nhân tố ảnh hưởng đến năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực đồng bằng sông hồng

15 2 0
nhân tố ảnh hưởng đến năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực đồng bằng sông hồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xu thế phát triển của một nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển như ở Việt Nam sẽ có nhiều khiếm khuyết như sự thiếu đồng bộ của các thị trường và sự phân bổ nguồn lực chưa hợp lý

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Mã số: 9340101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN MẠNH QUÂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

Nghiên cứu sinh

Trần Văn Thắng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận án được thực hiện và hoàn thành tại “Bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân” Tôi xin bày tỏ lòng

biết ơn sâu sắc nhất tới PGS TS Nguyễn Mạnh Quân - người hướng dẫn khoa học

đã tận tình giúp đỡ và định hướng để tôi hoàn thiện Luận án

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình từ Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Khoa Quản trị kinh doanh và Bộ môn văn hóa doanh nghiệp cùng toàn thể các thầy cô giáo tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân, tôi xin ghi nhận và chân thành cảm ơn

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè,… đã động viên, chia sẻ để giúp tôi hoàn thành luận án

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

Nghiên cứu sinh

Trần Văn Thắng

Trang 5

1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 10

1.2 Các nghiên cứu trong nước 25

1.3 Một số kết luận được rút ra từ tổng quan 27

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 31

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC HẤP THỤ CÔNG NGHỆ 32

2.1 Khái niệm 32

2.1.1 Khái niệm công nghệ và khả năng hấp thụ công nghệ 32

2.1.2 Khái niệm năng lực công nghệ 34

2.1.3 Nội dung đánh giá công nghệ 36

2.2 Các hướng nghiên cứu 37

2.3 Khung lý thuyết 40

2.4 Khoảng trống nghiên cứu 46

2.5 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 48

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 50

CHUƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC HẤP THỤ CÔNG NGHỆ 52

3.1 Định hướng nghiên cứu 52

3.2 Quy trình nghiên cứu 54

3.2.1 Bảng hỏi và thang đo 56

3.2.2 Mẫu nghiên cứu 57

3.2.3 Nghiên cứu định tính 60

3.2.4 Nghiên cứu định lượng 65

Trang 6

3.2.5 Nghiên cứu định lượng chính thức 70

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 75

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC HẤP THỤ CÔNG NGHỆ 76

4.1 Thống kê mô tả 76

4.1.1 Mô tả đặc điểm mẫu 76

4.1.2 Kết quả khảo sát ý kiến các DN về VTC, VXH, VCN 78

4.1.3 Kết quả khảo sát ý kiến các DN về Năng lực hấp thụ công nghệ 82

4.1.4 Kết quả khảo sát ý kiến các DN về Môi trường hoạt động 84

4.2 Phân tích nhân tố khám phá 85

4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 86

4.4 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu 90

4.4.1 Kết quả phân tích hồi quy của biến Vốn tổ chức, Vốn xã hội, Vốn con người và Năng lực hấp thụ công nghệ 90

4.4.2 Kết quả phân tích hồi quy của biến Vốn tổ chức, Vốn xã hội, Vốn con người, Môi trường hoạt động và Năng lực hấp thụ công nghệ 92

4.5 Kết quả kiểm định CFA 95

4.5.1 CFA thang đo các nhân tố tác động đến năng lực hấp thụ công nghệ của DN 954.5.2 Kiểm định mô hình nghiên cứu 98

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.2: Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu nước ngoài về VXH 20

Bảng 1.3: Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu nước ngoài về VTC 23

Bảng 1.4: Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu nước ngoài về VCN 25

Bảng 3.1 Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu 55

Bảng 3.2: Kích cỡ mẫu cho kích thước tổng thể khác nhau 59

Bảng 3.3: Tổng hợp các thang đo 62

Bảng 3.4 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo - Nghiên cứu định lượng sơ bộ 65

Bảng 3.5 Kết quả đánh giá lại độ tin cậy thang đo Môi trường hoạt động - Nghiên cứu định lượng sơ bộ 67

Bảng 3.6: Thang đo hiệu chỉnh và mã hóa lại 68

Bảng 4.1: Loại hình DN 77

Bảng 4.2: Các thông tin nhân khẩu của đối tượng hồi đáp 77

Bảng 4.3: Thông tin DN đánh giá về Vốn tổ chức 79

Bảng 4.4: Thông tin DN đánh giá về Vốn xã hội 80

Bảng 4.5: Thông tin DN đánh giá về Vốn con người 81

Bảng 4.6: Thông tin DN đánh giá về Khả năng sao chép 82

Bảng 4.7: Thông tin DN đánh giá về Khả năng khai thác 82

Bảng 4.8: Thông tin DN đánh giá về Khả năng phân tích 83

Bảng 4.9: Thông tin DN đánh giá về Khả năng chuyển hóa 83

Bảng 4.10: Thông tin DN đánh giá về Môi trường hoạt động 84

Bảng 4.11: Tổng hợp đánh giá độ tin cậy của thang đo các biến độc lập, biến giải thích, biến kiểm soát 88

Bảng 4.12 Bảng tổng hợp mô hình nghiên cứu 91

Bảng 4.13 Bảng tổng hợp mô hình nghiên cứu 93

Bảng 4.14: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình lý thuyết chính thức (chuẩn hóa) 100

Trang 9

DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ

Hình 2.1 Khung lý thuyết nghiên cứu Năng lực hấp thụ 42

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực hấp thụ công nghệ của DNNVV khu vực Đồng bằng Sông Hồng 49

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 55

Hình 3.2: Quy trình thiết kế mẫu 60

Hình 4.1: Kết quả CFA thang đo các nhân tố tác động đến năng lực hấp thụ công nghệ của DN (chuẩn hóa) 96

Hình 4.2: Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn (chuẩn hóa) 97

Hình 4.3: Kết quả SEM mô hình lý thuyết chính thức (chuẩn hóa) 98

Hình 4.4: Kết quả SEM mô hình lý thuyết chính thức rút gọn (chuẩn hóa) 99

Biểu đồ 4.1: Phân loại theo loại hình DN 76

Biểu đồ 4.2: Các thông tin của đối tượng hồi đáp 78

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Bối cảnh nghiên cứu của luận án

Hội nhập kinh tế là tất yếu để phát triển - thách thức toàn cầu hóa đã trở nên hiện hữu đối với doanh nghiệp, và cạnh tranh đang diễn ra dẫn đến áp lực phải phát triển doanh nghiệp Vì vậy việc chia sẻ thông tin, kiến thức, công nghệ để mở rộng thị trường, phát triển công nghệ là tất yếu để phát triển công nghiệp phụ trợ, cụm liên kết ngành Xu thế phát triển của một nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển như ở Việt Nam sẽ có nhiều khiếm khuyết như sự thiếu đồng bộ của các thị trường và sự phân bổ nguồn lực chưa hợp lý là các nhân tố chính gây ra hiệu quả đầu tư thấp và sự chậm đổi mới nâng cao công nghệ và năng suất của Việt Nam

Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm Do vậy, “Nhà nước có chính sách đầu tư đồng bộ, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất - kỹ thuật của cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ quốc gia; khuyến khích, hỗ trợ xây dựng trung tâm nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, khu công nghệ cao, công viên công nghệ; nâng cấp và xây dựng mới trung tâm nghiên cứu trong cơ sở giáo dục đại học để gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, ứng dụng, triển khai, thương mại hoá công nghệ mới”

Công nghệ đối với doanh nghiệp (DN) nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nói riêng sẽ chủ yếu cần các loại công nghệ: sử dụng nhiều nhân lực; nhu cầu đầu tư ít; dễ hiểu và vận hành đối với nhân công thao tác không có kỹ năng cao; có khả năng kiểm tra chất lượng bằng kiểm nghiệm thủ công; phục vụ cho thị trường nội địa Chính sách phát triển công nghệ của chính phủ chỉ tập trung vào can thiệp, bảo hộ và trợ cấp thay vì nâng cao hiệu quả và tăng cường liên kết ngành Dẫn đến vẫn còn một khoảng cách lớn của chính sách để hỗ trợ DNNVV với khả năng hấp thụ của DN so với khả năng hấp thụ chính sách hỗ trợ rất yếu mặc dù DN đã thấu hiểu mà không hấp thụ được

Hấp thụ công nghệ là một quá trình khá phức tạp vì khả năng bên trong của những chủ thể tham gia mua bán, chuyển giao công nghệ lại thường rất hạn chế, nhất là các DNNVV Các nhà khoa học đã chỉ ra các doanh nghiệp, nhất là DNNVV, thường chỉ biết đến những nhu cầu công nghệ liên quan tới những cải tiến dần dần về chất lượng sản phẩm và năng suất hoặc nâng cấp thiết bị, và không nắm được các nhu

Trang 11

Năng lực hấp thụ công nghệ được nhấn mạnh hơn nữa trong bối cảnh hiện nay, khi đang có những thay đổi lớn trong quản lý công nghệ với hoàn cảnh kinh doanh mới: sự can thiệp của chính phủ ở lĩnh vực quản lý xã hội nói chung đã giảm thiểu, quyền quyểt định về công nghệ đã chuyển cơ bản từ Chính phủ sang cho bản thân DN; trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày càng mở rộng, phạm vi lựa chọn công nghệ sẽ rộng hơn, đồng thời giá cả biến động hơn và liên quan tới nhiều hệ thống pháp luật để tương thích với chuẩn mực quốc tế Trong khi đó, hàng năm, ngân sách nhà nước dành 2% tổng chi cho khoa học - công nghệ (KHCN), nhưng mức độ hấp thụ công nghệ của DN của Việt Nam hiện chỉ đứng thứ 121/140 quốc gia Ở các nước tiên tiến, “nhà nước chi một đồng cho KHCN, thì xã hội bỏ ra 4 - 5 đồng, nên tổng chi cho KHCN thường chiếm 4 - 5% GDP” Trong khi đó, tại Việt Nam, trong 5 năm qua, chi cho KHCN chỉ bằng 0,56% GDP Cộng thêm cả phần đầu tư cho KHCN từ xã hội, thì tổng mức đầu tư cho lĩnh vực này của Việt Nam cũng chỉ khoảng 1% GDP Theo kết quả kiểm toán mới được Kiểm toán Nhà nước công bố, trong khi các lĩnh vực khác năm nào cũng chi vượt dự toán, thì chi cho KHCN chưa năm nào đạt dự toán

Doanh nghiệp vẫn còn cạnh tranh dựa vào các chính sách ưu đãi, thậm chí có sự bao cấp của Nhà nước về vốn, mặt bằng, thuế, nhân công, lãi suất… nên không tập trung đổi mới máy móc, thiết bị, dây chuyền tiên tiến và cũng chẳng quan tâm đến tập trung nghiên cứu sản phẩm mới, hạ giá thành, nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu mã, chủng loại hàng hóa Chính vì vậy hầu hết doanh nghiệp không thuê các chuyên gia, nhà khoa học, những người có chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm vào làm việc, vì phải trả lương cao Do không có chuyên gia, nhà khoa học, những người có chuyên môn, năng lực, nên hầu hết doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV, thay vì nghiên cứu, chế tạo, cải tiến thiết bị, máy móc, công nghệ hợp lý để sản xuất, lại mua máy móc, thiết bị, dây chuyền toàn bộ của nước ngoài, mà thường ưu tiên mua máy móc, thiết bị, dây chuyền rẻ tiền, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, tiêu thụ nhiều năng lượng để tiết giảm chi phí đầu tư

Mặt khác việc chuyển giao công nghệ được thực hiện qua hai hình thức chính là qua các dự án liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài; trong đó, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (FDI) chiếm tới 90% và thông qua việc mua bán công nghệ trên thị trường chỉ chiếm khoảng 10% còn lại Tuy nhiên nhiều hợp đồng công nghệ thực hiện theo hình thức thứ nhất cũng chỉ tập trung vào khai thác nhân công rẻ, giá đất thấp, tiêu tốn năng lượng và tránh các tiêu chuẩn môi trường ở chính các quốc gia đầu tư, do vậy hàm lượng công nghệ được chuyển giao còn thấp, chủ yếu là các

Trang 12

công đoạn cuối cùng trong chuỗi giá trị Xem xét việc sử dụng vốn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển cho thấy chỉ có 87,2% dùng vào mục đích đổi mới công nghệ, nhưng chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với 90,6% tổng nguồn vốn thực hiện Ðối với các doanh nghiệp nhà nước, do còn vị thế độc quyền nên không chịu sức ép cạnh tranh, có tâm lý dựa dẫm vào sự bảo hộ của Nhà nước, do vậy vốn dành cho đổi mới công nghệ chỉ chiếm 8,7%, doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ chiếm 0,67%, trong khi đó hầu hết các nước phát triển chi phí dành cho nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ, tìm kiếm thị trường, nhu cầu khách hàng chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí nhằm tạo ra công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo, hiện đại, đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của khách hàng, làm tăng hiệu quả kinh doanh và tạo vị thế vững chắc trên thị trường

Từ những nguyên nhân nói trên dẫn đến sức cạnh tranh yếu của các sản phẩm thương mại, dịch vụ và hàng tồn kho nhiều, doanh nghiệp bị đình trệ sản xuất, “chết lâm sàng”, “phá sản, tình trạng nợ xấu gây khó khăn cho hoạt động đổi mới công nghệ, khả năng sáng tạo sản phẩm mới” Muốn thế DN phải đáp ứng chuẩn quốc tế, để đủ khả năng cạnh tranh hoặc cộng tác với DN quốc tế thông qua con đường tiếp nhận chuyển giao kiến thức, tri thức, công nghệ bằng cách học tập, làm theo, tiếp nhận, chuyển hóa, khai thác tri thức, trí tuệ nhân loại…

Hoạt động của DN thường bao trùm một phạm vi rộng về lĩnh vực (ngành nghề) và khu vực địa lý (địa bàn) Vì thế, kết quả hoạt động của DN chịu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh chung và khả năng thích ứng của DN với các yếu tố của môi trường và điều kiện cạnh tranh Tuy nhiên, tùy thuộc các yếu tố địa lý, tự nhiên, nguồn lực, đặc điểm về dân số, cơ cấu ngành nghề… mỗi địa phương thường đưa ra những định hướng và trọng tâm phát triển riêng trong định hướng chung của toàn quốc, và kèm theo đó ban hành những chính sách cụ thể để thực thi, thúc đẩy thực thi chiến lược và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân còn hạn chế, yếu kém như: Hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ; Kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế; Kinh tế tư nhân có quy mô nhỏ, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ kinh doanh; trình độ công

Trang 13

kinh tế khác; Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của các chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu; Nhiều doanh nghiệp tư nhân ngừng hoạt động, giải thể và phá sản; Vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh trong kinh tế tư nhân còn khá phổ biến; Tình trạng sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; gian lận thương mại… diễn ra nghiêm trọng, phức tạp; Nhiều doanh nghiệp của tư nhân không bảo đảm lợi ích của người lao động, nợ bảo hiểm xã hội, báo cáo tài chính không trung thực, nợ quá hạn ngân hàng, trốn thuế và nợ thuế kéo dài; Xuất hiện những quan hệ không lành mạnh giữa các doanh nghiệp của tư nhân và cơ quan quản lý nhà nước, can thiệp vào quá trình xây dựng, thực thi chính sách để có đặc quyền, đặc lợi, hình thành lợi ích nhóm, gây hậu quả xấu về kinh tế - xã hội, làm suy giảm lòng tin của nhân dân; Nhiều quy định của pháp luật về kinh tế tư nhân chưa được thực hiện nghiêm; Môi trường đầu tư kinh doanh, khởi nghiệp còn nhiều hạn chế, tiềm ẩn rủi ro cao và thiếu tính minh bạch; Quyền tự do kinh doanh và quyền tài sản, tiếp cận các cơ hội kinh doanh, nguồn lực xã hội chưa thực sự bình đẳng giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác; Chi phí trung gian, không chính thức còn nhiều

Khu vực Đồng bằng Sông Hồng vẫn còn nhiều hạn chế Kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng thiếu đồng bộ, chưa vững chắc; sản xuất nông nghiệp quy mô còn nhỏ, chuyển dịch chưa mạnh, tiêu thụ sản phẩm khó khăn Tốc độ tăng trưởng GRDP và một số chỉ tiêu phát triển kinh tế đạt kết quả chưa được cao Ngoài ra, vùng đồng bằng sông Hồng vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế đó là diện tích đất hoa màu còn khá ít trong khi dân số đông và phải giải quyết vấn đề bài toán lao động Tài nguyên môi trường như than nâu, khí thiên nhiên có nhiều nhưng khó khai thác và nếu có khai thác được thì ảnh hưởng tới môi trường khó có thể đo đếm được, thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra hàng năm do nước đổ về hạ lưu Sông Hồng Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, dựa chủ yếu vào nông nghiệp và dịch vụ phân bố chủ yếu ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng Nguyên liệu tại chỗ cho phát triển công nghiệp còn rất thiếu, phải nhập khẩu từ bên ngoài

Thực tiễn đã chỉ ra, năng lực hấp thụ công nghệ của DN hết sức đa dạng, tùy thuộc vào vị trí, vai trò, khả năng phụ thuộc vào chiến lược phát triển KT-XH, quyết tâm của lãnh đạo, chất lượng nguồn nhân lực, quy mô về vốn đầu tư,… Vì vậy, năng lực hấp thụ công nghệ được xem là một trong những nhân tố phản ánh nhu cầu thực tiễn và ứng dụng của các DN đạt một trình độ cao, cụ thể như các DN trên địa bàn Đồng bằng Sông Hồng còn nhỏ bé cả về quy mô và vốn đầu tư nên khả năng hấp thụ

Ngày đăng: 18/05/2024, 17:17

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan