luận văn tốt nghiệp kế toán hàng hóa bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty tnhh mtv thương mại bia thanh hóa

149 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
luận văn tốt nghiệp kế toán hàng hóa bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty tnhh mtv thương mại bia thanh hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đối với các doanh nghiệp thương mại, kế toán hàng hóa, bánhàng và xác định kết quả bán hàng là thành phần không thể thiếu, bởi lẽ nó kiểmsoát quá trình tiêu thụ hàng hóa và xác định kết

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNHHỌC VIỆN TÀI CHÍNH

HOÀNG THỊ HẠNHCQ52/21.19

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPĐỀ TÀI:

KẾ TOÁN HÀNG HÓA, BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢBÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI BIA

THANH HÓA Chuyên ngành :Kế toán doanh nghiệp Mã số :21

GVHD: TS THÁI BÁ CÔNGHÀ NỘI - 2018

Trang 2

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Thái Bá Công

PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn vàtối đa hóa giá trị doanh nghiệp trong dài hạn luôn là mục tiêu mà các doanhnghiệp muốn đạt được Vì vậy, mục tiêu bao trùm và lâu dài của mọi doanhnghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh là mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chi phí vàlợi nhuận Kinh doanh trong cơ chế thị trường mở cửa và ngày càng hội nhậpbuộc các doanh nghiệp phải nắm bắt cơ hội, chấp nhận thách thức và đứng vữngtrong sự cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại – loại hìnhdoanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam với các hoạt động kinh doanh đa dạng vàphong phú trong nền kinh tế Đứng trước tình hình trên các doanh nghiệp thươngmại ra sức tìm kiếm chiến lược kinh doanh để không ngừng nâng cao chất lượngsản phẩm, giảm chi phí , hạ giá bán sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh thu hútngười tiêu dùng trên thị trường kế toán như một công cụ quản lý quan trọng vàkhông thể thiếu được Đối với các doanh nghiệp thương mại, kế toán hàng hóa, bánhàng và xác định kết quả bán hàng là thành phần không thể thiếu, bởi lẽ nó kiểmsoát quá trình tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Vấn đề đặt ra là làm sao để tổ chức tốt công tác kế toán hàng hóa, bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại hợp lý, khoa học và hiệu quảvì có tổ chức tốt quy trình này thì doanh nghiệp mới đạt được hiệu quả và kết quảcao trong quá trình kinh doanh của mình Chính vì vậy, tổ chức công tác kế toánhàng hóa, bán hàng và xác định kết quả bán hàng luôn là đòi hỏi cầp thiết và đượcquan tâm chú trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp thương mại.

Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH MTV thương mại Bia Thanh Hóa, em đã được tiếp cận thực tế với quy trình kinh doanh và bộ máy kế toán tại công ty Từ đó nhận thức sâu sắc hơn được sự cần thiết của việc tổ chức bộ máy kế toán trong công ty nói riêng và trong doanh nghiệp thương mại nói chung

SV: Hoàng Thị Hạnh Lớp: CQ 52/21.191

Trang 3

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Thái Bá Công

Xuất phát từ những lý luận thực tiễn như trên, cùng cơ hội tiếp cận thực tế quy

trình kế toán tại Công ty, em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Kế toán hànghóa, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH MTV Thươngmại Bia Thanh Hóa” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

2 Tổng quan nghiên cứu

Đặc thù của doanh nghiệp thương mại là kinh doanh bán buôn trao đổi hànghóa, hay nói cách khác hoạt động chính của doanh nghiệp thương mại là bán hàng,vì vậy đa phần các đề tài nghiên cứu trên góc độ kế toán tại doanh nghiệp thươngmại đều tập trung vào tổ chức công kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh trong doanh nghiệp thương mại Một số đề tài nổi bật như:

‘Tổ chức công tác kế toán bán hàng tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụô tô GMT” – TG Trần Thị Cúc (2013)

“Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần NúiĐá Nhỏ” – TG Trịnh Thị Dương (2014)

“Hoàn thiện kế toán bán hàng và kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Côngty TNHH Minh Trung” – TG Thân Mai Dung (2014)

“Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thươngmại và dịch vụ Phước Thảo” – TG Trần Văn Phước (2017)

Tuy tính đến nay, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về công tác kế toán bánhàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại nhưng nhìnchung đều chỉ khái quát chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.Vì vậy, trong phạm vi đề tài luận văn đã chọn “Kế toán hàng hóa, bán hàng và xácđịnh kết quả bán hàng trong Công ty TNHH MTV thương mại Bia Thanh Hóa”, emsẽ đi sâu tìm hiểu công tác kế toán không chỉ riêng công tác kế toán bán hàng, mà sẽtìm hiểu chu trình kinh doanh bán hàng từ công tác kế toán đầu vào – “Kế toán hànghóa”, đến công tác kế toán tiêu thụ - “Kế toán bán hàng”, và cuối cùng tập trung vàocông tác xác định kết quả tiêu thụ - “Kế toán xác định kết quả bán hàng” trong mộtdoanh nghiệp thương mại cụ thể - “Công ty TNHH MTV thương mại Bia Thanh

SV: Hoàng Thị Hạnh Lớp: CQ 52/21.192

Trang 4

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Thái Bá Công

Hóa” để có thể tìm hiểu, đánh giá một cách chi tiết, cụ thể nhất về thực tiễn áp dụngcác chính sách, chế độ kế toán trong thực tiễn doanh nghiệp thương mại Từ đó đưara những đánh giá về ưu điểm cũng như hạn chế trong công tác kế toán bán hàng tạiCông ty TNHH MTV thương mại Bia Thanh Hóa nhằm góp phần phát huy nhữngưu điểm cũng như khác phục những hạn chế còn vướng mắc trong Công ty nóiriêng và khái quát lên trong doanh nghiệp thương mại nói chung.

3 Mục đích nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu tổng quát hóa tìm hiểu cơ sở lý luận về kế hàng hóa, bánhàng và xác định kết quả bán hàng tại các doanh nghiệp thương mại - Cùng với đó đề tài phân tích, đánh giá thực trạng kế toán hàng hóa, bán hàngvà xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH MTV Thương mại Bia ThanhHóa

- Thêm vào đó, đề tài cũng đưa ra các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện côngtác kế toán tại Công ty TNHH MTV thương mại Bia Thanh Hóa

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Do đặc điểm kinh doanh của công ty cũng như sự hạn chế về mặt thời gian

nên em đã tập trung nghiên cứu: “Kế toán hàng hóa, bán hàng và xác định kếtquả bán hàng tại công ty TNHH MTV thương mại Bia Thanh Hóa” trong năm

Phương pháp thu thập số liệu:Thu thập số liệu sơ cấp:

Phỏng vấn các nhân viên phòng kế toán để tìm hiểu cách hạch toán hànghóa ,bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong công ty;

SV: Hoàng Thị Hạnh Lớp: CQ 52/21.193

Trang 5

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Thái Bá Công

Thu thập số liệu thực tế tại phòng kế toán;

Tham khảo ý kiến của Giáo viên hướng dẫn, qua sách, báo, tạp chí, internetcũng như các tài liệu khác liên quan đến đề tài nghiên cứu;

Phương pháp phân tích số liệu:

Đề tài sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp, chi tiết, hệ thốnghóa các vấn đề lý luận và thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí liên quan đếncông tác kế toán hàng hóa, bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong công ty.

Phương pháp chuyên môn kế toán:

Phương pháp chứng từ: Xác định sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế phátsinh, những minh chứng các nghiệp vụ nhập, xuất, tồn hàng hóa Đồng thời cũng làcăn cứ ghi sổ kế toán;

Phương pháp đối ứng tài khoản: Tài khoản đối ứng để ghi chép các nghiệp vụkinh tế phát sinh liên quan đến hàng hóa;

Phương pháp tính giá: Tính giá là dùng thước đo giá trị để biểu hiện các tàisản, các loại hàng hóa ở các mức giá khác nhau, từ đó phản ánh và cung cấp thôngtin về tài sản và về hàng hóa để đưa ra giải pháp thích hợp tại các thời điểm khácnhau;

Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán: Phương pháp này giúp khái quát tìnhhình tài sản và kết quả kinh doanh, các mối quan hệ nhập, xuất, tồn hàng hóa trongcông ty.

Phương pháp khác:

Phương pháp nghiên cứu định tính: nhằm xây dựng cơ sở khoa học ứng dụngtôt chức công tác kế toán hàng hóa ,bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong

SV: Hoàng Thị Hạnh Lớp: CQ 52/21.194

Trang 6

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Thái Bá Công

công ty Bao gồm 2 bước là nghiên cứu định tính sơ bộ và nghiên cứu định tínhchính thức Nghiên cứu định tính sơ bộ nhằm phân tích, tìm hiểu và tổng quát đặcđiểm của doanh nghiệp thương mại ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trongcông ty Nghiên cứu định tính chính thức nhằm tổng quát hóa tổ chức công tác kếtoán hàng hóa, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty.

Phương pháp đánh giá, dự đoán: đề tài sử dụng phương pháp này để đánh giáthực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty; từ kết quả đánh giá này cho thấynhững kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại ảnh hưởng đến kết quảkinh doanh của công ty Từ đó có hướng hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hànghóa, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH MTV thương mạiBia Thanh Hóa.

6 Kết cấu chính của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia làm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kế toán hàng hóa, bán hàng và xác địnhkết quả bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại.

Chương 2: Thực trạng về kế toán hàng hóa, bán hàng và xác định kết quả bán hàngtại công ty TNHH MTV thương mại Bia Thanh Hóa.

Chương 3: Một số nhận xét và đề xuất hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa, bánhàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH MTV thương mại Bia ThanhHóa.

SV: Hoàng Thị Hạnh Lớp: CQ 52/21.195

Trang 7

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Thái Bá Công

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN HÀNGHÓA, BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG

TẠI DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠIVÀ VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN HÀNG HÓA, BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNHKẾT QUẢ BÁN HÀNG

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại

1.1.1.1 Khái niệm

Thương mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng Hoạt độngthương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của các thươngnhân, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau, hoặc giữacác thương nhân với các bên có liên quan, bao gồm việc mua bán hàng hóa, cungứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợinhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế -xã hội.

Thương nhân có thể là cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ hay cáchộ gia đình, tổ hợp tác hoặc các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế thành lậptheo quy định của pháp luật (được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứngnhận đăng kí kinh doanh)

1.1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại

Đặc điểm hoạt động: Hoạt động kinh tế cơ bản của kinh doanh thương mại làlưu chuyển hàng hóa Lưu chuyển hàng hóa là sự tổng hợp của các hoạt độngthuộc các quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hóa.

Đặc điểm về hàng hóa: Hàng hóa là vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đócủa con người, và nó đi vào quá trình tiêu dùng thông qua hoạt động mua vàbán Trong doanh nghiệp Thương mại thì hàng hóa gồm các loại vật tư, sản

SV: Hoàng Thị Hạnh Lớp: CQ 52/21.196

Trang 8

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Thái Bá Công

phẩm có hình thái vật chất hay không có hình thái mà doanh nghiệp mua về(hoặc hình thành từ các nguồn khác) với mục đích để bán Hàng hóa trong doanhnghiệp được hình thành chủ yếu do mua ngoài Ngoài ra, hàng hóa còn có thểđược hình thành do nhận vốn góp, do nhận thu nhập liên doanh, do thu hồi nợ,…Mục đích của hàng hóa mua về là để bán chứ không phải để chế tạo sảnphẩm hay thực hiện các dịch vụ trong doanh nghiệp

Hàng hóa trong doanh nghiệp có thể được phân loại theo nhiều tiêu thứckhác nhau như: phân theo ngành hàng (hàng công nghệ phẩm, hàng nông, lâm,thủy sản, thực phẩm, hàng tư liệu sản xuất, hàng tư liệu tiêu dùng, hàng hóa bấtđộng sản…), phân theo nguồn hình thành (hàng thu mua trong nước, hàng nhậpkhẩu, hàng nhận vốn góp,…), phân theo bộ phận kinh doanh,… Tùy theo hànghóa kinh doanh và trình độ quản lý của mình, mà mỗi doanh nghiệp lựa chọntiêu thức phân loại hàng hóa cho phù hợp Qua đó tạo điều kiện thuận lợi chocông tác Kế toán, cũng như công tác quản lý, xác định được một cách chính xáckết quả kinh doanh của từng mặt hàng , ngành hàng cũng như kết quả kinhdoanh của từng bộ phận kinh doanh.

Đặc điểm về phương thức lưu chuyển hàng hóa: Lưu chuyển hàng hóa trongkinh doanh thương mại có thể theo một trong hai phương thức là bán buôn vàbán lẻ Bán buôn hàng hóa là bán cho người kinh doanh trung gian chứ khôngbán thẳng cho người tiêu dùng Bán lẻ hàng hóa là việc bán thẳng cho người tiêudùng, từng cái, từng ít một.

Đặc điểm về tổ chức kinh doanh: Tổ chức kinh doanh thương mại có thểtheo nhiều mô hình khác nhau như tổ chức công ty bán buôn, bán lẻ, công tykinh doanh tổng hợp, công ty môi giới, công ty xúc tiến thương mại…Đặc điểm về sự vận động của hàng hóa: Sự vận động của hàng hóa trong kinhdoanh thương mại cũng không giống nhau, tùy thuộc vào nguồn hàng và ngànhhàng (hàng công-nghệ phẩm, hàng nông – lâm sản – thực phẩm…) Do đó, chi

SV: Hoàng Thị Hạnh Lớp: CQ 52/21.197

Trang 9

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Thái Bá Công

phí thu mua và thời gian lưu chuyển hàng hóa cũng khác nhau giữa các loạihàng.

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và tầm quan trọng của công tác bán hàng và hoạtđộng kế toán bán hàng, xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thươngmại

1.1.2.1 Khái niệm

Khái niệm hàng hóa: hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu

cầu nào đó của con người thông qua trao đổi buôn bán Xét trong doanh nghiệpthương mại: hàng hóa chính là đối tượng kinh doanh của doanh nghiệp.

Khái niệm bán hàng: Bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình hoạt động kinh

doanh trong các doanh nghiệp thương mại Đây là quá trình doanh nghiệpchuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho người mua và thu tiền về hoặc đượcquyền thu tiền Xét về góc độ kế toán: bán hàng là quá trình hàng hoá của doanhnghiệp được chuyển từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ.

Quá trình bán hàng ở các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mạinói riêng có những đặc điểm chính sau:

- Có sự thoả thuận, trao đổi giữa người mua và người bán- Có sự chuyển quyền sở hữu từ người bán sang nguời mua

Trong quá trình tiêu thụ hàng hoá các doanh nghiệp cung cấp cho kháchhàng một lượng hàng hoá và nhận lại từ khách hàng một lượng tiền gọi là doanhthu bán hàng Số doanh thu này là cơ sở để để doanh nghiệp xác định kết quảkinh doanh của mình và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.

Khái niệm về xác định kết quả bán hàng: Xác định kết quả bán hàng chính là

việc tìm ra kết quả chênh lệch giữa chi và thu về Nếu chi phí kinh doanh trongkỳ doanh nghiệp bỏ ra, và lượng tiền trong kỳ doanh nghiệp đã thu có kết quả làdoanh thu > chi phí thì kết quả bán hàng là lãi, ngược lại, nếu doanh thu < chiphí thì kết quả bán hàng là lỗ Việc xác định kết quả bán hàng thường được tiến

SV: Hoàng Thị Hạnh Lớp: CQ 52/21.198

Trang 10

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Thái Bá Công

hành vào cuối kỳ kinh doanh, thường là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm tuỳthuộc vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý ở từng doanh nghiệp Khixác định kết quả bán hàng phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp.

1.1.2.2 Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

Về đối tượng phục vụ: Đối tượng phục vụ của các doanh nghiệp thương mại là

người tiêu dùng bao gồm các cá nhân, các đơn vị sản xuất, kinh doanh khác vàcác cơ quan, tổ chức xã hội.

Về phương thức và hình thức bán hàng: Có nhiều hình thức bán hàng khác

nhau như bán buôn, bán lẻ, đại lý ký gửi trong mỗi phương thức lại có thể thựchiện dưới nhiều hình thức khác nhau: trực tiếp, chuyển hàng, chờ chấp nhận

Về phạm vi hàng hoá đã bán: Hàng hoá được coi là hoàn thành việc bán trong

doanh nghiệp thương mại được ghi nhận doanh thu bán hàng phải đảm bảo cácđiều kiện nhất định

Theo quy định hiện hành, được coi là hàng bán phải thoả mãn các điều kiện sau:Hàng hoá phải thông qua quá trình mua và bán, thanh toántheo một phương thức thanh toán nhất định.

Hàng hoá phải được chuyển quyền sở hữu từ doanh nghiệpthương mại sang bên mua và doanh nghiệp thương mại đã thu được tiền haymột loại hàng hoá khác hoặc được người mua chấp nhận nợ.

Hàng hoá bán ra phải thuộc diện kinh doanh của doanhnghiệp, do doanh nghiệp mua vào hoặc gia công, chế biến hay nhận vốn góp,nhận cấp phát tặng thưởng

Ngoài ra trong một số trường hợp sau cũng coi là hàng bán:

Hàng hoá xuất đổi lấy hàng hoá khác, còn được gọi là đối lưu hay hàng đổihàng.

Hàng hoá xuất để thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho công nhân viên,thanh toán thu nhập cho các thành viên của doanh nghiệp

SV: Hoàng Thị Hạnh Lớp: CQ 52/21.199

Trang 11

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Thái Bá Công

Hàng hoá xuất làm quà biếu, tặng, quảng cáo, chào hàng

Hàng hoá xuất dùng trong nội bộ, phục vụ cho sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp.

Giá bán hàng hoá của doanh nghiệp thương mại: Là giá thoả thuận giữa

người mua và người bán được ghi trên hoá đơn, hợp đồng.

Thời điểm ghi nhận doanh thu: Là thời điểm hàng hoá được xác định là tiêu

thụ Thời điểm đó đựơc quy định khác nhau phương thức bán hàng khác nhau.Thời điểm đó được quy định cụ thể như sau:

Bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trựctiếp: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm đại diện bên mua ký nhậnđủ hàng, thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ.

Bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng:Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm thu được tiền của bên mua hoặcbên mua xác nhận đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán.

Bán lẻ hàng hoá: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm nhận được báocáo bán hàng của nhân viên bán hàng.

Bán hàng đại lý, ký gửi: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm cơ sở đạilý ký gửi thanh toán tiền hàng hay chấp nhận thanh toán hoặc thông báohàng đã bán được

1.1.2.3 Tầm quan trọng của công tác bán hàng và hoạt động kế toán bán hàng,xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

Tầm quan trọng của công tác bán hàng:Đối với doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp thương mại, hàng được bán ra có thể là hàng hóa, vật tư,thiết bị,… khi thực hiện hành vi bán hàng trên thị trường là doanh nghiệp đang thỏamãn nhu cầu về hàng hóa cho các doanh nghiệp, cá nhân, hoặc tổ chức khác

SV: Hoàng Thị Hạnh Lớp: CQ 52/21.1910

Trang 12

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Thái Bá Công

Thông qua hoạt động bán hàng doanh nghiệp thực hiện việc chuyển giao giá trịhàng hóa của mình cho đối tượng khác, và thu về một khoản giá trị tương ứng dướihình thức tiền tệ, hoặc các hình thức khác có thể có giá trị lớn hơn giá trị hàng hóađã bán ra Nhờ hoạt động này, doanh nghiệp vừa thu hồi được vốn bỏ ra, vừa thu vềđược khoản lợi nhuận, mục đích chính của doanh nghiệp là khoản lợi nhuận này.Nhờ hoạt động bán hàng, doanh nghiệp còn đẩy nhanh được tốc độ quay vòng vốnlưu động, giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô bán hàng, nâng caohiệu quả hoạt động kinh doanh, và gián tiếp thúc đẩy sản xuất phát triển.

Đối với nền kinh tế quốc dân, thông qua hoạt động bán hàng của mình, doanh

nghiệp đã góp phần làm cân đối giữa sản xuất – tiêu dùng, giữa tiền và hàng tronglưu thông Đặc biệt giúp mối quan hệ Sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùngđược diễn ra suôn sẻ và cân bằng

Có thể thấy, bán hàng là một khâu cần thiết của tái sản xuất xã hội, nó gópphần nâng cao năng suất lao động, phục vụ sản xuất tiêu dùng và đời sống xã hội.Chính vì vậy mà công tác bán hàng tại doanh nghiệp thương mại là rất quan trọng,cần có những phương thức quản lý chặt chẽ và hiệu quả đối với hoạt động này.Những phương thức đó có thể là: quản lý tốt các mặt hàng tiêu thụ, theo dõi từngkhách hàng riêng biệt, đôn đốc thu hồi nhanh và đầy đủ tiền hàng nếu có thể, trên cơsở đó xác định đúng đắn kết quả từng hoạt động

Tầm quan trọng của kế toán hàng hóa, bán hàng và xác định kết quả bán hàng:

Kế toán hàng hóa, bán hàng và xác định kết quả bán hàng là công cụ phục vụđắc lực cho công tác quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp, trong đó có công táctiêu thụ hàng hóa Thông qua số liệu của kế toán hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa màchủ doanh nghiệp biết được mức độ hoàn thành kế hoạch kinh doanh tiêu thụ củadoanh nghiệp, phát hiện kịp thời những thiếu sót, mất cân đối giữa các khâu để từđó có biện pháp xử lý thích hợp

SV: Hoàng Thị Hạnh Lớp: CQ 52/21.1911

Trang 13

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Thái Bá Công

Còn đối với cơ quan Nhà nước thì thông qua số liệu đó để biết được mức độhoàn thành kế hoạch nộp thuế của doanh nghiệp Đối với các đối tượng khác, nhưnhà đầu tư thì thông qua số liệu kế toán đó để xem xét khả năng đầu tư vào doanhnghiệp, còn đối với chủ nợ thì xem xét khả năng bán hàng của doanh nghiệp để cânnhắc việc cho doanh nghiệp vay nợ.

Kết quả bán hàng là mục đích cuối cùng của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt trongdoanh nghiệp thương mại Toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp đều nhằm đạt mụcđích này Kết quả bán hàng phụ thuộc vào quá trình hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có tốt thì kết quả bán hàngmới tốt, ngược lại, nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tốt thì kếtquả bán hàng của doanh nghiệp sẽ xấu.

Bán hàng với vị trí là khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh của doanhnghiệp có mối liên hệ mật thiết với kết quả bán hàng Bán hàng là cơ sở để xác địnhkết quả bán hàng, ngược lại, xác định kết quả là căn cứ quan trọng để đơn vị quyếtđịnh có nên tiêu thụ hàng hoá nữa hay không, không nên tiêu thụ mặt hàng nào, giábán của từng hàng hoá ra sao… Nói chung, kết quả bán hàng là mục đích cuối cùngcủa doanh nghiệp, còn bán hàng là phương tiện trực tiếp để đạt được mục đích đó.

1.1.3 Yêu cầu quản lý hoạt động bán hàng và xác định kết quả bán hàngQuản lý về số lượng, chất lượng, trị giá hàng bán ra: Nhà quản lý cần phải

nắm được doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nào, sản phẩm nào có hiệu quả Phảixác định được xu hướng của các mặt hàng để có thể kịp thời mở rộng phạm vi kinhdoanh hay chuyển hướng kinh doanh mặt hàng khác Giúp cho các nhà quản lý cóthể thiết lập các kế hoạch cụ thể, xác thực và đưa ra các quyết định đúng đắn, kịpthời trong kinh doanh.

Quản lý về giá cả: Bao gồm việc lập và theo dõi việc thực hiện những chính

sách giá Đây là một công việc quan trọng trong quá trình bán hàng, đòi hỏi các nhàlãnh đạo phải xây dựng một chính sách giá phù hợp với từng mặt hàng, nhóm hàngtừng phương thức bán và từng địa điểm kinh doanh Đồng thời đôn đốc kiểm tra

SV: Hoàng Thị Hạnh Lớp: CQ 52/21.1912

Trang 14

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Thái Bá Công

việc thực hiện của các cửa hàng, đơn vị tránh được những biểu hiện tiêu cực về giánhư tự ý nâng hay giảm giá bán Quản lý về giá cả giúp các nhà quản lý theo dõi,lắm bắt được sự biến động của giá cả từ đó có chính sách giá linh hoạt phù hợp vớitừng thời kỳ, từng giai đoạn.

Quản lý việc thu tiền: Bao gồm thời hạn nợ, khả năng trả nợ, thời điểm thu

tiền, phương thức thanh toán giúp các nhà quản lý tránh được rủi ro thất thoát tiềnvốn trong quá trình bán hàng, xác định rõ khả năng quay vòng tiền vốn.

1.1.4 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán hàng hóa, bán hàng và xác định kết quảbán hàng trong doanh nghiệp thương mại

1.1.4.1 Vai trò

Kế toán được coi là một công cụ hữu hiệu phục vụ đắc lực cho công tác quảnlý trong Doanh nghiệp nói chung, và công tác quản lý hàng hóa, công tác bán hàngvà xác định kết quả bán hàng nói riêng

Thông tin kế toán cung cấp là cơ sở giúp cho nhà quản lý nắm bắt được tìnhhình quản lý hàng hóa trên cả hai mặt: hiện vật và giá trị Đồng thời nắm bắt đượckế hoạch thực hiện công tác bán hàng, chính sách giá cả, các khoản phải thu, vàđánh giá chính xác năng lực kinh doanh của doanh nghiệp thông qua kết quả đạtđược

Ngoài ra, thông tin mà kế toán cung cấp còn giúp cho các nhà quản lý có thểđánh giá được tính hiệu quả, phù hợp của các quyết định bán hàng đã được thực thi,từ đó phân tích và ra các biện pháp quản lý, chiến lược bán hàng phù hợp với thịtrường và tương ứng với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.4.2 Nhiệm vụ

Bán hàng và xác định kết quả bán hàng là hoạt động rất quan trọng trong quátrình kinh doanh của doanh nghiệp Để đáp ứng kịp thời những yêu cầu đó kế toánhàng hóa, bán hàng và xác định kết quả bán hàng cần thực hiện tốt những nhiệm vụsau:

SV: Hoàng Thị Hạnh Lớp: CQ 52/21.1913

Trang 15

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Thái Bá Công

Phản ánh và giám đốc kịp thời chi tiết khối lượng hàng hoá dịch vụ bán ra, tínhtoán đúng đắn giá vốn của hàng hoá và dịch vụ đã cung cấp, chi phí bán hàng, chiphí quản lý doanh nghiệp, phân bổ hợp lý chi phí mua hàng cho số hàng đã bán vàtồn cuối kì, nhằm xác định chính xác kết quả bán hàng.

Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bán hàng, doanh thubán hàng của đơn vị, quản lý chặt chẽ tình hình biến động và dự trữ kho hàng hóa,phát hiện và xử lý kịp thời hàng hóa ứ đọng.

Phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng để xác định kết quả bán hàng, đôn đốc,kiểm tra đảm bảo thu đủ và kịp thời tiền bán hàng, tránh bị chiếm dụng vốn bất hợplý.

Cung cấp thông tin chính xác trung thực, lập quyết toán đầy đủ kịp thời đểđánh giá đúng hiệu quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện nghĩa vụ đối vớiNhà nước phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và quản lý đơn vị.

* Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng cầnthực hiện một số yêu cầu sau:

Xác định thời điểm hàng hoá được coi là tiêu thụ để kịp thời lập báo cáo hàng và xác định kết quả bán hàng Báo cáo thường xuyên, kịp thời tình hình bán hàng vàthanh toán với khách hàng nhằm giám sát chặt chẽ hàng hoá bán ra về số lượng và chủng loại.

Tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu và trình tự luân chuyển chứng từ khoa họchợp lý tránh trùng lặp hay bỏ sót, không quá phức tạp mà vẫm đảm bảo yêu cầuquản lý, nâng cao hiệu quả công tác kế toán Đơn vị lựa chọn hình thức sổ sách kếtoán, và phương pháp giá vốn hàng xuất bán thích hợp để đảm bảo độ chính xác củacác chỉ tiêu lãi gộp hàng hóa, và để phát huy được ưu điểm và phù hợp với đặc điểmkinh doanh của đơn vị.

Xác định đúng và tập hợp đầy đủ chi phí phát sinh ở các khâu.

SV: Hoàng Thị Hạnh Lớp: CQ 52/21.1914

Trang 16

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Thái Bá Công

Từ những vấn đề ở trên ta thấy rằng nhiệm vụ kinh doanh quan trọng của doanhnghiệp hoạt động kinh doanh thương mại là phải nâng cao số lượng hàng hoá dịchvụ bán ra, đồng thời thực hiện tốt công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng xác địnhnghiệp vụ bán hàng trong kỳ nhằm bảo toàn nguồn vốn của doanh nghiệp và nângcao hiệu quả trong kinh doanh.

1.2 KẾ TOÁN HÀNG HÓA, BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁNHÀNG TẠI DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1.2.1 Một số chỉ tiêu cơ bản và các phương thức bán hàng trong kế toán bánhàng và xác đinh kết quả bán hàng.

1.2.1.1 Một số chỉ tiêu liên quan đến kế toán hàng hóa, bán hàng và xác định kếtquả bán hàng

a Doanh thu và doanh thu thuần:

Khái niệm: Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đãthu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động SXKD thôngthường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Các khoản thu hộ bênthứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu củadoanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu

Đối với doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừdoanh thu bán hàng không bao gồm thuế GTGT, còn đối với doanh nghiệp áp dụngtính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng là doanh thuhàng bán đã bao gồm thuế GTGT.

Chỉ ghi nhận doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa khi thỏa mãn đồng thời 5 điềukiện sau:

Doanh nghiệp đã trao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữusản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sởhữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

SV: Hoàng Thị Hạnh Lớp: CQ 52/21.1915

Trang 17

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Thái Bá Công

Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịchbán hàng;

Xác định được chi phí có liên quan đến giao dịch bán hàng.

Doanh thu bán hàng thuần là chỉ tiêu được xác định bằng cách lấytổng doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ (-) đi các khoản giảm trừ doanhthu (giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, doanh thu của hàng đã tiêu thụ trảlại và thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, hay thuế GTGT tính theo phương pháp trựctiếp của lượng hàng tiêu thụ trong kỳ).

Các khoảngiảm trừdoanh thu

=CKTM, giảm giáhàng bán, hàngbán bị trả lại

+Thuế XK, thuế

Thuế GTGT(phương pháp

trực tiếp) Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu

b Các khoản giảm trừ doanh thu:

Chiết khấu thương mại: Là khoản mà người bán giảm giá niêm yết cho

người mua hàng với khối lượng lớn Chiết khấu thương mại bao gồm các khoản bớtgiá (là khoản mà người bán giảm trừ cho người mua trên giá bán niêm yết vì muakhối lượng lớn hàng hóa trong một đợt) và khoản hồi khấu (là số tiền người bánthưởng cho người mua do trong một khoảng thời gian nhất định đã mua một khốilượng lớn hàng hóa) Chiết khấu thương mại được ghi trong các hợp đồng mua bánhoặc các cam kết về mua, bán hàng

Hàng bán bị trả lại: Là số sản phẩm, hàng hóa đã được coi là tiêu thụ (đã

chuyển giao quyền sở hữu, đã thu tiền hay được khách hàng chấp nhận) nhưng bịkhách hàng trả lại và từ chối thanh toán, do các nguyên nhân như: Vi phạm cam kết,vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quycách…

SV: Hoàng Thị Hạnh Lớp: CQ 52/21.1916

Trang 18

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Thái Bá Công

Tương ứng với hàng bán bị trả lại là Giá vốn hàng bán bị trả lại (tính theo giá vốnkhi bán), và doanh thu hàng bán bị trả lại, cùng với thuế GTGT đầu ra phải nộp củahàng đã bán bị trả lại.

Giảm giá hàng bán: là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn hay

hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như: hàng kém phẩm chất,không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời gian, địa điểm trong hợp đồng.

c Giá vốn hàng bán:

Khái niệm: trị giá vốn của sản phẩm, vật tư, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêuthụ Đối với sản phẩm, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ, giá vốn hàng bán là giá thành sảnxuất (giá thành công xưởng) hay chi phí sản xuất Với vật tư tiêu thụ, giá vốn là giáthực tế ghi sổ còn với hàng hoá tiêu thụ, giá vốn bao gồm trị giá mua của hàng tiêuthụ cộng với chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ.

Hàng hóa của doanh nghiệp được mua từ nhiều nguồn khác nhau, với đơn giávà thời điểm mua khác nhau, vì vậy để có thể xác định chính xác trị giá thực tế củahàng hóa đã tiêu thụ, doanh nghiệp thường phải chọn các phương pháp tính giáhàng xuất kho

Tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh, hàng tồn kho, yêu cầu quản lýmà doanh nghiệp tiến hành lựa chọn phương pháp phù hợp nhất Song doanhnghiệp áp dụng phương pháp nào đòi hỏi phải nhất quán trong suốt niên độ kế toán.Nếu có sự thay đổi phải giải trình và thuyết minh, nêu rõ những tác động của sựthay đổi tới các báo cáo tài chính của doanh nghiệp Các phương pháp tính giá thựctế hàng xuất kho thường được sử dụng là:

Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này giá trị của từng

loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầukỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Phươngpháp bình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng,mphụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.

Giá thực tế hàng hóa = Số lượng hàng hóa X Giá đơn vị bình quân

SV: Hoàng Thị Hạnh Lớp: CQ 52/21.1917

Trang 19

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Thái Bá Công

Trong đó Giá đơn vị bình quân thường được tính theo 2 cách:

− Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ: Theo phương pháp này, đến cuối kỳmới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanhnghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá mua, giá nhập, lượng hàng tồnkho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân:

Giá đơn vịbình quân cả kỳ

dự trữ=

Giá thực tếhàng hóa tồn kho

đầu kỳ-+

Giá thực tếhàng hóa nhậptrong kỳSố lượng hàng

hóa tồn đầu kỳ-+

Số lượng hànghóa nhập trong kỳPhương pháp này là khá đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuốikỳ Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm lớn là công tác kế toán dồn vàocuối kỳ ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác Hơn nữa, phương phápnày chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phátinhnghiệp vụ.

− Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập: Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư,hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bìnhquân Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượng xuất giữa 2 lần nhập kế tiếp để tính giáxuất theo công thức sau:

Giá đơn vị bình quânsau mỗi lần nhập =

Trị giá thực tế hàng tồn kho sau mỗi lần nhậpSố lượng thực tế hàng tồn kho sau mỗi lần nhậpPhương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của phươngpháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ, nhưng việc tính toán là khá phức tạp, nhiềulần, và tốn nhiều công sức Do đặc điểm trên mà phương pháp này thường được ápdụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, và có lưu lượng nhập xuất ít.

SV: Hoàng Thị Hạnh Lớp: CQ 52/21.1918

Trang 20

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Thái Bá Công

Phương pháp thực tế đích danh: Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư,

hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đóđể tính Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán;chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế Giá trị của hàng xuất kho đem bánphù hợp với doanh thu mà nó tạo ra Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánhđúng theo giá trị thực tế của nó.

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe,chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trịlớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụngđược phương pháp này Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại mặt hàngthì không thể áp dụng được phương pháp này.

Phương pháp Nhập trước Xuất trước (FIFO): Phương pháp này áp dụng

dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước,và hàng còn lại cuối kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất ở thời điểm cuối kỳ Theophương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập khoở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giácủa hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàngxuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toánghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽtương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó Vì vậy, chỉ tiêu hàng tồn khotrên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.

Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tạikhông phù hợp với những khoản chi phí hiện tại Theo phương pháp này, doanhthu hiện tại được tạo ra bởi giá trị hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu Đồngthời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đếnnhững chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rấtnhiều.

SV: Hoàng Thị Hạnh Lớp: CQ 52/21.1919

Ngày đăng: 17/05/2024, 12:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan