghiệp giải phóng con người của Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về con ngườigiải phóng con người. - Vận dụng phương pháp luận nghiên cứu khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, các phương pháp: lịch sử - lôgíc; quy nạp - diễn dịch; phân tích - tổng hợp, so sánh; khái quát hoá… để làm rõ nội dung cơ bản của đề tài. 5. Đóng góp mới của luận văn - Góp phần làm rõ những cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng con người. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm mục tiêu giải phóng con người trong sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. 6. ý nghĩa của luận văn Với những kết quả đạt được, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở bậc đại học và cao đẳng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1 Vấn đề con ngườigiảI phóng người việt nam trong tư duy lý luận của Hồ Chí Minh 1.1. Vấn đề con người Việt Nam trong nhận thức của Hồ Chí Minh Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, vấn đề con người cũng như bản chất con người đã được bàn nhiều ở cả phương Tây và phương Đông. Tuỳ thuộc vào thế giới quan, lập trường giai cấp, phương pháp luận của các nhà tư tưởng mà có những quan điểm khác nhau về nguồn gốc, bản chất con người. Chỉ đến khi học thuyết C.Mác ra đời, vấn đề con người mới được lý giải một cách thực sự khoa học trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là một người Việt Nam điển hình, một nhà lý luận mác xít của thế kỷ XX, Người đã có nhiều cống hiến lớn lao cho sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa, giải phóng những người thuộc địa nói chung và người Việt Nam nói riêng. Trong di cảo của Hồ Chí Minh, tuy không có (có thể chúng tôi chưa tìm thấy) những bài viết, những chuyên luận bàn sâu, bàn riêng về con người, song, có thể khẳng định hầu hết bài viết, bài nói của Người đều bàn (trực tiếp hoặc gián tiếp) đến những vấn đề thuộc về con người Việt Nam. Trong số đó, chúng tôi xin nêu một số vấn đề cơ bản sau: 1.1.1. Sự cùng khổ của người Việt Nam dưới chế độ thực dân, phong kiến Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là những năm có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Trên thế giới, chủ nghĩa tư bản đang trong quá trình chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền - chủ nghĩa đế quốc, ra sức xâm chiếm các nước nhỏ yếu làm thuộc địa. Theo số liệu điều tra của Hồ Chí Minh: 9 nước: Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, ý, Nhật Bản, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan “với tổng số dân 320.657.000 ngườivới diện tích 11.407.600 km 2 bóc lột các nước thuộc địa gồm hàng trăm dân tộc với số dân 560.193.000 ngườivới diện tích 55.637.000 km 2 ” [43, tr.277]. “Toàn bộ lãnh thổ của các nước thuộc địa rộng gấp 5 lần lãnh thổ của các chính quốc, còn số dân của các chính quốc chưa bằng 3/5 số dân của các nước thuộc địa”[43, tr.277]. Tháng 9 năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Khi đó, triều đình phong kiến nhà Nguyễn đang suy tàn, bên trong thì ra sức đàn áp những người dân vô tội, bên ngoài thực hiện chính sách bảo thủ, khép kín, bế quan, toả cảng, khước từ mọi đề án cải cách kinh tế - xã hội. Chính thái độ ươn hèn trước nạn ngoại xâm của quan, quân triều Nguyễn mà đất nước Việt Nam từng bước rơi vào tay thực dân Pháp xâm lược qua việc ký Hiệp định Hác Măng (l883), Hiệp ước Patơnốt (1884) đã chính thức công nhận sự bảo hộ của Pháp đối với Việt Nam. Sau khi hoàn thành sự xâm chiếm Việt Nam, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách cai trị thuộc địa: độc quyền về kinh tế, chuyên chế về chính trị, nô dịch về văn hoá. Chúng biến nước ta từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến, làm cho nền kinh tế thuần nông, đời sống xã hội - giai cấp bị phân hoá sâu sắc. Bên cạnh mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến, đã xuất hiện mâu thuẫn mới là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Là người dân của một nước thuộc địa, Hồ Chí Minh đi nhiều, tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội, Người hiểu hơn ai hết sự cùng khổ của người Việt Nam dưới ách thống trị, bóc lột tàn bạo của thực dân, phong kiến trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Sự cùng khổ về mặt chính trị: Dưới chế độ thống trị của thực dân, phong kiến, mọi người dân Việt Nam đều bị tước bỏ quyền tự do, độc lập - quyền cơ bản của mỗi một quốc gia dân tộc và quyền được sống, quyền được tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc - quyền thiêng liêng của mỗi con người. Đa số người dân Việt Nam, nhất là những người lao động phải chịu một kiếp đời nô lệ, cuộc sống của họ là những chuỗi tháng ngày đấu tranh và khổ nhục không ngừng. Từ những năm 20 của thế kỷ XX, trong nhiều bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh đã phân tích nỗi cực khổ của người dân bản xứ về nhiều mặt, trong đó bao trùm nhất là nỗi khổ cực khi những giá trị nhân phẩm con người bị trà đạp một cách nghiêm trọng. Theo Hồ Chí Minh, dưới con mắt của những kẻ xâm lược núp dưới danh nghĩa “ khai hoá văn minh”, thực dân Pháp coi người Việt Nam bản xứ chỉ là những tên “Annamít”, là bọn “nhà quê” bẩn thỉu, nhân phẩm của họ không đáng giá một đồng xu. Vì vậy, họ không cần đến một thứ công lý nào hết, cách tốt nhất để cai trị thuộc địa là thống trị bằng sức mạnh: ba toong, súng ngắn, súng dài. Những thứ đó - theo bọn thực dân - mới là những thứ xứng đáng với lũ “ròi bọ” - những người bản xứ. Hồ Chí Minh chỉ rõ, dưới chế độ thực dân, phong kiến, bản chất con người bị đối lập hoàn toàn với tính cách, nhân tính vốn có của họ trong hiện thực đến mức mâu thuẫn quyết liệt với hiện thực ấy. Sự áp bức đối với người Việt Nam về mặt dân tộc và về mặt giai cấp, suy cho cùng là sự áp bức về mặt con người. Hồ Chí Minh viết: “ Chưa có bao giờ ở một thời đại nào, ở một nước nào, người ta lại vi phạm mọi quyền làm người một cách độc ác trơ tráo đến thế” [43, tr.383]. Người dân An Nam bị coi như súc vật “ bị bịt mõm và bị buộc dây dắt đi, chỉ có quyền phục tùng, không được kêu ca”[43, tr.7]. “Mọi nguời dân từ 18 đến 60 tuổi, đều phải nhất loạt đóng 5 đồng thuế thân”[43, tr.408]. Các quyền tối thiểu của con người như: quyền tự do tư tưởng, tự do đi lại, quyền hội họp, quyền học tập, lao động … đều bị vi phạm nghiêm trọng. Người Pháp thì có công lý của người Pháp, còn đối với người An Nam thì chỉ có thứ công lý của vũ lực, “Công lý được tượng trưng bằng một người đàn bà dịu hiền, một tay cầm cân, một tay cầm kiếm”[44, tr.90]. Nghịch lý ấy còn thể hiện ở chỗ, khi người có màu da trắng thì nghiễm nhiên người đó là một nhà khai hoá. Mà khi đã là một nhà khai hoá thì người ta có thể làm những việc dã man mà vẫn cứ là người văn minh. Cho nên, chẳng những bọn thống đốc, công sứ - những kẻ nắm giữ quyền lực muốn làm gì thì làm, mà cả các nhân viên, nhà đoan, cảnh binh và tất cả những ai dù có một chút quyền hành trong tay đều sử dụng và lạm dụng quyền hành mà thả sức làm bậy, vì chúng biết chắc rằng sẽ không một ai bị tội vạ gì hết, thậm chí còn được khuyến khích làm càn. - Sự cùng khổ về mặt kinh tế: Chế độ thực dân, phong kiến duy trì sự tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột với hai hình thức sở hữu chủ yếu: sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và sở hữu về ruộng đất địa chủ phong kiến. Hai tầng áp bức bóc lột đó đè nặng lên đôi vai người dân Việt Nam bởi các hình thức bóc lột lao động làm thuê, bởi các thứ “thuế máu” vô lý khác, làm cho người dân Việt Nam vốn nghèo đói càng bần cùng hơn. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã thủ tiêu hình thức chiếm hữu công cộng về ruộng đất và thay thế bằng hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, đồng thời nó cũng tìm mọi cách thủ tiêu quyền chiếm hữu nhỏ của nông dân để tập trung làm lợi cho quyền chiếm hữu tư nhân của đồn điền lớn. Bản thân người Pháp với tư cách là những kẻ đi xâm lược cũng phải thú nhận rằng: “Chúng ta tới đây không làm cho người An Nam giàu lên chút nào mà còn gây nên khủng hoảng để di hại lâu dài. Cạnh tranh của người âu đã bóp chết một số công nghiệp, thuế má nặng nề làm phá sản một số công nghiệp khác”[43, tr.426]. Dưới chế độ thực dân, phong kiến, người dân Việt Nam bị biến thành những “công cụ biết nói”, thân phận họ chỉ là những người lao động làm thuê cho giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản mại bản, luôn bị bóc lột, đánh đập giã man. Lao động không còn là mục đích tự thân mà thực sự biến thành khổ nhục, thông qua nghĩa vụ, trách nhiệm của người nô lệ đối với những kẻ thống trị. Người Việt Nam đã từng sinh hoạt, lao động trong những điều kiện tự nhiên thuận lợi, có đức tính cần cù chịu khó trong lao động, họ rất thông minh và sáng tạo, “ấy thế mà người dân An Nam lại sống đời sống nghèo nàn nhất. Sự phồn thịnh ấy do bàn tay họ làm nên nhưng không phải để cho họ hưởng”[43, tr.359] và “dân An Nam không bao giờ được thấy những đồng bạc của mình trắng đen ra sao”[43, tr.362]. - Sự cùng khổ về văn hoá - xã hội: Xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã mang đến xứ này thứ văn minh độc hại được bao bọc bởi một lớp sơn mỹ miều “Tự, do, bình đẳng, bác ái”, mà Hồ Chí Minh gọi mỉa mai là “Nền văn minh thượng đẳng”. Chính cái văn minh Tây học này làm cho văn minh Nho học, với nền tảng tư tưởng Nho giáo đã từng chi phối đời sống xã hội Việt Nam bị lung lay tận gốc rễ. Dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến, người Việt Nam không những không được “khai hoá” bởi những tư tưởng tiến bộ: tự do, bình đẳng, bác ái của thời kỳ Khai sáng Pháp mà đại biểu là Vônte, Môngtexkiơ, Rutxô, Huy Gô …, trái lại, họ luôn “ bị dìm trong cảnh dốt nát và suy yếu bởi một hệ thống tinh khôn nhằm nhồi sọ, đầu độc hoá, không lấp liếm hết được dưới một dạng giáo dục bịp bợm”[43, tr.8]. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong nhận thức của kẻ xâm lược, “Truyền học vấn cho bọn annamít hoặc cho phép chúng tự chúng có học vấn, tức là một mặt cung cấp cho chúng những súng bắn nhanh để chống lại chúng ta, và mặt khác đào tạo những con chó thông thái gây rắc rối hơn là có ích”[43, tr.7]. Vì vậy, người An Nam đều bị biến thành đối tượng tiêu thụ, bị đầu độc bởi ruợu cồn, thuốc phiện, “có một nghìn năm trăm ty rượu và thuốc phiện cho một nghìn làng trong khi chỉ có mười trường học cũng cho bấy nhiêu làng”[43, tr.26]. Hồ [...]... đời sống mới cho con người, vì con người 1.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về sự giải phóng người Việt Nam 1.2.1 Về con người được giải phóng Trong tư tưởng giải phóng con người, Hồ Chí Minh đề cập đến con người được giải phóng trên cả hai bình diện: con người xét trên bình diện cộng đồng và con người với tư cách là cá nhân Thứ nhất, giải phóng con người trên bình diện cộng đồng Mỗi con người không thể... Cách mạng giải phóng dân tộc đã bao hàm trong đó nội dung giải phóng giai cấp và giải phóng con người Giải phóng dân tộc thắng lợi là cơ sở quan trọng để thực hiện sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng con người; trái lại, sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng con người càng triệt để bao nhiêu thì độc lập dân tộc càng bền vững bấy nhiêu Sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai... thức của Hồ Chí Minh, không có con người trừu tượng mà chỉcon người cụ thể Tuỳ theo từng thời kỳ lịch sử gắn với từng thời điểm cách mạng, Hồ Chí Minh dùng những thuật ngữ khác nhau để chỉ con người Con người trong quan niệm của Hồ Chí Minhsự thống nhất giữa con người giai cấp, dân tộc và nhân loại Những năm đầu thế kỷ XX, khi đề cập đến con người, Hồ Chí Minh không chỉ đề cập đến người phương... sự phát triển hài hoà và toàn diện, người lao động không thể khẳng định mình với tư cách cá nhân Mục tiêu giải phóng con người của Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở giải phóng con người trên bình diện cộng đồng, mà phải tiến tới giải phóng mỗi cá nhân trong cộng đồng ấy, có như vậy công cuộc giải phóng con người mới thực sự triệt để Theo Hồ Chí Minh, mỗi con người với tính cách là những cá thể riêng... 1.1.3.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất con người Là nhà mác xít chân chính, Hồ Chí Minh nhận thức vấn đề bản chất con người trên lập trường duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Bản chất con người theo quan niệm của Hồ Chí Minh thể hiện qua một số nội dung sau: Thứ nhất, theo Hồ Chí Minh con người mang bản chất xã hội - lịch sử Trước đây khi bàn về con người, C.Mác đã chỉ rõ: Con người không phải... tế và nô dịch về văn hoá, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và đi đến giải phóng triệt để con người 1.1.2 Con người là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng Đây là một nội dung lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, có ý nghĩa như một tiền đề xuất phát, mục đích của tư tưởng: bắt đầu từ con người, vì con người, do con người - con người vừa là mục tiêu, vừa... hệ giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người Lôgíc phát triển trong tư duy Hồ Chí Minh là đi từ giải phóng dân tộc - giải phóng giai cấp - giải phóng con người Trên cơ sở phân tích thái độ chính trị - xã hội của các giai cấp, tầng lớp xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, Người nhận thấy rõ mâu thuẫn giữa một bên là toàn thể dân tộc Việt Nam với một bên là thực dân Pháp... tiêu chung giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngườiViệt Nam Thứ ba, theo Hồ Chí Minh trong mỗi con người luôn có sự thống nhất tồn tại đan xen giữa hai mặt đối lập: tốt - xấu (thiện - ác) Quan điểm này của Hồ Chí Minhsự kế thừa có phê phán tư tưởng Nho giáo (Trung Quốc) khi bàn về bản tính con người mà đại biểu là Mạnh Tử và Tuân Tử Theo Mạnh Tử, bản tính con người ta vốn... quá trình cách mạng Việt Nam, cả giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ cũng như trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa Sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn thể hiện ở chỗ, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng Giải phóng dân tộc mới là chặng đường đầu tiên của công cuộc giải phóng, dân tộc độc... sản; giải phóng dân tộc phải đặt trong mối quan hệ mật thiết với giải phóng giai cấp, hướng tới mục tiêu cuối cùng là giải phóng con người Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới” [43, tr.416] Theo Hồ Chí Minh, . chọn Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Tình hình nghiên cứu Tư tưởng về con người và giải phóng. thống tư tưởng và sự nghiệp của Hồ Chí Minh về giải phóng con người; chưa khái quát được những cống hiến lớn lao của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng người Việt Nam - sự nghiệp cao cả và. LUẬN VĂN: Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề con người và giải phóng con người là vấn đề muôn

Ngày đăng: 27/06/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan