BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG

46 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 2

1 Nghĩa vụ thực hiện đúng báo cáo ĐTM 9

2 Nghĩa vụ về thông tin môi trường 9

3 Nghĩa vụ trong việc nhập khẩu phế liệu 10

4 Nghĩa vụ trong việc khai thác nước ngầm 12

5 Nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong quản lý chất thải (nước thải, chất thải công nghiệp, khí thải, bụi thải) 13

6 Nghĩa vụ xây dựng kế hoạch ứng phó và khắc phục sự cố môi trường 15

7 Nghĩa vụ tài chính: nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 16

KẾT LUẬN 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

PHỤ LỤC 19

Trang 3

Sau đó giải quyết tình huống giả định đã xây dựng để làm rõ những câu hỏisau đây:

Câu 1 Khi tiến hành ĐTM chủ dự án cần chú ý những vấn đề gì?

Câu 2 Hãy phân tích, bình luận các nghĩa vụ mà chủ dự án phải thực hiện khidự án đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật môi trường Việt Nam.

Dự án: Tháng 8 năm 2022, Công ty A có dự định xây dựng một nhà máy

chuyên luyện thép với công suất 1 triệu tấn/ năm Dự án dự định xây dựng trênđịa bàn xã B, tỉnh C Xung quanh bán kính 2km của nhà máy có khoảng 500hộ gia đình đang sinh sống Để phục vụ cho quá trình sản xuất, nhà máy cầnkhai thác nguồn nước ngầm (12.000m3/ngày) cùng hệ thống một số sông nhỏchạy qua địa bàn tỉnh (dưới 100.000m3) Trong quá trình sản xuất, dự án xảchất thải nguy hại bao gồm: nước thải, khí thải, bụi thải, chất thải rắn Trongvấn đề xử lý chất thải, công ty A ký kết hợp đồng dịch vụ với cơ sở xử lý chất

Trang 4

thải X tại tỉnh C, giáp với tỉnh C Để phục vụ nhu cầu sản xuất, công ty sẽ tiếnhành nhập khẩu phế liệu là thép từ Mỹ để làm nguyên liệu sản xuất đầu vào

Trang 5

MỞ BÀI

Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường luôn là một trongnhững vấn đề quan trọng và ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới.Bởi đi cùng với sự phát triển kinh tế là hàng loạt các dự án đầu tư ra đờinhưng kéo theo đó là các hệ lụy ảnh hưởng đến môi trường: suy thoái, cạn kiệttài nguyên, Chính vì vậy, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và quy địnhcác nghĩa vụ mà chủ dự án phải thực hiện khi dự án đi vào hoạt động có ýnghĩa quan trọng đối với môi trường, góp phần ràng buộc nghĩa vụ pháp lý vềbảo vệ môi trường của chủ dự án cũng như cơ quan có thẩm quyền trong việcphát triển kinh tế - xã hội, từ đó tạo đà cho phát triển bền vững Nhận thứcđược tầm quan trọng này, nhóm 3 chúng em với tư cách là chủ dự án xây dựngnhà máy sản xuất thép, trong tình huống của mình xin trình bày những vấn đềcần xem xét và giải quyết khi thực hiện nghĩa vụ đánh giá tác động của dự ánđối với môi trường và các nghĩa vụ khác của chủ dự án khi dự án đi vào hoạtđộng. 

NỘI DUNGTình huống giả định

Tháng 8 năm 2022, Công ty A có dự định xây dựng một nhà máychuyên luyện thép với công suất 1 triệu tấn/ năm Dự án dự định xây dựng trênđịa bàn xã B, tỉnh C Xung quanh bán kính 2km của nhà máy có khoảng 500hộ gia đình đang sinh sống Để phục vụ cho quá trình sản xuất, nhà máy cầnkhai thác nguồn nước ngầm (12.000m3/ngày) cùng hệ thống một số sông nhỏchạy qua địa bàn tỉnh (dưới 100.000m3) Trong quá trình sản xuất, dự án xảchất thải nguy hại bao gồm: nước thải, khí thải, bụi thải, chất thải rắn Trongvấn đề xử lý chất thải, công ty A ký kết hợp đồng dịch vụ với cơ sở xử lý chấtthải X tại tỉnh Y, giáp với tỉnh C Để phục vụ nhu cầu sản xuất, công ty sẽ tiếnhành nhập khẩu phế liệu là thép từ Mỹ để làm nguyên liệu sản xuất đầu vào. 

Câu 1 Khi tiến hành ĐTM chủ dự án cần chú ý những vấn đề gì?

Để quá trình tiến hành ĐTM được thực hiện một cách hoàn thiện nhất, 3thành phần mà chủ dự án cần tập trung bao gồm:

 Đối tượng ĐTM

 Nội dung ĐTM

 Quy trình, thủ tục ĐTM

Trang 6

1 Đối tượng ĐTM

Để xác định được đúng những đối tượng cần lập báo cáo ĐTM, chủ dựán cần hiểu và nắm bắt rõ các hoạt động, cơ sở vật chất sản xuất, kinh doanhcủa dự án mà mình cần thực hiện Đây là dự án đầu tư xây dựng nhà máy sảnxuất thép, theo điểm a khoản 1 Điều 30 và điểm a khoản 3 Điều 28 Luật

BVMT 2020 thì “dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy

cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụxử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làmnguyên liệu sản xuất” thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi

trường Dự án đầu tư nhà máy sản xuất thép có công suất từ 300.000 tấn sảnphẩm/năm trở lên thuộc dự án sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trườngvới quy mô, công suất lớn (thuộc cột 3 Mục I Phụ lục II Nghị Định08/2022/NĐ-CP về danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguycơ gây ô nhiễm môi trường) Dự án đầu tư mà công ty A thực hiện là xây dựngnhà máy chuyên luyện thép với công suất 1 triệu tấn/năm và nhà máy nhậpkhẩu phế liệu thép từ Mỹ để làm nguyên liệu sản xuất đầu vào Như vậy, theo

các quy định ở trên thì dự án của công ty A thuộc đối tượng phải thực hiện

đánh giá tác động môi trường.2 Nội dung báo cáo ĐTM 

Thứ nhất, đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội nơithực hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựachọn thực hiện dự án (điểm d khoản 1 điều 32 Luật BVMT 2020) Dự án xâydựng nằm tại vị trí có nhiều sông nhỏ chảy qua – khu vực thuộc địa phận tỉnhC; gần khu dân cư Nhà máy ở gần khu dân cư bán kính 2km, nên ảnh hưởngcủa sự cố cháy nổ, sự cố môi trường sẽ cao. 

Thứ hai, Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và cáchoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường (điểm c khoản 1Điều 32 Luật BVMT). 

a) Về việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

Phế liệu nhập khẩu là loại phế liệu thép Rủi ro lớn nhất trong việc nhậpkhẩu phế liệu đến từ các tạp chất có hại như có nồng độ phóng xạ và mứcnhiễm xạ bề mặt cao vượt ngưỡng cho phép, trong phế liệu có lẫn chất dễ cháynổ, tạp chất nguy hại Những tạp chất này có thể gây ra các loại ô nhiễm như:

Trang 7

ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn (xảy ra trongquá trình vận chuyển, sắp xếp, sử dụng ).

b) Về việc khai thác nước ngầm

Những tác động môi trường chính thường có thể xảy ra đối với dự ánkhai thác nước dưới đất của công ty A gồm:

- Hiện tượng sụt lún mặt đất: Nguy cơ này sẽ xảy ra nếu công ty A khaithác tập trung kéo dài khi không có lượng bổ cập từ các nguồn khác, từ đómực nước hạ thấp tạo thành phễu hạ thấp mực nước lớn và sâu, gây ra hiệntượng sụt lún.

- Hiện tượng suy giảm lưu lượng và mực nước trong các lỗ khoan khaithác: Nếu số lượng lỗ khoan khai thác của công ty tăng lên với số lượng lớnnhưng không được bố trí thích hợp thì rất dễ xảy ra hiện tượng này. 

- Hiện tượng suy giảm chất lượng nước dưới đất từ các công trình khaithác: Khai thác nước dưới đất tràn lan do kém hiểu biết về đối tượng khai tháccòn làm suy giảm chất  và lượng  nước khai thác.

c) Về việc xả thải trong quá trình sản xuất gang, thép

Trong quá trình xây dựng và khi nhà máy đi vào hoạt động có phát sinhcác chất thải sau:

- Bụi, khí thải từ các nguyên vật liệu xây dựng (đất, cát, xi măng…) vàcác phương tiện vận chuyển Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh do hoạt độngcủa các phương tiện vận tải phụ thuộc vào chất lượng đường giao thông, chấtlượng xe chuyên chở gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và cư dânsống xung quanh có nguy cơ mắc các loại bệnh như các bệnh về đường hôhấp: liên quan đến mũi, miệng, họng,… Đặc biệt là các bệnh về phổi: ho hen,viêm phổi, khó thở và góp phần tạo hiệu ứng nhà kính.

- Chất thải rắn: có thể là nguyên liệu thép thừa ra trong quá trình sửdụng, bụi thép tác động gián tiếp đến các thành phần môi trường và sức khỏecon người (là nguồn chứa mầm bệnh, gây suy thoái đất và nguồn nước ngầm,gây hại cho các nguồn sinh vật), làm mất mỹ quan khu vực.

- Nước thải: chủ yếu từ nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án, nướcthải sinh hoạt của công dân, nước thải từ các thiết bị thi công xây dựng Lànguồn chứa mầm bệnh, gây suy thoái đất và nguồn nước ngầm, gây hại chocác nguồn sinh vật và cuộc sống của cư dân.

Trang 8

- Chất thải nguy hại: có tính chất ăn mòn, dễ cháy, dễ nổ, có độc tính dễlây nhiễm, chất thải nguy hại có thể gây ra các tác hại nhanh chóng hoặc từ từđối với môi trường thông qua tích lũy sinh học và gây tác hại đến các hệ sinhvật.

- Tiếng ồn: từ hoạt động sản xuất thép làm ảnh hưởng tới sức khỏe củacông nhân trong nhà máy và người dân sống xung quanh Gây ra các bệnh nhưmất ngủ, giảm thính lực, làm tăng các bệnh về thần kinh,

3 Quá trình thực hiện ĐTMa) Giai đoạn 1: Thực hiện ĐTM

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật BVMT, việc thực hiện đánh giátác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáonghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thicủa dự án Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá ĐTM (khoản 3 Điều31).

Việc lập báo cáo ĐTM là trách nhiệm của chủ dự án (ở đây là công tyA), trường hợp chủ dự án không đủ năng lực để thực hiện thì có thể sử dụngdịch vụ tư vấn của các đơn vị có đủ năng lực và được phép hành nghề dịch vụtư vấn lập báo cáo ĐTM theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.(Đ31.1 Luật BVMT) Theo Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điềukiện của Luật đầu tư thì đó không phải là ngành, nghề đầu tư kinh doanh cóđiều kiện Trên cơ sở đó, không có đủ căn cứ để quy định về quản lý việc đàotạo, cấp chứng chỉ tư vấn ĐMC và ĐTM Chủ dự án vẫn là đối tượng chịutrách nhiệm trước pháp luật về thông tin, số liệu, các cam kết trong hồ sơ, tàiliệu về ĐTM.

Đầu tiên, công ty A (hoặc cơ sở X) cần đánh giá tình trạng môi trườngbằng cách khảo sát các điều kiện về địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn…, thuthập số liệu về môi trường tự nhiên - kinh tế - xã hội xung quanh dự án Sauđó cần xác định các nguồn gây ô nhiễm của nhà máy thép như: khí thải, nướcthải, chất thải rắn, tiếng ồn; những chất thải phát sinh trong giai đoạn xâydựng và hoạt động của công trình Bằng cách thu thập, thăm dò, phân loại, đođạc và phân tích các mẫu không khí, đất, nước… trong phòng thí nghiệm, cơquan chuyên môn đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của những nguồn ônhiễm tới các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người tiếp giáp vớikhu vực xây dựng nhà máy Từ đó, công ty A đề ra các biện pháp hạn chế ônhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và ngừa sự cố môitrường; đề nghị phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu nhặt và xử

Trang 9

lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án Những nội dung thực hiện trên đượcthể hiện đầy đủ trong báo cáo ĐTM.

b) Giai đoạn 2: Tham vấn trong ĐTM

Trong quá trình thực hiện ĐTM, chủ dự án là công ty A với dự án xâydựng nhà máy luyện thép không thuộc danh mục bí mật nhà nước phải thựchiện tham vấn các đối tượng thuộc quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định08/2022/NĐ-CP như sau:

- Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tưthông qua họp lấy ý kiến.

- Cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư thông quahình thức tham vấn bằng văn bản.

- Tham vấn ý kiến chuyên gia do dự án thuộc quy định tại Phụ lục IINghị định 08/2022/NĐ-CP Nếu có lưu lượng nước thải xả trực tiếp ra môitrường từ 10.000 m3/ngày trở lên hoặc lưu lượng khí thải từ 200.000 m3/giờtrở lên, chủ dự án thực hiện tham vấn ít nhất 05 chuyên gia, nhà khoa học liênquan đến lĩnh vực hoạt động của dự án và chuyên gia môi trường Dự án dựtính có công suất 1 triệu tấn một năm ước lượng có lượng nước thải khoảng 3triệu m3 nước, như vậy chưa đạt đến mức 10.000 m3/ngày Đối với các dự áncòn lại thì chủ dự án thực hiện tham vấn ít nhất 03 chuyên gia, nhà khoa họcliên quan đến lĩnh vực hoạt động của dự án và chuyên gia môi trường.

Sau đó, công ty A cũng phải có trách nhiệm tổng hợp trung thực, thểhiện đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của đối tượng được tham vấn; tiếp thu, giảitrình kết quả tham vấn và hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trườngtrước khi trình để thẩm định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung vàkết quả tham vấn trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

b) Giai đoạn 3: Thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM 

Công ty A nộp hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM bao gồm:

 Báo cáo ĐTM.

 Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM.

 Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương.

Thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM này thuộc về Bộ Tài nguyên vàMôi trường (khoản 1 Điều 35 Luật BVMT) Thời hạn thẩm định của dự án nàytính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ là không quá 45 ngày Cơ quan

Trang 10

thẩm định phải thành lập hội đồng thẩm định gồm tối thiểu 07 thành viên; ítnhất có một phần ba là chuyên gia (đáp ứng các điều kiện tại điểm b,c khoản 3Điều 34 Luật BVMT) Trách nhiệm của các thành viên hội đồng thẩm định vàcơ quan thẩm định để xem xét phê duyệt báo cáo ĐTM được quy định lần lượttại khoản đ, e khoản 3; khoản 4; khoản 5 Điều 34 Luật BVMT 2020. 

Quy trình gửi quyết định phê duyệt kết quả thẩm định cho chủ dự án và các cơ quan khác có liên quan như sơ đồ sau (Điều 26.2a Luật BVMT): 

Bộ TN&MT => UBND tỉnh C và cơ quan khác  => cơ quan chuyên môn về BVMT tỉnh C, UBND huyện, UBND xã B

d) Giai đoạn 4: Sau khi có quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM 

Sau khi nhận được quyết định phê duyệt kết quả thẩm định, công ty A(đối tượng phải có giấy phép môi trường) phải thực hiện các trách nhiệm quyđịnh tại Điều 37 Luật BVMT bao gồm:

- Điều chỉnh, bổ sung theo đúng những nội dung và yêu cầu được nêutrong quyết định phê duyệt.

- Thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định phê duyệt.

- Công khai báo cáo ĐTM đã được phê duyệt theo quy định tại Điều114 Luật BVMT.

- Thực hiện các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật BVMT. Nếu sau khi thẩm định mà dự án có sự thay đổi trong quá trình triểnkhai thì công ty A phải thực hiện theo các yêu cầu tại khoản 4 Điều 37 LuậtBVMT trong thời hạn 12 tháng và được quy định chi tiết tại Điều 27 Nghịđịnh 08/2022/NĐ-CP Cụ thể: 

- Thay đổi về tăng quy mô, công suất (tới mức phải thực hiện thủ tụcchấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc thủ tục điều chỉnh giấy chứngnhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư); công nghệ sảnxuất (làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các côngtrình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt) hoặcthay đổi khác (thay đổi công nghệ xử lý chất thải có khả năng tác động xấuđến môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt) thì thực hiện lạiĐTM.

- Thay đổi công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, vị trí xả trựctiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước (không thuộc nhóm trên); bổ sungngành, nghề thu hút đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung,

Trang 11

cụm công nghiệp thì báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xemxét, chấp thuận trong quá trình cấp giấy phép môi trường.

- Các thay đổi khác thì tự đánh giá tác động đến môi trường, xem xét,quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối  tích hợp trong báo cáo đềxuất cấp giấy phép môi trường (nếu có).

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo ĐTM đã đượcchỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu (nếu có) của cơ quan thẩm định, người đứngđầu cơ quan thẩm định có trách nhiệm ra quyết định phê duyệt hoặc khôngphê duyệt (văn bản trả lời nêu rõ lý do) kết quả thẩm định báo cáo ĐTM.

4 Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệmôi trường

a, Về việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

- Đáp ứng đầy đủ công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạtquy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định tại Điều 71 Luật BVMT 2020 vàĐiều 45, Điều 46 Nghị định 08/2022/NĐ-CP Và cam kết tái xuất hoặc xử lýnhững phế liệu không đạt chuẩn theo QCVN 31:2018/BTNMT Các biện phápthu gom, lưu giữ, xử lý phát sinh trong quá trình sơ chế, chuẩn bị phế liệutrước khi đưa vào dây chuyền sản xuất, tái chế.

- Kho lưu giữ và bãi lưu giữ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tạikhoản 3 Điều 45 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

b, Về việc khai thác nước ngầm

- Về việc thực hiện xin giấy phép khai thác nước ngầm: Căn cứ Điều 44và Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2012, công ty A thực hiện khai thác nướcdưới đất không thuộc các khu vực bị hạn chế khai thác nước dưới đất và khaithác với quy mô không nhỏ (12000m3/ngày) Do đó, công ty A phải thực hiệnđăng ký khai thác nước dưới đất (nước ngầm) để phục vụ cho quá trình sảnxuất.

- Tổ chức, cá nhân thiết kế, thi công lỗ khoan, giếng khoan (sau đây gọichung là giếng khoan) trong hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất phải thực hiện các yêu cầu sau:

+ Theo Điều 4 Thông tư 75/2017/TT-BTNMT: Yêu cầu chung về bảovệ nước dưới đất trong thiết kế, thi công lỗ khoan, giếng khoan.

Trang 12

+ Theo Điều 8 Thông tư 75/2017/TT-BTNMT: Bảo vệ nước dưới đấttrong quá trình khai thác.

c, Về việc xả thải trong quá trình sản xuất thép

- Đối với bụi, khí thải

+ Thực hiện quan trắc khí thải tự động, liên tục, có camera theo dõiphải đáp ứng quy định kỹ thuật về quan trắc môi trường Hệ thống này phảiđược thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về khoahọc - công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng (Điều 112 Luật BVMT2020 và khoản 5 Điều 98 Nghị định 08/2022/NĐ-CP)

+ Kiểm soát và xử lý bụi, khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môitrường Thực hiện hoạt động phòng ngừa, kiểm tra, giám sát, xử lý các nguồnbụi, khí thải gây ô nhiễm không khí (Điều 88 Luật BVMT 2020)

- Đối với nước thải

+ Thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục, có camera theo dõiphải đáp ứng quy định kỹ thuật về quan trắc môi trường Hệ thống này phảiđược thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật (Khoản 4Điều 97 Nghị định 08/2022/NĐ-CP)

+ Thu gom, xử lý nước thải sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thugom, xử lý nước thải công nghiệp theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng khusản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp bảo đảm nước thảiphải được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường (Điều 86 Luật BVMT2020)

- Đối với chất thải rắn: Căn cứ theo quy định tại Thông tư

+ Có phương tiện vận chuyển, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạmthời chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quytrình quản lý theo quy định tại Điều 33 và Điều 34.

- Đối với chất thải nguy hại: Căn cứ theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP

+ Việc vận chuyển chất thải nguy hại được thực hiện bởi các tổ chức, cánhân theo quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật BVMT Các phương tiện, thiết bịthu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại phải đáp ứng yêu cầu về bảovệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Điều 69)

Trang 13

+ Có khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; lưu giữ chất thải nguyhại trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quytrình quản lý theo quy định Chỉ được lưu giữ chất thải nguy hại không quá 01năm, kể từ thời điểm phát sinh Trường hợp lưu giữ quá thời hạn do chưa cóphương án vận chuyển, xử lý khả thi hoặc chưa tìm được cơ sở thực hiện dịchvụ xử lý chất thải nguy hại phù hợp thì phải báo cáo định kỳ hằng năm về việclưu giữ chất thải nguy hại với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấptỉnh bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo môi trường định kỳ (Điều71)

+ Trường hợp không tự tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý, thu hồinăng lượng từ chất thải nguy hại cơ sở, chủ nguồn thải chất thải nguy hại phảiký hợp đồng để chuyển giao chất thải nguy hại với tổ chức, cá nhân có giấyphép phù hợp.

Câu 2 Hãy phân tích, bình luận các nghĩa vụ mà chủ dựán phải thực hiện khi dự án đi vào hoạt động theo quyđịnh của pháp luật môi trường Việt Nam? 

1 Nghĩa vụ thực hiện đúng báo cáo ĐTM1.1 Các nghĩa vụ

Như đã phân tích ở câu 1, dự án xây dựng nhà máy luyện thép của côngty A thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM nên khi dự án đi vào hoạt động, chủdự án phải thực hiện nghĩa vụ theo Điều 37, Luật BVMT năm 2020. 

1.2 Bình luận 

Nghĩa vụ thực hiện đúng báo cáo ĐTM đặt ra trách nhiệm cho chủ dựán trong việc điều chỉnh, bổ sung nội dung, thực hiện đầy đủ các nội dung vàcác yêu cầu khác theo quy định của pháp luật môi trường sau khi phê duyệtkết quả thẩm định báo cáo đánh giá ĐTM ĐTM được xem là công cụ quản lýmôi trường quan trọng Nó giúp quá trình quy hoạch môi trường được diễn rahiệu quả, các dự án sớm thực thi Đặc biệt, tối đa được tình trạng gây ảnhhưởng tiêu cực tới môi trường trong thời gian dài Đánh giá ĐTM cũng pháthuy được tính công khai của việc thu thập thông tin, khảo sát, thực nghiệm,đánh giá nhằm thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường hiệu quả Trêncơ sở đó, nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc tham gia ĐTM giúp chủdự án. 

2 Nghĩa vụ về thông tin môi trường 

2.1 Các nghĩa vụ

Trang 14

Hiện nay, đất nước càng ngày càng phát triển kéo theo đó là những tácđộng không nhỏ đến với môi trường Chính vì vậy, cần có một mạng lướithông tin môi trường thống nhất toàn quốc Theo khoản 1 Điều 114 LuậtBVMT năm 2020 quy định về thông tin về môi trường như: thông tin về chấtô nhiễm, thông tin về chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải và các loạichất thải khác theo quy định của pháp luật. 

Theo đó, nhà nước khuyến khích việc mọi chủ thể tham gia cung cấpthông tin về môi trường Đặc biệt là các nhà đầu tư thì cần phải có trách nhiệmcung cấp thông tin về môi trường Nghĩa vụ của chủ đầu tư về thông tin môitrường được quy định tại điểm c khoản 3 Điều 114 Luật bảo vệ môi trường

2020 như sau: “c) Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm cung cấp thông tin

về môi trường quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này cho cơ quanquản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thông qua hệ thống thông tin, cơ sởdữ liệu môi trường quốc gia hoặc báo cáo theo quy định của pháp luật;”.

Đồng thời, chủ dự án có nghĩa vụ công khai báo cáo đánh giá tác động môi

trường theo khoản 5 Điều 37 như sau: “5 Công khai báo cáo đánh giá tácđộng môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định theo quy định tại Điều114 của Luật này, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanhnghiệp theo quy định của pháp luật.”

2.2 Bình luận

Hiện nay, để có thể BVMT thì trước hết chủ đầu tư phải nắm bắt đượccác thông tin liên quan đến môi trường Việc các chủ đầu tư phải có tráchnhiệm cung cấp thông tin môi trường là điều hết sức cần thiết Việc cung cấpthông tin về môi trường giúp cơ quan nhà nước giúp nhà nước và các tổ chứcliên quan có thể bảo vệ môi trường một cách hiệu quả hơn Các thông tin nàycó thể được cơ quan công khai trên cổng thông tin giúp người dân có thể nắmbắt được tình hình khu vực đang sống, từ đó bảo vệ được quyền và lợi ích hợppháp của mình.

3 Nghĩa vụ trong việc nhập khẩu phế liệu 3.1 Các nghĩa vụ

Công ty A đã nhập khẩu phế liệu từ Mỹ để làm nguyên liệu sản xuấtnên phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong giấy xác nhận đủ điều kiện trongviệc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất. 

- Đối với nguyên liệu nhập khẩu, theo khoản 1 Điều 71 Luật BVMT

2020 quy định: “Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp

ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép

Trang 15

nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủban hành.”

Công ty nhập khẩu phế liệu là thép từ Mỹ để làm nguyên liệu sản xuất,vì vậy phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phếliệu thép được quy định tại QCVN 31:2018/BTNMT Đây là nguyên liệu đượcphép nhập khẩu theo phụ lục danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làmnguyên liệu sản xuất của Quyết định 28/2020/QĐ-TTg.

- Công ty A phải đáp ứng các yêu cầu về BVMT quy định tại Khoản 2Điều 71 Luật BVMT 2020 và Điều 45 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định vềyêu cầu về BVMT và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu từnước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:

+ Công ty phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về công nghệ, thiết bị tái chế,tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu vềBVMT; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu.Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyểngiao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.

+ Công ty phải có giấy phép môi trường về việc nhập khẩu thép,  trongđó có nội dung sử dụng thép làm nguyên liệu sản xuất hoặc giấy phép môitrường thành phần là giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩuphế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 42Luật BVMT.

+ Công ty có nghĩa vụ ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều137 của Luật BVMT trước thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối vớitrường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc trước thời điểm nhậpkhẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác và thực hiện đúng quy trìnhký quỹ tại Điều 46 Nghị định 08/2022/NĐ.

+ Trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu vềBVMT, công ty phải có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu.

+ Công ty phải tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môitrường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, khai thông tin,nộp hồ sơ chứng từ điện tử và làm thủ tục nhập khẩu theo quy định của phápluật về hải quan theo Khoản 7, 8 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

- Trách nhiệm của công ty A: 

+ Công ty cam kết nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệuđược phép nhập khẩu quy định trong giấy phép môi trường hoặc giấy phép

Trang 16

môi trường thành phần Phế liệu mà công ty nhập khẩu phải sử dụng toàn bộđể sản xuất hàng hóa, sản phẩm tại cơ sở của mình.

+ Có những phương án xử lý chất thải phù hợp thông qua việc phânđịnh, phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng thép nhập khẩu Côngty phải chịu trách nhiệm trước pháp luật toàn bộ về các khâu nhập khẩu, sửdụng, công tác BVMT trong quá trình sử dụng, đồng thời thanh toán toàn bộcác khoản chi phí xử lý phế liệu nhập khẩu vi phạm.

3.2 Bình luận

Các nghĩa vụ trên là hoàn toàn hợp lý về mặt pháp lý lẫn thực tiễn đốivới công ty A Những nghĩa vụ này làm tăng khả năng kiểm soát nguồn phếthải nhập khẩu nghiêm ngặt và đảm bảo những thiệt hại tối thiểu cho môitrường. 

Các quy định của pháp luật về nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài đòi hỏidoanh nghiệp phải có một hệ thống xử lý nghiêm ngặt hơn từ những khâu vậnchuyển cho đến lưu trữ Điều này vừa tạo ra những lợi thế trong việc bảo quảnvà kiểm soát nguồn phế liệu, đồng thời cũng gây ra những sức ép như việc lưutrữ, tập kết nguồn phế liệu Doanh nghiệp phải có bộ phận công nghệ kỹ thuậttốt kèm theo các kho bãi riêng để tập kết phế liệu Đây có thể là một trongnhững yếu tố cản trở việc nhập khẩu phế liệu khi không phải doanh nghiệpnào cũng đủ điều kiện để xây dựng những tụ điểm tập kết, và họ phải thuênhững kho bãi của công ty khác Đồng thời sẽ phát sinh thêm một số chi phítrong quá trình nhập khẩu, xử lý hay sử dụng phế liệu Nhưng đây vẫn lànhững quy định bắt buộc phải có để Nhà nước có thể kiểm soát tốt hơn vàtránh tình trạng nhập bừa bãi, sử dụng quá mức quy định gây tổn hại lớn đếnmôi trường.

4 Nghĩa vụ trong việc khai thác nước ngầm4.1 Các nghĩa vụ

- Chủ dự án phải làm thủ tục xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng nướcngầm theo khoản 3 Điều 44 Luật Tài nguyên Nước 2012 quy định về đăng kýcấp giấy phép, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

-  Lập báo cáo hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước 1 lần/nămtheo quy định tại điểm c khoản 1 điều 3 Thông tư 31/2018/TT-BTNMT, vàgửi về Cục Quản lý tài nguyên nước (bởi thẩm quyền cấp phép khai thác nướcngầm của dự án thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) trước ngày 30 tháng 01

của năm tiếp theo (khoản 2 điều 3 Thông tư 31/2018/TT-BTNMT)

Trang 17

- Nộp thuế tài nguyên theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 152/2015/TT-BTC Cách tính thuế được quy định cụ thể trong chương II Thông tưsố 152 /2015/TT-BTC.

- Thực hiện đúng và đủ báo cáo ĐTM theo quy định tại Điều 30 LuậtBVMT 2020.

- Bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khai thác, sử dụng; bồi thườngthiệt hại do mình gây ra trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quyđịnh của pháp luật (nếu có) Khi bổ sung, thay đổi mục đích, quy mô khaithác, sử dụng thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…vàcác nghĩa vụ khác theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật tài nguyên nước2012.

4.2 Bình luận 

Việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trên không chỉ BVMT nước, giúpcơ quan có thẩm quyền phân tích, đánh giá, dự báo được những tác động, ảnhhưởng cả hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tới trữ lượng, chất lượng củanguồn nước từ đó xây dựng và thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường nóichung và bảo vệ, phát triển tài nguyên nước nói riêng được hiệu quả nhất.

 Đồng thời việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ còn là cơ sở để chủ dự áncó thể gia hạn, điều chỉnh, chuyển nhượng giấy phép khai thác nước ngầm(quy định tại Điều 22, 23, 42 Nghị định 02/2023/NĐ-CP) Nếu không thựchiện đúng, chủ giấy phép có thể bị đình chỉ hiệu lực của giấy phép, thậm chí làthu hồi giấy phép và buộc phải có biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thườngthiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật Tương tự với giấy xác nhận đủđiều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu, giấy phép khai thác,sử dụng nước ngầm cũng có thời hạn Chủ dự án cần gia hạn trong trường hợpgiấy phép chuẩn bị hết hạn.

5 Nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong quản lý chất thải(nước thải, chất thải công nghiệp, khí thải, bụi thải)5.1 Các nghĩa vụ

Quản lý nước thải

Căn cứ vào Điều 86 Luật BVMT 2020, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịchvụ phải đáp ứng các yêu cầu về BVMT, trong đó có “Thu gom xử lý nướcthải” Như vậy, việc xử lý, thu gom nước thải là một trong những nghĩa vụ màchủ dự án bắt buộc phải thực hiện khi sản xuất thép để BVMT tại cơ sở sảnxuất cũng như những khu vực xung quanh Để giảm nguy cơ gây ô nhiễm

Trang 18

nước mặt và nước ngầm ở khu vực dự án, chủ dự án cần tuân thủ theo quyđịnh của pháp luật tại Luật BVMT 2020 Nước thải phải được thu gom và xửlý sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệpđể bảo đảm nước thải được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theoquy định tại Điều 86 của Luật trên. 

Quản lý chất thải công nghiệp

- Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường, không nguy hại, quátrình xử lý loại chất thải này sẽ theo quy định tại mục 3 Chương VI Quản lýchất thải rắn công nghiệp thông thường tại Luật BVMT 2020 Chủ dự án cócác nghĩa vụ cụ thể sau: 

+ Chủ dự án trách nhiệm phân loại tại nguồn; lưu giữ bảo đảm khônggây ô nhiễm môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật BVMT 2020.

+ Tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý hoặc chuyển giaocho các đối tượng thuộc quy định khoản 1 Điều 82 Luật BTMT 2020 như: Cơsở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp; Cơ sở xử lý chất thảirắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp;

+ Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường, việc chuyển giaophải có  biên bản bàn giao cho mỗi lần chuyển giao, mẫu do Bộ Tài nguyên vàMôi trường ban hành khi chuyển giao nhóm chất thải rắn công nghiệp thôngthường phải xử lý quy định tại điểm c khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ môitrường Khi xử lý được tự tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng khiđáp ứng các yêu cầu tại khoản 4 Điều 82 của Luật BVMT 2020. 

- Đối với chất thải rắn công nghiệp nguy hại: Trách nhiệm chủ dự ánđược quy định tại Điều 71 Nghị định 08/2022/NĐ-CP và khoản 1 Điều 83Luật BVMT 2020 cụ thể:

+ Chủ nguồn thải có trách nhiệm khai báo (khối lượng, loại chất thải),tự thực hiện phân định, phân loại, thu gom lưu giữ riêng, xác định lượng chấtthải nguy hại phải khai báo và quản lý Không để lẫn với chất thải không nguyhại, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường. 

+ Tự tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng theo quyđịnh của pháp luật hoặc chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở có giấy phépmôi trường phù hợp để xử lý. 

+ Đối với chất thải rắn nguy hại, chủ nguồn thải không tự xử lý đượcnên phải có trách nhiệm ký hợp đồng để chuyển giao chất thải nguy hại với tổ

Trang 19

xử lý chất thải nguy hại để lập chứng từ chất thải nguy hại khi chuyển giaochất thải nguy hại theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 

Quản lý bụi, khí thải

Phải kiểm soát và xử lý bụi, khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môitrường tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật BVMT 2020 Chủ dựán phải trang bị bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải, thiết bị che chắn hoặc biệnpháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

5.2 Bình luận

Khi dự án đi vào hoạt động, cần bổ sung các loại giấy phép chứng minhhoạt động của dự án là hợp pháp và đúng nguyên tắc để cơ quan có thẩmquyền tiến hành giám sát, quản lý và kịp thời đưa ra những quyết định đối vớicông ty A Đây được coi là nghĩa vụ quan trọng đối với công ty, nhằm gópphần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ dự án để dự án được tiến hànhthuận lợi, an toàn đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ pháp lýcông ty.

 Đối với hoạt động xử lý chất thải, công ty A phải thực hiện đầy đủ cáctrách nhiệm được đặt ra Đây là cơ sở cho việc thực hiện trách nhiệm khác cóliên quan và đồng thời cũng là cơ sở cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của công ty A trong quá trình dự án đi vào hoạt động Khi vi phạm việcthực hiện các trách nhiệm kể trên, công ty A sẽ phải chịu phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực BVMT (căn cứ theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP) Việcquy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường góp phầnnhằm nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của công ty A đối với các hoạt động củamình khi dự án được tiến hành nói riêng, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhànước đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án nói riêng. 

6 Nghĩa vụ xây dựng kế hoạch ứng phó và khắc phụcsự cố môi trường 

6.1 Các nghĩa vụ

Theo Điều 122 Luật BVMT 2020 quy định về Trách nhiệm phòng ngừasự cố môi trường bao gồm: Thực hiện yêu cầu kế hoạch biện pháp, trang thiếtbị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật Thựchiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng phương án, biện pháp quản lý, kỹthuật nhằm loại trừ, giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố môi trường.

Như vậy công ty A để xây dựng được nhà máy luyện thép có công suấtlớn thì công ty cũng phải chịu trách nhiệm trong việc phòng ngừa sự cố môitrường Cụ thể công ty phải thực hiện các giai đoạn ứng phó sự cố môi trường

Trang 20

bao gồm chuẩn bị ứng phó sự cố, tổ chức ứng phó sự cố môi trường và phốihợp với cơ quan chức năng phục hồi môi trường sau sự cố Theo khoản 3 Điều108 Nghị Định 08/2022/NĐ-CP quy định về Kế hoạch ứng phó sự cố môitrường cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia thì  công ty A phải có nghĩa vụ trongviệc đề ra kế hoạch, biện pháp, để phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường vàthực hiện đúng nội dung kế hoạch ứng phó sự cố môi trường để giảm thiểu tốiđa nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trên địa bàn xã B tỉnh C nơi công ty A xâydựng nhà máy luyện thép. 

Căn cứ theo quy định về Ban hành, phê duyệt kế hoạch phòng ngừa,ứng phó sự cố môi trường theo khoản 1 Điều 109 Nghị Định 08/2022/NĐ-CPthì sau khi lên kế hoạch thì công ty A phải có trách nhiệm ban hành và tổ chứcthực hiện kế hoạch đã đặt ra Theo khoản 3 Điều 110 Nghị Định 08/2022/NĐ-CP: Công khai kế hoạch ứng phó sự cố môi trường thì công ty A phải có tráchnhiệm công khai kế hoạch ứng phó sự cố môi trường của công ty, gửi kếhoạch cho UBND xã B.

Theo khoản 4 Điều 125 Luật BVMT 2020 quy định: Trách nhiệm ứngphó sự cố môi trường thì khi có sự cố môi trường xảy ra công ty A chỉ được tổchức ứng phó trong phạm vi cơ sở, và nếu vượt quá thì phải báo cáo choUBND xã B nơi xảy ra sự cố. 

6.2 Bình luận

Thực tiễn về sự cố môi trường cho thấy, các quy định và cơ chế vềphòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường đều chưa phát huy hiệu quảdo các quy định của Luật BVMT 2020 còn chưa cụ thể, chưa bao quát cácbiện pháp để phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường Do vậy,các biện pháp phòng ngừa sự cố môi trường cần được nghiên cứu bổ sung cácnội dung: Xác định danh mục các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môitrường nghiêm trọng, hoặc tiềm ẩn nguy cơ sự cố môi trường để có các biệnpháp ứng xử phù hợp với từng dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc ngành,nghề đó Việc ứng xử này cần được quy phạm hóa nhằm can thiệp ngay từ giaiđoạn lập quy hoạch phân vùng sản xuất, kinh doanh của các ngành, nghề, phânvùng xả thải đến các yêu cầu trong ĐTM, kế hoạch quản lý môi trường,phương án BVMT; có biện pháp giám sát đặc biệt trong quá trình sản xuất,kinh doanh và biện pháp ứng phó nếu xảy ra sự cố môi trường. 

7 Nghĩa vụ tài chính: nộp phí bảo vệ môi trường đối vớinước thải 

7.1 Các nghĩa vụ

Trang 21

Theo điểm a khoản 2 Điều 136 Luật BVMT 2020: “Phí bảo vệ môi

trường áp dụng đối với hoạt động xả thải ra môi trường; khai thác khoángsản hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường; dịch vụ công thuộclĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí” Theo

khoản 1 Điều 2 Nghị Định 53/2020/NĐ-CP thì “đối tượng chịu phí bảo vệ môi

trường theo quy định tại Nghị định này là nước thải công nghiệp thải vàonguồn tiếp nhận nước thải theo quy định pháp luật và nước thải sinh hoạt, trừtrường hợp miễn thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định này” Theo đó, tại

điểm h khoản 2 Điều 2 Nghị Định này có quy định nước thải công nghiệptrong đó có nước thải từ cơ sở luyện kim.

Như vậy, theo các quy định trên, dự án nhà máy chuyên luyện thép củacông ty A thuộc đối tượng phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải vìtrong quá trình sản xuất nhà máy sẽ xả chất thải là nước thải Do đó, khi nhàmáy đi vào hoạt động thì chủ dự án có nghĩa vụ nộp phí bảo vệ môi trường, vàphải nộp đúng mức phí được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị Định53/2020/NĐ-CP. 

7.2 Bình luận

Quy định nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp là quan trọngvà cần thiết, nhằm tạo nên chi phí cho các hoạt động bảo vệ, phục hồi, pháttriển môi trường khi mà các hoạt động sản xuất, chế biến trong công nghiệpdiễn ra ngày càng nhiều và nước thải từ các hoạt động đó đã và đang gây tácđộng xấu đến môi trường Bên cạnh đó, việc quy định nghĩa vụ tài chính nhưvậy còn giúp cơ quan có thẩm quyền kiểm soát chặt chẽ hơn vấn đề xả nướcthải và nâng cao trách nhiệm, ý thức của chủ dự án trong vấn đề quản lý nướcthải từ hoạt động của mình. 

KẾT LUẬN

Môi trường là vấn đề đang được nhà nước đặc biệt quan tâm, dẫn đếnviệc các nhà làm luật phải đặt ra nhiều quy định hơn đối với mọi chủ thể tácđộng đến môi trường, góp phần hình thành các nghĩa vụ liên quan đến bảo vệmôi trường Đặc biệt, các doanh nghiệp là những chủ thể có nhiều hành vi tácđộng đến môi trường trong quá trình sản xuất và kinh doanh Việc nhận thứcđúng đắn về những nghĩa vụ cần thực hiện trong quá trình thực hiện dự ángiúp chủ dự án có cái nhìn bao quát hơn về những vấn đề liên quan đến cácyếu tố tác động đến môi trường, đảm bảo cho hoạt động phát triển kinh tế - xãhội và góp phần bảo vệ môi trường.

Trang 22

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

2 Nghị Định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảovệ môi trường.

3 Nghị Định 53/2020/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối vớinước thải.

4 Luật Tài nguyên nước 20125 Thông tư số 152 /2015/TT-BTC.

6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

7 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của

Trang 23

8 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.9 Thông tư 75/2017/TT-BTNMT.

PHỤ LỤC

Các nghĩa vụ khác khi dự án đi vào hoạt động: 

- Sử dụng nước đúng mục đích, tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả; khônggây cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợppháp của tổ chức, cá nhân khác; bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khaithác, sử dụng (khoản 2 Điều 43 Luật Tài nguyên nước 2012).

- Phải cung cấp thông tin về tài nguyên nước cho cơ quan thẩm quyềnkhi có yêu cầu để kiểm tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng nguồn nước, khônggây cản trở hoặc làm thiệt hại đến mục đích của chủ thể khác trong quá trìnhkhai thác sử dụng tài nguyên nước, khi phát hiện thấy hành vi, hiện tượng códấu hiệu vi phạm pháp luật gây mất an toàn nguồn nước phải ngăn chặn kịpthời và báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý nhằm phòngchống ô nhiễm suy thoái môi trường nước.

- Có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước dưới đất qua giếngkhoan thăm dò, khai thác nước dưới đất, có trách nhiệm phục hồi môi trườngkhu vực thăm dò, khai thác Các lỗ khoan thăm dò, lỗ khoan khai thác khôngcòn sử dụng phải được lấp lại theo đúng quy trình kỹ thuật để tránh làm ônhiễm nguồn nước dưới đất.

Ngày đăng: 17/05/2024, 22:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan