đề tài tìm hiểu các biện pháp giải pháp thi công hoàn thiện cho công trình xây dựng

22 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
đề tài tìm hiểu các biện pháp giải pháp thi công hoàn thiện cho công trình xây dựng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.Quy định chung trong thi công và nghiệm thu mặt bằng Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công cần phải thực hiện đúng thiết kế,tuân thủ các yêu cầu của quy phạm và các quy phạm hiện hành c

Trang 1

ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢIPHÂN HIỆU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ MÔN KỸ THUẬT XÂY DỰNG - -

BÀI THI KẾT THÚC MÔNMôn: Nhập môn Kĩ thuật xây dựng

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Công Hậu Người thực hiện : Đoàn Bảo Kiệt Mã số sinh viên : 6251100026 Lớp : CH-KTXD-K62

Lời Cảm Ơn

Trang 2

Vậy là cũng sắp đến ngày chúng em kết thúc học kỳ đầu tiên của khóa học Được sự hướng dẫn, giảng dạy tận tình của các thầy cô, đặc biệt là thầy Nguyễn Công Hậu thuộc Khoa Công Trình giờ đây em đã có thể bước những bước đầu tiên trên hành trình trở thành một Kỹ Sư Xây Dựng của mình.

Sau một học kỳ tìm hiểu và sự hướng dẫn, giảng dạy của thầy Nguyễn Công Hậuem đã hoàn thành bài Tiểu Luận với đề tài: Tìm hiểu các biện pháp, giải pháp thi công hoàn thiện cho công trình xây dựng Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhucầu xây dựng phát triển theo, và do đó công trình ngày càng đòi hỏi tính thẩm mỹ cao Nhất là các công trình tập trung ở các thành phố lớn và phát triển như TP Hồ Chí Minh, Hà Nộị, Đà Nẵng,… Công tác hoàn thiện quyết định tính thẩm mỹ và bộmặt của công trình và đô thị, do đó nó quan trọng không kém các công đoạn khác Tuy khối lượng thi công có nhẹ hơn nhưng đòi hỏi sự tinh tế, chính xác và thẩm mỹ cao Nhờ được sự hướng dẫn của thầy cô và quá trình tìm hiểu, tích lũy kiến thức em đã hoàn thành bài tiểu luận này, nó sẽ là hành trang đầu tiên theo em suốt con đường trở thành Kỹ Sư Xây Dựng phía trước Em xin bày tỏ sự biết ơn chân thầy đến các thầy cô trong trường, trong khoa Đặc biệt là thầy Nguyễn Công Hậu đã giảng dạy và hướng dẫn tận tình trong quá trình thực hiện bài Tiểu Luận.

Do còn nhiều hạn chế về kiến thức , thời gian và kinh nghiệm nên bài luận của em không tránh khỏi những khiếm khuyết và sai sót Rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô để em có thể hoàn thiên kiến thức và kỹ năng của mình sau này.

Bình Định, ngày 3, tháng 1, năm 2022

Sinh viên

Đoàn Bảo Kiệt

Đề tài:

Trang 3

TÌM HIỂU CÁC BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP THICÔNG HOÀN THIỆN CHO CÔNG TRÌNH XÂY

DỰNG

M c L c:ục Lục:ục Lục:

Phần 1: Công tác chuẩn bị và tổ chức mặt bằng công trình 5

2.Giải phóng mặt bằng 5

3.Công tác và chuẩn bị thi công mặt bằng 6

4.Tiến hành nghiệm thu mặt bằng 6

5.Khu vực đường đi tại khu vực chuẩn bị mặt bằng thi công 7

6.Yêu cầu chung khi chuẩn bị mặt bằng thi công 7

Phần 2: Biện pháp thi công lắp đặt hệ thống điện 8

1.Đi ống điện âm tường 8

2.Đi ống điện sàn bê tông 9

3.Lắp đặt hệ thống mang cáp 10

4.Thông ống điện và kéo dây 11

5.Kiểm tra dây và lắp đặt thiết bị 11

6.Tủ điện 12

7.Lắp đặt máy biến áp/ máy phát điện 12

Phần 3: Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường và điều kiện an toàn khác nhưphòng chống cháy nổ an toàn lao động cam kết tháo gỡ hệ thống hiện hữu .14

1.Biện pháp an toàn lao động và phòng cháy nổ 14

2.Công tác vệ sinh môi trường 14

3.Biện pháp an ninh trật tự 15

4.Phối hợp với các nhà thầu khác 15

5.An toàn khi thi công 16

Phần 4: Cam kết khảo sát và thực hiện tốt dự án, kết luận 18

Trang 4

1.Khảo sát 18

2.Yêu cầu khảo sát 19

3.Trình tự thực hiện khảo sát 20

4.Nhiệm vụ của khảo sát 20

5.Nội dung báo cáo kết quả khảo sát 20

6.Phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng 21

7.Thực hiện dự án, kết luận 21

Phần 1: Công tác chuẩn bị và tổ chức mặt bằng côngtrình

Trang 5

1.Quy định chung trong thi công và nghiệm thu mặt bằng

 Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công cần phải thực hiện đúng thiết kế,tuân thủ các yêu cầu của quy phạm và các quy phạm hiện hành có liênquan.

 Những công trình được thi công và hoàn thiện trên mặt bằng xây dựngbao gồm: đường đi, hàng rào, sân chơi, cây xanh và các hệ thống kỹthuật hạ tầng cần phải được hoàn thiện đồng bộ trước khi đưa côngtrình vào sử dụng.

 Đất nền sử dụng phải phù hợp với thiết kế Cho phép sử dụng các loạiđất cát, đất sét, đất pha cát, các loại xỉ, hỗn hợp xỉ và các loại đất thảikhông lẫn hữu cơ.

 Tại các khu vực trồng cỏ, trồng cây cần phải có lớp đất màu dễ thoátnước.

 Dọn dẹp mặt bằng thi công mặt đường đá dăm, bê tông atphan cầnphải tuân thủ theo quy phạm hiện hành về thi công đường.

 Trước khi giải phóng mặt bằng thì phải cắt hết nguồn điện, nước vàcác kỹ thuật khác sau khi có sự thỏa thuận của các cơ quan quản lýcủa hệ thống đó.

 Còn đối với các hệ các hệ thống kỹ thuật ngầm phức tạp đặc biệt làđường dây thông tin, dây điện cao thế thì phải có thiết kế phá dỡ.

Trang 6

3.Công tác chuẩn bị thi công mặt bằng

Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công gồm san lấp mặt bằng và xây dựng cáccông trình phục vụ cho công tác thi công: xưởng, bãi, kho, đường đi, điện,nước,…

 Nếu điều kiện thích hợp thì có thể xây dựng trước một phần hệ thốngcủa đường đi, điện, thoát nước chính của công trình.

 Những khu vực cây xanh giữ lại cần có rào bảo vệ Khi đào đất xungquanh những cụm cây giữ lại thì phải chừa vùng đất có đường kínhhơn ½ đường kính tán cây và không nên đào sâu quá 30m.

 Các công trình có sẵn trên mặt bằng xây dựng như nhà, các hệ thốngkỹ thuật nên tận dụng triệt để trong quá trình thi công.Khi phá dỡ nhàhay hệ thống kỹ thuật cũ cần có những biện pháp để đảm bảo an toàncho công tác thi công Đối với nhà cao tầng và các công trình phức tạpcần có thiết kế, bản vẽ phá dỡ.

 Những nguyên vật liệu, thiết bị, cấu kiện còn tận dụng được thì phảiđược lựa chọn ra và đưa về nơi quy định để bảo quản sử dụng.

 Sau khi đã phá dỡ hệ thống kỹ thuật và công trình ngầm thì cần phải sanphẳng và đầm nén chặt các hào và hố đào theo độ chặt yêu cầu.

 Hệ thống thoát nước tạm thời của công trình cần phải đảm bảo thoátnước tốt, mặt bằng không bị đọng nước.

Trang 7

 Khu vực cây xanh giữ lại cần phải được bảo vệ và tránh bị hư hại khi thicông công trình.

 Những cây không giữ lại cần phải được thu dọn sạch sẽ: gốc cây, rễ cây,các bụi cây.

5 Khu vực đường đi tại khu vực chuẩn bị mặt bằng thi công

 Khi thi công hệ thống sân bãi, vỉa hè hay đường nội bộ trong khu nhàcần phải tuân theo những quy định trong quy phạm hiện hành.

 Mặt bằng đường đi, sân bãi và vỉa hè phải đảm bảo thoát nước, khôngngập lụt khi mưa và không gây bụi khi thời tiết khô ráo.

 Đường đi, sân bãi và vỉa hè trong khu nhà ở phải xây bó vỉa Chỉ đặt đábó vỉa sau khi đã thi công xong mặt đường.

 Đối với lớp đệm và lớp trung gian của đường đi có thể sử dụng loại đácó kích thước từ 2,5cm đến 12cm Còn đối với lớp vật liệu chèn phủ mặtthì từ 2 đến 4cm, 1 đến 2cm và 0,5 đến 1cm.

 Lòng đường cần được bảo vệ sạch sẽ, ổn định và an toàn bó vỉa Khi bóvỉa cần theo đúng thiết kế và các quy định như sau:

+ Chiều rộng của bó vỉa không được tính vào chiều rộng của mặt đường.+ Bó vỉa có thể bằng đá, bê tông hoặc xây gạch

+ Mặt trên của đá bó vỉa phải bằng phẳng, các mối nối phải được chènđầy vữa xi măng và bảo đảm chắc chắn

+ Lớp đệm phải đảm bảo được tính ổn định và được liên kết tốt với đábó vỉa bằng vữa xi măng.

+ Đá bó vỉa phải được đặt trên nền đất được nén chặt đến hệ số lớn hơn0,9 hoặc trên nền bê tông Mạch giữa các viên đá không được lớn hơn1cm và được chèn bằng vữa xi măng.

6 Yêu cầu chung khi chuẩn bị mặt bằng thi công

 Xung quanh khu vực công trình mặt bằng phải có rào ngăn, trạm gáckhông cho người không có nhiệm vụ ra vào công trình Trường hợp cóđường giao thông công cộng đi qua, cần phải mở đường khác Hoặc phảiđặt biển báo ở 2 đầu đoạn đường để các phương tiện giao thông giảm tốcđộ khi qua lại.

 Khu vực chuẩn bị mặt bằng phải có hệ thống thoát nước Đảm bảo mặtbằng thi công được khô ráo và sạch sẽ Không nên để nước đọng trênmặt đường hoặc chảy vào hố công trình

 Đối với các mặt bằng ở gần biển, sông, suối thì cần phải có phương phápphòng chống lũ lụt, sạt lở.

Trang 8

 Các công trình phụ trợ có yếu tố độc hại cần được đặt ở cuối hướng gió.Đảm bảo khoảng cách đến nơi ở của người lao động và dân cư địaphương Hoặc nên có các biện pháp ngăn ngừa độc hại theo đúng quyđịnh của Nhà nước.

 Giếng, hầm, hố và các lỗ trống trong phạm vi công trình chuẩn bị mặtbằng phải được đậy kín Đối với các hầm, hố gần đường giao thông, cầnphải có rào chắn cao trên 1m, có đèn báo hiệu vào ban đêm.

 Không được đổ vật liệu thừa, thải từ trên cao xuống khi bên dưới chưacó rào chắn, biển báo hay người cảnh giới

 Đối với các khu vực như: đang tháo dỡ giàn giáo, ván khuôn; nơi lắp rápmáy móc, bộ phận kết cấu công trình; khu vực có khí độc… ban đêmphải có đèn báo hiệu.

Phần 2: Biện pháp thi công lắp đặt hệ thống điện

Hệ thống điện - phần điện thường chiếm 40-60% đôi khi còn chiếm 80% toàn bộ hệ thống cơ điện Vì vậy việc thiết kế và thi công hệ thống điện luôn được chủ đầu

tư cũng như nhà thầu đặc biệt quan tâm.

1.Đi ống điện âm tường

 Xác định vị trí, chiều dài, cao, bề rộng đường cắt trên tường cần thi công Tiếp đó sử dụng máy cắt cầm tay để cắt tường theo vị trí đã

Trang 9

định trước đó.

Lắp ống điện và đóng lưới tường tại những đường đã cắt nhằm đề phòng trường hợp bị nứt tường về sau theo đường ống điện lắp bên trong tường.

Nghiệm thu kết quả, sau đó xây dựng tiến hành tô tường.

2.Đi ống điện sàn bê tông

 Sử dụng nước sơn để làm dấu các vị trí hộp box trung gian trên sàn cốt pha khi đơn vị xây dựng thi công xong phần cốt pha sàn.

Đặt các hộp box này theo vị trí đã định trước trong bản thiết kế, ta nênsử dụng ống điện kết nối các hộp box lại để tạo thành đường dẫn ống dây điện nguồn cho các thiết bị Công việc này nên được thực hiện khisàn đã lắp được 1 lớp thép.

Trang 10

 Nghiệm thu đường ống, box, khi đã đạt yêu cầu thì tiến hành đổ bê tông phần sàn.

Trong quá trình đổ bê tông sàn phải có người theo dõi trực tiếp để xử lý khi có sự cố như: dẹp ống, bể ống, mất liên kết,…

Các máng cáp nên được kết nối đất (bằng cáp đồng bọc PVC hoặc thanh đồng) để tạo thành hệ thống tiếp đất an toàn cho toàn bộ tuyến cáp.

Lắp máng và chỉnh sửa sao phù hợp với bản vẽ thiết kế và mỹ quan.

Trang 11

4.Thông ống điện và kéo dây

 Sau khi bộ phận xây dựng tháo cốt pha sàn, dùng dây nilông luồn vào ống điện đã đánh dấu và định vị trước đó.

Sau khi trần được tô thì chúng ta tiến hành kéo dây nguồn và điều khiển.

Dây kéo nên được làm dấu từng tuyến, theo màu và pha để dễ phân biệt trong quá trình thi công và bảo trì sau này.

5.Kiểm tra dây và lắp đặt thiết bị

 Kiểm tra dây xem có thông mạch, hay có bị chạm chập trong quá trìnhkéo dây hay không, kiểm tra tiếp độ cách điện giữa các dây dẫn và độ rò rỉ dòng điện.

Sau khi dây được kiểm tra an toàn thì tiến hành bước lắp đặt thiết bị.Sau quá trình lắp đặt thiết bị điện hoàn tất thì nên kiểm tra vận hành thử, có thể dùng amper kẹp để xác định dòng của từng pha sau đó chúng ta cân chỉnh dòng pha để đảm bảo được sự cân bằng pha bên trong hệ thống.

Trang 12

Tủ điện cần được gắn nhãn và thuyết minh sơ đồ chức năng từng thiết bị bên trong tủ.

Kiểm tra lại thứ tự pha và độ an toàn điện của tủ trước khi kiểm thử.

7.Lắp đặt máy biến áp/ máy phát điện

Trang 13

liên quan có trong bản thiết kế.

Sau đó, đệ trình phương án vận chuyển máy biến áp/ máy phát vào vị trí lắp đặt đã thống nhất trước đó.

Đơn vị thi công cần dự trù thời gian, nhân công, vật tư và những dụngcụ cần thiết cho việc lắp đặt thiết bị.

Nghiệm thu đầu vào các thiết bị và vật tư sau khi thi công hoàn tấtVệ sinh toàn bộ khu vực và lắp đặt rào chắn, biển báo nguy hiểm xungquanh khu vực trước khi lắp máy phát điện/máy biến áp.

Lắp đặt

Kiểm tra, dọn dẹp, và giải phóng mặt bằng rồi làm vệ sinh sơ bộ ở khuvực chuẩn bị thi công.

Định vị và đánh dấu các vị trí trên mặt bằng.

Kiểm tra lại mương dẫn và bệ móng lắp máy biến áp/máy phát

Vận chuyển máy biến áp/máy phát lên phía trên bệ móng (có thể vận chuyển bằng một hay nhiều phương pháp kết hợp như con lăn, tời kéo, xe cẩu, xe nâng…có thể tham khảo cách vận chuyển Chiller).Lắp đặt các thiết bị theo trong bảng thiết kế và chỉ dẫn từ nhà sản xuất.

Kiểm tra sau lắp đặt

Kiểm tra lại các vị trí máy biến áp/máy phát và cố định hoàn toàn vào bệ móng.

Sữa chữa những lỗi kĩ thuật trong quá trình thi công: Vệ sinh lại toàn bộ hệ thống sau khi đã thi công xong.

Mời các cơ quan kiểm định nhà nước đến đo đạc và kiểm tra lại sự phù hợp theo tiêu chuẩn quốc gia để nhận giấp phép đóng điện vàođiện lưới.

Nghiệm thu hệ thống, Bàn giao cho chủ đầu tư:

 Khi thi công hệ thống điện cho những công trình lớn cần phải theo quy trình nhất định và đòi hỏi nhà thầu phải có kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm Biện pháp thi công hệ thống điện càng đầy đủ thì càng chứng minh được năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu.

Trang 14

Đối với những nhà thầu thi công cơ điện chuyên nghiệp, quá trình thi công đều được thuyết minh và báo cáo cụ thể trong quá trình làm việc nhằm minh bạch cho chủ đầu tư cũng như dễ dàng quản lý tiến độ thi công toàn bộ hệ thống điện.

Phần 3: Biện pháp đảm bảo vệ sinh môitrường và điều kiện an toàn khác như phòngchống cháy nổ an toàn lao động cam kết tháo

gỡ hệ thống hiện hữu

1 Biện pháp an toàn lao động và phòng cháy nổ

 Tất cả các công nhân làm việc trên công trường đều phải được huấn luyện và hướng dẫn về an toàn và phòng chống cháy nổ. Đảm bảo đủ ánh sáng tại khu vực thi công

 Đảm bảo vệ sinh thông thoáng tại khu vực thi công Phải có biển báo, rào chắn tại khu vực thi công Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho con người

 Kiểm tra an toàn lao động trước khi vào khu vực thi công Trang bị các bình chữa cháy

 Tất cả các thiết bị có liên quan đến công việc phải thông qua giám sát an toàn lao động công trình kiểm tra như: Tủ điện thi công phảicó thiết bị chống rò và được kiểm tra cách điện, bơm nước, máy hàn, máy cắt… phải được kiểm tra cách điện.

2 Công tác vệ sinh môi trường:

 Công tác này được đặt ra một cách nghiêm túc nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường tại công trường và cả khu vực xung quanh.

Trang 15

 Công việc phải được tiến hành làm đâu, gọn đấy, vật tư, vật liệu, dụng cụ thi công phải ngăn nắp có kho chứa, không để bừa bãi trêncông trường khó quản lý.

3 Biện pháp an ninh trật tự:

 Để đảm bảo tốt cho công việc này, việc tuyển chọn nhân lực trên công trường đều phải sử dụng công nhân đã qua quá trình chọn lựa chọn kỹ càng.

 Lập danh sách cán bộ công nhân viên tham gia trên công trường được sự xác nhận của cơ quan chủ quản và phải đăng ký tạm trú với công an địa phương Trong quá trình thi công phải chấp hành đúng các qui định của địa phương và cơ quan nhà nước.

 Cùng tham gia và phối hợp với địa phương để giữ gìn an ninh trật tự công cộng trong quá trình thi công.

 Nghiêm cấm tổ chức cờ bạc, rượu chè, gây gỗ, đánh nhau trên công trường

 Chấp hành đúng nội qui công trường

 Không được ăn ở nấu nướng trên công trường

 Hằng ngày kiểm tra trang bị bảo hộ cá nhân trước khi vào công trường.

4 Phối hợp với các nhà thầu khác:

 Trong quá trình thi công, việc phối hợp với các đơn vị thi công cáchạng mục khác, các bộ phận chức năng của Chủ đầu tư có liên quan là hết sức quan trọng góp phần đảm bảo tiến độ, an toàn cũngnhư chất lượng cho toàn bộ các hạng mục của công trình.

Trang 16

 Trong quá trình thi công nếu các đơn vị khác cùng tiến hành thi công trong công trình thì tất cả các đơn vị phải tổ chức các buổi hợp cùng chủ đầu tư để có các biện pháp phối hợp nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến việc thi công của nhau, các bên phải có cam kết rang buộc với nhau như sau:

 Không cố ý gây hại đến phần việc do đơn vị khác thi công Giáo dục cán bộ, công nhân tham gia thi công trong công trình

không được gây rối, true chọc nhau gây mất trật tự

 Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị khác cùng tiến hành thi công trên cùng một mặt bằng, đảm bảo tiến độ chung cho tất cả cácbên

 Nếu bất kỳ đơn vị nào cố ý hay vô tình làm hư hại ảnh hưởng đến vật chất, chất lượng, tiến độ …của bên khác phải cùng bàn bạc và có biện pháp đền bù thỏa đáng

 Có thông báo với chủ đầu tư và các đơn vị khác thời gian dự định thi công các khu vực liên quan đến các đơn vị khác hoặc các bộ phận liên quan của Chủ đầu tư để bàn biện pháp phối hợp tránh tình trạng thi công chồng chéo.

 Đảm bảo vệ sinh chung Ngoài việc dọn dẹp vệ sinh hằng ngày, sau mỗi ca thi công thì hàng tuần các đơn vị phải kết hợp dọn vệ sinh tổng thể tại toàn bộ khu vực thi công.

 Trong quá trình thi công phải phối hợp chặt chẽ với các bộ phận chức năng có liên quan như tổ điện, tổ bảo vệ… để đảm bảo việc thi công được thuận tiện, đảm bảo an ninh, an toàn trong công trình.

5 An toàn khi thi công

 Đảm bảo các trang thiết bị an toàn lao động cho người phải được mặc, đeo đúng cách.

 Các dụng cụ, máy móc thi công phải được kiểm tra bởi người có chuyên môn trước khi đưa vào sử dụng

Ngày đăng: 20/05/2024, 17:34

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan