Phân tích nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp. Bằng các quy định của pháp luật đất đai hiện hành, hãy chứng minh rõ những biểu hiện cụ thể của nguyên tắc này

31 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Phân tích nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp. Bằng các quy định của pháp luật đất đai hiện hành, hãy chứng minh rõ những biểu hiện cụ thể của nguyên tắc này

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

biết của mình và bằng những quan sát thực tiễn thời gian qua,Anh (Chị) hãy đưa ra những nhận định, đánh giá về việc thực

thi nguyên tắc này trên thực tế?

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

1 Phân tích nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp 1

1.1 Nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp 1

1.2 Nguyên nhân đặt ra nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp 3

1.3 Ý nghĩa của nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp 4

2 Biểu hiện cụ thể của nguyên tắc này thông qua quy định của pháp luật đất đai hiện hành 4

2.1 Cơ sở pháp lý 4

2.2 Cơ sở thực tiễn 4

3 Nhận định, đánh giá về việc thực thi nguyên tắc này trên thực tế 8

3.1 Những thành tựu của việc thực thi nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp trên thực tế 8

3.2 Thực tiễn thực thi 9

3.2.1 Thực tiễn thực thi 9

3.2.2 Một số khó khăn trong việc thực thi các nguyên tắc ưu tiên đối với đất nông nghiệp 10

3.3 Biện pháp thực thi hiệu quả nguyên tắc ưu tiên bảo vệ đất nông nghiệp 10

3.3.1 Đối với nhà nước là đại diện chủ sở hữu 10

3.3.2 Đối với các tổ chức kinh tế và người sử dụng đất 11

KẾT LUẬN 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

PHỤ LỤC 14

Trang 3

 Khoản 1 Điều 134, Luật đất đai 2013.

 Khoản 1 Điều 58, Khoản 4 Điều 143 Luật Đất Đai 2013.

 Nghị Định 62/2019/NĐ-CP.

 Điều 109 Luật đất đai 2013.

1.1 Nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp

Căn cứ khoản 1 điều 10 Luật đất đai 2013, đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồmtrồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, khoanh nuôi tu bổ bảo vệ rừng, nghiên cứu thí nghiệm nông lâm ngư nghiệp,

Trang 4

Đất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng tới đời sống của con người.Không chỉ có vai trò là tư liệu sản xuất quan trọng trong nông nghiệp, đất nôngnghiệp còn thể hiện tầm quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.Tầm quan trọng của đất nông nghiệp được nhìn nhận trên các lĩnh vực: kinh tế,chính trị, xã hội Chính vì vậy, nhà nước Việt Nam đã đặt ra nguyên tắc đặc biệtưu tiên đối với đất nông nghiệp Cụ thể:

Nghị định 62/2019/NĐ-CP được ban hành, thay thế nghị định CP điều chỉnh trực tiếp đến vấn đề bảo vệ quỹ đất trồng lúa Việc chuyển đất trồnglúa sang mục đích khác là có điều kiện, phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất được phê duyệt Như vậy, nghị định được ban hành điều chỉnh trực tiếpvấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất; không còn mang tính tự do mà trongkhuôn khổ quy định, đặt ra yêu cầu phải phù hợp với quy hoạch và kế hoạch đãđược phê duyệt Điều này thể hiện được sự ưu tiên hàng đầu của nhà nước khi đãban hành riêng một nghị định điều chỉnh vấn đề bảo vệ quỹ đất Sở dĩ Nhà nướcđặt ra sự ưu tiên như vậy vì khi không có chính sách bảo vệ, người dân sẽ tự dochuyển đổi mục đích sử dụng, cùng với quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóađất nước, đất nông nghiệp sẽ sớm được chuyển đổi sang phi nông nghiệp, từ đódẫn đến diện tích quỹ đất nông nghiệp sẽ suy giảm đáng kể

Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người làm nông, lâm nghiệp,nuôi trồng thủy sản và làm muối có đất để sản xuất Chẳng hạn như Nhà nước thựchiện chủ trương giao đất, giao rừng lâu dài cho người dân sử dụng Người dân cóquyền sử dụng đất nông nghiệp để canh tác, cho thuê, góp vốn kinh doanh bằngquyền sử dụng đất nông nghiệp, thế chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp, vay vốnngân hàng để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, chuyển nhượng quyền sửdụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật… Những quy định đó tạo cơ sởpháp lý cho các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất nôngnghiệp, thúc đẩy tích tụ và tập trung đất nông nghiệp theo nguyên tắc thị trường đểhình thành nền nông nghiệp hiện đại Bên cạnh đó, Nhà nước thực hiện dồn điền,đổi thửa hình thành những mảnh đất có diện tích lớn hơn; khuyến khích các hìnhthức hợp tác, liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân, giữa các nông dânvới nhau để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn Việc sản xuất nôngnghiệp theo quy mô lớn sẽ khắc phục được tình trạng được mùa mất giá, góp phầnổn định nâng cao thu nhập cho người nông dân từ đó kích thích người dân tham giavào quá trình sản xuất nông nghiệp góp phần bảo vệ và sử dụng hiệu quả quỹ đất.

Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất gồm hạn mức giao đất nôngnghiệp, được quy định tại Điều 15 Luật đất đai 2013 Hạn mức giao đất được quy

Trang 5

định nhằm đảm bảo sự công bằng và bình đẳng giữa những chủ thể được giao đấtvới nhau; tránh trường hợp mất cân bằng trong sử dụng đất nông nghiệp, người sửdụng diện tích quá lớn, người không đủ diện tích đất để sử dụng; đảm bảo tínhcông bằng và quyền lợi cho các hộ gia đình, cá nhân canh tác nông nghiệp Quyđịnh hạn mức giao đất, sẽ có nhiều hộ gia đình và cá nhân có đất để sử dụng Từđó, khuyến khích người sử dụng đất có thể thúc đẩy canh tác, sản xuất nông nghiệpvới quy mô lớn hơn, đồng bộ và hiệu quả.

Nhà nước khuyến khích mọi tổ chứ cá nhân khai hoang, phục hóa lấn biển,phủ xanh đất trống, đồi trọc, sử dụng vào mục đích nông nghiệp, khai hoang, phụchóa đất đai nhằm biến những vùng đất khó, đất xấu thành những vùng đất có thểcanh tác Điều này đã được quy định rất rõ tại Điều 9 Luật Đất Đai 2013 Đây làmột trong những biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường, chống xói mòn, rửatrôi, thoái hóa đất, từng bước làm giàu đất và làm giàu rừng Diện tích đất hoanghóa, đất trống đồi trọc ở nước ta chiếm tỷ lệ không nhỏ, nếu không tận dụng hoặccải tạo, những phần đất này lâu ngày sẽ khó có thể sử dụng Hơn nữa, những vùngđất trống, đồi núi trọc, những vùng gần sát ven biển thì hầu như khó có thể sử dụngvào mục đích khác ngoài nông nghiệp Chính vào tình hình thực tế đó, nhà nướckhuyến khích khai hoang, cải tạo đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp nhằmtận dụng được nguồn đất sẵn có, đồng thời mở rộng quỹ đất nông nghiệp, từ đógiúp đảm bảo nguồn lương thực cho quốc gia, cũng như tạo thêm kế sinh nhai chongười dân bằng cách làm nông, góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế.

Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúasang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp Trong trường hợp cần thiết phảichuyển một phần diện tích đất trồng lúa sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nướccó biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc hiệu quả sử dụng đất trồng lúa Diện tíchđất trồng lúa vốn đã có hạn, với tốc độ phát triển như hiện nay thì sẽ ngày càng bịsuy giảm đáng kể Mặc dù đã có những quy định về vấn đề bảo vệ và hạn chếchuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhưng thực tế nó vẫn xảy ra khá nhiều, và cần cóbiện pháp khắc phục bổ sung Trong trường hợp đất cần thiết phải chuyển đổi, nhànước cũng đã dự liệu và đặt ra biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc hiệu quả sửdụng đất Điều này giúp giữ ổn định quỹ đất nông nghiệp nước ta, tránh được tìnhtrạng thiếu hụt đất sản xuất dẫn đến nguy cơ thiếu lương thực Từ đó, làm tănghiệu quả sử dụng đất, tạo công ăn việc làm, đảm bảo sinh kế cho người nông dân,giúp cải thiện thu nhập, hạn chế tình trạng đói nghèo, khủng hoảng kinh tế vì thiếulương thực.

Trang 6

Như vậy, tính đặc biệt ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp mà nhà nước đặtra không chỉ là bảo đảm về mặt diện tích mà còn ưu tiên nâng cao chất lượng đểnâng cao hiệu quả sử dụng đất Điều này đảm bảo cho việc phát triển quỹ đất nôngnghiệp của nước ta không chỉ dừng lại ở mặt nguyên tắc mà còn đảm bảo hiệu quảtrong thực tế

1.2 Nguyên nhân đặt ra nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp

Đầu tiên là việc sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích, nếu không có biệnpháp bảo vệ sẽ gây ra những hậu quả khó lường Chính vì thế, việc đặt ra nguyêntắc đặc biệt ưu tiên nhằm bảo vệ quỹ đất nông nghiệp góp phần thúc đẩy tận dụngđược những ưu thế về tự nhiên sẵn có

Tiếp đó là vấn đề nhiều khu đất ở các đồng bằng bị ngập mặn, không thểkhai thác nông nghiệp, đặc biệt nghiêm trọng ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.Nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì khoảng 1,77 triệu ha đất sẽ bị nhiễm mặn,chiếm 45% diện tích đất ở Đồng bằng Sông Cửu Long và nếu tình trạng này kéodài thì nước ta có nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng Chính vì thế, vấn đề bảo vệvà ưu tiên phát triển quỹ đất nông nghiệp là một yêu cầu cấp thiết Để đảm bảo anninh lương thực quốc gia trước mắt cũng như lâu dài, nước ta cần phải duy trì ổnđịnh quỹ đất trồng lúa khoảng 3,8 triệu ha.

1.3 Ý nghĩa của nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp

Đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng là một bộ phận quan trọngkhông thể tách rời của lãnh thổ quốc gia, chính vì thế việc ưu tiên bảo vệ quỹ đấtnông nghiệp mang tính đảm bảo cho sự an toàn, ổn định phát triển của đất nước.Hơn nữa, nước ta vẫn còn là nước nông nghiệp, phần lớn cuộc sống của người dânvẫn phụ thuộc rất nhiều vào nông nghiệp, việc ưu tiên phát triển quỹ đất nôngnghiệp đảm bảo cho sự phát triển kinh tế ổn định của người dân, vì đất nôngnghiệp chính là sinh kế duy nhất để họ phát triển đời sống Không dừng lại với ýnghĩa bảo đảm an ninh lương thực, bảo vệ đất trồng lúa chính là đang bảo vệ “ nềnvăn minh lúa nước” mà dân tộc Việt Nam đã dày công xây dựng hàng nghìn năm

2 Biểu hiện cụ thể của nguyên tắc này thông qua quy định của pháp luật đất đai hiện hành

2.1 Cơ sở pháp lý

Khoản 2 Điều 9; Khoản 1 Điều 54; Điều 129 Luật Đất Đai 2013; Điều 22Nghị định 43/2014/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013.

Trang 7

Khoản 1 Điều 57 Luật Đất Đai 2013; Khoản 1 Điều 134 Luật Đất Đai 2013;Điều 191 Luật Đất Đai 2013.

Điều 54 Luật Đất Đai 2013.

Khoản 4 Điều 143 Luật Đất Đai 2013

2.2 Cơ sở thực tiễn

Thứ nhất, Theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Đất đai 2013: “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làmmuối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luậtnày” Nội dung của quy định này thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước trong

việc khuyến khích người sử dụng đất nông nghiệp vào sản xuất Ở nước ta đấtnông nghiệp được đưa vào sử dụng với quy mô không giống nhau ở từng địaphương Do đó việc quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp không cần phảinộp tiền sử dụng (Điều 129 Luật Đất đai 2013) có ý nghĩa rất cần thiết, tạo chongười sử dụng đất có tâm lý tốt, thoải mái, khuyến khích được việc tăng gia sảnxuất nông nghiệp

Bên cạnh đó Nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích và tạo điều kiệncho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức khai hoang, phục hóa, lấn biển để mở rộng

diện tích đất nông nghiệp Nội dung này được quy định tại Khoản 2 Điều 9: “Nhà

nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư tiềnvốn và thành tựu khoa học công nghệ vào các việc sau đây: Khai hoang, phục hóa,lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sửdụng theo đúng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất” Quyền lợi của việc khai hoang

đã được quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành như theo Điều 97 Nghị định181/2004/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật Đất đai 2003 và sau đó khi Luật Đất đai2013 có hiệu lực thi hành thì quyền lợi của người đi khai hoang được kế thừa vàquy định chặt chẽ hơn tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành

Luật Đất đai 2013: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự

khai hoang mà đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhànước có thẩm quyền duyệt, không có tranh chấp thì được Nhà nước công nhậnquyền sử dụng đất theo hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; nếu vượthạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì diện tích vượt hạn mức phảichuyển sang thuê” Thông qua những quy định này ta có thể thấy Nhà nước rất

quan tâm, khuyến khích mở rộng diện tích đất nông nghiệp bởi đó là giải phápthiết thực, phù hợp tình hình thực tiễn hiện nay Nước ta có nhiều diện tích đấtchưa được sử dụng vào đúng mục đích hoặc chưa được sử dụng Cụ thể, tình trạng

Trang 8

này vừa diễn ra trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về tình trạng sử dụng đấtkhông đúng mục đích, san lấp mặt bằng và làm đường bê tông trên đất nông

nghiệp để phân lô bán nền Những phần diện tích sai phạm này nếu được đưa vào

sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch sẽ góp phần phát triển tích cực quỹ đấtnông nghiệp về cả chất và lượng, mang lại những tín hiệu tích cực cho nền nôngnghiệp nước ta Bởi vậy cho nên trong những năm qua nhà nước hỗ trợ tạo điềukiện khai hoang phục hóa, tạo ruộng bậc thang cho một số địa phương như ĐiệnBiên, Hà Giang…

Thứ hai, Nhà nước hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đổi đất từ đấtnông nghiệp sang sử dụng với mục đích phi nông nghiệp theo quy định tại khoản 1Điều 57 Luật Đất Đai 2013 Đất nông nghiệp là loại đất đặc biệt, loại đất này ảnh

hưởng trực tiếp tới việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; sản xuất, phát triểnkinh tế xã hội và góp phần ngăn ngừa thiên tai Chính vì vậy, khi đã chuyển đổimục đích sử dụng đất này thì khó khôi phục và rất nhiều trường hợp không thểphục hồi lại trạng thái sử dụng đất như ban đầu Nước ta đang trong thời kỳ côngnghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, kéo theo đó là việc sử dụng đất để xây dựngcác nhà máy, khu công nghiệp - chế xuất, ngày càng nhiều để phục vụ phát triểnkinh tế Đó cũng là một trong những lý do làm quỹ đất nông nghiệp dần bị thu hẹplại

Đối với đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất, côngnhận quyền sử dụng đất thì phải có trách nhiệm bảo vệ đất và không được chuyểnđổi sang mục đích khác theo điểm b khoản 3 Điều 131 Luật Đất Đai 2013 Tráchnhiệm này đặt ra trước tiên với những người trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp Tạikhoản 1 Điều 134 Luật Đất Đai 2013 Nhà nước quy định về đất trồng lúa Mụcđích của quy định này nhằm bảo vệ đất trồng lúa vì loại đất có những đặc tínhriêng Hoặc việc chuyển đất nông nghiệp sang đất ở, khi đã xây dựng nhà ở trênđất nông nghiệp thì đất sẽ mất đi các chất dinh dưỡng vốn có, không còn phì nhiêuthay vào đó là nhiều vật liệu xây dựng, đất trở nên cằn cỗi, không còn sử dụngđược với mục đích nông nghiệp nữa Nếu muốn chuyển đổi lại thì phải có quá trìnhcải tạo, bồi dưỡng đất để sử dụng với mục đích nông nghiệp

Ngoài việc hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thì Nhànước cũng ban hành quy định về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất Khingười dân có nhu cầu chuyển đổi thì cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy địnhtại Điều 188 Luật Đất Đai 2013 Nhà nước cũng quy định những trường hợpchuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất theo Điều 191 Luật Đất Đai 2013 Những quy định này đều vì mục đích bảo vệ đất, tránh việc chuyển nhượng không

Trang 9

đúng mục đích sử dụng, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người có nhu cầu sửdụng và Nhà nước Nếu không có cơ chế giám sát của cơ quan có thẩm quyền, việcchuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang loại đất khác sẽ không đượckiểm soát, dẫn đến thực hiện tràn lan, gây ra nguy cơ suy giảm vốn đất nôngnghiệp trầm trọng Vốn đất nông nghiệp suy giảm dẫn đến những người nông dânphải di chuyển đến thành phố để kiếm sống, 1 lượng lớn người mất đất, mất việclàm như thế sẽ đặt gánh nặng lên sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đất nông nghiệp nước ta hiện nay vào khoảng 9 triệu ha, tương đương vớikhoảng 80,4% tổng diện tích Việt Nam nhưng trên thực tế con số này đã thấp hơn.Biến đổi khí hậu ngày càng tác động mạnh mẽ vào Việt Nam nó cũng làm cho quỹđất ở những vùng chịu ảnh hưởng này giảm đi Chính vì những điều kiện kháchquan và chủ quan này làm cho quỹ đất nông nghiệp ngày càng giảm đi, nếu khôngcó biện pháp xử lý kịp thời thì đất nông nghiệp nói riêng và đời sống con người nóichung sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng Khi chuyển đổi đất nông nghiệp sang mụcđích sử dụng khác thì phải đảm bảo đúng mục đích sử dụng, trải qua thủ tục kiểmtra, đánh giá chặt chẽ Có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan ban ngành để đảmbảo việc chuyển mục đích sử dụng đất này phù hợp, có sự công bằng giữa lợi íchcủa nhân dân và Nhà nước

Thứ ba, đối với gia đình hộ cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đượcgiao đất nông nghiệp trong hạn mức theo Điều 54 Luật Đất Đai 2013 thì Nhànước giao đất không thu tiền sử dụng đất Nếu sử dụng với nhu cầu khác thì phải

xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và trả tiền sử dụng đất

Ở nước ta, đất nông nghiệp phân bố không đồng đều giữa các vùng trong cảnước: Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ trọng đất nông nghiệp trong tổngdiện tích đất tự nhiên lớn nhất cả nước, chiếm 67,1% diện tích toàn vùng và vùngđất nông nghiệp Ít nhất là vùng Duyên hải miền Trung Đất nông nghiệp chịu ảnhhưởng mạnh mẽ của đất tại các vùng nên độ phì và độ màu mỡ của đất nôngnghiệp giữa các vùng cũng khác nhau Đồng bằng Sông Hồng với Đồng bằng SôngCửu Long, đất đai ở hai vùng này được bồi tụ phù sa thường xuyên nên rất màumỡ, mỗi năm đất phù sa bồi tụ ở Đồng bằng Sông Cửu Long thêm 80m Vùng TâyNguyên và Đông Nam Bộ phần lớn là đất bazan Do đó, việc quy định hạn mức sửdụng đất nông nghiệp không phải nộp tiền sử dụng theo Điều 129 Luật Đất Đainăm 2013 có ý nghĩa đáng kể đã tạo cho người sử dụng đất tâm lý vững vàng tạođộng lực tăng gia sản xuất

Đối với đất thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xãhội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì được bồi thường chi phí đầu tư theo Điều 76

Trang 10

Luật Đất Đai 2013 Đối với đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng khiNhà nước thu hồi thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư theo Điều 77 Luật ĐấtĐai 2013 ngoài ra còn các chính sách hỗ trợ của nhà nước khi thu hồi đất ( điểm bKhoản 2 Điều 83 Luật Đất Đai 2013)

Thứ tư, Nhà nước hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệptheo quy định tại Khoản 4 Điều 143

Đất nông nghiệp của Việt Nam chiếm tỷ lệ rất lớn tổng diện tích đất tự nhiêncủa cả nước, có vị trí đặc biệt quan trọng, là yếu tố hàng đầu của ngành sản xuấtnông nghiệp Nhưng hiện nay, với tình trạng dân số gia tăng nhanh chóng dẫn đếnviệc mở rộng diện tích khu dân cư ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu về chỗ ởcho người dân Tuy nhiên khi chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác thìdẫn tới hệ quả làm cho đất nông nghiệp dần bị thu hẹp lại, lao động nông thôn mấtviệc, quyền và lợi ích chính đáng của một bộ phận dân cư không được đảm bảo.Cùng với đó là tình trạng chuyển đổi đất nông nghiệp với tốc độ nhanh và quy môlớn, năm sau cao hơn năm trước dẫn tới nhiều bất cập và hạn chế, người sử dụngđất gặp nhiều khó khăn trong lao động, sản xuất

Để tạo điều kiện sinh sống và phù hợp với tập quán của từng địa phương Nhà nước luôn có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi và tốt nhất để ngườidân sinh sống ở khu vực nông thôn có thể tận dụng đất ở trong những khu dân cưcó sẵn Đảm bảo người dân có đủ đất để ở không lấn chiếm đất nông nghiệp, đồngthời hạn chế việc mở rộng khu dân cư ở nông thôn trên đất nông nghiệp.

3 Nhận định, đánh giá về việc thực thi nguyên tắc này trên thực tế

3.1 Những thành tựu của việc thực thi nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp trên thực tế

a, Đảm bảo số lượng về mặt diện tích đất nông nghiệp

Đất được vốn hoá khi giao về cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức kinh tế sửdụng Thành tựu to lớn của việc này là mức sản lượng của nông nghiệp tăng lên,người nông dân được toàn quyền sử dụng đất trong khuôn khổ mục đích mà quyhoạch sử dụng đất đã xác định Quyền cho thuê, được sử dụng toàn bộ kết quả đầutư vào đất trừ thuế đất thậm chí khi nhà nước thu hồi họ được nhận tiền đền bù.Nhờ nhìn nhận đất đai trên quan điểm vốn hóa như vậy, người nông dân đã tíchcực đầu tư vào đất, chuyển đổi mục đích sử dụng theo hướng hiệu quả Và cũngnhờ việc tăng thêm được vốn đất nông nghiệp nên nhờ đó cũng làm tăng số lượnglương thực, thực phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước cho dân cư cũng như đạt đượcnhững chỉ tiêu về xuất khẩu hàng năm.

Trang 11

b, Khuyến khích tập trung và tích tụ đất nông nghiệp

Những năm qua, các quy định pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp đã đượcđổi mới, mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, tạo điềukiện thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất đai Nhờ việc thực hiện hiệu quảcác biện pháp tập trung và tích tụ quỹ đất đã góp phần làm tăng quỹ đất nôngnghiệp, tạo điều kiện cho người dân tiếp tục sản xuất và phát triển kinh tế Bêncạnh đó Nhà nước còn đưa ra các biện pháp hỗ trợ nhằm tiếp tục phát triển quỹ đấtnông nghiệp.

Sơn La chính là một tấm gương trong việc thực hiện tốt việc khai thác tốtthế mạnh đất của vùng đem lại những hiệu tích cực như: tập trung phát triển vùngtrồng rau an toàn, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi, thuỷ sản gắn với liên kết sảnxuất theo chuỗi giá trị và thành lập các hợp tác xã nông nghiệp làm cầu nối giữa hộnông dân và doanh nghiệp trong việc hình thành chuỗi liên kết, tiêu thụ nông sản.Nhờ đó, nhiều mô hình sử dụng đất sản xuất tiết kiệm, hiệu quả trên địa bàn tỉnhmang lại thu nhập cao, như: Bơ, xoài, thanh long, mận hậu, nhãn…cho thu hơn200 triệu đồng/ha; na, dâu tây cho thu từ trên 300 - 400 triệu đồng/ha Ngô sinhkhối 100 triệu đồng/ha/năm, so sánh với mô hình trồng ngô thông thường, nếu thờitiết thuận lợi cũng chỉ đạt từ 60 - 70 triệu đồng/ha/năm.

c, Giao đất nông nghiệp tạo điều kiện cho nông dân đầu tư, cải tạo, gắn bó lâudài với đất.

Về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp: Luật Đất đai năm 2013 quy định nângthời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức cho hộ gia đình, cá nhân từ 20 nămlên 50 năm thống nhất cho các loại đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm vàcây lâu năm, đất lâm nghiệp) để khuyến khích nông dân gắn bó và yên tâm đầu tưsản xuất Thời gian nhiều hơn giúp cho hộ gia đình, cá nhân có những kế hoạch,mục tiêu phát triển quỹ đất của mình theo từng mùa vụ hoa màu một cách hợp lý,tối ưu được nguồn thu nhập đồng thời tạo tiền đề phát triển nền kinh tế một cách rõràng.

Về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp: Quy định hạn mức giao đất nôngnghiệp không thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân Cụ thể, tùy theoloại đất và tùy từng vùng thì hạn mức giao đất nông nghiệp từ 02 - 30 ha (đất trồngcây hàng năm 02 - 03 ha; đất trồng cây lâu năm: 10 - 30 ha; đất rừng sản xuất, rừngphòng hộ: không quá 30 ha) Việc phân chia rõ diện tích đất với loại cây trồngnhằm tối ưu hóa sản lượng cũng như giúp người dân nắm rõ loại cây trồng, mụcđích sử dụng đất làm sao cho tiết kiệm thời gian và hiệu quả nhất.

Trang 12

Quy định mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền đất nông nghiệp của hộ giađình, cá nhân Cụ thể hạn mức nhận chuyển quyền đất nông nghiệp không vượtquá 10 lần hạn mức giao đất (đất trồng cây hàng năm 20 - 30 ha; đất trồng cây lâunăm 100 - 300 ha; đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ không quá 300 ha, tùy theoloại đất và khu vực) Đối với doanh nghiệp, pháp luật về đất đai không quy địnhhạn mức sử dụng đất Nhu cầu sử dụng đất của doanh nghiệp được nhà nước xemxét giao đất, cho thuê đất trên cơ sở dự án đầu tư.

3.2 Thực tiễn thực thi3.2.1 Thực tiễn thực thi

Hiện nay, đất nông nghiệp là tài sản quý giá, đóng vai trò quan trọng trongviệc tồn tại của người nông dân và phát triển nền kinh tế thị trường Vì vậy, Nhànước đang tập trung quan tâm nhiều hơn đến đất quỹ đất nông nghiệp bằng cáchnhìn nhận thực tiễn để đưa ra những nguyên tắc và chính sách nhất quán nhằm tăngchất lượng đất nông nghiệp, mở rộng quỹ đất tạo điều kiện cho phát triển nôngnghiệp và ổn định việc làm cho người nông dân Tuy nhiên, việc thực thi nguyêntắc vẫn gặp một số bất cập khi tình trạng đất nông nghiệp trên thực tế vẫn đang cóxu hướng phát triển không mong muốn Tình trạng đất nông nghiệp đang ngàycàng bị thu hẹp lại và có sự giảm nhẹ về diện tích Nguyên nhân của tình trạng nàycó thể kể đến là do xu hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Nam hiệnnay muốn đẩy mạnh nền công nghiệp nước nhà Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên vàmôi trường Trần Hồng Hà, quy hoạch sử dụng đất đô thị đến năm 2030 là 2,95triệu ha, tăng 925,78 nghìn ha, trong khi đó đất nông nghiệp giảm 251,22 nghìn haso với năm 2020 Điều đó đồng nghĩa với việc đất sản xuất sẽ có thể bị thu hẹp lạiđể phát triển các lĩnh vực khác như du lịch, giao thông, … Ngày càng có nhiềutrường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để làm các khu khai tháckhoáng sản, xây dựng thủy điện cũng là một nguyên nhân của việc diện tích đấtnông nghiệp bị thu hẹp Như vậy, cần xem xét một cách cẩn thận các chính sáchchuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để tránh tình trạng thoái hóa, xóimòn quỹ đất nông nghiệp.

3.2.2 Một số khó khăn trong việc thực thi các nguyên tắc ưu tiên đối với đất nông nghiệp

Thứ nhất, diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang vẫn còn nhiều Theo GS.TSĐặng Hùng Võ, tại nhiều địa phương ở vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộvà duyên hải Nam Trung Bộ, các hộ nông dân bỏ hoang đất nông nghiệp là tìnhtrạng diễn ra phổ biến Nguyên nhân của tình trạng này là do người nông dân

Trang 13

không đủ thu nhập khi chỉ tập trung canh tác trên đồng ruộng, dẫn đến tình trạngbỏ hoang ruộng đất để tìm đến những cách kiếm thêm thu nhập tốt hơn Bên cạnhđó còn thường xuyên xảy ra các tình trạng hạn hán do nhiệt độ có xu hướng giatăng trong các năm gần đây, đặc biệt ở khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ vàkhu vực phía Nam gây ra đất luôn trong tình trạng kém chất lượng và bị bỏ hoang.Điều đó làm cho việc thực hiện các nguyên tắc đối với đất không hiệu quả.

Thứ hai, khả năng tích tụ tập trung ruộng đất của nông dân vẫn còn chưa cao.Điều đó thể hiện ở tình trạng có nơi có đất, nhưng không tham gia tập trung do engại mất đất Bên cạnh đó, Nhà nước chưa tổng kết lại các mô hình tích tụ tậptrung ruộng đất để đưa ra chính sách, hoàn chỉnh khung pháp luật nhằm đẩy nhanhtiến độ hình thành nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn, khắc phục tình trạng bỏhoang đất sản xuất nông nghiệp Ruộng đất ở nhiều vùng còn rất manh mún nênkhó khăn trong việc quy hoạch, cải tạo cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn.

Thứ ba, tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa quá nhanh dẫn đến diện tích đấtnông nghiệp bị thu hẹp Để đạt được mục đích xây dựng ngành công nghiệp pháttriển, quỹ đất phi nông nghiệp phải được gia tăng và giảm quỹ đất nông nghiệp.Bên cạnh đó, nhiều tổ chức, cá nhân đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất nôngnghiệp sang phi nông nghiệp để phát triển kinh tế cũng ngày gia tăng để đáp ứngnhu cầu của thị trường trong phát triển nền công nghiệp hiện đại Điều đó gây ratình trạng đất nông nghiệp bị thu hẹp quá mức và suy giảm đáng kể chất lượng đấtnông nghiệp.

3.3 Biện pháp thực thi hiệu quả nguyên tắc ưu tiên bảo vệ đất nông nghiệp3.3.1 Đối với nhà nước là đại diện chủ sở hữu

Thứ nhất, cần phải hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đấtnông nghiệp

Mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệpphù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng, địa phương, với việc chuyển đổinghề, việc làm, lao động ở nông thôn Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đấtnông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệuquả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch Tăng cường quản lý chất lượng đất,khắc phục tình trạng thoái hóa, suy giảm chất lượng đất.

Xây dựng quy định về ngân hàng cho thuê đất nông nghiệp Xây dựng cơchế, chính sách phù hợp và tổ chức thực hiện thu hồi đất giao khoán không đầu tưtừ các công ty nông, lâm nghiệp về địa phương quản lý và thực hiện giao đất, cho

Trang 14

thuê đất theo quy định, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, vùng, miền Cóchính sách phù hợp để ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất,cùng với các cơ chế hiệu quả để ngăn chặn người dân chuyển nhượng sau khi đượcgiao đất.

Để phát triển thị trường thứ cấp về đất nông nghiệp, thúc đẩy quá trình tíchtụ, tập trung ruộng đất theo yêu cầu phát triển nền nông nghiệp lúa nước công nghệcao, hữu cơ và bền vững, Nhà nước cần giải quyết tốt một số vấn đề về chính sáchnhư: Tạo điều kiện thuận lợi về thể chế, chính sách và luật pháp cho sự phát triểnvà quản lý hiệu lực, hiệu quả thị trường quyền sử dụng đất thứ cấp trong nôngnghiệp và nông thôn Phát triển thị trường đất nông nghiệp thứ cấp và mở rộngmức hạn điền một cách linh hoạt cần được xem là hai đột phá rất quan trọng trongchính sách đất nông nghiệp của Nhà nước Từ đó, cần nghiên cứu, rà soát vướngmắc, bất cập trong Luật Đất đai, đồng thời Bộ Tài nguyên và Môi trường nên xâydựng đề án thí điểm tích tụ, tập trung đất đai phục vụ thu hút đầu tư sản xuất nôngnghiệp tập trung, cũng như nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật vềđất đai cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng, từng địa phương vànhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Thứ hai, cần phải tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức và tạo động lựccho những người liên quan đến việc bảo vệ đất nông nghiệp Các cơ quan chức

năng cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích những người nông dân bảo vệ đấtnông nghiệp bằng cách đưa ra các chính sách ưu đãi, hỗ trợ kinh tế, công nghiệp.Các cơ quan chức năng cần thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá tình trạng sửdụng đất, các hoạt động đất đai để phát hiện sớm các vi phạm về bảo vệ đất nôngnghiệp Đồng thời, cần sử dụng các công nghệ hiện đại để quản lý sử dụng đất vàgiám sát tình trạng đất Các công nghệ như GIS, GPS, cảm biến đất, drone có thểđược sử dụng để giám sát tình trạng đất và cảnh báo sớm những vấn đề liên quanđến đất nông nghiệp.

3.3.2 Đối với các tổ chức kinh tế và người sử dụng đất

Để thực thi hiệu quả nguyên tắc ưu tiên bảo vệ đất nông nghiệp, các tổ chứckinh tế và người sử dụng đất có thể thực hiện các biện pháp sau:

Các tổ chức kinh tế và người sử dụng đất cần phải tôn trọng các quy địnhpháp luật về bảo vệ đất nông nghiệp Các hoạt động sử dụng đất cần phải đượcthực hiện đúng quy trình, đúng thủ tục và không vi phạm các quy định pháp luật.Áp dụng các phương pháp canh tác hiệu quả để giảm thiểu tác động của hoạt độngnông nghiệp lên đất Các phương pháp này bao gồm sử dụng phân bón hữu cơ, kỹ

Trang 15

thuật tưới tiêu, định kỳ thay đổi cây trồng, trồng rừng phòng hộ… Ngoài ra, các tổchức kinh tế và người sử dụng đất có thể đầu tư vào các công nghệ bảo vệ đất nhưxử lý đất, giảm thiểu sử dụng phân bón và hóa chất, sử dụng các kỹ thuật canh tácbảo vệ đất để giảm thiểu tác động của hoạt động nông nghiệp lên đất.

KẾT LUẬN

Sau khi đi sâu vào việc phân tích về những nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đốivới đất nông nghiệp ta có thể nhận thấy được vai trò của đất nông nghiệp là vôcùng to lớn, không chỉ là đối với người nông dân mà còn đối với cả Nhà nước Vìthế các nguyên tắc đặc biệt đối với đất nông nghiệp đang ngày càng được Nhànước ta chú trọng, bảo vệ cũng như hoàn thiện về thể chế pháp luật Trên thực tếđể các nguyên tắc này được thực hiện một cách tốt hơn nữa thì yêu cầu mọi cánhân, tổ chức và Nhà nước cần phải thực hiện một cách đúng đắn và tuân thủ cácnguyên tắc trên để khai thác hợp lý, đồng thời giữ gìn vẻ đẹp sinh thái hoàn chỉnhvốn có của đất nông nghiệp.

Ngày đăng: 17/05/2024, 22:08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan