Biểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hội

209 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Biểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Biểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hộiBiểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hội

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN ĐỨC LONG

BIỂU THỨC QUY CHIẾU TRONG CÁC VĂN BẢNKHOA HỌC XÃ HỘI

Ngành: Ngôn ngữ họcMã số: 9 22 90 20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGÔ HỮU HOÀNG

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Cácsốliệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bốtrong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Đức Long

Trang 3

MỤC LỤC

1 Lí do chọnđềtài 1

2 Mục đích và nhiệm vụnghiêncứu 5

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vinghiêncứu 5

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu củaluậnán 7

5 Đóng góp củaluậnán 8

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn củaluậnán 8

7 Bố cục củaluậnán 9

Chương 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍTHUYẾT 10

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu biểu thứcquychiếu 10

1.1.1.Tình hình nghiên cứu trênthế giới 10

1.1.2.Tình hình nghiên cứu biểu thức quy chiếu ởViệtNam 20

1.2.Cơ sởlýthuyết 30

1.2.1.Vấn đềgiao tiếp 30

1.2.2.Giao tiếp từ phương diệnDụnghọc 33

1.2.3 Biểu thứcquychiếu 38

1.2.4 Văn bản và văn bản khoa họcxãhội 65

1.2.5 Đặc điểm cấu trúc, ngôn ngữ của văn bản khoa họcxãhội 68

2.4.1 Biểu thức tên riêng kết hợp vớimiêutả 99

2.4.2 Biểu thức tên riêng kết hợp vớichỉ xuất 100

Trang 4

2.4.3 Biểu thức miêu tả kết hợp vớichỉxuất 101

2.4.4 Biểu thức tên riêng kết hợp với miêu tả vàchỉxuất 102

2.5 Cơ sở để thành lập biểu thứcquychiếu 103

3.2.2 Nhận diện đối tượng biểu thức quy chiếu trỏ tới trong các bài viết khoa học xãhội

1263.3. Tiểukết 145

NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢCÓ LIÊN QUANĐẾNLUẬNÁN 151

TÀI LIỆUTHAMKHẢO 152

PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỢCTRÍCHDẪN 160

PHỤ LỤC 2: CÁC BIỂU THỨC QUY CHIẾU TRONG VĂN BẢN KHOAHỌCXÃHỘI 166

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTQCXĐ biểu thức quy chiếu xác định

BTQCKXĐ biểu thức quy chiếu không xác định

Trang 6

MỞ ĐẦU1 Lído chọn đềtài

Hiện nay, xu hướng trong lĩnh vực ngôn ngữ học là tập trung nghiên cứu sâu rộngcác vấn đề liên quan đến đời sống hàng ngày và hoạt động giao tiếp Ngôn ngữhọc chú trọng chức năng phục vụ trao đổi thông tin và tương tác giữa con ngườivới nhau Các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu rộng rãi về sự đa dạng củalời nói, xét theo góc độ chung nhất của hệ thống ngônngữ.Từ các nghiên cứu củaSearle [97] và Austin [73], các nhà ngôn ngữ học đã phát triển dụng học, trong đóquy chiếu và biểu thức quy chiếu được coi là một trong những khía cạnh quantrọng Quy chiếu (reference), hiểu theo nghĩa chung nhất, là việc người nói, người

viết chỉ cho người nghe, người đọc biết mình đang đề cập tới đối tượng nào.Quychiếu, còn gọi làchiếu vật, hoặcsởchỉ, như Asher định nghĩa, là “Thực thể trong

thế giới hiện thực được chỉ ra bằng một sự diễn đạt ngôn từ” [72, 5164] Trongluận án này, chúng tôi dùng thuật ngữ “quy chiếu” Theo Fontain, L., Jones, K.,&Schonthal, D [80], thì người đầu tiên trên thế giới nghiên cứu quy chiếu làFrege (1892 - 1993) Frege cho rằng “Biểu thức quy chiếu là một biểu thức trỏ tớimột vật thể duy nhất, nói cách khác, đây là sựmôtả xác định” (dẫn theo Fontain,

L., Jones, K., &Schonthal, D, [80, 6]) TheoDictionary of semioticscủa Martin, B.

& Ringham, F., “biểu thức quy chiếu là những từ chỉ có nghĩa một phần: để có thểtìm hiểu được nghĩa toàn thể của nó trong một trường hợp cụ thể, ta phải quychiếu tới một đối tượng khác” [94, 109] Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp [23],“Thuật ngữ quy chiếu được các nhà ngôn ngữ học dùng để chỉ mối quan hệ giữacác yếu tố ngôn ngữ với các sự vật, biến cố, hành động, tính chấtmàchúng thaythế” [23,372].

Còn biểu thức quy chiếu (referring expression) là những đơn vị ngônngữmàngười nói, người viết sử dụng để “trỏ” về một đối tượng nào đó, giúpchongườinghe,ngườiđọchiểuđượcđốitượngnàođangđượcnhắctới,đề

Trang 7

cập tới Hurford, Heasley and Smith [88] định nghĩa “Biểu thức quy chiếu là bấtcứ biểu thức ngôn ngữ nào được dùng trong một phát ngôn để ám chỉ tới điều gìđó hoặc ai đó (hoặc tới một tập hợp rõ ràng, không hạn định các vật hoặc người),tức là dùng để chỉ một đối tượng cụ thể xuất hiện trong tâm trí họ” (A referringexpression is any expression used in an utterance to refer to something orsomeone (or a clearly delimited collection of things or people),

i e used with a particular referent in mind) [88,37].

Tác giả Nguyễn Thiện Giáp [23] cho rằng biểu thức quy chiếu là “những hìnhthức ngôn ngữ mà người nói hoặc người viết đã dùng cho phép người nghe, ngườiđọc nhận diện cái gì đó Các tên riêng, chẳng hạn Hà Nội, Hải Phòng, Trà Vinh,Hùng, Tuấn, v v là những biểu thức quy chiếu ít phụ thuộc vào hoàn cảnh giaotiếp nhất Biểu thức quy chiếu có thể là các danh ngữ xác định, chẳng hạn: phóngviên này, ca sỹ kia, cô sinh viên ấy…; các danh ngữ không xác định, chẳng hạn:một phóng viên nào đó, một ca sỹ nào đó…; các đại từ chỉ ngôi, chẳng hạn: tôi,mày, nó, họ, v v.” [23, 89 - 90].

Biểu thức quy chiếu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giaotiếp, giúp người đọc hoặc người nghe nhận biết một cách chính xác và nhanhchóng đối tượngmàngười viết hoặc người nói đang ám chỉ tới Giả sử không sửdụng biểu thức quy chiếu, người nói hoặc người viết sẽ phải dùng một lượng lớntừ ngữ hoặc câu chữ đểmôtả, giải thích mới có thể chỉ ra một cách rõ ràng đốitượng cụ thểmàhọ muốn đề cập tới Cao Xuân Hạo [27] cho rằng: “Muốn biếtmột câu nói ra phản ánh sự tình cụ thể nào, có giá trị chân lý hay không, phải biếtsở chỉ của các thành tố của nó” [27, 114] (Cao Xuân Hạo, và một số nhà Việt ngữkhác, dùng thuật ngữ “sở chỉ”, không dùng thuật ngữ “quychiếu”).

Trong các công bố khoa học xã hội, nhà khoa học và độc giả được xem làcác bên của một cuộc đối thoại đặc biệt thông qua văn bản, và đối tượngđộcgiảthườngthayđổiliêntục.Thậmchíđốivớicùngmộtđộcgiả,sựkhác

Trang 8

biệt về độ tuổi, kinh nghiệm vàmứcđộ quen thuộc với chủ đề nghiên cứu sẽ xảy ratheo diễn trình thời gian: cùng một độc giả đó, nhưng ở lần đầu tiên đọc tác phẩmvà lần đọc sau đó rất lâu (ví dụ, 20 năm) sẽ có sự khác biệt lớn về độ tuổi, trìnhđộ, kinh nghiệm của độc giả, điều này có thể dẫn tới những phảnứngkhác nhauvới bài viết Do đó, tác giả cần chủ động sử dụng biểu thức quy chiếu phù hợp đểduy trì tính chuyên nghiệp khi triển khai lập luận, giúp tránh khỏi những phản ứngtiêu cực từ độc giả Việc sử dụng các biểu thức quy chiếu đa dạng không chỉ làmcho văn bản trở nên phong phú hơn, mà còn ngăn chặn sự lặp lại nhàm chán, đồngthời tạo ra sự liên kết mạch lạc hơn trong bài viết Điều này giúp độc giả dễ dàngnắm bắt nội dung hơn và tăng tính thú vị của bàiviết.

Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp [23], “quy chiếu rõ ràng gắn với ý định vàniềm tin của người nói khi sử dụng ngôn ngữ Để có sự quy chiếu đúng chúng taphải công nhận vai trò của suy luận, bởi vì giữa các thực thể và các từ không cómối liên hệ trực tiếp nên nhiệm vụ của người nghe là phải suy luận đúng ngườinói có ý định nhận diện thực thể nào khi dùng một biểu thức quy chiếu” [2, 90].Tức là, bản thân các từ không tự trỏ tới các thực thể bên ngoài thế giới, mà ngườinói, người viết sử dụng biểu thức ngôn ngữ để trỏ tới đối tượng bên ngoài, vàngười nghe, người đọc có thể hiểu được, suy luận được đối tượng nào đang đượcđề cập tới G Yule [69] cho rằng, quy chiếu hoặc sở chỉ không chỉ là một khíacạnh tự nhiên của ngôn ngữ,màthực tế đó là một hoạt động của con người Do đó,cần nhận ra rằng từ ngữ không tự “chỉ” đến một đối tượng cụ thể một cách tựđộng Khả năng này chỉ có con người mới thực hiện được Vì vậy, trong giao tiếpnói chung, trong văn bản khoa học xã hội nói riêng, quy chiếu đóng vai trò quantrọng như một cơ sở giúp nhận diện và phân loại các đối tượngmàngười nói hoặcngười viết muốn chỉ đến Điều này cũng là một trong những vấn đề quan trọngđầu tiên của ngôn ngữ học khi xác định độ chân thực của một phátngôn.

Trang 9

Trong giao tiếp ngôn ngữ, quychiếuvàbiểu thức quy chiếu là nhữngyếu tốthườngxuyên xuất hiện.Đặcbiệt,trong lĩnhvựcvănbảnkhoa họcxãhội, cácbiểuthức quychiếu thường đượclựa chọnkỹ càng,mangvăn phong nghiêncứukhoa học.Việctìmhiểu kỹ về chúnglà cầnthiết để giúp hiểu đúngvà sâu sắc hơn về nộidungcủavănbản.Theo tác giả NguyễnThiệnGiáp[23], “Trong ngữ cảnhmà mọingười đềunhìnthấydùng các đại từlàmbiểuthức quy chiếucó thể đủ đểquy chiếu thànhcông,nhưng ởnhữngchỗviệc nhận diệnkhó khănhơn thìcóthểdùng những danhngữ phứctạp”[23,90].Việc nghiêncứucácbiểuthức ngôn ngữ, những“danhngữphứctạp”–thuật ngữ của tácgiảNguyễnThiện Giáp,để quy chiếu đúngđốitượngtrongvănbản khoahọc xã hội nóiriêng, vănbảnkhoahọc nóichung làđiềurấtcầnthiết.

Trên thế giới, biểu thức quy chiếu và tính mạch lạc của nó trong diễn ngôn lànhững vấn đề được nhiều nhà ngôn ngữ học trong các lĩnh vực cú pháp, ngữ nghĩavà ngữ dụng học quan tâm, nghiên cứu Biểu thức quy chiếu có thể được nghiêncứu từ phương diện ký hiệu học, như công trình của Halliday [83], hay từ phươngdiện ngữ pháp chức năng cũng của chính Halliday [84] Etsuko Yosida [79] chorằng các nhà khoa học đang có xu hướng chú ý tới quy chiếu và các yếu tố diễnngôn ảnh hưởng đến các lựa chọn tham chiếu như sự gắn kết cục bộ hoặc toàn thểcủa diễn ngôn, cấu trúc thông tin và xử lý diễn ngôn.

Tuy nhiên, vẫn còn ít những công trình nghiên cứu biểu thức quy chiếu trong cácvăn bản khoa học xã hội ở Việt Nam hiện nay Việc thiếu vắng mảng nghiên cứuquan trọng này là lí do cơ bản đưa chúng tôi thực hiện luận án tiến sỹ “Biểu thứcquy chiếu trong các văn bản khoa học xã hội”, giúp cung cấp cho giới nghiên cứunhững kết quả bước đầu về biểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xãhội.

Trang 10

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiêncứu

Luận án này nghiên cứu theo hướng ngữ dụng học, khảo sát vàmôtả cácdạng biểu hiện của các biểu thức quy chiếu trong văn bản khoa học xã hội, và luậnán có hai mục đíchchính:

- Tìmhiểucácgiátrịcủabiểuthứcquychiếutrongvănbảnkhoahọcxãhội.

Những phát hiện của nghiên cứu này có thể sẽ được áp dụng trong thực tế côngtác tại Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, giúp cho công tác biên tập bài viếtđược tốthơn.

Để đạt được những mục đích trên, trong luận án này chúng tôi thực hiệnnhững nhiệm vụsau:

- Tổng quan những vấn đề lí thuyết có liên quan đến biểu thức quychiếu.- Phânloạivàmiêutảcácbiểuthứcquychiếuxéttừphươngdiệncấutạo.

- Tìm hiểu các đặc điểm ngữ nghĩa học và dụng học của biểu thức quychiếu trong một số văn bản khoa học xãhội.

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiêncứu

3.1 Đối tượng nghiêncứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các biểu thức quy chiếu chỉ người trong vănbản khoa học xã hội Do đối tượng của biểu thức quy chiếu rất rộng, trải dài nhiềulĩnh vực, nên việc khu biệt đối tượng nghiên cứu là cần thiết, và biểu thức quychiếu chỉ người là một lựa chọn phù hợp với thực tế nghiên cứu Văn bản khoahọc xã hội bao gồm nhiều thể loại khác nhau, và thể loại văn bản khoa học xãhộimàchúng tôi lựa chọn là các bài viết nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học xãhội Việt Nam giai đoạn 2017 -2022.

Chúng tôi lựa chọn đối tượng nghiên cứu này vì đây là các bài báo thuộc ngànhkhoa học xã hội cơ bản, nghiên cứu các phương diện của khoa học xã

Trang 11

hội và nhân văn Đây là những bài viết chung, liên ngành, có độ phủ lớn, bao quátvà có nhiều ngành nghiên cứu trong đó, có tính đại diện.

Các bài viết nghiên cứu thường có cấu trúcmởđầu, tổng quan tình hình nghiêncứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, thảo luận,kết luận Chúng tôi lựa chọn Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam vì đây là tạp chíuy tín của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, có truyền thống lâu năm, cóhàm lượng khoa học cao và được cộng đồng khoa học thừa nhận Tạp chí là mộtdiễn đàn để các nhà khoa học có thể trình bày các công trình nghiên cứu, qua đóthể hiện quan điểm, suynghĩcủa cá nhân về các vấn đề nghiên cứu, về thế giớicũng như mong muốn nhận được sự phản hồi từ độcgiả.

3.2 Phạm vi nghiêncứu

Trong thế giới hiện thực, mỗi sự vật hiện tượng có thể được quy chiếu bằngnhững biểu thức quy chiếu khác nhau Việc lựa chọn những biểu thức quy chiếukhác nhau để chỉ cùng một đối tượng phụ thuộc vào bản thân người viết, ngườinói để phục vụ cho dụng ý của riêng tác giả Để có thể nghiên cứu tất cả các hiệntượng biểu thức quy chiếu trong thực tế là điều quá sức với hầu hết các nhà khoahọc, do vậy trong luận án này, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu là các biểuthức quy chiếu chỉ người được khảo sát qua các bài viết đăng trên Tạp chí Khoahọc xã hội Việt Nam từ năm 2017 tới 2022, trải dài qua 72 số tạp chí Do đặc thùlà một tạp chí đa ngành, các bài viết thường không xuất hiện đồng đều trong cácsố, nên chúng tôi không phân loại các bài viết thành các chuyên mục khác nhau.Thay vào đó, chúng tôi lựa chọn tất cả các bài viết được đăng ở trên tạp chí, vì tấtcả các bàiviếtnày đều đáp ứng được các tiêu chí của một bài báo khoahọc.

Trang 12

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luậnán

Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi áp dụng một số phương pháp luận khoahọc duy vật biện chứng Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụngtrong luận án như sau:

4.1 Phương pháp thu thập ngữliệu

Chúng tôi xây dựng bảng tổng hợp các biểu thức quy chiếu có thể xuất hiện trongcác văn bản khoa học xã hội, tìm kiếm và trích xuất các cụm từ, mệnh đề và câucó chứa biểu thức quy chiếu; đọc và sàng lọc, lựa chọn các biểu thức quy chiếuchỉ người.

4.2 Phương pháp nghiêncứu

4.2.1 Phương pháp miêu tả ngôn ngữhọc

Phương pháp này được dùng để miêu tả cấu trúc của các biểu thức quy chiếu vàcác vấn đề liên quan, để làm nổi bật các khía cạnh ngữ nghĩa hoặc dụng học củacác biểu thức trong văn bản khoa học xã hội dựa trên các đặc thù của ngữ nghĩa,dụng học và phân tích vănbản.

4.2.2 Phương pháp phân tích diễnngôn

Phương pháp này được sử dụng để nhận diện các biểu thức quy chiếu, tìm hiểungữ nghĩa và chức năng của các biểu thức này Các đặc điểm ngữ nghĩa học vàdụng học của biểu thức quy chiếu trong văn bản khoa học xã hội được phân tíchtheo khung lýthuyết.

4.2.3 Thủ pháp thốngkê

Thủphápnàyđượcsửdụngđểthuthập các biểu thứcquychiếu trongvăn bản khoahọcxãhội.Sau khi thu thập được dữ liệu, chúng tôi tiến hành thống kê các biểuthức quy chiếu trong nguồn dữ liệu, phân loại các dữ liệu về các tiểu mục phùhợp, và thống kê kết quả các biểu thức trong các tiểu mụcđó.

Trang 13

5 Đóng góp của luậnán

Luậnángóp phầnđisâu xemxét đốitượngbiểu thức quychiếuởcác văn bảnkhoa họcxãhộiđặcthù.Cụthểlànhận diện,thốngkê cácbiểuthức quychiếutrongmột sốvănbảnkhoa họcxãhội,chỉranhữngbiểu thứcquychiếuhayđược cácnhà khoa họcsửdụngtrongcáccông trìnhnghiêncứu củamình.Luậnánchorằng,trongcácbài viết khoa họcxãhội,tácgiảcầnsửdụng nhiều biểu thứcmiêutảtrongquychiếu chỉ ngườitrongcác bài báo khoa họcxãhộinhằmthayđổi,đadạng hóacáchdiễnđạt,tạorasựmớimẻsinhđộngchovănbản.

6 Ýnghĩa lý luận và thực tiễn của luậnán

6.1 Vềlýluận

- Luậnán gópphần làmrõhiện tượngquychiếu trongmộtloạihình văn bản đặc

thứcquychiếumộtđốitượng mà người Việtsửdụngthông qua việc nghiên cứu cácbiểu thứcquychiếu đượchọ sửdụng.

- Bướcđầu chỉ rađượcýnghĩacủabiểu thứcquychiếu trong phân tích diễnngôn, phương thức thực hiện chức năng liênnhân.

- Bướcđầu chỉ rađượcvai trò củabiểu thứcquychiếu trongvăn bản khoahọcxãhội.

6.2 Về thựctiễn

- Nhữngkết quảnghiên cứucủaluậnángiúpchoviệc hiểurõ hơncácvăn bảnkhoa họcxãhộitrongmạchdiễnngônvàcó thểứngdụngtrongviệcđọchiểuvănbảnvàviệcxửlývănbảnkhoahọcxãhội.

- Giúpchocáctác giả cóthêm những nhận thứcmớivàtăng hiệuquảcủabiểuthứcquychiếutrongcôngtácviếtbàikhoahọcxãhội.

Trang 14

7 Bốcục của luậnán

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết

Chươngnàytrìnhbàynhữngvấnđề líthuyếtlàm nềntảngcho việctriển khaiđềtài.

Chương 2 Đặc điểm cấu tạo của biểu thức quy chiếu trong mộtsốvăn bản khoa học xã hội

Chương này tìm hiểu cấu tạo biểu thức quy chiếu trong các bài viết khoahọc đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam.

Chương 3 Đặc điểm ngữ nghĩa ngữ dụng của biểu thức quychiếutrong một số văn bản khoa học xã hội

Chương 3 phân tích đặc điểm ngữ nghĩa ngữ dụng của biểu thức quy chiếu trongmột số văn bản khoa học xã hội.

Ngoài ra, luận án còn đính kèmPhụ lụcthống kê 57 bài viết chứa biểu thức quy

chiếumàchúng tôi đã thu thập được và đưa làm ví dụ minh họa trong nghiên cứu.

Trang 15

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Dẫn nhập

Theo Fontain, L., Jones, K., &Schonthal, D [80], thì người đầu tiên trên thế giới

nghiên cứu quy chiếu là Frege (1892 - 1993) Thuật ngữbiểu thứcquychiếu(referring expression) được L Hjelmslev [86] lần đầu tiên đưa ra trongcuốnOmkring sprogteoriens grundlæggelse(Cơ sở lí thuyết ngôn ngữ), xuất bản

năm 1943 bằng tiếng Đan Mạch và sau đó được Nhà xuất bản Baltimore thuộcĐại học Indiana (Hoa Kỳ) cho dịch và xuất bản bằng tiếng Anh năm 1953, với

tiêu đềProlegomena to a theory of language Biểu thức quy chiếu là đơn vị ngôn

ngữmàbên phát thông tin sử dụng để trỏ tới một đối tượng nào đó trong thế giớikhả hữu Biểu thức quy chiếu là đối tượng nghiên cứu được nhiều chuyên ngànhkhoa học quan tâm.

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu biểu thức quychiếu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thếgiới

1.1.1.1 Các nghiên cứu theo hướng lýthuyết

Vấn đề biểu thức quy chiếu đã được nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới quantâm, trong đó có những công trình tiêu biểu của các tác giả sau: De

Saussure[53]vớicuốnGiáotrìnhNgônngữhọcđạicương;OttoJespersen[91] cóThe philosophy of grammar; Austin [73] có cuốn How to do things with

words; Yule [69] với cuốn Pragmatics (Dụng học, được dịch sang tiếng Việt và

xuất bản năm 2003); Levinson [93] vớiPragmatics;Ullmann,S.

[100]The Principles of Semantics; James R Hurford, Bredan Heasley và

Michael B Schmith [88] với công trình “Semantics - Acoursebook”;Geeraerts, D.[82] cóTheories of Lexical Semantics;Lee, D [16]

Trang 16

luậnngônngữhọctrinhận;Lyons[43]cóNgữnghĩahọcdẫnluận.Nhữngđóng

Trang 17

góp quan trọng của các công trình này liên quan tới biểu thức quy chiếu đượctrình bày ở phần dưới đây.

De Saussure [53] là nhà nghiên cứu tiêu biểu trong ngôn ngữ học nói chung, có

nhiều đóng góp làm cơ sở cho dụng học phát triển sau này Với cuốnGiáo trìnhNgôn ngữ học đại cương, ông đã miêu tả phương thức người ta quy chiếu sự vật,

với hình ảnh cái cây được thể hiện trong các ngôn ngữ khác nhau Dù được thểhiện ra bằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng cuối cùng thì đối tượng mà cácbiểu thức này trỏ về cũng là những cái cây Ông chỉ ra việc cái cây, dù được thểhiện ra bằng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau, nhưng người đọc, người nghevẫn luôn có thể hình dung ra được một “cái cây”, có gốc, có thân, và có ngọn,thuộc loài thực vật, tồn tại trên trái đất Việc quy chiếu “cái cây” này bằng nhiềuhình thức ngôn ngữ khác nhau không cản trở độc giả trỏ về đúng đối tượngmàbênphát ngôn muốn chỉ ra Theo ông, việc dùng các biểu thức ngôn ngữ để trỏ chođộc giả biết mình đang muốn nói đến một cái cây là một công đoạn phức tạp, đòihỏi người nói phải dùng các phương tiện ngôn ngữ hiện có để giúp cho ngườinghe hiểu được mình đang muốn đề cập tới đối tượng nào Người ta cần tránh đơngiản hóa vấn đề, bởi vì “nó đưa người ta đến chỗ giả định rằng mối quan hệ gắnbó một tên gọi với một sự vật là một thao tác hết sức đơn giản,màđiều đó hoàntoàn không đúng” [53,138].

Otto Jespersen [91] là người có đóng góp rất lớn cho nghiên cứu về ngôn ngữ, ôngđã dành nhiều thời gian nghiên cứu về dụng học và các biểu thức quy chiếu.

Trong công trìnhThe philosophy of grammarxuất bản lần đầu năm 1924, ông đã

trình bày nhiều vấn đề cơ bản của quy chiếu Ông cho rằng, quy chiếu về bản chấtlà quy trình một người tìm về đúng đối tượng mình cần tìm: tương tự như việc đilên tầng 5, nếu người đó đang ở tầng 4 thì chỉ cần đi lênthêmmộttầngnữalàtớitầng5,nếuđangởtầng1thìphảiđilên5tầng.Quy

Trang 18

trình quy chiếu cũng vậy, nếu đối tượng cần quy chiếu là dễ dàng được chỉ ra vàđược nhận biết thì quy trình này đơn giản, còn nếu đối tượng khó nhận diện đượcthì người nói phải sử dụng nhiều phương tiện khác nhau mới chỉ ra cho ngườinghe biết được đấy là đối tượngnào.

Các phương tiện mà người nói gắn thêm vào thành phần chính, để người nghe cóthể xác định được đúng đối tượng mà người nói muốn đề cập tới, được Jespersen[91] gọi là restrictive/qualifying adjunt (phần phụ trợ sơ loại, tương đương địnhngữ) Các từ phụ trợ sơ loại này có chức năng hạn chế số lượng các vật thể cầnthiết để có thể xác định được đúng đối tượng mà người nói muốn trỏ tới, ví dụ“đỏ” trong “hoa hồng đỏ” sẽ xác định rõ chỉ có những hoa hồng màu đỏ mới đượcxem xét, các loại hoa hồng trắng/xanh… sẽ không được tính đến Theo hướngnghiên cứu này, nhiều nhà ngôn ngữ học đã kế thừa và vận dụng phương thức màJespersen [91] đã đề ra.

Jespersen cũng cho rằng, các phần phụ trợ sơ loại có tính chất tương đối, miễn làchúng có thể chỉ dẫn cho người nghe xác định đúng đối tượng mà người phátngôn muốn người nhận phát ngôn nhận biết nó Ví dụ, nếu một cảnh sát nói vớiđồng nghiệp, anh hãy theo dõi tên đang hút xì gà uống rượu ngoại ở góc cuốiphòng, thì dù đối tượng đó có thể đang không hút xì gà mà chỉ là hút thuốc lá,không uống rượu ngoại mà chỉ đơn giản là uống rượu nội địa, thì người nghe(trong trường hợp này là người đồng nghiệp của viên cảnh sát) cũng vẫn có thểxác định được đúng đối tượng cần theo dõi (Điều này tương tự ví dụ củaSaussure, khi ông cho rằng, khi nhìn thấy đèn đỏ hoặc đèn xanh, dù màu sắc củađèn giao thông có thể chỉ là hơi đỏ hoặc hơi xanh, thì ý nghĩa của đèn đối vớingười tham gia giao thông cũng chỉ là một, là dừng lại/ tiếp tục đi) Trọng tâm củaviệc nghe và hiểu các chỉ dẫn ở đây là làm sao xác định được đúng đối tượng cầntheo dõi, không phải là việc đối tượng đó có thật sự đang hút xì gà, hay đang uốngrượu ngoại hay không Việc người nghe

Trang 19

có thể xác định đúng đối tượngmàngười nói trỏ tới thường phụ thuộc vào các phụtrợ sơ loại này, các thành phần này càng cụ thể rõ ràng thì người nghe càng có cơhội xác định đúng đối tượng được quy chiếu Chúng tôi cho rằng, cách phân loạicủa Jespersen rất dễ hiểu và dễ áp dụng cho phân loại và nghiên cứu biểu thức quychiếu, các thành phần phụ trong biểu thức chỉ là các phương tiện giúp cho ngườiđọc, người nghe có thể nhận diện được những đối tượng đấy.

Nghiên cứu về dụng học có sự đóng góp lớn của Austin [73] và Searle [97].Năm 1962, sau khi Austin qua đời, các học trò của ông đã tổ chức và biên soạn

những bài giảng của ông thành một tác phẩm có tựa đề “How to dothings withwords” (Cách thực hiện hành động bằng lời nói) Cuốn sách trình bày nhiều vấn

đề trong giao tiếp, bao gồm hành động ngôn từ, hành động tại lời, và một số vấnđề thuộc về giao tiếp Austin [73] đãmôtả nhiều khía cạnh liên quan đến lĩnh vựcdụng học và hoạt động ngôn ngữ của con người, bao gồm các vấn đề về tiền giảđịnh Theo ông, để có thể thực hiện được giao tiếp thành công, các bên tham giacần có những giả định để giao tiếp có thể tiến hành, cần được giải thích nếu mộtbên hiểu sai đối tượng bên kia đang bàntới.

Searle [97] đã tiếp tục và phát triển lý thuyết của Austin Searle [97] đề xuất rằngđể người nghe hoặc người đọc có thể suy luận đúng đối tượngmàngười nói hoặcngười viết đang đề cập tới, cần phải có bảy yếu tố quant r ọ n g :

1) Đảm bảo điều kiện đầu vào và đầu ra; 2) Phát ngôn của người nói diễn ranhư một phần của chuỗi phát ngôn hoặc chuỗi câu; 3) Phát ngôn được xemxét như một hành vi tại lời; 4) Phải có đối tượng được người nói hoặc ngườiviết muốn người nghe hoặc người đọc nhận diện được; 5) Người nói hoặcngười viết dự kiến rằng người nghe hoặc người đọc sẽ nhận diện được đốitượng; 6) Người nói hoặc người viết dự tính rằng người nghe hoặc người đọcsẽ nhận diện được đối tượng thông qua việc hiểu các quy tắc của phát ngônvà

Trang 20

dựa trên ngữ cảnh của nó; 7) Các quy tắc ngữ nghĩa phải được thỏa mãn đầy đủ đểquy chiếu có thể thành công.

Yule [69] trong công trìnhPragmatics(Dụng học) trình bày các hình thức quy

chiếu, trực chỉ (deixis) bao gồm trực chỉ người (person deixis), trực chỉ khônggian (spatial deixis), và trực chỉ thời gian (temporal deixis) Ông trình bày các vấnđề về quy chiếu và thuộc ngữ, quy chiếu và tên riêng, ngữ cảnh và quy chiếu, cáchình thái quy chiếu hồi chỉ, khứ chỉ.

Levinson [93] trong công trìnhPragmatics(Ngữ dụng học) trình bày quy chiếu, chỉ

xuất (deixis) bao gồm các chỉ xuất chỉ người/ngôi (person deixis), chỉ xuất khônggian, chỉ xuất thời gian, chỉ xuất xãhội.Levinson rất chú trọng tới biểu thức quychiếu và cho rằng, một trong những xuất phát điểm của dụng học là việc hai bêntham gia đối thoại có thể chỉ cho nhau biết họ đang đề cập tới đối tượng nào Chỉra được đúng đối tượng mà bên phát tín hiệu đưa ra là một trong những yêu cầurất cơ bản của dụng học Ông đưa ra vídụ:

(1) Trờitối,mộtngười tênlàHarrynói “nghe này, tôi

Trong điều kiện trời tối và khôngcóbất cứ nguồn sáng nào, thì có thể nói phát

ngôn trên không chỉ cho người nghe biết người nói đang đồng ý với “ông” nào(giả sử là có nhiềuôngtrong phòng), về “cái này” hay “cái này” thật ra là cái gì/cái

nào Để chỉ được cho người nghe biết cụ thể các đối tượng đó, cần có ánh sáng.Tương tự, những trường hợp quy chiếu khác đều cần những điều kiện nhất định.Chỉ xuất diễn ngôn và chỉ xuất xã hội được Levinson [93], Lyons [43] chú ýnghiêncứu.

Biểu thức quy chiếu không chỉ là đối tượng nghiên cứu củangữdụnghọcmàcònlàđốitượngnghiêncứucủangữnghĩahọc.Ullmann,S.[100]có

Trang 21

công trìnhThe Principles of Semantics, trong đó ông đã nghiên cứu nhiều về các

quy tắc của ngữ nghĩa Ông đề xuấtmôhình tam giác ngữ nghĩa, được nhiều nhàngôn ngữ học sau này sử dụng James R Hurford, Bredan Heasley và Michael BSchmith [88] với công trình “Semantics - A coursebook” đã nghiên cứu về cácbiểu thức quy chiếu, từ định nghĩa, phân loại tới cách dùng Nhóm tác giả coi haicâu chỉ có thể giống nhau nếu giống nhau tuyệt đối cả thành phần và vị trí các bộphận cấu thành, nếu có bất kì một sự khác biệt nào thì đấy là hai câu khác nhau.Các biểu thức quy chiếu trong câu/phát ngôn chỉ ra người/sự vật ở bên ngoài thếgiới, xác định đối tượng đó Trong công trình này, các tác giả nghiên cứu quychiếu từ phương diện của ngữ nghĩa học Geeraerts, D [82] có công trìnhTheories

of Lexical Semantics,trong đóônglý giải nhiều vấn đề của ngữ nghĩa học trong

tương quan độc lập với mối quan hệ tín hiệu - vật của dụng học Moskalskaja [48]có công trình nghiên cứu Ngữ pháp văn bản, trong đó tác giả dành một phần đểtrình bày các vấn đề liên quan tới diễn ngôn và biểu thức quychiếu.

Lee, D [16] đã dành một phần công trình nghiên cứu của mình để đề cập tới vấnđềmơhồ quy chiếu, một trong những điểm tác giả quan tâm là liệu các biểu thứcquy chiếu có “trỏ” đúng người, đúng vậtmàngười nói muốn để cập tới hay không.Lee xem xét những vấn đề quy chiếu liên quan tới thời tính (temporal space) hayquan hệ không gian, tác giả cho rằng có thể có những không gian được lồng vàonhau, và do đó nó có thể quy chiếu tới những đối tượng hoàn toàn khác nhau[16,146].

Lyons [43] nghiên cứu các vấn đề biểu thức quy chiếu và cho rằng quy chiếu làmối liên hệ được xác lập giữa người nói/chủ thể phát ngôn với cái mà người nóiđề cập đến trong những hoàn cảnh cụ thể Tên gọi dùng để trỏ, để chỉ ra thựcthể/nhóm thực thể thuộc thế giới thực hữu được nói tới, còn vị từ được gán thuộctính cho những thực thể đơn lẻ/tập hợp những thực thể đơn lẻ

Trang 22

và gán quan hệ cho những thực thể được sắp xếp cặp đôi, cặp ba này Theo Lyons[43], ngoài tên riêng, có hai lớp biểu thức quy chiếu quan trọng phân biệt với nhaucả về cú pháp lẫn ngữ nghĩa, đó là các danh ngữ với danh từ làm trung tâm và cácđại từ Ngữ đoạn có danh từ làm trung tâm có thể được phân thành các biểu thứcmiêu tả xác định (definite descriptions) hoặc có thể thành các phạm trù phân loại(sortal categories) Theo đó, hai loại tiền giả định liên quan tới cách phân loại nàyđược hình thành: tiền giả định tồn tại và tiền giả định phân loại (hay phạm trù).Một vấn đề liên quan tới những danh từ chứa lượng từ, ví dụ “tất cả đàn ông”,“một cô gái nào đó” là hiện tượng mờ quy chiếu (reference opacity) - là ngữ cảnhmà trong đó việc thay một biểu thức quy chiếu này bằng một biểu thức quy chiếukhác có cùng chiếu vật sẽ không tất yếu bảo toàn được điều kiện chân trị của câucó sự thay thế đó [43, 310].

1.1.1.2 Các nghiên cứu theo hướng ứngdụng

Nhiều nghiên cứu về biểu thức quy chiếu theo hướng ứng dụng đã đượctiến hành trên thế giới, bao gồm Miriam Eckert [78] nghiên cứu chỉ xuất diễnngôn và hồi chỉ trong tiếng Đức; tác giả Truan, N [98] tìm hiểu sự hiểu biết củangười nghe về một phát ngôn từ bình diện ngữ dụng; Etsuko Yoshida [79] nghiêncứu việc sử dụng các biểu thức quy chiếu trong giao tiếp hội thoại tiếng Anh vàtiếng Nhật; Posio [96] nghiên cứu mối liên hệ giữa lựa chọn phương thức quychiếu, sự khác biệt nói chung trong việc dùng các đại từ nhân xưng và việc baogộp người nghe trong đó;Hye-KyungLee[89] sosánh các loại biểuthứcquychiếuđãđượcsửdụngtrong cácbản tinchínhtrịbằng tiếng Anhvàtiếng HànQuốc;Hazim al dilaimy[85] tìm hiểu thức quy chiếu xác định và biểu thức quychiếu không xác định trong tiếng Anh và tiếng Ả rập; Davies, C., Richardson, A.[77] tìm hiểumứcđộ ngữ cảnh có thể giúp cho việc dùng biểu thức quy chiếu hiệu

sửd ụ n g b i ể u t h ứ c q u y c h i ế u n h ư l à m ộ t h à n h đ ộ n g n g ô n t ừ ; B o n i f a z i , A ,

Trang 23

Ioannidou, P., Salarzai, Z [74] nghiên cứu các hình thức tên riêng trong biểu thứchồi chỉ ở các truyện ngắn về tội phạm;Tshikwatamba[99] tìm hiểu ý nghĩa trongmối quan hệ với vai trò của hệ quy chiếu, biểu tượng và quy chiếu Dưới đây lànhững kết quả nghiên cứu nổibật.

Miriam Eckert [78] thực hiện luận án “Discourse deixis and nullanaphorain German” tại Đại học Edinburgh, vương quốc Anh Tác giả đã tìm hiểu một số

chỉ xuất diễn ngôn và hồi chỉ trong tiếng Đức, tronghộithoạimởvà nhận thấy rằngtrong tiếng Đức, dùng đại từ chỉ thị để quy chiếu có thể thực hiện thành công nếucác yếu tố tiền giả định được thỏa mãn trong phát ngôn [78, 238] Nghiên cứu vềbiểu thức quy chiếu trong cả tiếng Đức và tiếng Pháp, Truan, N [98] có bài “Thepolitics of person references: Third- person form in English, German and French”,

đăng trênPragmatics andbeyond new series Trong đó, tác giả đã tìm hiểu sự hiểu

biết của người nghe về một phát ngôn, vốn là mặc định xã hội trong một tìnhhuống nhất định, có được coi là một hành động ngữ dụng haykhông.

Trong số các nghiên cứu biểu thức quy chiếu theo hướng ứng dụng, Etsuko

Yoshida [79] có luận ánPatterns of Use of Referring Expressions inEnglish andJapanese Dialogues, tại Đại học Edinburg, vương quốc Anh Công trình nghiên

cứu việc sử dụng các biểu thức quy chiếu trong giao tiếp hội thoại tiếng Anh vàtiếng Nhật, trong đó tác giả chỉ ra đặc trưng và sự khác biệt giữa tiếng Anh vàtiếng Nhật trong việc sử dụng biểu thức quy chiếu chỉ người Tác giả cho rằng“việc lựa chọn các biểu thức quy chiếu có xu hướng liên quan đến trạng thái nhậnthức của các thực thể diễn ngôn và các hình thức biểu thức quy chiếu phi danh từcó thể sẽ diễn ra liên tục trong diễn ngôn tương tác Diễn ngôn tương tác có cấutrúc cao theo cách những người tham gia tổ chức và phân đoạn diễn ngôn theo cácchủ đề được giới thiệu, duy trì và

Trang 24

chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác trong dòng diễn ngôn đang diễn ra” [79,264].

Posio [96] công bố công trình “You and we: Impersonal second personsingular and other referential devices in Spanish sociolinguistic interview” (Bạnvà chúng tôi: đại từ vô nhân xưng ngôi thứ hai số ít và một số phương tiện quychiếu khác trong phỏng vấn ngôn ngữ học xã hội tiếng Tây Ban Nha” đăng trên

tạp chíPragmatics, 99 (2016), 1 - 16 Sử dụng bộ Habla Culta de Salamance

74.000 chữ làm ngữ liệu để phỏng vấn, tác giả tìm thấy mối liên hệ trong lựa chọnphương thức quy chiếu, và có sự khác biệt nói chung trong việc dùng các đại từnhân xưng và việc bao gộp người nghe trong đó [96,16].

trênJournalofPragmatics,42(2010), 2506-2518 Bài viếtđãtìmhiểu các loại biểu

thứcquychiếuđãđượcsử dụngtrong cácbản tinchínhtrị bằngtiếng Anhvàtiếng HànQuốcqua haibộ dữliệu đượclấymẫutừmộtsốtrangtintức trực tuyếnvàcác biểuthứcthamchiếu trongdữliệu được trích xuấtđểphân tích Kếtquảnghiên cứu chothấyrằngviệcsửdụngcác thuậtngữ thamchiếu trong haingônngữphù hợpvớilýthuyếtvềquymôkích hoạtbộ nhớhoặckhảnăng tiếp cận Ngoài ra,phạmvikhácnhaucủacác thuậtngữtham chiếu được triển khai tronghaingônngữđượctínhtheocácquyước diễnngônkhácnhautronghaicộngđồng ngônngữ,vàchỉrarằngviệcsửdụngbiểu thứcquychiếu tronghaingôn ngữ tuânthủtheo cácquy tắcmà cácnhàngônngữđã đềxuất[89,2518].

Cũng nghiên cứu, so sánh biểu thức quy chiếu giữa hai ngôn ngữ giống nhưHye-Kyung Lee [89], nhưng là ở tiếng Anh và tiếng Ả rập,Hazim aldilaimy[85]có bài viết “Definite and indefinite referring expressions in English and Arabic”(Biểu thức quy chiếu xác định và biểu thức quy chiếu không xác định trong tiếngAnh và tiếng Ả rập), trong đó tác giả nhận thấy

Trang 25

“Hầu hết tất cả các loại biểu thức tham chiếu đều không thể giải thích được thuầntúy về mặt ngôn ngữ học mà không xem xét đến ngữ nghĩa và khía cạnh kháiniệm của các biểu thức này” [85, 222].

Davies, C., Richardson, A [77] có công trình “Semantics as well asreferential relevance facilitates the processing of referring expression”, đăng

trênJournal of Pragmatics, 178 (2021), 258 - 269 Các tác giả nhận thấy trong

một ngữ cảnh phù hợp với ngữ nghĩa, ngữ cảnh có thể giúp cho việc dùng biểuthức quy chiếu hiệu quả hơn [77, 268] Những quan niệm này của tác giả bài viếttương đồng với nhận định của Allan [70] trong bài viết “Referring as a pragmatics

act” trênJournal of Pragmatics,Volume 42, Issue 11: 2919 - 2931, khi tác giả cho

rằng việc nghiên cứu biểu thức quy chiếu cũng là để “tìm hiểu sự hiểu biết củangười nghe về một phát ngôn, vốn là mặc định xã hội trong một tình huống nhấtđịnh” [70,2919].

Các tác giả Bonifazi, A., Ioannidou, P., Salarzai, Z [74] có công trình“Proper names as anaphoric expressions in short crimes stories: Doing more than

referring within and across paragraphs” đăng trênJournal of Pragmatics, 193

(2022), 88 - 104 Các tác giả nghiên cứu các hình thức tên riêng trong biểu thứchồi chỉ ở các truyện ngắn về tội phạm, trong đó có điểm đặc biệt là tên riêngthường xuất hiện từ câu thứ hai, chứ không phải ngay từ câu đầu tiên Tên riêngchiếm 16,26% tổng các quy chiếu hồi chỉ, và tần suất của tên riêng chỉ đứng sauđại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít (31,25%) Ngoài ra, tác giảTshikwatamba[99]trong bài viết “Definitions - A Monotonous Leisure Time of Analyses inPhilosophical and Intellectual Search for Meanings” trênOpen Journal of Social

Sciencesdùngmôhình phân tích ý nghĩa đượcmôtả trong phạm vi hình tam giác để

khám phá những bổ sung về ý nghĩa trong mối quan hệ với vai trò của hệ quychiếu, biểu tượng và quychiếu.

Trang 26

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở ViệtNam

1.1.2.1 Các nghiên cứu theo hướng lýthuyết

Nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam thực hiện các nghiên cứu lý luậnchung, trong đó có những vấn đề liên quan đến biểu thức quy chiếu, từ nhiềuphương diện khác nhau, và cũng dànhmứcđộ quan tâm khác nhau cho lĩnh vựcnghiên cứu này Từ phương diện giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, cóDiệp Quang Ban [1], Nguyễn Hòa [33], Nguyễn Chí Hòa [34], Lý Toàn Thắng[56] Từ phương diện ngữ nghĩa học và từ vựng, có Đỗ Hữu Châu [6], NguyễnĐức Dân [12], Đỗ Việt Hùng [38], Đinh Trọng Lạc - Bùi Minh Toán [42],Nguyễn Thị Ly Kha - Vũ Thị Ân [39], Lê Quang Thiêm [59] Một số tác giả trìnhbày vấn đề từ các phương diện nghiên cứu tiếng Việt, ví dụ Nguyễn Tài Cẩn [4],Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến [10], Đinh Văn Đức [19],Nguyễn Thiện Giáp [21], Cao Xuân Hạo [27], [28], Hà Quang Năng [45], NguyễnKim Thản [55], Trần Ngọc Thêm [58], Bùi Minh Toán [65] Từ phương diệndụng học, có Đỗ Hữu Châu [8], [9], Nguyễn Đức Dân [13], Nguyễn Thiện Giáp[20] Một số tác giả đã xây dựng các từ điển thuật ngữ để điển hóa các khái niệm,ví dụ Diệp Quang Ban [2], Cao Xuân Hạo - Hoàng Dũng [29], Hoàng Phê [49],Nguyễn Như Ý (chủ biên), Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng Ngọc Lệ [67].Một số tác giả khác có những công trình nghiên cứu có quan hệ nhất định tới biểuthức quy chiếu, ví dụ Nguyễn Thiện Giáp [13], Nguyễn Minh Thuyết[61].

Theo thời gian, vấn đề biểu thức quy chiếu được giới nghiên cứu ngôn ngữ học

chú ý nhiều hơn Năm 1996, cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ ngônngữ học”

của nhóm tác giả Nguyễn Như Ý, Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng Ngọc Lệcó hai mục từ cho phần quy chiếu, đấy là: “Biểu niệm: Khái niệm (những hiểubiết) trừu tượng về các đặc điểm của sự vật (hiện tượng, hoạt động, tính chất,…)được gọi tên” [67, 25]; và “Biểu vật: Sự vật, hiện

Trang 27

tượng, hoạt động, tính chất do từ (hoặc phương tiện khác của ngôn ngữ) gọi tên”[67, 25] Các thuật ngữ như quy chiếu, sở chỉ, biểu thức quy chiếu,v.v chưa đượcđưa vào từ điển này Đến từ điển của tác giả Diệp Quang Ban [2], tác giả đã trìnhbày nội hàm của biểu thức quy chiếu: “Trong nghĩa học, một biểu thức (từ hay tổhợp từ) được dùng để nhận diện cái được nói đến (cái được nói đến gọi là “vậtchiếu” - referent), như của Tỵ trong cái xe của Tỵ rất tốt, biểu thức của Tỵ quychiếu tới người có tên là Tỵ, và người này là “vật chiếu” [2, 66]; và: “Trong phântích văn bản, giữa những câu có ví dụ với nhau cũng có thể gặp biểu thức quychiếu, và biểu thức quy chiếu trong những trường hợp nhất định cũng tạo thànhnhững lớp hạng” [2, 66] Ngoài ra, tác giả còn trình bày đồng chiếu (còn được gọilà đồng sở chỉ/đồng quy chiếu) [2, 216 -217].

TrongGiáo trình Đại cương ngôn ngữ học, tác giả Đỗ Hữu Châu [9] đã trình bày

vấn đề quy chiếu (trong tác phẩm, ông không dùng thuật ngữ quy chiếu mà dùngthuật ngữ “chiếu vật”), theo đó ba phương thức chiếu vật cơ bản là dùng tên riêng,dùng biểu thức miêu tả và dùng chỉ xuất Ông cho rằng “giá trị đúng sai của mộtcâu tùy thuộc vào sự chiếu vật của các từ tạo nên câu và sự chiếu vật của cả câu.Quan hệ chiếu vật là sự tương ứng của các yếu tố ngôn ngữ (của các tín hiệu)trong diễn ngôn với sự vật, hiện tượng đang được nói tới trong một ngữ cảnh nhấtđịnh, nói cho đúng hơn là trong một thế giới khả hữu - hệ quy chiếu nhất định” [9,61] Cho tới nay, đây vẫn là một trong những cuốn sách có giá trị tham khảo nhấttrong lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành dụng học.

Tác giả Nguyễn Đức Dân [13] có công trình nghiên cứuNgữ dụng học, trong đó

ông nêu những cơ sở lý thuyết cơ bản về ngữ dụng học, bao gồm vấn đề quy chiếu(tác giả dùng thuật ngữ “từ chỉ xuất”, không dùng thuật ngữ “quy chiếu”) Tác giảtrình bày nội hàm của chỉ xuất, phạm vi và các lậpluận

Trang 28

liên quan tới chỉ xuất Những nội dung tác giả trình bày được khái lược từ cáccông trình nổi tiếng của thế giới, do đó có tính tổng kết cao Tác giả Nguyễn Văn

Khang [40] có công trìnhNgôn ngữ học xã hội, tác giả cho rằng “mỗi người khi

giao tiếp đều có ý thức và nhu cầu lựa chọnmãngôn ngữ cho phù hợp với từnghoàn cảnh giao tiếp cụ thể Vì thế, ngay trong một cuộc giao tiếp, vì mục đíchgiao tiếp, người giao tiếp có thể lựa chọnmãgiao tiếp này mà không lựa chọn mãgiao tiếp khác hoặc chuyển từmãnày sangmãkhác hoặc trộn cácmãlại với nhau”[40,378].

Tác giả Nguyễn Thiện Giáp [23] nghiên cứu về quy chiếu và chorằng“cácranhgiới quy chiếu tuyvõ đoán vàkhông xác định, nhưngđiềunày khôngdẫnđếnhiểunhầmvì khi cầnthiết người tacó thểdùng cáchệthống khác đểxácđịnh”[23, 27].Thêmvàođó, ông nhậnđịnh“sửdụng các từđểquychiếungườivàvật là mộtvấn đềtươngđối đơngiản.Tuynhiên, làm thì dễ nhưng giảithíchxemhọđãlàmnhưthế nào thìlại khó.Tựthân các từ không quy chiếu cáigì cảmàchínhconngười quy chiếu Quy chiếulà một hànhđộng trongđóngườinóihoặcngười viết dùng các hình thức ngôn ngữchophép người nghe, ngườiđọc nhậndiệnđượccái gìđó.Nhữnghìnhthứcngôn ngữấylà những biểu thức quychiếu”[23,

28].TácgiảNguyễnVăn Hiệp [32] có cuốnCơsởngữnghĩa phântíchcúpháp,cuốnsách trìnhbàynhiềuvấn đềtrongđó cótừ tìnhtháitiếngViệt.Theotác giả, người phát ngônkhithực hiệnhànhđộng ngôn từ phảithựchiệncác thao táctưduyđểlựachọnđượccácbiểu thứcphù hợp.Tác

giảĐỗViệtHùng [37]đã xuất bảncuốnNgữdụnghọc,trongđó tácgiả trình bày theo

hướng thực hànhViệtngữhọc,phân tíchcácyếu tốdụng học trongviệcngườiViệttạolậpvàgiảimãcácphátngôntronggiaotiếp.

Trang 29

1.1.2.2 Các nghiên cứu theo hướng ứngdụng

Các công trình nghiên cứu theo hướng ứng dụng trải dài trên nhiều mảng nghiêncứu khác nhau Tác giả Đỗ Hữu Châu [5], [7] nghiên cứu tiếng Việt và dụng học;Tác giả Nguyễn Hồng Cổn [11] thực hiện nghiên cứu về phân định từ loại trongtiếng Việt; Tác giả Đặng Thị Bảo Dung [14] nghiên cứu quy chiếu chỉ ngôi, quychiếu chỉ định và quy chiếu so sánh trongcácbài diễn văn của tổng thống Mỹ; Tácgiả Hoàng Dũng - Nguyễn Thị Ly Kha [15] bàn về các thành tố phụ sau trung tâmtrong danh ngữ tiếng Việt; Tác giả Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp [17] bàn về tìnhthái và ý nghĩa của nó trong giao tiếp, chỉ ra việc sử dụng các từ tình thái khácnhau sẽ dẫn tới kết quả kỳ vọng khác nhau; Tác giả Đinh Văn Đức, Đinh KiềuChâu [18] bàn về việc nghiên cứu danh ngữ tiếng Việt; Tác giả Triệu Thu Hằng[30]nghiên cứu chuyển ngữ cácbiểu thức quy chiếu về người, đặc biệt là cặp từ“I-you”, khi chuyển ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt;Tác giảNguyễn Thị NgọcHân[31]xem xét hiện tượng lệch ngữ đoạn hồi chỉ, thiếu vắng hoặc đặt sai ngữđoạn hồi chỉ của người nước ngoài sử dụng tiếng Việt;Tác giả Ngô Hữu Hoàng[35] tìm hiểucác biểu thức quy chiếu bao gộp và không bao gộp; Tác giả ĐỗViệtHùng

[36] nghiên cứu nét nghĩa và hoạt động của nét nghĩa trong kết hợp từ; Tác giảNgô Thị Kim Khánh [41] nghiên cứu việc sử dụng danh từ riêng/tên riêng để quychiếu nhân vật xét trên cả ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng; Tác giảTrần Minh - Phạm Văn Hảo [44] phân tích từ xưng gọi trong những lá thư của HồChủ tịch; Tác giả Nguyễn Thị Nhung [46] tìm hiểu chức năng chiếu vật của địnhtố tính từ trong danh ngữ tiếng Việt; Tác giảNguyễnThị Hoài Phương[50]khảo sátdanh từ riêng, danh ngữ, chỉ xuất hoặc các từ xưng hô được sử dụng để quy chiếutới các nhân vật trong truyện;Tác giảNguyễn Quang [51] xem xét quy chiếu biểuhiện dưới góc nhìn văn hóa, xây dựng hệ quy chiếu với ba tầng là “Biểu hiện”(văn hóa), “tác động” (giaotiếp)

Trang 30

và “Mức độ” (tầng quy chiếu); Tác giả Lê Thời Tân [54] tìm hiểu việc quy chiếutới một đối tượng không có thật trong hiện thực; Tác giả Phạm Tất Thắng [57]phân tích sự khác biệt giữa tên chung và tên riêng; Tác giả Trần Thị Minh Thu[62] xem xét một số điểm lý thuyết chung về quy chiếu, sự tồn tại của sự vật trongthế giới khả hữu; Tác giả Trần Thị Thủy [60] nghiên cứu quy chiếu trong bộ sáchgiáo khoa tiếng Anh dành cho học sinh trung học phổ thông của Việt Nam; Tácgiả Phạm Văn Tình [63] tìm hiểu yếu tố tỉnh lược đồng quy chiếu trong hội thoại;Tác giả Bùi Minh Toán [66] nghiên cứu quy chiếu thông qua câu đố; Tác giảPhạm Hùng Việt [68] nghiên cứu cách viết tên riêng trong tiếng Việt Những điểmquan trọng trong một số công trình được lựa chọn trình bày ở phần sau đây.

Tác giả Đỗ Hữu Châu [5] có bài viết “Các yếu tố dụng học của tiếng Việt”

đăng trên Tạp chíNgôn ngữsố 4/1985, và bài “Ngữ pháp chức năng dưới ánh sángcủa dụng học hiện nay”, đăng trên Tạp chíNgôn ngữsố 1 và 2/1992 [7] Đây là hai

trong số những bài viết đầu tiên tại Việt Nam bàn về vấn đề dụng học Tác giảtrình bày những phát hiện đầu tiên về các yếu tố dụng học trong tiếng Việt, điềuchưa được nghiên cứu nhiều trước đây.

Tác giả Phạm Văn Tình [64] có công trình “Tỉnh lược đồng sở chỉ trong

tiếng Việt” đăng trongHội nghị Khoa học lần thứ 20 - Kỷ niệm 50 nămthành lậptrường Đại học Bách khoa Hà Nội, số 15, trang 150 - 156 Tác giả cho rằng, hiện

tượng tỉnh lược (sự lược bỏ lâm thời một haymộtsố) thành tố cú phápmàngườinghe vẫn có thể hiểu được, là nhờ yếu tố ngữ cảnh, trong một số điều kiện nhấtđịnh Qua nghiên cứu một số trường hợp tỉnh lược trong văn học Việt Nam, tácgiả kết luận rằng “bản chất ngữ pháp của một số cấu trúc cú pháp cơ bản là tiền đềđể chỉ ra quan hệ nội bộ của mỗi phát ngôn (cấu trúc kết hợp, cấu trúc nghĩa củaphán đoán…) trong các trường hợp tỉnh lượcđồngsởchỉ(….)vàchínhcáccấutrúcđócũngthamgiaviệchìnhthànhnên

Trang 31

mối liên kết chặt chẽ giữa các phát ngôn thông qua phép tỉnh lược”; và: “giá trịhồi chỉ của các lược ngữ có tác dụng giúp phục hồi một cấu trúc giả định nhưngchính bản thân ngữ trực thuộc hiện hữu mới giúp chúng tamởra các bước miêu tảvề một cấu trúc chìm cho phép suy luận các thông tin ngữ nghĩa được định hướngrõ rệt theo các ý đồ của người nói” [64,155].

Tác giả Bùi Minh Toán [66] có công trình “Biểu thức miêu tả chiếu vật

trong ngữ dụng học với câu đố Việt Nam” đăng trên Tạp chíNgôn ngữ vàĐờisống, số 4 (186) Tác giả cho rằng “việc giải thích nghĩa của một từ ngữ nào

đó (thường thấy trong hoạt động hàng ngày hay trong các từ điển), việc định nghĩacác khái niệm trong văn bản khoa học… đều là các hoạt động nhận thức và tư duytương liên với trò chơi đố và giảiđố”[66, 1], tức là quy trình để một người có thểchỉ ra đúng đối tượng mà người ra câu đố/người nói muốn người giải đố/ngườinghe phải thực hiện Tác giả lập luận “xét từ góc độ của ngữ dụng học, câu đốchính là một biểu thức miêu tả chiếu vật (BTMTCV), qua đó, người đố ngầm xáclập sự chiếu vật và người giải đố cần suy ra và tìm được nghĩa chiếu vật, để xácđịnh đối tượng chiếu vật” [66, 1] Ông kết luận rằng câu đố “về cơ bản nó đượccấu tạo theo cùng nguyên tắc với BTMTCV nói chung trong ngôn ngữ hàng ngày.Về mục đích, câu đố cũng tương tự như các BTMTCV thông thường: để quychiếu về một đối tượng trong hiện thực khách quan” [66,5].

Tác giả Ngô Hữu Hoàng [35] có bài viết nghiên cứu về việc sử dụng đại từ nhân

xưng tôi, chúng tôi, chúng ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh trongTuyênngôn độc lập.

Bài viết đã trình bày nhiều vấn đề thuộc về sử dụng biểu thức quy chiếu ta, chúngta và đưa ra một số đề xuất cụ thể về việc sử dụng biểu thức đó trong các văn bảnchính luận, bao gồm các biểu thức bao gộp và biểu thức không bao gộp Việc sửdụng phù hợp các biểu thức bao gộp có thể

Trang 32

mang lại những hiệu ứng tích cực với người đọc, giúp cho quá trình giao tiếpđược thuận lợi hơn, và tính liên kết của văn bản trở nên vững chắc hơn.

Tác giả Trần Thị Thủy [60] thực hiện nghiên cứu “Những điểm giống và khácnhau trong cách sử dụng phép quy chiếu trong diễn ngôn hội thoại giữa bộ sáchgiáo khoa tiếng Anh cho học sinh THPT ở Việt Nam (2015) và bộ giáo trình New

Interchance”, đăng trên Tạp chíKhoa học, số 16 Tác giả tìm hiểu cách sử dụng

phép quy chiếu trong bộ sách giáo khoa tiếng Anh dành cho học sinh trung họcphổ thông của Việt Nam và phát hiện rằng biểu thức quy chiếu hồi chỉ được sửdụng nhiều nhất (95,32%), tiếp theo là tỉnh lược (3,33%), ngoại chiếu (0,98%) vàkhứ chiếu (0,37%) (trong công trình này, tác giả Trần Thị Thủy dùng thuật ngữ“hồi chiếu, khứ chiếu, ngoại chiếu”,màkhông dùng các thuật ngữ “hồi chỉ, khứchỉ, ngoại chỉ”) Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hồi chiếu được sử dụng rất nhiềutrong bộ sách giáo khoa tiếng Anh dành cho học sinh trung học phổ thông ở ViệtNam, và trong số đó nổi bật là quy chiếu đạitừ.

Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hân[31]có bài viết “Liên kết hồi chỉ trong bài

viết của sinh viên Hàn Quốc” đăng trên tạp chíKhoa học xã hội thành phốHồ ChíMinh, số 10 - 11 Tác giả đã tìm thấy hiện tượng lệch ngữ đoạn hồi chỉ, thiếu vắng

hoặc đặt sai ngữ đoạn hồi chỉ là những lỗi thường gặp của người nước ngoài sửdụng tiếng Việt, và đề xuất “thay thế đại từ hồi chỉ có cùng sở chỉ với yếu tố ngônngữ tương đương trong tiền văn, bổ sung thêm yếu tố hồi chỉ”[31, 77]để có thểgiúp cho bài viết chặt chẽ hơn.

Tác giả Lê Thời Tân [54] có công trình “Sở chỉ và quy chiếu của ngôn ngữvà văn chương - trường hợp con “tra” trong truyện Cố hương của Lỗ Tấn”, đăng

trên Tạp chíKhoa học và Công nghệ Việt Nam, số 4B Trong công trình này,

người viết đã tìm hiểu con “tra” là con gì, và chỉ ra rằng kể từ khi

LỗTấnviếtCốhương,ngaycảchínhtácgiảcủaCốhươngcũngkhôngbiết

Trang 33

đích xác con “tra” là con gì Trong thực tế, con “tra” không tồn tại, khi có ngườihỏi Lỗ Tấn đấy là con gì, thì ông trả lời rằng ông cũng chỉ nghe người dân đồnghương kể lại rằng tương truyền có một con vật như vậy; mọi người đã tìm kiếmkhắp khu vực mà tác giả mô tả là nơi trú ngụ của “tra”, và không phát hiện ra bấtkỳ con vật nào như thế Trong trường hợp này, việc quy chiếu “tra” tới một đốitượng không có thật vẫn đáp ứng được các yêu cầu về quy chiếu tới một sự vật cótrong thế giới khả hữu, giống như ma quỷ, thần tiên trong thần thoại.

Tác giả Triệu Thu Hằng [30]có bài “Đánh giá dịch Anh - Việt các biểu thứcquy chiếu về người trong văn học: Hành trình chuyển ngữ “Harry Potter” từ Anh

sang Việt”, đăng trên Tạp chíNghiên cứu nước ngoài, số 4 Thông qua việc nghiên

cứu chuyển ngữ các biểu thức quy chiếu về người, đặc biệt là cặp từ“I- you”, tácgiả chỉ ra sự cố gắng (và thành công) của bản dịch trong việc “lựa chọn tươngđương một hệ thống quy chiếu về người vô cùng đa dạng của tiếng Việt để đemđến một bản dịch phù hợp với ngôn cảnh tình huống cũng như ngôn cảnh văn hóacủa ngôn ngữ đích”[30, 32] Tác giả đề xuất chiến lược dịch hướng đích đối vớiviệc dịch các biểu thức quy chiếu về người trong vănhọc.

Tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương[50]thực hiện nghiên cứu “Biểu thức quychiếu “người phụ nữ” trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn

của phân tích diễn ngôn” đăng trên Tạp chíKhoa học và Công nghệ, Trường Đại

học Khoa học, Đại học Huế, số 3, trang 101 - 112 Qua khảo sát 14 truyện ngắn

của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư trong tập truyện ngắnCánhđồng bất tận, bài viết

cho thấy danh từ riêng, danh ngữ, chỉ xuất hoặc các từ xưng hô được sử dụng đểquy chiếu tới các nhân vật trong truyện, trong đó danh ngữ được sử dụng nhiềunhất Có bốn tiểu loại của danh ngữ được sử

Trang 34

dụng là danh từ chung+định ngữ, danh từ trống nghĩa hoặc từ ngữ xưng hô+tênriêng, danh từ chung + từ chỉ xuất, và cụm danh từ.

Tác giả Đặng Thị Bảo Dung [14] thực hiện bài viết “Liên kết quy chiếu

trong các bài phát biểu của tổng thống Mỹ” đăng trên Tạp chíTừ điển học vàBáchkhoa thư, số 4, trang 62 - 68 Tác giả đã nghiên cứu 15 bài phát biểu của 5 vị tổng

thống Mỹ, và nhận thấy quy chiếu chỉ ngôi chiếm 43,3%, quy chiếu chỉ địnhchiếm 52,4% và quy chiếu so sánh chỉ chiếm 4,3% Quy chiếu chỉ định chiếm tỷlệ lớn một phần là do mạo từ “the” xuất hiện nhiều lần, và biểu thức hồi chỉ là chủyếu.

Tác giả Trần Thị Minh Thu [62] có công trình “Quy chiếu và các vấn đề

liên quan” đăng trên Tạp chíTừ điển học và Bách khoa thư, số 4,

trang51-56 Tác giả đã khái quát lại một số điểm lý thuyết chung về quy chiếu, sự tồn tạicủa sự vật trong thế giới khả hữu, và có đưa ra một số gợi mở trong ngữ cảnh củaViệt Nam, đặc biệt là việc sử dụng quá nhiều các thuật ngữ.

Tác giả Ngô Thị Kim Khánh [41] có công trình “Việc sử dụng danh từriêng để chiếu vật nhân vật trong một số truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công

Hoan”, đăng trên tạp chíKhoa học(Đại học Hải Phòng), số 43, trang 96

- 102 Tác giả khảo sát 74 truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan, nhậnthấy có 52/74 truyện nhà văn dùng 142 tên riêng để chiếu vật, số lượt dùnglà1.346 lần Bài viết nghiên cứu việc sử dụng danh từ riêng/tên riêng để chiếu vậtnhân vật xét trên cả ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng Tác giả chorằng “dùng tên riêng là phương thức chiếu vật lý tưởng nhấtbởitính tương ứngchiếu vật cá thể Việc trùng tên riêng dễ dẫn đến sựmơhồ về nghĩa chiếu vật songnếu biết dùng đúng cách, linh hoạt, nó lại tạo nên sự đa dạng trong việc gọi tênđối tượng, sự vật, mang lại những giá trị tu từ nhấtđịnh”[41,97].Việcnhàvănđặttênchocácnhânvậtcủamìnhcóthểmang

Trang 35

những nét tường minh, lại phần nào thể hiện đặc điểm nhân vật, cũng như thái độ,tình cảm của nhà văn [41, 102].

Tác giả Nguyễn Quang [51] có bài viết “Hệ quy chiếu được đề xuất cho nghiên

cứu tương đồng dị biệt trong giao tiếp liên văn hóa”, Tạp chíNgônngữ, tập 3, số 5.

Tác giả đã tập trung xem xét quy chiếu biểu hiện dưới góc nhìn văn hóa, xây dựnghệ quy chiếu với ba tầng là “Biểu hiện” (văn hóa), “Tác động” (giao tiếp) và“Mức độ” (tầng quy chiếu).

Ngoài các nghiên cứu quy chiếu chỉ người, chúng tôi cũng nhận thấy cómột số công trình nghiên cứu quy chiếu chỉ vật, tuy không nhiều Nguyễn ThịBích Hà [25] có công trình: “Chiếu vật “trăng” trong thơ thiếu nhi Trần Đăng

Khoa và Xuân Quỳnh”, Tạp chíNgôn ngữ và đời sống, số 2 (308) Tác giả nghiên

cứu 68 lần xuất hiện từ “trăng” và 25 lần xuất hiện từ “ông” trong hai tập thơ

“Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa và “Bầu trời trong quảtrứng” của

Xuân Quỳnh, tìm thấy cấu tạo biểu thức chiếu vật là từ đơn chiếm 72,2% và từghép là 27,8% Ý nghĩa chiếu vật của các biểu thức chiếu vật chứa “trăng” baogồm thực thể thiên nhiên tươi đẹp, người thân, người bạn tâm tình của trẻ thơ,người bạn đồng hành cùng con người trong chiến đấu và trong lao động sản xuất,thời gian Cùng một biểu thức quy chiếu là “trăng”, tác giả đã nghiên cứu và làmrõ bình diện cái biểu đạt, và bình diện cái được biểu đạt Với công trình của tácgiả Phạm Hùng Việt [68], những yêu cầu về trình bày tên riêng trong tiếng Việt làmột yếu tố mà người viết cần quan tâm khi xem xét các hình thức thể hiện phùhợp trong văn bản.

Tác giả Nguyễn Tú Quyên [52] có luận án tiến sỹ về quy chiếu, đồng quy chiếu

(trong luận án của mình, tác giả dùng hệ thống thuật ngữ làsở chỉ, vàđồng sở chỉ),

với đối tượng nghiên cứu là các biểu thức sở chỉ trong một số tác phẩm văn họcViệt Nam thế kỷ 20 Công trình này đã nghiên cứu cấu tạocủabiểuthứcsởchỉ,đồngsởchỉtrỏtớicácnhânvậttrongmộtsốtácphẩm

Trang 36

văn học tiêu biểu Một trong những đặc trưng được tác giả chỉ ra là các tác giảthường dùng rất nhiều biểu thức miêu tả để trỏ tới cùng một người, và đây là yếutố giúp cho mạch văn thêm sinh động Mỗi biểu thức miêu tả thường mang theonhững dụng ý riêng của tác giả trong việc “gán” cho họ những đặc tính tiêu biểu.Đây là một trong số những công trình nghiên cứu côngphu,tác giả đã phân tích,tổng hợp nhiều biểu thức sở chỉ, đồng sở chỉ được sử dụng trong văn học, trên cơsở đó đưa ra một số kết luận hữuích.

Tuynhiên,theo nhữngtrìnhbày củachúngtôi trên đây, các vấnđềnghiêncứuliênquan đến biểu thứcquy chiếu trongcác văn bảnkhoahọcxãhộimặcdù đãđượcđề

tụcnghiêncứukiểmchứng,bổsung.Hiện nay,chúngtavẫn cònthiếunhữngcôngtrình nghiêncứuchuyênsâuvềbiểu thức quychiếu trongcácvănbảnkhoahọcxãhội.Đâycũngchínhlà lý do đểchúngtôi chọn

1.2 Cơ sở lý thuyết

1.2.1 Vấn đề giaotiếp

1.2.1.1 Chức năng của ngônngữ

Nhiềunhà ngôn ngữ học chorằng,ngôn ngữ có haichức năngquantrọng,đấylàchứcnăngquychiếuvàchức năngmô tả Mỗi nhà ngôn ngữ học lại xâydựng những thuậtngữ riêng,hệthốnglýluận riêngđểmôtả, lậpluậnvấnđềtheođịnhhướngcủamình,ví

hiện(representative)vàbiểucảm(expressive),trong khiR.Jakobson[92]nhận địnhrằngngônngữ cóchứcnăngquychiếu(referential)vàcảm xúc(emotional).

M.A.K.Halliday[26]xemngônngữcóchứcnăngýniệm(ideational)vàliên

Trang 37

nhân(interpersonal),cònJ.Lyons[43]chorằngngôn ngữ cóchức

năngmôtả(descriptive)vàbiểucảm xã hội(socialexpressive) NguyễnThiện

Giáp[24]chorằngngôn ngữ có haichức năng chínhlàchức nănglàmphương tiện giaotiếpvàchứcnănglàmphươngtiệntưduy.

Trong luậnánnày,chúng tôi chỉ xem xétmộtsốbiểu thứcquychiếu hữu hạn,vànhậnthấy môhìnhcủaJacobsonphù hợpchoviệc thực hiện nghiên cứu,dovậychúngtôitậptrungvàochức năng quy chiếu (referential) Khi phân tíchcác biểu thứcquychiếumàtác giảsửdụngtrongbàiviết, chúngtôisẽxem xét thêmdướigócđộcảm xúc(emotion,

nhân(Brown&G.Yule,Halliday),biểucảm(Bühler),xãhộibiểucảm (J.Lyons).

1.2.1.2 Kênh giaotiếp

Định nghĩa cơ bản về giao tiếp thường được hiểu là một quá trình liên tục của sựtương tác giữa bên phát thông điệp (người nói/người viết) và bên nhận thông điệp(người nghe/người đọc) Giao tiếp không chỉ là việc truyền thông một chiều từbên phát đến bên nhậnmàcònbao gồm sự chuyển đổi vai trò, trao đổi thông tin đểbên nhận có thể hiểu đúng về nội dung đang được truyền đạt Nếu bên phát thôngđiệp nhận thức rằng bên nhận không hiểu đúng thông điệp, họ sẽ sử dụng các biệnpháp như làm rõ, hỏi lại, giải thích, so sánh, và các biện pháp khác để đảm bảorằng bên nhận có thể hiểu đúng ý mà bên phát muốn truyềnđạt.

Khi nhận được phản hồi đầy đủ từ bên nhận, bên phát thông điệp có cơ sở để điềuchỉnh cách giao tiếp để đạt được mục tiêu Ví dụ, trong trường hợp giáo viêngiảng dạy, có nhiều nội dung mà giáo viên muốn truyền đạt và họ cần kiểm tra đểđảm bảo học sinh hiểu đúng về nội dung và sự vậtmàhọ đang giảng Sự tương tácgiữa hai bên làm cho hoạt động giao tiếp trở nên hiệuquả

Trang 38

hơn, mỗi bên sử dụng ngữ cảnh và kỹ năng giao tiếp để đạt được mục tiêu cụ thểcủa quá trình giao tiếp.

Bên nhận thông điệp cũng phải thực hiện một quá trình xem xét cẩn thận đốivới nội dungmàbên phát đã gửi Dựa trên thông tin ban đầu, bên nhận thông điệptiến hành việc giảimãý nghĩa của thông điệp Tiếp theo, bên nhận thông điệp phảixem xét nội dung và trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào, cần trao đổi vớibên phát thông điệp để làm rõ ý nghĩa của thông điệp, mục tiêu là để cả hai bênđều hiểu đúng nội dung trao đổi Sau đó, bên nhận thông điệp tiếp tục quan sát vàtiếp thu các thông điệpmới.

Mô hình tương tác giữa bên phát và bên nhận thông điệp tiếp tục diễn ra như vậy,cho đến khi cả hai bên đạt được mục đích giao tiếp của họ Cụ thể, bên nhậnthông điệp phải nắm vững nội dung mà bên phát thông điệp mong muốn truyềntải Đối với bên phát thông điệp, điều này đồng nghĩa với sự trọn vẹn của quátrình truyền tải thông điệp, vì cả hai bên đều thực hiện các quá trình mã hóa vàgiải mã theo cách riêng của họ.

Các nhà ngôn ngữ học như Austin [73], Searle [97], và một số nhà nghiên cứukhác, xem giao tiếp là một trong những hoạt động phức tạp nhất của con người,do đặc điểm đa dạng của nhiều yếu tố từ cả bên trong và bên ngoài phương tiệnngôn ngữ Theo quan điểm của họ, chỉ nghiêncứuvề khía cạnh bề mặt của ngônngữ không thể mang lại hiểu biết toàn diện về những thách thức của giao tiếp vàngôn ngữ Do đó, họ đề xuất việc khám phá và áp dụng những ý tưởng và phươngpháp mới từ các lĩnh vực như xã hội học, nhân học, và tín hiệu học hiện đại

nghiêncứucủamình.Vềbảnchất,theoAkmajanA.,DemersR.A.,FarmerA K, và Harnish R M., đây là dụng học trong thực tiễn [71, 311].

Trang 39

1.2.2 Giao tiếp từ phương diện Dụnghọc

Năm 1938, Morris [95] xuất bản cuốn “Foundations of the theory ofsigns” (Cơ sở

lý thuyết về tín hiệu), trong đó ôngtrình bày lý thuyết về nghiên cứu tín hiệu học

nói chung và ngôn ngữ nói riêng Ông cho rằng ngành học nghiên cứu tín hiệu cầntách thành 3 chuyên ngành: kết học, nghĩa học và dụng học Tuy nhiên, những lậpluận của ông về ký hiệu học, theo Hongwei, J., “còn mang nặng siêu hình, nhữngluận giải của ông về bản chất và sự phân loại của ký hiệu, ba chiều của ký hiệuhọc, cơ chế các mối quan hệ của ký hiệu, tính phổ quát của ký hiệu, và ngôn ngữsự vật hoặc là không chặt chẽ về mặt logic hoặc không đầy đủ về nội dung vàphạm vi Về cơ sở lý thuyết của dấu hiệu, nó chưa xem xét sự biến đổi dấu hiệu,do vậy cần có thêm những nghiên cứu về mối quan hệ ký hiệu học” [87] Để táchbiệt nhau, từng nghiên cứu riêng lẻ khó lòng có thể giải thích đầy đủ và chính xáccác dấu hiệu và ý nghĩa, do vậy chúng nên được kết hợp với nhau, bởi vì theoZhang “Ngữ nghĩa học nghiên cứu các ngôn ngữ thực tế nhấn mạnh mối quan hệgiữa các dấu hiệu và các tham chiếu của chúng Dụng học nghiên cứu cả ngônngữ khả thể và ngôn ngữ hiện thực, nhấn mạnh mối quan hệ giữa các dấu hiệu,hành vi và giá trị”[102].

Trong quá trình giao tiếp, bên phát thông tin và bên nhận thông tin liên tụcthực hiện các hoạt động giao tiếp nhằm mã hóa và giảimãnội dung được trao đổi.Trong trường hợp xuất hiện hiểu lầm hoặc sự không đồng nhất giữa các bên, việcgiải thích và làm rõ là cần thiết.Hymes [90] trong công trình “Models ofinteraction of Language and Social Life”, in trong J J Gumperz & D H Hymes

(eds.),Directions in Sociolinguistics.New York: Holt, Rinehart & Winston, trang

35 - 71, đề xuất khung giao tiếpSPEAKING,mỗichữcáiđại diệncho một yếu

tốtrong giaotiếp:

SSettings: Bối cảnh diễn ra giao tiếp

Trang 40

P Participants: Các bên tham gia giaotiếpE Ends: Mục đích giaotiếp

A Acts Sequence: Chuỗi hoạt động trong giao tiếp: hình thức, nộidungK Key: Giọng điệu

I Instrumentalities: phương tiện phục vụ giaotiếp

N Norms of interaction: Các chuẩnmựctrong giao tiếp

Norms of interpretation: Chuẩn hiểu thôngđiệp

G Genres: Thể loại diễnngôn.

Tiếp nối Hymes [90], Đỗ Hữu Châu [8], trong công trìnhCơ sở ngữ dụnghọc, tập1, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, đề xuất đưa các nhân tố trên vào 3 nhóm:ngữcảnh (situtional context), ngôn ngữ (language)vàdiễn ngôn(discourse) Nhóm 1làNgữ cảnh,gồm: đối ngôn (người tham gia), hoàn cảnh, ngữ huống Nhóm 2làNgôn ngữ,bao gồm: hai kênh nói và viết, các biến thể của ngôn ngữmàcác đốingôn chọn để giao tiếp, trong đó có ngữ vực và loại thể “Ngôn ngữlà phương tiệncủa diễn ngôn nhưng nằm ngoài diễn ngôn.” [8, 155] Nhóm 3 làDiễn ngôn,“là

phương tiện và là cái hình thành trong giao tiếp, tương đương với thông điệp củacác cuộc giao tiếp không dùng ngôn ngữ làm phương tiện Diễn ngôn có hình thứcvà nội dung, xuất hiện giữa tiền ngôn cảnh và (ở ngôn ngữ viết) hậu ngôn cảnh.Diễn ngôn có nội dung thông tin và nội dung liên cá nhân Hai thành phần nàythống nhất với nhau, thể hiện các đích khác nhau Những đích này làsựcụ thể hóacác chức năng của giao tiếp trong diễn ngôn, cũng là sự cụ thể hóa ý định màngười tham gia giao tiếp đặt ra trong giao tiếp.” [8, 155] Theo Đỗ Hữu Châu [8],các bên tham gia giao tiếp (còn gọi là đối ngôn) là những cá nhân tham gia trựctiếp vào hoạt động trao đổi thông tin Đây là yếu tố không thể thiếu trong một tìnhhuống giao tiếp; nếu thiếu các bên tham gia, thì không có sự tương tác giao tiếpdiễn ra Nhân vật trong quá trình giao tiếp đòi hỏi sựphân

Ngày đăng: 17/05/2024, 17:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan