Pldc chinhphu

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Pldc chinhphu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

tìm hiểu về chính phủ nước CHXHCN Việt Nam môn pháp luật đại cương tìm hiểu về chính phủ nước CHXHCN Việt Nam môn pháp luật đại cương tìm hiểu về chính phủ nước CHXHCN Việt Nam môn pháp luật đại cương

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

1 Chính phủ là gì? Chính phủ là cơ quan gì? 3

2 Chức năng của Chính phủ theo Hiến pháp 2013 3

3 Cơ cấu tổ chức của Chính phủ và các thành viên của Chính phủ 5

4 Hình thức hoạt động của Chính phủ là gì? 7

KẾT LUẬN 10

Trang 2

MỞ ĐẦU

Trong cấu trúc chính trị của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ đóng vai trò quan trọng và không thể phủ nhận Là cơ quan hành pháp cao nhất củađất nước, Chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, thực hiện chức năng, quyền hạn được quy định trong Hiến pháp năm 2013 Việc tìm hiểu về Chính phủ theo qui định của Hiến pháp này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức và chức năng của cơ quan hành pháp này mà còn phản ánh bản sắc chính trị, văn hóa và xã hội của dân tộc Việt Nam Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu vào việc tìm hiểu về Chính phủ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dưới góc độ của Hiến pháp năm 2013.

Trang 3

NỘI DUNG

1 Chính phủ là gì? Chính phủ là cơ quan gì?

Mỗi Quốc gia sẽ có cách giải thích về “Chính phủ là gì?” theo những cách khác nhau Nhưng nhìn chung, Chính phủ là một chủ thể có quyền thực thi luật pháp trong một tổ chức nhà nước hoặc tương tự nhà nước

Tại Việt Nam, Điều 1 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 giải thích khái niệm Chính phủ là gì như sau:

“Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.”

Điều luật này đã khẳng định tầm quan trọng của Chính phủ trong bộ máy quản lý nhà nước Chính phủ là cơ quan quyền lực hành chính cao nhất, được thành lập nhằm thực hiện quyền hành pháp, đảm bảo thực thi pháp luật và chủ trương của Quốc hội một cách hiệu quả.

2 Chức năng của Chính phủ theo Hiến pháp 2013

Qua các thời kỳ của Hiến pháp, chức năng của Chính phủ Việt Nam cũng thay đổi Hiến pháp 2013 hiện hành đã xác định cụ thể chức năng cũng như mối quan hệ củaChính phủ với Quốc hội và các cơ quan nhà nước khác.

Theo Điều 94 Hiến pháp năm 2013 đã nêu rõ:

“ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.”

Trang 4

Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, Chính phủ giữ vị trí then chốt trong bộ máy nhà nước Chính phủ nắm vai trò lãnh đạo, điều hành các hoạt động nhằm duytrì và phát triển đất nước bền vững Chức năng của Chính phủ thể hiện ở những phương diện sau:

Ban hành chính sách, chủ trương, tiến hành thực hiện, kiểm soát nhằm đảm bảo chấp hành hiệu quả các chủ trương, nghị quyết được Quốc hội ban hành

Chính phủ ra quyết định chính sách cụ thể trong việc quản lý và phát triển bao trùm tất cả các lĩnh vực trong phạm vi cả nước: kinh tế, môi trường, giáo dục, khoahọc,văn hoá, y tế,

Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát và đánh giá việc thực hiện các hoạt động quản lý của các cấp cơ quan thuộc chính phủ và uỷ ban nhân dân

Trong một bộ máy nhà nước, quyền hành pháp là quyền lực trọng tâm, quan trọng trong việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước Cơ quan có quyền hành pháp là cơ quan có quyền hoạch định, ban hành và tổ chức thi hành luật pháp, chủ trương, chính sách.

Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ ràng quyền hạn, chức năng và vị trí của Chính phủ trong bộ máy nhà nước Chính phủ có quyền lực hành pháp ở các phương diệnsau:

Đề xuất, xây dựng chính sách, dự án luật, dự án ngân sách và các dự án khác trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội

Ban hành văn bản pháp luật, tổ chức xử lý các hành vi trái pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình

Thống nhất quản lý kinh tế, giáo dục, quốc phòng, an ninh, văn hoá, môi trường, ;bảo vệ Tổ quốc, tính mạng và tài sản của Nhân dân

Trang 5

Ký kết, gia nhập và phê duyệt các điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ…

Không chỉ thế, Hiến pháp 2013 còn quy định rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa Chính phủ và Quốc hội trong việc quản lý nhà nước Chính phủ là do Quốc hội lập ra, cácthành viên của Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội Chính phủ phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, do nhân dân bầu và đại diện cho nhân dân Do đó, Chính phủ phải hoạt động dưới sự giám sát của Quốc hội Chính phủ phải đảm bảo việc thực hiện các quy định, chính sách của Quốc hội được hiệu quả Với những quy định trên, Hiến pháp 2013 đã khẳng định tầm quan trọng, vị trí và tính chất của Chính phủ trong bộ máy quản lý nhà nước Đây là điều kiện để xây dựng bộ máy Chính phủ vững mạnh, nâng cao hiệu quả quản lý vĩ mô trên nhiều phương diện, góp phần phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới - kinh tế thị trường.

3 Cơ cấu tổ chức của Chính phủ và các thành viên của Chính phủ

Cơ cấu tổ chức Chính phủ được quy định tại Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 như sau:

Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ doThủ trưởng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

Trong đó:

Thủ tướng Chính phủ: là người đứng đầu Chính phủ, đứng đầu hệ thống hành chính nhà nước Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội mà Chủ tịch nước đề nghị.

Trang 6

Phó Thủ tướng Chính Phủ: chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về các công việc, nhiệm vụ được giao Trong Chính phủ, thường sẽ có 4 Phó Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ: là thành viên của Chính phủ, đứng đầu Bộ, Ngành và quản lý theo từng lĩnh vực khác nhau; chịu trách nhiệm quản lý, thựchiện và giám sát việc tuân thủ Pháp luật trong ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi cả nước.

2 Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

Hiện nay, Chính phủ nước CHXHCN Việt nam hiện có 22 bộ cùng với 4 cơ quan ngang bộ Các Bộ được tổ chức theo chiều dọc, phân theo các ngành kinh tế - xã hội Mỗi cơ quan Bộ đảm nhiệm quản lý một ngành, đứng đầu Bộ là Bộ trưởng Bộtrưởng là người chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Quốc hội và Chủ tịch nước.Bốn cơ quan ngang bộ gồm: Uỷ ban dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ Cơ quan ngang bộ được tổ chức theo chiều dọc, tương ứng với những lĩnh vực khác nhau.

Ngoài ra, Chính phủ còn có 7 cơ quan khác như: Đài Tiếng nói Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh,

Có thể thấy, theo quy định của Hiến pháp 2013, cơ cấu tổ chức của Chính phủ đã trở nên gọn nhẹ hơn so với Hiến pháp 1992 Cơ cấu, số lượng thành viên của Chính phủ được Quốc hội quyết định Điều này giúp đảm bảo Chính phủ luôn có cơ cấu hợp lý, thực hiện hiệu quả trọng trách của mình.

Trang 7

4 Hình thức hoạt động của Chính phủ là gì?

Hiến pháp và Luật tổ chức Chính phủ quy định hiệu quả hoạt động của Chính phủ được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của tập thể Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ và từng thành viên Chính phủ.

Khẳng định hiệu quả hoạt động thực tế của Chính phủ phải thể hiện qua 03 hình thức:

+ Thông qua phiên họp Chính phủ;

+ Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ;

+ Thông qua hoạt động của bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Hình thức hoạt động của tập thể Chính phủ là phiên họp của Chính phủ Chính phủhọp thường kì mỗi tháng một phiên Ngoài ra có thể họp bất thường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc ít nhất 1/3 tổng số thành viên Chính phủ Chính phủ họp theo yêu cầu của Chủ tịch nước để bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước Thành viên Chính phủ có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp, nếu vắng mặt trong phiên họp hoặc vắng một số thời gian của phiên họp

Trang 8

thì phải được Thủ tướng đồng ý Thủ tướng có thể cho phép thành viên vắng mặt được cử cấp phó tham dự phiên họp Chính phủ Ngoài các thành viên Chính phủ, Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Chính phủ và Chính phủ có thể mời Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội tham dự phiên họp của Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan.Khi cần thiết, Chính phủ có thể mời thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham dự phiên họp của Chính phủ Các đại biểu được mời dự họp không phải là thành viên Chính phủ có thể được phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết Thủ tướng Chính phủchủ tọa các phiên họp Chính phủ Khi được Thủ tướng uỷ quyền, một Phó Thủ tướng có thể chủ tọa phiên họp.

Phiên họp là nơi tập trung trí tuệ của tập thể Chính phủ, những người trực tiếp nắmquyền quản lí hành chính trên phạm vi một ngành hoặc lĩnh vực nhất định, đồng thời có sự đóng góp ý kiến của các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể khi tham dự phiên họp.

Tại phiên họp, Chính phủ thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn như: chương trình hoạt động hàng năm của Chính phủ, các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trình Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội ngắn hạn và dài hạn, các công trình quan trọng, dự toán ngân sách nhà nước; các chính sách cụ thể phát triển kinh tế – xã hội, tài chính, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, các đề án trình Quốc hội về cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh, quyết định cơ cấu các cơ quan thuộc Chính phủ, các báo cáo trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước Nội dung

Trang 9

phiên họp Chính phủ do Thủ tướng đề nghị và thông báo đến các thành viên Chínhphủ.

Các quyết định của phiên họp Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành, trong trường hợp biểu quyết ngang nhau, thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng đã biểu quyết (Điều 46 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015) Quy định này thể hiện sự kết hợp chặt chẽ chế độ trách nhiệm cá nhân và tập thể, vừa đề cao vai trò của tập thể Chính phủ trong việc quyết định những vấn đề quan trọng, vừa đề cao vai trò của Thủ tướng.

Trong hoạt động của Chính phủ nước ta, phiên họp luôn được xác định là một hìnhthức hoạt động quan trọng Điều này được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật như: Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ năm 1960 (Điều 5), Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng năm 1981 (Điều 17), Luật tổ chức Chính phủ năm 1992 (Điều 33), Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 (Điều 33), Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 (Điều 43).

Để đảm bảo hiệu quả phiên họp Chính phủ, ngoài việc hoàn thiện các quy định pháp luật, sự cần thiết phải mở rộng thành phần phiên họp, làm tốt công tác chuẩn bị (đặc biệt là đề xuất, xây dựng chính sách, chuẩn bị dự án và các nội dung đưa ra phiên họp), phiên họp cần tập trung giải quyết tốt những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ.

Trang 10

KẾT LUẬN

Tìm hiểu về Chính phủ của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo qui định của Hiến pháp năm 2013 là một quá trình quan trọng và cần thiết để hiểu rõ hơn vềvai trò, chức năng và cơ cấu tổ chức của cơ quan hành pháp cao nhất trong hệ thống chính trị của đất nước Việc thực hiện và tuân thủ các quy định của Hiến pháp này không chỉ đảm bảo sự ổn định và phát triển của chế độ chính trị mà còn giúp bảo đảm quyền lợi và nguyên tắc dân chủ của nhân dân, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững, thịnh vượng và công bằng của xã hội Việc nắm vững và áp dụng các quy định của Hiến pháp năm 2013 trong hoạt động của Chính phủ là một phần không thể thiếu trong việc xây dựng và phát triển đất nước theo hướng mạnh mẽ, tiến bộ và nhân văn.

Ngày đăng: 17/05/2024, 13:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan