Luận văn: CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN (Từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) doc

131 546 2
Luận văn: CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN (Từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN TRUNG DIỆU CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN (Từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ Thái Nguyên 8/2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN TRUNG DIỆU CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NHÀ NƢỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN (Từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS: Nguyễn Thị Phƣơng Chi Thái Nguyên 8 /2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 MỤC LỤC Trang Bảng viết tắt 4 MỞ ĐẦU 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 8 3.1. Đối tượng nghiên cứu 8 3.2. Phạm vi nghiên cứu 8 3.3. Nhiệm vụ của đề tài 9 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 9 4.1. Nguồn tư liệu 9 4.2. Phương pháp nghiên cứu 10 5. Đóng góp của luận văn 10 6. Bố cục của luận văn 10 NỘI DUNG 11 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƢ- XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CỦA TINH THÁI NGUYÊN 11 1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 11 1.1.1. Vị trí địa lí. 11 1.1.2. Điều kiện tự nhiên. 12 1.2. Đặc điểm kinh tế, dân cƣ – xã hội 17 1.2.1. Đặc điểm kinh tế 17 1.2.2. Đặc điểm dân cư – xã hội 20 1.3. Quá trình thay đổi vùng đất Thái Nguyên từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX 25 1.4. Tiểu kết 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH VỀ CHÍNH TRỊ, QUỐC PHÒNG CỦA CÁC NHÀ NƢỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN (TỪ THẾ KỈ XI ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX) 31 2.1. Chính sách về chính trị 31 2.1.1. Chính sách nhu viễn (Mềm dẻo đối với phương xa) 31 2.1.2.Chính sách đối với thế lực chống đối triều đình 39 2.1.3. Chính sách thổ quan và lưu quan 51 2.2 Chính sách về quốc phòng 67 2.3 Tác động của chính sách chính trị, quốc phòng 77 2.4. Tiểu kết 79 CHƢƠNG 3: CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ, VĂN HOÁ 81 3.1. Chính sách về kinh tế 81 3.2. Chính sách về văn hóa 96 3.2.1. Chính sách về giáo dục 96 3.2.2. Chính sách về tôn giáo, tín ngưỡng 107 3.3. Tác động của chính sách kinh tế, văn hoá 110 3.4. Tiểu kết 114 KẾT LUẬN 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO 121 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Bảng viết tắt NXB Nhà xuất bản KHXH Khoa học xã hội PTS Phó Tiến sĩ ĐHQG Đại học Quốc gia Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta có truyền thống lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu đời, lãnh thổ lại chia thành nhiều địa hình khác nhau như: miền núi, trung du và đồng bằng ven biển. giữa các vùng, miền từ Bắc và Nam lại có sự khác nhau về thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng và cũng do đó dẫn đến sự khác nhau về phong tục tập quán, lối sống. Do điều kiện tự nhiên, xã hội và con người ở mỗi vùng miền có những điểm khác nhau nên trong mỗi giai đoạn lịch sử đòi hỏi nhà nước phải có chính sách thích hợp với từng vùng lãnh thổ, chính sách đoàn kết các dân tộc phù hợp mới đảm bảo giữ gìn nền độc lập và thống nhất lãnh thổ. Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ khi giành được quyền độc lập tự chủ, các nhà nước quân chủ Việt Nam đã có chính sách quan tâm đến những vùng dân tộc khác nhau, đặc biệt là những vùng biên cương của tổ quốc. Ở những mức độ khác nhau các triều đại đều có những chính sách đối với các vùng, các dân tộc, nhằm duy trì và khẳng định quyền lực của nhà nước đối với các dân tộc, hướng tới mục đích củng cố và tăng cường nền thống nhất quốc gia. Trong các tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, Thái Nguyên là vùng đất đã và đang giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử dân tộc. Là trung tâm chiến lược phía Bắc sông Hồng, nên trong lịch sử Thái Nguyên thường xuyên phải đối mặt với các thế lực ngoại bang và cả các thế lực phản nghịch trong nước. Từ xa xưa ông cha ta đã coi Thái Nguyên là “phên dậu” phía Bắc của Kinh thành Thăng Long – Đông Đô, là điểm xuất phát triển khai lực lượng chống giặc ngoại xâm ở vùng biên giới phía Bắc. Nơi đây nhiều lần được chọn làm “thủ đô kháng chiến” trong các cuộc chiến đấu chống quân xâm lược, có địa thế hiểm yếu với núi cao, rừng rậm, sông sâu suối dài, thực sự có vai trò chiến lược về nhiều mặt kinh tế, chính trị, quốc phòng. Thái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Nguyên, vùng đất đã ghi dấu ấn lịch sử với nhiều trận đánh, nhiều chiến công được lưu danh; trong quá trình dựng nước và giữ nước, các nhà nước quân chủ Việt Nam đã có ý thức quan tâm, bảo vệ vùng đất này bằng những chính sách, biện pháp khác nhau. Việc nghiên cứu về những chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với tỉnh miền núi như Thái Nguyên còn có ý nghĩa thực tiễn nhằm chắt lọc và vận dụng những kinh nghiệm quí báu của cha ông ta trong công cuộc quản lý, xây dựng đất nước và củng cố quốc phòng ở nước ta ngày nay. Bản thân tôi sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Thái Nguyên, hiện nay làm giáo viên ở Thái Nguyên nên rất mong muốn tìm hiểu về lịch sử của địa phương mình ở thời trung đại, nhằm phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu của mình. Với những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với tỉnh Thái Nguyên (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX)” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến các chính sách của nhà nước quân chủ Việt Nam đối với các bàn miền núi, vùng biên giới trong đó có tỉnh Thái Nguyên. Các bộ giáo trình đại học và sách thông sử về thời quân chủ Việt Nam cũng đã được xuất bản như: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, gồm 3 tập (Nxb Giáo dục, 1959,1960,1963); Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1 (Nxb Giáo dục, 2002). Trong đó các tác giả đã đề cập khái quát những những chính sách kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội của mỗi triều đại trong từng thời kỳ lịch sử. Ngoài ra còn có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về chính sách của các triều đại quân chủ Việt Nam thời trung đại được đăng trên các tạp chí chuyên ngành như “Chính sách đối với các dân tộc thiểu số của triều Nguyễn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 nửa đầu thế kỉ XIX ” (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 6, 1993) của tác giả Nguyễn Minh Tường; “Chính sách giáo dục đối với các dân tộc ít người dưới triều Minh Mạng (1820 - 1840)” (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 5, 2000) của tác giả Phạm Ái Phương. Trong đó có phần đề cập đến tỉnh Thái Nguyên. Một trong những công trình nghiên cứu khá đầy đủ về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá của các dân tộc ít người trên đất nước ta cũng như những chính sách của các triều đại phong kiến đối với các dân tộc, đó là cuốn: Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam (từ thế kỷ XI - đến giữa thế kỷ XIX), Nxb Văn hoá dân tộc, 1998, của tác giả Đàm Thị Uyên. Các công trình nghiên cứu ở Thái Nguyên đáng chú ý là cuốn Thái Nguyên Đất và Người của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Lịch sử Đảng bộ Thái Nguyên năm 2003; Bắc Thái 40 năm đấu tranh và xây dựng, Sở Văn Hoá và Thông tin Bắc Thái, năm 1985. Đặc biệt, năm 2009 cuốn Địa chí Thái Nguyên do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành đã nêu lên tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Thái Nguyên trong thời quân chủ. Mặc dù các nội dung đó mới chỉ khái quát, nhưng cũng đã giúp cho tác giả luận văn có những nhận thức quan trọng về tác động của các chính sáchcác triều đại quân chủ Việt Nam đã áp dụng ở Thái Nguyên. Ngoài ra, còn có những cuộc Hội thảo khoa học về Thái Nguyên như: Hội thảo khoa học về danh nhân lịch sử Đỗ Cận, năm 1997; Hội thảo khoa học về danh nhân lịch sử Lưu Nhân Chú, năm 2001; Hội thảo khoa học về danh nhân lịch sử Dương Tự Minh, năm 2003. Trong các Hội thảo đã có những báo cáo khoa học nghiên cứu về lịch sử địa phương với nhiều nội dung phong phú. Các báo cáo khoa học trên, dưới những góc độ khác nhau đã nêu lên một số chính sách của các triều đại quân chủ đối với tỉnh Thái Nguyên, đồng thời rút ra những kiến giải, đánh giá khoa học về vị trí chiến lược cũng như tình hình chính trị , kinh tế, xã hội của Thái Nguyên trong lịch sử. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Như vậy, liên quan đến nội dung đề tài cũng đã có một số sách và báo cáo khoa học đề cập, nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về “Chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với tỉnh Thái Nguyên (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX)”, vì thế đây chính là nội dung mà tác giả luận văn cần giải quyết. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Luận văn nghiên cứu về những chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với tỉnh Thái Nguyên thời trung đại (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) trên các mặt: hoàn cảnh lịch sử, những nội dung cơ bản của các chính sách về chính trị, quốc phòng, kinh tế, giáo dục, văn hoá – xã hội và những tác động của các chính sách đó đối với quá trình phát triển của địa phương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Về không gian: Luận văn đề cập đến phạm vi hành chính của tỉnh Thái Nguyên trong lịch sử. Về thời gian: Luận văn nghiên cứu về chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với Thái Nguyên trong khoảng thời gian từ thế kỉ XI (đất nước ta bước vào thời độc lập, tự chủ) đến nửa đầu thế kỉ XIX (trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam). 3.3. Nhiệm vụ của đề tài. Hệ thống lại một cách tương đối toàn diện về các chính sách của nhà nước quân chủ Việt Nam đối với Thái Nguyên (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) nhằm làm rõ và khắc họa sâu sắc về chính sách dân tộc - một chính sách lớn của nhà nước quân chủ Việt Nam đối với một địa phương cụ thể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Trên cơ sở nghiên cứu đó thấy được sự tác động của những chính sách đó đối với đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của Thái Nguyênđối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của cha ông ta thời trung đại. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu: 4.1. Nguồn tư liệu Để tìm hiểu những chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với tỉnh Thái Nguyên thời trung đại (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX), nguồn tư liệu gốc mà luận văn sử dụng là các bộ sử do các sử gia phong kiến biên soạn như: Đại Việt sử toàn thư; Đại Nam nhất thống chí; Khâm định Việt sử thông giám cương mục; Đại Nam thực lục, Dư địa chí … Bên cạnh đó còn có các tài liệu gốc về lịch sử Thái Nguyên như các văn bia, gia phả, thần phả, câu đối. Luận văn còn có sự tham khảo và kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, trong đó đáng chú ý nhất là tác phẩm “Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến ở Việt Nam (từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIX)” của tác giả Đàm Thị Uyên; Tác phẩm “Văn hoá Tày Nùng” của tác giả Hà Văn Thư và Lã Văn Lô, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1984… và nhiều tài liệu khác như các bài viết trên các tạp chí, các báo cáo khoa học có liên quan đến chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam đối với tỉnh Thái Nguyên như tuyển tập “Con người và sự tích Bắc Thái” của các tác giả Hà Đức Toàn, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Đức Giảng. Ngoài những nguồn tư liệu thành văn, trong quá trình thực hiện đề tài, người viết còn tiến hành khảo sát, điền dã các di tích lịch sử còn tồn tại hoặc chỉ còn dấu vết như thành quách, đền chùa, bia đá; tiến hành thẩm vấn dân tộc học và sẽ cố gắng sử dụng các tư liệu thu thập được để khai thác vào trong đề tài. [...]... quân chủ Việt Nam đối với tỉnh Thái Nguyên thời trung đại (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) và bước đầu có những kiến giải mới về hệ quả của các chính sách đó đối với sự phát triển của Thái Nguyên đặc biệt trong lĩnh vực chính trị và văn hoá - Luận văn đã bước đầu phác hoạ rõ mối quan hệ giữa chính quyền nhà nước trung ương với địa phương Thái Nguyên thông qua những chính sách cụ thể về chính trị,... dân Thái Nguyên đã làm nên nhiều sự tích anh hùng, góp phần vun đắp nên truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn CHƢƠNG 2 CHÍNH SÁCH VỀ CHÍNH TRỊ, QUỐC PHÒNG CỦA CÁC NHÀ NƢỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN (TỪ THẾ KỈ XI ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX ) 2.1 Chính sách về chính trị 2.1.1 Chính sách. .. hành chính của tỉnh Thái Nguyên Chương 2: Chính sách về chính trị, quốc phòng của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với tỉnh Thái Nguyên (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) Chương 3: Chính sách về kinh tế, văn hoá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 10 http://www.lrc-tnu.edu.vn NỘI DUNG CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƢ- XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH... kinh tế, giáo dục, văn hoá và những tác động củađối với những vùng đất này - Trên cơ sở những chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với Thái Nguyên, tác giả luận văn còn nêu lên những tác động của các chính sách đó đối với các lĩnh vực; chính trị, quốc phòng, kinh tế và văn hóa 6 Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn được chia thành 3 chương: Chương... thành 24 lộ, Thái Nguyên thuộc Như Nguyệt Giang lộ Thời Trần, năm Quang Thái thứ 10 (1397) châu Thái Nguyên đổi thành trấn Thái Nguyên, “đại thể trấn Thái Nguyên tương đương với tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn và nửa tỉnh Cao Bằng ngày nay” [1;119] Tỉnh Thái Nguyên: Thời thuộc Đường là đất châu Vũ Nga Đời Tiền Lê, Lý là châu Thái Nguyên; năm Quang Thái 10 (1397) đời Trần Thuận Tông đổi làm trấn Thái Nguyên Thời... GIỚI HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 1.1.1.Vị trí địa lí Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung... sắc thái văn hoá độc đáo Sự hội tụ đó làm cho nền văn hoá Thái Nguyên phong phú và đa dạng, Giáo sư Trần Quốc Vượng trong bài “Bắc Thái - anh là ai?” đã viết: “Phải chăng “Hội tụ - tiếp xúc” là chất đặc thù, độc đáo của Anh?” [3;55] 1.3 Quá trình thay đổi địa giới hành chính của Thái Nguyên từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX Dưới triều Đinh, Tiền Lê (thế kỉ X), đất nước được chia làm 10 đạo; khi Lý Thái. .. và kiên trì chính sách dùng quan hệ hôn nhân, ban chức tước nhằm kết thân và ràng buộc các châu mục, tù trưởng có thế lực ở địa phương Ở Thái Nguyên, chính sách mềm dẻo của nhà Lý được thể hiện rõ nét và nổi bật nhất qua thái độ ứng xử của chính quyền trung ương đối với các nhân vật có ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng dân cư vùng biên cương Đông Bắc ở thế kỉ XI Dùng hôn nhân ràng buộc: Nhà Lý đã đặt... thường xuyên bị các thế lực bên ngoài lợi dụng để dọn đường thực hiện âm mưu lấn chiếm và xâm lược nước ta Tình hình đó đặt cho chính quyền quân chủ phải có những chính sách hoặc biện pháp riêng đối với các dân tộc, trước hết phải nắm lấy được các thổ tù - tầng lớp trung gian là những người đứng đầu các tộc người ở vùng biên viễn Các nhà nước quân chủ đều hiểu rằng, nếu quy phục được các dân tộc miền... đình nhà Lý còn thông qua các cuộc hôn nhân, gả công chúa cho các tù trưởng có thế lực để quản lý cư dân thành khối thống nhất dưới sự lãnh đạo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 31 http://www.lrc-tnu.edu.vn của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền Đây là chính sách rất đặc biệt của vương triều Lý mà Lý Thái Tổ là người mở đầu chính sách đó Lý Thái Tổ lên ngôi, thiết lập bộ máy chính . hành chính của tỉnh Thái Nguyên. Chương 2: Chính sách về chính trị, quốc phòng của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với tỉnh Thái Nguyên (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX). Chương 3: Chính. về Chính sách của các nhà nước quân chủ Việt Nam đối với tỉnh Thái Nguyên (từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XIX) , vì thế đây chính là nội dung mà tác giả luận văn cần giải quyết. 3. Đối tƣợng,. PHÒNG CỦA CÁC NHÀ NƢỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỈNH THÁI NGUYÊN (TỪ THẾ KỈ XI ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX) 31 2.1. Chính sách về chính trị 31 2.1.1. Chính sách nhu viễn (Mềm dẻo đối với phương

Ngày đăng: 27/06/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan