LUẬN VĂN: Phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay doc

91 2.1K 38
LUẬN VĂN: Phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định vấn đề dân tộcđoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Một trong những nội dung quan trọng để giải quyết tốt vấn đề dân tộc là phải xây dựng cho được ĐNCB người DTTS có phẩm chất và năng lực. Với đường lối đúng đắn đó, trong những năm qua, Đảng ta chăm lo xây dựng ĐNCB, nhất là ĐNCB người DTTS cho vùng đồng bào dân tộc. Bởi vậy, ĐNCB người DTTS đã dần phát triển cả về số lượng và chất lượng, có nhiều đồng chí cán bộ người DTTS được giao những trách nhiệm quan trọng từ Trung ương đến địa phương, góp phần to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, vùng dân tộc và miền núi nói riêng. Tuy nhiên, công tác xây dựng ĐNCB vùng dân tộc và miền núi còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới hiện nay. Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã chỉ rõ: "Nhìn chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý vùng dân tộc và miền núi còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số chưa được quan tâm" [14, tr.34]. Đây là thực trạng chung, trong đó có tỉnh Hòa Bình. Hòa Bình là một tỉnh miền núi, nằm cửa ngõ phía Tây Bắc, có diện tích 4.662 km 2 , gồm 11 huyện thị với tổng số dân gần 800.000 người. Có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống lâu đời: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, H'mông, Hoa. Là một tỉnh mới tách tháng 10/1991 nên Hòa Bình còn gặp rất nhiều khó khăn trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, bên cạnh những thành tựu bước đầu, cũng còn không ít những vấn đề yếu kém, bất cập trong đó có những yếu kém về công tác phát triển ĐNCB người DTTS. Mục tiêu Đảng ta đề ra là "Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ" trở thành nhiệm vụ bức xúc cho các vùng dân tộc, miền núi nói chung, tỉnh Hòa Bình nói riêng. Do đó, phát triển ĐNCB người DTTS từ xây dựng, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đến bố trí sử dụng và luân chuyển một cách có hiệu quả đội ngũ cán bộ này - là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Từ lý do trên, tác giả chọn vấn đề: "Phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay" làm luận văn thạc sĩ triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Những năm gần đây, nước ta đã có những công trình nghiên cứu về ĐNCB người DTTS từ nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Trong đó, có nhiều tác giả đã đề cập đến các khía cạnh mà đề tài này quan tâm. Tiêu biểu là một số công trình có tính chất chuyên khảo như sau: - Đề tài khoa học cấp nhà nước: KX.04-11 do cố GS.TS Bế Viết Đẳng làm chủ nhiệm: "Luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chính sách đối với các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội miền núi". Trong đó, có dành một chương nghiên cứu về vấn đề phát triển ĐNCB, trí thức các DTTS gắn với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. - Đề tài khoa học cấp Nhà nước: KX-05: "Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay", (sách tham khảo) do GS.TS Phan Hữu Dật chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Có đề cập đến vấn đề cán bộ người DTTS trong nội dung chương 3 và chương 4. Chương 3: Đề cập đến cán bộ dân tộc khi nghiên cứu chính sách dân tộc dưới bài học kinh nghiệm sử dụng con người trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Chương 4: Bàn đến vấn đề cán bộ người dân tộc thiểu số hiện nay gắn với vai trò của họ một số vùng cụ thể. - PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm và GS.TS Trịnh Quốc Tuấn: "Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc Việt Nam", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Đây là một cuốn sách tham khảo, có nghiên cứu một cách sâu sắc vai trò của ĐNCB người DTTS đối với việc xây dựng và phát huy vai trò hệ thống chính trị các vùng DTTS nước ta hiện nay. - Cùng góc độ nghiên cứu trên, còn có cuốn sách "Hệ thống chính trị cơ sởdân chủ hóa đời sống xã hội nông thôn miền núi vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta" do PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Những luận văn và luận án đáng quan tâm như: Luận văn thạc sĩ: "Đổi mới chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nước ta hiện nay" của tác giả Lô Quốc Toản (1993); Luận án tiến sĩ: "Trí thức người dân tộc thiểu số Việt Nam trong công cuộc đổi mới" của tác giả Trịnh Quang Cảnh (2002). Nhìn chung, các tác giả đã đề cập đến vấn đề tạo nguồn cán bộ người DTTS, đi sâu phân tích thực trạng trí thức người DTTS, đề xuất những giải pháp để phát triển nguồn cán bộ DTTS và phát huy vai trò trí thức người DTTS. Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu và các bài báo khác viết về ĐNCB nói chung và ĐNCB người DTTS nói riêng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp về phát triển ĐNCB người DTTS tỉnh Hòa Bình. Việc đánh giá đúng thực trạng ĐNCB người DTTS tỉnh Hòa Bình để từ đó xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp phát triển ĐNCB người DTTS của Tỉnh vẫn là một đề tài cần tiếp tục nghiên cứu - nhất là được nghiên cứu từ góc độ chính trị - xã hội. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những đặc điểm của ĐNCB người DTTS, luận văn đi sâu phân tích thực trạng của ĐNCB người DTTS tỉnh Hòa Bình và đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu để phát triển ĐNCB đó trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận văn hướng vào giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: - Trình bày một số khái niệm cần thiết, làm rõ đặc điểm, vai trò của ĐNCB người DTTS tỉnh Hòa Bình hiện nay. - Phân tích thực trạng, tìm ra nguyên nhân và những yêu cầu phát triển ĐNCB người DTTS tỉnh Hòa Bình. - Xác định phương hướng cơ bản và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ĐNCB người DTTS tỉnh Hòa Bình đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình thông qua công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và luân chuyển đội ngũ cán bộ này từ 1996 đến nay. 4. Cơ sởluận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 4.1. Cơ sởluận Luận văn được thực hiện trên cơ sởluận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, những chủ trương, chính sách của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hòa Bình về các vấn đề có liên quan đến đề tài, nhất là quan điểm về xây dựng ĐNCB nói chung, phát triển ĐNCB người DTTS nói riêng. Ngoài ra, luận văn còn trân trọng kế thừa những thành quả nghiên cứu của một số công trình có liên quan tới đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn được triển khai trên cơ sở phương pháp luận Mác - Lênin, có chú ý đến tính đặc thù về mặt phương pháp của chủ nghĩa xã hội khoa học để luận giải những vấn đề đặt ra trong nội dung đề tài, gắn lý luận với thực tiễn chính trị - xã hội. - Kết hợp đồng bộ các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành: lôgíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, thống kê - hệ thống hóa, 5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn Nghiên cứu dưới góc độ lý luận - chính trị về thực trạng ĐNCB người DTTS tỉnh Hòa Bình, đề xuất những phương hướng cơ bản và một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần phát triển ĐNCB người DTTS để đáp ứng những yêu cầu mới hiện nay. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. ý nghĩa lý luận Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy trong Trường chính trị về những nội dung liên quan tới xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và phát triển ĐNCB người DTTS nói riêng. 6.2. ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể cung cấp những luận cứ khoa học giúp cho cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Hòa Bình tham khảo để xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng luân chuyển ĐNCB người DTTS. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn kết cấu gồm 3 chương, 9 tiết. Chương 1 Đặc điểm và vai trò của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình hiện nay 1.1. Quan niệm về dân tộc thiểu số, cán bộ người dân tộc thiểu số 1.1.1. Dân tộc thiểu số Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam: Dân tộc thiểu số: dân tộcsố dân ít (có thể là hàng trăm, hàng ngàn và cho đến hàng triệu) cư trú trong một quốc gia thống nhất có nhiều dân tộc, trong đó có một dân tộc số dân đông. Trong các quốc gia có nhiều thành phần dân tộc, mỗi dân tộc thành viên có hai ý thức: ý thức về Tổ quốc chung và ý thức về dân tộc mình. Những dân tộc thiểu số có thể cư trú tập trung hoặc rải rác xen kẽ, thường những vùng ngoại vi, vùng hẻo lánh, vùng điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn khó khăn. Vì vậy, các Nhà nước tiến bộ thường thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc nhằm xóa dần những chênh lệch trong sự phát triển kinh tế - xã hội giữa dân tộc đông người và các dân tộc thiểu số [45, tr.655]. Định nghĩa trên nói lên nét đặc thù của các DTTS: có số dân ít, cư trú trong một quốc gia thống nhất, trong quốc gia đó có thể 2, 3, 4 thậm chí hàng chục DTTS. Chẳng hạn, như Việt Nam, Trung Quốc, Nga. Trong khu vực Đông Nam á và trên thế giới, hiếm có quốc gia nào mang tính đa dân tộc sớm như nước ta. Khoa học lịch sử đã chứng minh tính đa dân tộc của quốc gia Việt Nam có từ ngày đầu dựng nước (Văn Lang thời Hùng Vương và Âu Lạc thời An Dương Vương). Trải qua quá trình phát triển hàng ngàn năm, Việt Nam ngày nay có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Ngoài người Kinh là dân tộc đa số, có 53 DTTS chiếm khoảng 14% dân số cả nước, cư trú chủ yếu miền núi - là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái. Sinh trưởng và tụ cư vùng khí hậu nhiệt đới, thiên nhiên ưu đãi nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt, cộng đồng các dân tộc Việt Nam sớm có truyền thống đoàn kết khắc phục thiên tai, chế ngự thiên nhiên, phát triển sản xuất tạo ra nhiều của cải vật chất nuôi sống con người; đồng thời, đoàn kết chống giặc ngoại xâm, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc. Đồng bào các DTTS nước ta sống phân tán và xen kẽ nhiều cấp độ khác nhau, không hình thành vùng lãnh thổ riêng cho từng dân tộc. Chẳng hạn, Dân tộc Dao phân bổ các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn Có những tỉnh miền núi người dân tộc thiểu số chiếm số đông như Hà Giang, Cao Bằng trên 90%; Tuyên Quang, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu trên 70%; Kon Tum 53,6% [12, tr.158]. Nhưng cũng có tỉnh, tỷ lệ đồng bào DTTS so với cư dân trong tỉnh không cao, như "ở Đắk Lắk có tới 44 dân tộc cùng chung sống, các DTTS chỉ chiếm 28,4% cư dân trong tỉnh" [28, tr.412]. Số dân của các dân tộc nhiều ít khác nhau, nhưng mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa Việt Nam (biểu hiện qua ngôn ngữ, phong tục, luật tục, kiến trúc nhà cửa, giao tiếp, ứng xử ). Do hậu quả lâu dài bởi các chính sách áp bức, bóc lột của chế độ thực dân phong kiến cùng với điều kiện tự nhiên và môi trường khắc nghiệt, nên trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc không đều nhau, thậm chí còn có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng miền và giữa các dân tộc; đặc điểm tâm lý, văn hóa tộc người mang nhiều sắc thái đa dạng, phức tạp. Các thế lực thù địch đang hướng các trọng điểm tấn công vào đồng bào DTTS nhằm phá hoại khối đại đoàn kết, gây mất ổn định chính trị và phá hoại cách mạng Việt Nam. Những nội dung cơ bản của khái niệm dân tộc đã nêu và phân tích trên là cơ sở quan trọng để nghiên cứu một đối tượng đặc thù: cán bộ người DTTS. 1.1.2. Cán bộ người dân tộc thiểu số Do đặc điểm truyền thống dân tộc và chính sách Nhà nước của mỗi quốc gia, nên việc xác định cán bộ các nước có sự khác nhau. Các nước phương Tây như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức dùng khái niệm công chức; các nước châu á như: Singapo khái niệm công chức, Nhật khái niệm quan chức, những người làm chính trị là chính khách. Khái niệm cán bộ thường được dùng từ trước đến nay các nước xã hội chủ nghĩa, các tổ chức thuộc phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Từ những năm 30, khi Đảng ta còn hoạt động bí mật, gây dựng phong trào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: "Đảng tuyên truyền đường lối thông qua những cán bộ của mình. Khi tuyên truyền chính sách của Đảng, cán bộ phải dùng cách thuyết phục chứ không được dùng mệnh lệnh và phải ra sức làm cho quần chúng nhân dân tin tưởng Đảng" [21, tr.566]. Như vậy, cán bộ cách mạng chính là cầu nối giữa Đảng với nhân dân: "Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng" [23, tr.269]. Với chức năng là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, thời kỳ Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền, mọi đảng viên của Đảng chính là cán bộ của Đảng, có nhiệm vụ vận động và giác ngộ quần chúng, tập hợp quần chúng xây dựng lực lượng cho Đảng. Sau khi cách mạng giành được chính quyền, Nhà nước dân chủ nhân dân được thành lập, hệ thống chính trị dần dần được hình thành, phát triển, hoàn thiện cùng với sự phát triển của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thì cán bộ là tất cả mọi người làm việc trong bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể, quân đội. Trong Từ điển Tiếng Việt, cán bộ được định nghĩa: 1) Người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước. Cán bộ Nhà nước. Cán bộ khoa học. Cán bộ chính trị. 2) Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ [48, tr.109]. Tại điều 1, Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003 có quy định 8 nhóm cán bộ, công chức hiện nay [31, tr.31-32]. Theo các định nghĩa trên, cán bộ có bốn đặc trưng cơ bản: - Cán bộ giữ một chức vụ, trọng trách nào đó trong hệ thống chính trị nói chung. - Cán bộ phải qua bầu cử, tuyển chọn, đề bạt. - Cán bộ được sự uỷ thác của Nhà nước, các tổ chức khác trong hệ thống chính trị và lấy danh nghĩa của Nhà nước và các tổ chức đó mà hoạt động. - Cán bộ hưởng đãi ngộ căn cứ vào chất lượng lao động của họ. Như vậy, cán bộ theo nghĩa chung nhất là những người lãnh đạo, quản lý hoặc nhà chuyên môn, nhà khoa học; có thể là công chức, viên chức làm việc hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn khác. Cán bộ được hình thành từ dân cử, bầu cử, tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm. Trong phạm vi đề tài này, chỉ tập trung nghiên cứu cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn tại các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể trên cơ sở phân tích số liệu cán bộ của các dân tộc trong toàn tỉnh Hòa Bình. Theo tiến sĩ Lê Phương Thảo, khái niệm cán bộ DTTS dùng để chỉ một đối tượng cán bộ đặc thù, tiêu chí cơ bản là xuất thân từ các DTTS. Khái niệm cán bộ DTTS được dùng khi so sánh với khái niệm cán bộ dân tộc đa số và được xem xét trên phạm vi toàn quốc, mặc dù trong không gian hẹp (tỉnh, huyện, xã), có khi một DTTS nào đó lại chiếm số đông [38, tr.38]. Tính đặc thù của cán bộ người DTTS nước ta có mặt do lịch sử để lại, có mặt nảy sinh trong quá trình vận động và phát triển. 1.2. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số số tỉnh Hòa Bình hiện nay Để làm rõ đặc điểm của ĐNCB người DTTS tỉnh Hòa Bình, trước tiên cần phải tìm hiểu đặc điểm của các DTTS sống trên địa bàn tỉnh. - Dân tộc Mường: Dân tộc Mường là DTTS chiếm số đông nhất trong toàn tỉnh (62,8%). Sống định cư các triền núi thấp. Làng là đơn vị cơ sở của xã hội Mường gồm nhiều tiểu gia đình phụ quyền mà tế bào gia đình là cha mẹ và con cái, trong đó, quyền thế tập thuộc về con trai trưởng. Mỗi làng của người Mường thường quần tụ nhiều dòng họ. Đặc điểm nổi bật của người Mường là tính cộng đồng, được thể hiện trên nhiều mặt trong đời sống của làng. Các hình thức sản xuất tập thể được hình thành phổ biến và có ý nghĩa không nhỏ đối với từng đơn vị kinh tế gia đình. Chẳng hạn như: tổ chức nhóm lao động mà không định thành phần tham gia, được tập hợp nhất thời theo mùa vụ, bằng sự tự [...]... 5,19% Trong đó: cán bộ dân tộc Mường chiếm 48,56%; cán bộ dân tộc Thái chiếm 56,1%; cán bộ dân tộc Tày chiếm 86,7%; cán bộ dân tộc Dao chiếm 68,7%; cán bộ dân tộc H'mông chiếm 56,25% Lý luận chính trị (xem phụ lục 3): - Cán bộ người DTTS có trình độ cao cấp, cử nhân chiếm 0,76% Trong đó: cán bộ dân tộc Mường chiếm 0,61%; cán bộ dân tộc Thái chiếm 0,85%; cán bộ dân tộc Tày chiếm 2,85%; cán bộ dân tộc. .. - Cán bộ người DTTS có trình độ trung cấp lý luận chiếm 9,28% Trong đó: cán bộ dân tộc Mường chiếm 7,96%; cán bộ dân tộc Thái chiếm 15,41%; cán bộ dân tộc Tày chiếm 17,81%; cán bộ dân tộc Dao chiếm 20,61%; cán bộ dân tộc H'mông chiếm 14,06% - Cán bộ người DTTS có trình độ cấp chiếm 6,95% Trong đó: cán bộ dân tộc Mường chiếm 6,91%; cán bộ dân tộc Thái chiếm 7,65%; cán bộ dân tộc Tày chiếm 3,56%; cán. .. 0,07% Trong đó, có duy nhất dân tộc Mường và chiếm 0,08% trong tổng số cán bộ dân tộc Mường - Cán bộ người DTTS có trình độ trung cấp chiếm 0,33% Trong đó cán bộ dân tộc Mường chiếm 0,29%; cán bộ dân tộc Thái chiếm 0,85% - Cán bộ người DTTS có trình độ cấp chiếm 15,80% Trong đó: cán bộ dân tộc Mường chiếm 14,32%; cán bộ dân tộc Thái chiếm 23,17%; cán bộ dân tộc Tày chiếm 22,80%; cán bộ dân tộc Dao... bộ dân tộc Thái chiếm 26,04%; cán bộ dân tộc Tày chiếm 3,09%; cán bộ dân tộc Dao chiếm 18,32%; cán bộ dân tộc H'mông chiếm 6,25% - Tỷ lệ cán bộ người DTTS có trình độ cấp là 6,16% Trong đó: cán bộ dân tộc Mường chiếm 5,82%; cán bộ dân tộc Thái chiếm 6,06%; cán bộ dân tộc Tày chiếm 7,60%; cán bộ dân tộc Dao chiếm 9,16%; cán bộ dân tộc H'mông chiếm 37,5% - Tỷ lệ cán bộ người DTTS chưa qua đào tạo,... Tày chiếm 3,56%; cán bộ dân tộc Dao chiếm 12,98%; cán bộ dân tộc H'mông chiếm 12,5% - Cán bộ người DTTS chưa qua đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị chiếm 83,01% Trong đó: cán bộ dân tộc Mường chiếm 84,52%; cán bộ dân tộc Thái chiếm 76,09%; cán bộ dân tộc Tày chiếm 75,78%; cán bộ dân tộc Dao chiếm 63,36%; cán bộ dân tộc H'mông chiếm 73,44% Quản lý nhà nước (xem phụ lục 3): - Cán bộ người DTTS có trình... ĐNCB người DTTS được nâng lên rõ rệt Trình độ chuyên môn (xem phụ lục 3): - Tỷ lệ cán bộ người DTTS có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 13,17% Trong đó: cán bộ dân tộc Mường chiếm 14,09%; cán bộ dân tộc Thái chiếm 11,80%; cán bộ dân tộc Tày chiếm 2,61%; cán bộ dân tộc Dao chiếm 3,82% - Tỷ lệ cán bộ người DTTS có trình độ trung cấp là 29,48% Trong đó: cán bộ dân tộc Mường chiếm 31,53%; cán bộ dân tộc. .. trình độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí, cơ cấu dân cư, về văn hóa, phong tục tập quán đã tác động trực tiếp đến sự phát triển ĐNCB người DTTS tỉnh Hòa Bình 2.2 Tình hình đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu sốtỉnh Hòa Bình hiện nay 2.2.1 Về số lượng Từ năm 1996 đến nay, mặc dù có nhiều thay đổi về tổ chức bộ máy nhưng số lượng cán bộ tăng hoặc giảm không đáng kể Thực hiện Quyết định số 100-QĐ/TW... 22,80%; cán bộ dân tộc Dao chiếm 27,48%; cán bộ dân tộc H'mông chiếm 34,37% - Cán bộ người DTTS chưa qua đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước chiếm 83,79% Trong đó: cán bộ dân tộc Mường chiếm 85,31%; cán bộ dân tộc Thái chiếm 75,98%; cán bộ dân tộc Tày chiếm 77,20%; cán bộ dân tộc Dao chiếm 72,52%; cán bộ dân tộc H'mông chiếm 65,63% Như vậy, trình độ ĐNCB người DTTS hiện nay nhìn chung còn thấp, nhưng so với... sống và trong phát triển sản xuất của mình Như vậy, tất cả những đặc điểm của từng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã để lại dấu ấn sâu sắc trong sinh hoạt, khắc ghi trong tiềm thức mỗi đồng bào dân tộc, mỗi cán bộ người DTTS Đội ngũ cán bộ người DTTS Hòa Bình cũng mang đậm dấu ấn của người DTTS Hòa Bình, biểu hiện qua một số đặc điểm cơ bản sau: - Thứ nhất: ĐNCB người DTTS chịu ảnh hưởng và tác... cán bộ người DTTS cấp xã chiếm 82,33% Đi sâu vào phân tích từng dân tộc cho thấy, tỷ lệ này còn có sự chênh lệch lớn hơn so với cơ cấu dân cư Chẳng hạn: Dân tộc Mường chiếm 62,8% cư dân trong toàn tỉnh, cán bộ dân tộc Mường chiếm 38,79% trong tổng số cán bộ Tương ứng như vậy, dân tộc Thái 4% và 4,31%, dân tộc Tày: 2,7% và 1,93%; dân tộc Dao 1,7% và 0,6%; dân tộc H'mông 0,5% và 0,29% Trong khi đó, . LUẬN VĂN: Phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời đến nay, Đảng. lục, luận văn kết cấu gồm 3 chương, 9 tiết. Chương 1 Đặc điểm và vai trò của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình hiện nay 1.1. Quan niệm về dân tộc thiểu số, cán bộ người. từng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã để lại dấu ấn sâu sắc trong sinh hoạt, khắc ghi trong tiềm thức mỗi đồng bào dân tộc, mỗi cán bộ người DTTS. Đội ngũ cán bộ người DTTS ở Hòa Bình

Ngày đăng: 27/06/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan