phát triển du lịch làng nghề ở vùng đồng bằng sông hồng

214 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
phát triển du lịch làng nghề ở vùng đồng bằng sông hồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và nhữngvấn đề luận án tập trung nghiên cứu 31Chương 2LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ, PHÁT TRIỂN DULỊCH LÀNG NGHỀ Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG2.1.

Trang 1

trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuấtxứ rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quyđịnh

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Vũ Đình Thuận

Trang 2

LỜI CAM ĐOANMỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUANĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 111.1 Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài, trong nướcliên quan đến đề tài luận án 111.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và nhữngvấn đề luận án tập trung nghiên cứu 31

Chương 2LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ, PHÁT TRIỂN DULỊCH LÀNG NGHỀ Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG

2.1 Những vấn đề chung về du lịch, làng nghề và du lịch làng nghề. 362.2 đến du lịch làng nghề ở vùng Đồng bằng sông HồngQuan niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động 502.3 Quan niệm phát triển du lịch làng nghề ở vùng Đồng bằng

sông Hồng và kinh nghiệm của một số vùng trong nước vềphát triển du lịch làng nghề, bài học cho vùng Đồng bằng

Chương 3THỰC TRẠNG DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở VÙNG ĐỒNGBẰNG SÔNG HỒNG 883.1 Ưu điểm, hạn chế của du lịch làng nghề ở vùng Đồng bằngsông Hồng 883.2 Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần

Trang 3

PHỤ LỤC 186

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Du lịch làng nghề

Đồng bằng sông Cửu Long

ODA

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

01 Bảng 3.1 Số lượng các làng nghề ở vùng ĐBSH đượccông nhận là điểm du lịch, có các tour du lịch đến tham

02 Bảng 3.2 Số lượng khách du lịch đến tham quan làng

nghề ở vùng ĐBSH giai đoạn 2015-2022 9603 Bảng 3.3 Số lượng lao động tham gia DLLN ở vùng

06 Bảng 3.6 Đóng góp của DLLN cho GRDP của các địa

phương vùng ĐBSH giai đoạn 2015-2022 10407 Biểu đồ 3.1 Đánh giá của khách du lịch về chất lượng,

mẫu mã sản phẩm của làng nghề ở vùng ĐBSH 9007 Biểu đồ 3.2 Đánh giá của khách du lịch về chất lượng kết

cấu hạ tầng phục vụ du lịch làng nghề ở vùng Đồng bằng

MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Trang 6

Hiện nay du lịch được xem là “ngành công nghiệp không khói”; làngành kinh tế dịch vụ quan trọng của nhiều nước, trong đó có Việt Nam Nghịquyết số 08- NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị đã xác định: “Pháttriển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn”; “đa dạng hóa sản phẩm và cácloại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế” [5] Trong đó,du lịch làng nghề là một trong những loại hình du lịch đang được quan tâm và cótriển vọng phát triển.

Đồng bằng sông Hồng là cái nôi của vùng văn hóa Bắc Bộ, là nơi tậptrung nhiều làng nghề, có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển DLLN.Những năm qua, các địa phương trong vùng đã có nhiều chủ trương, giảipháp phát triển DLLN và đã thu được nhiều thành tựu quan trọng: số lượngcác làng nghề đủ điều kiện và được công nhận là điểm du lịch tăng; dukhách đến với các làng nghề ngày càng nhiều; doanh thu, lợi nhuận củaDLLN ngày một tăng; DLLN đóng góp ngày càng nhiều cho GRDP của cácđịa phương; giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư địa phương;giữ gìn văn hoá dân tộc, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, Tuy nhiên, bêncạnh những ưu điểm, thì việc phát triển DLLN ở vùng ĐBSH thời gian quacũng còn nhiều hạn chế bất cập như: số lượng các làng nghề có các tour du lịchđến tham quan còn ít so với tổng số làng nghề trong vùng; nhiều làng nghề sảnphẩm còn đơn điệu; một số doanh nghiệp lữ hành chất lượng hoạt động chưacao; nhiều làng nghề kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch làng nghề chưa thực sựđồng bộ, còn nhiều bất cập; nguồn nhân lực du lịch làng nghề có thời điểmchưa đáp ứng được nhu cầu của du khách cả về số lượng và chất lượng; vốnđầu tư cho du lịch làng nghề và doanh thu còn thấp so với các loại hình du lịchkhác trong Vùng; số lượng khách du lịch đến với các làng nghề hàng năm chưatương xứng với tiềm năng, thời gian lưu trú, chi tiêu của khách du lịch còn ít;đóng góp của du lịch làng nghề ở vùng Đồng bằng sông Hồng cho sự phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương có mặt còn hạn chế; du lịch làng nghề chưa

Trang 7

được đầu tư đúng tầm, phát triển còn mang tính tự phát, manh mún, thiếuchuyên nghiệp; nhiều làng nghề bị ô nhiễm nặng; nhiều hoạt động văn hóa dângian trong các làng nghề bị mai một; hệ thống kết cấu hạ tầng và các dịch vụhỗ trợ cho DLLN chưa phát triển và thiếu tính đồng bộ dẫn đến việc pháttriển DLLN chưa tương xứng với tiềm năng hiện có

Hiện nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu DLLN dưới cácgóc độ khác nhau Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cáchtoàn diện, có hệ thống về phát triển DLLN ở vùng ĐBSH Với mong muốn,làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển DLLN ở vùng ĐBSH, làmcơ sở cho việc đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển DLLN ở vùng ĐBSH

đến năm 2035, tác giả chọn vấn đề “Phát triển du lịch làng nghề ở vùng Đồng

bằng sông Hồng” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về DLLN, pháttriển DLLN ở vùng ĐBSH; đề xuất quan điểm, giải pháp pháttriển DLLN ở vùng ĐBSH đến năm 2035.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nướcngoài, trong nước có liên quan đến đề tài luận án; khái quátgiá trị của các công trình đã tổng quan và chỉ ra những vấn đềluận án tập trung nghiên cứu.

Làm rõ những vấn đề lý luận về DLLN, phát triển DLLN ởvùng ĐBSH: Xây dựng quan niệm, xác định nội dung, tiêu chíđánh giá, yếu tố tác động đến DLLN ở vùng ĐBSH; đưa ra vàphân tích nội hàm quan niệm phát triển DLLN ở vùng ĐBSH;khảo sát kinh nghiệm phát triển DLLN một số vùng trong nước,

Trang 8

rút ra bài học mà vùng ĐBSH có thể tham khảo trong phát triểnDLLN.

Đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế, chỉ ra nguyên nhâncủa ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyếttừ thực trạng DLLN ở vùng ĐBSH.

Đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển DLLN ở vùng ĐBSHđến năm 2035.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Du lịch làng nghề ở vùng đồng

bằng sông Hồng

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận án nghiên cứu DLLN cả mặt lượng và

mặt chất của 7 nội dung cơ bản cấu thành DLLN: 1) Các làngnghề có các tour du lịch đến tham quan; 2) Doanh nghiệp kinhdoanh du lịch, DLLN; 3) Kết cấu hạ tầng phục vụ DLLN, như:giao thông vận tải; thông tin liên lạc; y tế, nước sạch; nhàhàng, khách sạn, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí, mua sắm…dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị; 4) Nguồn nhân lực phụcvụ DLLN; 5) Vốn đầu tư cho DLLN; 6) Khách du lịch đến với cáclàng nghề; 7) đóng góp của DLLN cho phát triển KT-XH của địaphương.

Về không gian: Luận án nghiên cứu tại 11 tỉnh, thành

phố thuộc vùng ĐBSH, gồm: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, HảiDương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Nam Định, NinhBình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.

Về thời gian: Các tư liệu, số liệu đánh giá thực trạng

DLLN ở vùng ĐBSH từ năm 2015 - 2022, quan điểm giải phápđến năm 2035.

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiêncứu

Trang 9

Cơ sở lý luận

Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ

nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đườnglối, chính sách của Đảng, Nhà nước về các vấn đề liên quanđến du lịch, phát triển du lịch; du lịch làng nghề và phát triểnDLLN.

Cơ sở thực tiễn

Luận án dựa vào các nghị quyết, báo cáo tổng kết, thốngkê của các cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố ở vùngĐBSH; số liệu, tư liệu của các công trình nghiên cứu khoa họcđã được công bố có liên quan đến đề tài, tư liệu khảo sát thựctế của nghiên cứu sinh

Phương pháp nghiên cứu

Để xây dựng luận án, tác giả sử dụng tổng hợp cácphương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

Phương pháp biện chứng duy vật: Phương pháp này được sử dụng trong

các chương của luận án để nghiên cứu, phân tích, luận chứng những vấn đề lýluận, thực tiễn về DLLN, phát triển DLLN ở vùng ĐBSH; nghiên cứu pháttriển DLLN ở vùng ĐBSH trong mối quan hệ, tác động qua lại giữa các bộ phậncấu thành DLLN và đặt DLLN ở vùng ĐBSH trong mối liên hệ với các yếu tố kinhtế, chính trị, xã hội của vùng ĐBSH.

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Phương pháp này được sử dụng

tập trung chủ yếu ở chương 2, 3 của luận án Theo đó, trong chương 2, sử dụngphương pháp trừu tượng hóa khoa học trong xác định nội dung, tiêu chí đánhgiá và các yếu tố ảnh hưởng đến DLNN vùng ĐBSH; khảo sát kinh nghiệmphát triển DLLN ở một số vùng trong nước qua đó rút ra những bài học màvùng ĐBSH có thể tham khảo để phát triển DLLN Trong chương 3, phươngpháp trừu tượng hoá khoa học được sử dụng để đánh giá thực trạng DLLN ởvùng ĐBSH, chỉ ra nguyên nhân và các mâu thuẩn cần tập trung giải quyết.

Trang 10

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này

được sử dụng ở cả 4 chương của luận án Ở chương 1, sửdụng để tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đềtài luận án; khái quát giá trị các công trình dã tổng quan vàchỉ ra những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu Trongchương 2, phương pháp này được sử dụng để xây dựng cácquan niệm công cụ và quan niệm trung tâm, hình thànhkhung lý luận của luận án Trong chương 3, phương phápphân tích, tổng hợp được sử dụng để đánh giá ưu điểm, hạnchế và nguyên nhân trong phát triển DLLN ở vùng ĐBSH trongthời gian qua, chỉ rõ những mâu thuẫn cần tập trung giảiquyết từ thực trạng DLLN ở vùng ĐBSH Chương 4, sử dụngphương pháp này để làm rõ nội dung quan điểm và luận giảicác giải pháp phát triển DLLN ở vùng ĐBSH đến năm 2035.

Phương pháp thống kê và so sánh: Được sử dụng chủ

yếu ở chương 3 của luận án Trên cơ sở thống kê các số liệutheo nội dung DLLN, tác giả sử dụng phương pháp so sánh đểđánh giá DLLN ở vùng ĐBSH với mục tiêu định hướng, tiềmnăng và xu thế phát triển DLLN với các ngành khác của vùngvà với các vùng khác, so sánh quy mô, tỷ trọng của các bộphận trong DLLN, từ đó rút ra ưu điểm, hạn chế của DLLN ởvùng ĐBSH.

Phương pháp kết hợp lôgíc và lịch sử: Được sử dụng xuyên

suốt trong các chương của luận án Ở chương 1, luận án sử dụngphương pháp logic và lịch sử để tổng quan tình hình nghiên cứucó liên quan đến đề tài theo nhóm và tiến trình thời gian côngbố Trong chương 2, chương 3 và chương 4, tác giả sử dụngphương pháp này để khái quát kinh nghiệm, ưu điểm, hạn chế,

Trang 11

quan điểm, giải pháp thành các luận điểm, sau đó chứng minh,luận giải, làm rõ các luận điểm đó.

Phương pháp điều tra xã hội học: Để đánh giá khách quan

về chất lượng du lịch làng nghề ở vùng ĐBSH, tác giả sử dụngphương pháp ankét (phiếu điều tra) để thu nhận thông tin từkhách du lịch

Mục đích điều tra: Điều tra khách du lịch để thu nhậnthông tin về chất lượng, mẫu mã và giá cả sản phẩm DLLN ởvùng ĐBSH.

Đối tượng điều tra là khách du lịch đến với các làng nghềSố phiếu điều tra: Nghiên cứu sinh phát 500 phiếu điều tratại 5 làng, mỗi làng 100 phiếu, gồm: Làng Lụa Vạn Phúc (HàĐông, Hà Nội); Làng Gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội); Làng GốmChu Đậu (Nam Sách, Hải Dương); Làng Tranh thêu Quất Động (Thường Tín, HàNội) và Làng Mây tre đan Phú Vinh (Chương Mỹ, Hà Nội).

Thời gian điều tra: Thời gian điều tra được thực hiện từ ngày 4 tháng 9năm 2022 đến ngày 5 tháng 4 năm 2023.

Nội dung điều tra: Mỗi đối tượng điều tra được phát 01 phiếu điều traliên quan đến đánh giá thực trạng chất lượng, giá cả sản phẩm du lịch làngnghề vùng ĐBSH.

5 Những đóng góp mới của luận án

Luận án xây dựng quan niệm và phân tích nội hàm quanniệm về DLLN, phát triển DLLN ở vùng ĐBSH; xác định nộidung, tiêu chí đánh giá DLLN ở vùng ĐBSH

Chỉ rõ những mâu thuẫn cần tập trung giải quyết từ thựctrạng DLLN ở vùng ĐBSH.

Trang 12

Đề xuất các quan điểm, giải pháp phát triển DLLN ở vùngĐBSH đến năm 2035 bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống, khả thi,sát với điều kiện vùng ĐBSH.

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

7 Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danhmục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đếnđề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

Trang 13

lịch Bali và trao quyền cho cộng đồng để hỗ trợ phát triển dulịch bền vững) [230] Theo tác giả, trao quyền cho cộng đồngsẽ trở thành chìa khóa chính cho phát triển du lịch vì với việctrao quyền và sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch,cộng đồng nơi phát triển du lịch sẽ tham gia vào việc lưu giữvăn hóa và thiên nhiên của họ để phát triển du lịch bền vững.Bài báo còn chỉ ra cách thức trao quyền cho cộng đồng địaphương thực hiện các hoạt động du lịch; phân tích vai trò của dulịch Bali ở Indonesia, nhất là trong xóa đói giảm nghèo, bảo tồnthiên nhiên, môi trường và tài nguyên, phát triển văn hóa, nângcao hình ảnh quốc gia và tăng cường mối quan hệ với các nướckhác

Md Anowar Hossain Bhuiyan, Chamhuri Siwar &

Shaharuddin Mohamad Ismail (2013), Tourism Development inMalaysia from the Perspective of Development Plans (Quan

Trang 14

điểm và kế hoạch phát triển Du lịch ở Malaysia) [241] Trên cơsở nghiên cứu: kế hoạch phát triển lần thứ IX và X củaMalaysia; Chương trình Chuyển đổi Kinh tế; Chính sách Dulịch… bài báo đã phân tích quan điểm phát triển du lịch ởMalaysia Theo đó, phát triển du lịch là một trong những yếutố quan trọng hàng đầu đối với mỗi kế hoạch đặt ra cho sựphát triển kinh tế, xã hội ở Malaysia Chính phủ đặc biệt nhấnmạnh đến vai trò của lĩnh vực du lịch trong từng giai đoạnphát triển đất nước Thông qua và xây dựng các luật, quy địnhkhác nhau để đảm bảo phát triển du lịch bền vững cũng nhưthực hiện các chính sách cần thiết

Dimitrios Stylidis, Avital Biran, Jason Sit, Edith M Szivas

(2014), Residents' support for tourism development: The roleof residents' place image and perceived tourism impacts (Sự

hỗ trợ của người dân đối với phát triển du lịch: Vai trò củangười dân nơi cư trú và sự tác động của nó đến du lịch) [223].Bài viết chỉ ra vai trò của cư dân nơi cư trú và sự tác động củahọ đến sự phát triển du lịch Theo phân tích của các tác giả,các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch phần lớn đềubỏ qua vai trò của cư dân nơi cư trú, nên chưa thấy được vaitrò và tầm quan trọng của cộng đồng dân cư nơi cư trú tạiđiểm du lịch Trong bài viết, các tác giả đã cho thấy sự tácđộng qua lại của yếu tố cư dân nơi cư trú và sự phát triển dulịch Thể hiện được ý nghĩa thực tế, tầm quan trọng của sự tácđộng qua lại này đến sự phát triển du lịch trong cộng đồng Từđó, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch một cáchbền vững.

Trang 15

Eunju Woo, Hyelin Kim, Muzaffer Uysal (2015), Lifesatisfaction and support for tourism development (Sự hài lòng

trong cuộc sống và hỗ trợ phát triển du lịch) [226] Bài viếtcung cấp những luận chứng cả về lý thuyết và thực nghiệmsự tác động giữa hai yếu tố đó là: sự hài lòng của cư dântrong cuộc sống và phát triển du lịch Tác giả đã sử dụng mộtmẫu điều tra cư dân từ năm điểm đến du lịch khác nhau,phân tích và rút ra kết luận: giá trị nhận thức của cư dân vềphát triển du lịch ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng tronglĩnh vực đời sống phi vật chất và vật chất; do đó, nó gópphần vào chất lượng của cuộc sống chung Mục đích của tácgiả là để hiểu rõ hơn về sự hỗ trợ của cư dân địa phương đốivới sự phát triển du lịch Mặt khác, tìm cách khám phá giátrị nhận thức của cư dân về phát triển du lịch, sự hài lòngtrong lĩnh vực cuộc sống và tổng thể chất lượng cuộc sốngcủa họ trong cộng đồng Từ đó cho thấy, chất lượng cuộcsống là một yếu tố dự báo hiệu quả cho sự phát triển du lịchmột cách tổng thể.

Fernando Almeida-Garcia, María Angeles Fernández, Antonia Balbuena - Vázquez, Rafael Cortés -Macias (2016), Residents' perceptions of tourismdevelopment in Benalmádena (Spain) (Nhận thức của người

Peláez-dân về phát triển du lịch ở Benalmádena (Tây Ban Nha))[228] Bài báo phân tích, tìm hiểu nhận thức của cư dân vềtác động của du lịch ở Benalmádena với môi trường, kinh tếvà văn hóa, xã hội Kết quả cho thấy, những ảnh hưởng củacác biến nhân khẩu học xã hội đến nhận thức về tác độngcủa du lịch là rất đáng kể Nền tảng giáo dục, nơi sinh và thời

Trang 16

gian của những người được hỏi sống trong cộng đồng đã giảithích sự khác biệt trong thái độ của cư dân về phát triển dulịch Các phân tích cho thấy những người được hỏi có nơi cưtrú dưới 5 năm có thái độ tích cực hơn với sự tác động của dulịch Sadraddin Eslami, Zainab Khalifah, Abbas Mardani, Dalia

Streimikiene & Heesup Han (2019), Community attachment,tourism impacts, quality of life and residents’ support forsustainable tourism development (Sự gắn bó của cộng đồng

cư dân tác động đến sự phát triển của du lịch, chất lượng cuộcsống và sự hỗ trợ của người dân để phát triển du lịch bềnvững) [251] Bài viết đã phân tích sự hình thành yếu tố ủng hộcủa cư dân đối với phát triển du lịch bền vững dựa trên lýthuyết trao đổi xã hội và lý thuyết lan tỏa từ dưới lên Mộtcuộc khảo sát về sự tự quản lý của cộng đồng dân cư cùng vớimột phân tích cấu trúc đã được sử dụng Từ đó cho thấy, sựhài lòng về chất lượng cuộc sống nói chung ảnh hưởng rất lớnđến việc hỗ trợ phát triển du lịch bền vững; lĩnh vực đời sốngvật chất và phi vật chất là hai yếu tố quan trọng quyết địnhđến quy hoạch tổng thể cho phát triển du lịch bền vững Cáctác động văn hóa xã hội đến những nhận thức về du lịch cómối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực đời sống phi vật chất.Các tác động kinh tế làm cho những nhận thức của cư dân vềdu lịch bị ảnh hưởng đến cả hai lĩnh vực đời sống vật chất vàphi vật chất Sự gắn bó của cộng đồng và nhận thức của cưdân về du lịch có sự tác động biện chứng và có sự liên hệ mậtthiết, gần gũi với nhau.

Trang 17

Ogechi Adeola, Olaniyi Evans (2020), Information andcommunications technology, infrastructure, and tourismdevelopment in Africa (Công nghệ thông tin truyền thông và cơ

sở hạ tầng đối với sự phát triển ngành du lịch ở châu Phi) [246].Bài viết phân tích mối quan hệ giữa công nghệ thông tin, truyềnthông và cơ sở hạ tầng tác động đến sự phát triển du lịch ởChâu Phi từ năm 1996 đến 2016 Từ đó cho thấy, công nghệthông tin truyền thông và cơ sở hạ tầng có vai trò rất lớn, cácyếu tố này tác động tích cực đến phát triển du lịch; khi côngnghệ thông tin và cơ sở hạ tầng phát triển cả về chiều rộngvà chiều sâu thì mức độ khách du lịch đến tham quan cũngtăng lên Trong đó, cũng xác định những yếu tố liên quanbao gồm cả trao đổi thực tế song phương tỷ lệ và tổng sảnphẩm quốc nội trên đầu người của các nước Trào lưu về dulịch và tài nguyên thiên nhiên cho thấy có sự tác động tíchcực và đáng kể đến phát triển của ngành du lịch Nhìn chung,các kết quả thực nghiệm cung cấp những luận chứng về côngnghệ thông tin, truyền thông và cơ sở hạ tầng cần thiết chosự phát triển du lịch Từ đó, mở ra những cơ hội to lớn đểphát triển và củng cố ngành du lịch ở Châu Phi.

1.1.1.2 Một số công trình nghiên cứu về du lịch làngnghề

Erlis Saputra, Erda Rindrasih (2012), Participatoryplanning and village tourism SMEs: A case study by BantulRegency, Yogyakarta, Indonesia (Lập kế hoạch có sự tham gia

của các doanh nghiệp vừa và nhỏ làng du lịch: Một nghiên cứuđiển hình của Bantul Regency, Yogyakarta, Indonesia) [227].Bài viết phân tích về các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với du

Trang 18

lịch tại làng nghề ở Bantul Regency, Indonesia; ảnh hưởng củanó đối với cộng đồng địa phương và bản chất, vai trò, sự canthiệp của chính phủ trong quá trình lập kế hoạch Dữ liệu đượcthu thập thông qua nghiên cứu thư viện, điều tra tài liệu củachính phủ, quan sát và một số cuộc phỏng vấn với các bên liênquan và doanh nhân Trong đó, chỉ ra các doanh nghiệp vừa vànhỏ của DLLN phải đối mặt với một số thách thức bao gồmthiếu kiến thức và giáo dục về ngành du lịch, thiếu vốn và cácý tưởng quảng bá để bắt đầu kinh doanh du lịch.

SP Gustami, LK Wardani (2014), Handicraft and TourismArts at the Kasongan Ceramics Art Village in Yogyakarta

(Nghệ thuật Thủ công và Du lịch tại Làng Nghệ thuật Gốm sứKasongan ở Yogyakarta) [253] Dựa trên kết quả nghiên cứuthực địa, các tác giả kết luận rằng, làng du lịch thủ công gốmsứ Kasongan đang tiến tới sản xuất hàng hóa lớn hơn Do sựtương tác rộng rãi và phản ứng tích cực từ công chúng,những người làm nghề thủ công gốm sứ của Kasongan trảiqua thời kỳ sáng tạo độc đáo và đặc trưng Những người làmnghề thủ công gốm sứ có thể tìm thấy cả gốm truyền thốngvà những sản phẩm gốm mới, sáng tạo và có chất lượng xuấtkhẩu Ngày nay, Kasongan là một làng du lịch gốm sứ thươnghiệu đang bước vào kỷ nguyên toàn cầu.

Prasoon, Pragati (2015), Craft village at Bantala (Làng

thủ công ở Bantala) [247] Bài viết nghiên cứu về nghề thủcông, là ngành nghề truyền thống đòi hỏi một số kỹ năng đặcbiệt về cả kinh nghiệm làm việc và tài năng của các nghệnhân Theo ý nghĩa lịch sử, đặc biệt là liên quan đến lịch sửTrung cổ trở về trước, thuật ngữ này thường được áp dụng

Trang 19

cho những người tham gia vào sản xuất ở quy mô nhỏ vềhàng hóa và được làm từ các nguyên liệu sẵn có tại địaphương Những đóng góp của nghề thủ công và các giá trịcủa nó luôn thay đổi cùng với sự phát triển của khoa học, kỹthuật và phương pháp mới Làng nghề là điểm dừng chân thuhút người tiêu dùng thành thị và cũng là nơi cung cấp nhiềuhoạt động và chương trình liên quan đến thủ công Nó đượcdự định là một điểm đến du lịch "nhất định phải đến" Tạingôi làng này, du khách sẽ tìm hiểu về nghề thủ công củangười Bengali thông qua các buổi trình diễn của nghệ nhân,thợ thủ công và các buổi ngoại khóa hướng dẫn thực hành.Du khách sẽ được trải nghiệm những kỹ năng, công đoạn làmthủ công mỹ nghệ và trực tiếp được thực hành để tạo ra sảnphẩm, được xem các nghệ nhân áp dụng những kỹ thuật vàphương pháp mới để họ tạo ra những kiệt tác tuyệt vời bằngchính đôi bàn tay tài hoa của mình

Vitasurya Vincentia Reni, Pudianti Anna (2016),

Sustainable waste management of traditional technology in thetourist village of Lopati, Yogyakarta (Quản lý chất thải bền

vững của ngành công nghệ truyền thống tại làng du lịch Lopati,Yogyakarta) [261] Bài viết nghiên cứu vai trò của cộng đồngdân cư trong việc quản lý chất thải bền vững của ngành côngnghệ truyền thống tại làng du lịch Lopati, Yogyakarta Tác giảđã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu để thu, xử lýthông tin, phân tích dự đoán các tác động tiêu cực đến pháttriển DLLN Theo tác giả, việc quản lý chất thải ở làng Lopatikhá chặt chẽ, từ nhà quản lý đến công đồng dân cư, điều đó

Trang 20

được người dân địa phương đánh giá cao và xác định là khônggây tác động xấu đến môi trường DLLN Kết quả nghiên cứucho thấy, việc quản lý chất thải dựa trên sự tham gia của cộngđồng dân cư luôn hỗ trợ tích cực cho phát triển của DLLN.

Singgih Purnomo, Endang Siti Rahayu, Asri Laksmi Riani,

Suminah Suminah, Udin (2019) Empowerment Model forSustainable Tourism Village in an Emerging Country (Mô hình

trao quyền cho làng du lịch bền vững ở một quốc gia mới nổi)[259] Công trình nghiên cứu tập trung xem xét mô hình traoquyền cho cộng đồng để phát triển các làng du lịch bền vữngở Indonesia Việc thu thập dữ liệu được thực hiện thông quaphỏng vấn, quan sát và thảo luận nhóm tập trung được tổchức tại Làng Ponggok của Tỉnh Trung Java - Indonesia Kếtquả cho thấy sự thành công của DLLN chịu sự ảnh hưởng bởicông tác lãnh đạo, tư duy đổi mới, sự phối hợp, cộng tác vàquản trị thôn bản tốt Sự thành công của làng nghề Ponggoktrở thành một ngôi làng du lịch phát triển độc lập và việc cảithiện tăng phúc lợi cho cộng đồng dân cư khẳng định vai tròkhông thể tách rời của các cấp chính quyền làng Ponggoktrong việc trao quyền để cộng đồng dân cư tự quản lý vềDLLN.

Bina Andari, Hery Suprayitno (2020), Marketing Strategy

of "Kampung Batok" as A Craft Tourism Destination in Blitar

(Chiến lược tiếp thị của "Kampung Batok" như một điểm đếndu lịch thủ công ở Blitar) [218] Công trình nghiên cứu vớimục đích xác định chiến lược tiếp thị của làng "KampungBatok" Tanjungsari, tiểu khu Sukorejo, Blitar; tìm hiểu xemở Kampung Batok, làng du lịch thủ công, làng Tanjungsari,

Trang 21

tiểu khu Sukorejo, Blitar, việc thực hiện tiếp thị hỗn hợp cóđang hoạt động hiệu quả hay không Phương pháp nghiêncứu được thực hiện bằng cách tiếp cận định tính Phươngpháp này được thực hiện sau khi tất cả các dữ liệu cần thiết đãđược thu thập, sau đó được sắp xếp một cách hệ thống vàminh chứng bằng cách sử dụng từ ngữ Sau quá trình thu thập,dữ liệu được phân tích mô tả bằng cách sử dụng ma trậnSWOT để xác định giá trị cạnh tranh trong kinh doanh, tìm racơ hội, thách thức và các nguy cơ cạnh tranh Kết quả củanghiên cứu là nguồn tham khảo để làng du lịch áp dụng để tìmra các chiến lược marketing, cụ thể như: Chiến lược đóng góisản phẩm du lịch; chiến lược xúc tiến; chiến lược tái định vị;chiến lược phục vụ khách du lịch tốt nhất.

Dr Wei Li, Yang Zhou, Zhanwei Zhang (2021), Strategiesof Landscape Planning in Peri - Urban Rural Tourism: AComparison between Two Villages in China (Chiến lược quy

hoạch cảnh quan du lịch nông thôn ven đô: So sánh giữa haingôi làng ở Trung Quốc) [224] Công trình nghiên cứu tập trungvào quy hoạch cảnh quan, tích hợp các chiều tự nhiên và vănhóa ở các làng ven đô; so sánh ở hai ngôi làng ven đô, làngHeshu và làng Pu’an ở đồng bằng sông Dương Tử, Trung Quốc;khái quát đặc điểm từng địa phương và sự tương tác giữa cảnhquan và thiên nhiên đều được nhấn mạnh trong quy hoạchcảnh quan làng Tuy nhiên, các làng ven đô phải đối mặt vớinhững xung đột phức tạp của đô thị hóa và chủ nghĩa nôngthôn, trong đó việc xây dựng cảnh quan là động lực quan trọng,cần có sự phối hợp của ban kế hoạch và quản lý Kế hoạch

Trang 22

cảnh quan của làng Heshu dự định tái tạo tám cảnh được mô tảtrong thơ ca nổi tiếng của địa phương, trong khi kế hoạch củalàng Pu’an dự định phát triển phong tục truyền thống của địaphương về làng nghề làm bánh phồng Thiết kế cảnh quan chitiết của hệ thống lối đi xanh ở làng Heshu là hướng đến sứckhỏe của con người, trong khi thiết kế cảnh quan ở làng Pu’anlà định hướng trải nghiệm liên quan đến du lịch sáng tạo.Nghiên cứu cho thấy, điều cần thiết là phải xem xét cả lợi íchcủa người dân địa phương và khách du lịch trong quá trìnhxác định, bảo tồn cảnh quan nông thôn.

Anisa Azharunnisa, Sumana Gupta, Sudha Panda (2022),

Craft culture revival through a sustainable approach ofintegrating tourism with craft promotion: case study of Puri,Odisha (Phục hưng văn hóa thủ công thông qua cách tiếp cận

bền vững kết hợp du lịch với quảng bá nghề: nghiên cứu điểnhình của Puri, Odisha) [217] Bài báo nghiên cứu về các điềukiện có vị trí tối ưu trên tuyến du lịch, được đánh giá thôngqua phân tích mạng lưới, do đó tạo ra mối liên kết hiệu quảgiữa du lịch và hoạt động kinh tế của những người thợ thủcông là những người gìn giữ di sản văn hóa của Puri Các làngnghề nằm trong và xung quanh mạch du lịch này được khảosát nhằm xác lập điều kiện kinh tế - xã hội của các nghệnhân, tầm quan trọng của nghề và phân bố không gian củacác làng nghề và mức độ sẵn sàng của các nghệ nhân trongviệc đi lại gần trục giao thông Tính bền vững của các Trungtâm tạo điều kiện được đánh giá bằng cách sử dụng phân tíchchi phí - lợi ích Các trung tâm tạo điều kiện có thể được phát

Trang 23

triển về mặt không gian tại các vị trí chiến lược để mở rộngthị trường khách du lịch Điều này sẽ giúp tận dụng các lợi íchkinh tế từ du lịch cho cộng đồng nghệ nhân nông thôn bị thiệtthòi bằng cách tạo ra một mô hình bền vững Đặc biệt DLLNtập trung vào các lễ hội có thể giúp bảo vệ truyền thống vănhóa địa phương, phát triển du lịch và thúc đẩy sự phát triểnkinh tế, xã hội và văn hóa của điểm đến

1.1.1.3 Một số công trình nghiên cứu về phát triển dulịch làng nghề

Yakushiji Hiroyuki (2012), The value of craft productsdevelopment for pro-poor tourism growth in Bhaktapur, Nepal

(Giá trị của việc phát triển các sản phẩm thủ công đối với tăngtrưởng du lịch vì người nghèo ở Bhaktapur, Nepal) [263] Côngtrình tập trung nghiên cứu đánh giá phát triển sản phẩm thủcông để tăng trưởng du lịch vì người nghèo ở Bhaktapur,Nepal, là một trong những các điểm đến du lịch văn hóa chínhở một quốc gia miền núi xa xôi, kém phát triển Một trongnhững lý do đằng sau sự tăng trưởng này là do các sản phẩmthủ công, trong nhiều trường hợp được sở hữu bởi người nghèocó hoàn cảnh khó khăn, có thể là tài sản du lịch chính ở nhiềuđiểm du lịch văn hóa ở ít các nước phát triển Hơn nữa, tăngcường kinh tế cho những người thợ thủ công nghèo và các tácđộng nhỏ giọt tiếp theo đối với các ngành liên quan đượcmong đợi khi ngành thủ công tiến hành phát triển các sảnphẩm thủ công Một cuộc phỏng vấn khảo sát về lao độngtrong ngành thủ công (quản lý và thợ thủ công) được sử dụng.Trong đó xác định cách mà các sản phẩm thủ công phát triển

Trang 24

là để giữ lại một số loại đặc điểm của Nepal (ví dụ như đồ gốmvoi hoặc con rối của nông dân Netherlands) Tuy nhiên, nếu họsản xuất các sản phẩm thủ công thế tục, chẳng hạn nhưnhững con rối của các ngôi sao Hollywood, giá trị của việcphát triển các sản phẩm thủ công đối với tăng trưởng du lịchvì người nghèo sẽ giảm Do đó, công trình khuyến nghị rằngcách phát triển các sản phẩm thủ công hiện nay là lý tưởngnhất cho tăng trưởng du lịch vì người nghèo.

Stefan Neumeier, Kim Pollermann (2014), Rural tourismas promoter of rural development-Prospects and limitations:Case study findings from a pilot projectpromoting villagetourism (Du lịch nông thôn với tư cách là người thúc đẩy phát

triển nông thôn - triển vọng và hạn chế: Kết quả nghiên cứutừ một dự án thí điểm thúc đẩy DLLN) [252] Bài báo đặt câuhỏi về du lịch nông thôn ở đâu và như thế nào (đặc biệt tậptrung vào quy mô nhỏ du lịch làng quê) thường được chútrọng trong các sáng kiến phát triển nông thôn có thể đónggóp vào sự phát triển nông thôn theo “mô hình nông thônmới” Vì mục đích này là những phát hiện lý thuyết từnghiên cứu về du lịch và các yếu tố thành công các quátrình phát triển nông thôn được kết hợp và phản ánh dựatrên các phát hiện về nghiên cứu thực nghiệm được thựchiện ở năm vùng nông thôn miền đông nước Đức Mặc dù dulịch có thể ở phần lớn các vùng nông thôn, chỉ tạo ra nguồnkinh tế nhỏ, nhưng nó có thể tạo ra những ý nghĩa phi kinhtế quan trọng Do đó, ngay cả ở những vùng không thích

Trang 25

hợp cho du lịch, du lịch có thể hoạt động như một phươngtiện để phát triển nông thôn

Mega Sesotyaningtyas, Asnawi Manaf (2015),

Sustainable Tourism Village Development Analysis atKutoharjo Village, Kendal District of Central Java (Phân tích

sự phát triển làng du lịch bền vững tại làng Kutoharjo, QuậnKendal của Trung Java) [242] Bài viết đánh giá tính khả thicủa việc phát triển làng nghề du lịch ở Kutoharjo bằng cáchsử dụng phương pháp nghiên cứu thực tiễn Các yếu tố vềgiải phẫu du lịch, tính khả thi về kinh tế và xã hội, tính khảthi về tài chính được phân tích, đánh giá cụ thể Kết quả dựatrên phân tích giải phẫu du lịch cho thấy Kutoharjo có đủ cơsở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch Trong đó cũnglàm rõ tính khả thi về tài chính cho thấy việc phát triển DLLNở Kutoharjo và những nỗ lực nâng cấp khu ổ chuột là khôngkhả thi Các chiến lược khác nhau cần được áp dụng để pháttriển DLLN ở Kutoharjo bằng cách lấy người dân làm chủ thểchính để phát triển DLLN một cách bền vững.

Rini Hidayatia, Sudaryonob, Djoko Wijonob Budi

Prayitnob (2016), Tourism development of historicalriverbanks in Jatinom Village (Sự phát triển du lịch của các

bờ sông lịch sử ở Làng Jatinom) [250] Công trình nghiêncứu phát triển DLLN ở Jatinom bằng cách tối đa hóa tiềmnăng thế mạnh của bờ sông Các tác giả đã sử dụng cáchtiếp cận định tính - mô tả để giải quyết vấn đề Kết quả chothấy rằng, sự phát triển của DLLN Jatinom có thể được thựchiện bằng cách kết hợp du lịch tôn giáo, du lịch tâm linh vớidu lịch dựa vào thiên nhiên, kết nối các đối tượng du lịch

Trang 26

thông qua việc tiếp cận dễ dàng và nâng cao chất lượngcảnh quan thiên nhiên hùng vĩ Hiện tại, làng nghề Jatinomđã được phát triển thành một làng du lịch tôn giáo mặc dùhầu hết khách hành hương chỉ đến nơi theo nghi lễ truyềnthống mà thôi.

Izza Asshofi, Artin Bayu Mukti (2018), Development ofTenun Ikat Troso Industrial Center as a Tourist Village in theDistrict of Jepara (Phát triển Trung tâm công nghiệp Tenun

Ikat Troso như một làng du lịch ở huyện Jepara) [233] Mụcđích của nghiên cứu là để hiểu sự tồn tại của trung tâmcông nghiệp Tenun Ikat Troso và đánh giá chiến lược pháttriển trung tâm công nghiệp Tenun Ikat Troso như một làngdu lịch ở huyện Jepara Troso là một ngôi làng được pháttriển bởi chính quyền của huyện Jepara là một ngôi làng dulịch Nó có tiềm năng về hàng thủ công tại nhà như dệt cóthể phát triển thành các trung tâm công nghiệp Tuy nhiên,không phải tất cả các thành viên cộng đồng đều nhận ratiềm năng Các thành viên cộng đồng không nhận ra rằngTroso sẽ được phát triển như một ngôi làng du lịch Mặtkhác họ làm công việc kinh doanh rất không hiệu quả,không có sự phối hợp với các doanh nhân khác để đáp ứngvà để kiểm soát việc kinh doanh Mỗi doanh nhân đang làmviệc dựa trên truyền thống của họ để làm giàu cho côngviệc kinh doanh của chính họ Doanh nhân này đến doanhnhân khác là đối thủ cạnh tranh Vì những lý do này, làngcần được phát triển để có hiệu quả phúc lợi của tất cả mọi ngườiở Troso.

Trang 27

Hassan Refaat, Mohamed Mohamed (2019), Rural tourismand sustainable development: “The case of tunis village’shandicrafts, Egypt” (Du lịch nông thôn và phát triển bền vững:

“Trường hợp của Tunis mỹ nghệ làng, Ai Cập) [231] Bài viếtnghiên cứu mô hình ở Làng Tunis thủ công nghiệp phát triểndu lịch bền vững Bài viết khẳng định: Làng Tunis, tỉnhFayoum, Ai Cập, được biết đến là một mô hình thành côngtrong việc kết hợp sản xuất sản phẩm thủ công, mỹ nghệvới phát triển DLLN bền vững ở Ai Cập Qua khảo sát, tácgiả chỉ ra: Cả thợ thủ công và khách du lịch đều cho rằngnghề thủ công gốm sứ là động lực chính thúc đẩy khách dulịch đến thăm làng Tunis Các thợ thủ công trong làng đềucho rằng, sản xuất gốm, cùng với phát triển DLLN đã giúphọ giáo dục và chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho gia đình họ,cũng như an toàn của bản thân và xã hội

Tác giả khuyến nghị để phát triển du lịch cần phải giảmlượng khí thải được tạo ra trong quá trình nung sản phẩm vàtổ chức các sự kiện đặc biệt như triển lãm, hội chợ và lễ hộitrưng bày các sản phẩm thủ công của Gốm, đặc biệt là vàomùa hè

Ni Ketut Ayu Martini (2020), Community Participation inBlangsinga Tourism Village Development (Sự tham gia của

cộng đồng trong phát triển làng du lịch Blangsinga) [245].Nghiên cứu nhằm xác định hình thức tham gia của cộng đồngvà chiến lược tăng cường sự tham gia của cộng đồng tại làngdu lịch Blangsinga Dựa trên kết quả của nghiên cứu đượcthực hiện, có thể kết luận rằng sự phát triển của làng du lịch

Trang 28

Blangsinga là không thể tách rời từ sự tham gia của cộngđồng Hình thức cộng đồng Blangsinga tham gia vào các giaiđoạn lập kế hoạch và thực hiện Nỗ lực để gia tăng sự thamgia của cộng đồng được thực hiện bởi chính quyền thôn bảnvà các bên bằng cách đưa ra các chính sách chắc chắn có tácđộng tích cực đến cộng đồng và sự phát triển của làng du lịchBlangsinga.

Jinxin Zhu, Xiaomei Yuan, Xingzhong Yuan, Siman Liu,

Beiting Guan, Jinfang Sun, Hongfei Chen (2021), Evaluating thesustainability of rural complex ecosystems during thedevelopment of traditional farming villages into tourismdestinations: A diachronic emergy approach (Đánh giá tính bền

vững của các hệ sinh thái phức hợp nông thôn trong quá trìnhphát triển các làng nông nghiệp truyền thống thành các điểmđến du lịch: Một cách tiếp cận mới nổi) [235] Bài báo đánh giávề một khung nghiên cứu lịch sử với các mô hình phát triển xãhội và các yếu tố sinh thái - xã hội để hiện thực hóa hệ thống.Xem xét làng Hekeng, Trung Quốc, đã được kế toán thực hiệnnổi bật trong ba năm điển hình (1953, 1990 và 2015) kếthợp với các mô hình phát triển xã hội (nông nghiệp truyềnthống, nông nghiệp hỗ trợ hóa chất và các kỳ du lịch thươngmại) Các khuyến nghị để phát triển bền vững các kỹ thuậtnông nghiệp sinh thái, các phương thức du lịch sinh thái, vàđề xuất quản trị với tích hợp xã hội - sinh thái Phương pháptiếp cận trên mang lại một quan điểm chỉ đạo cho việc thựchiện các giải pháp kỹ thuật trong xã hội loài người và hìnhthành tính bền vững chiến lược cho hệ thống tốt.

Trang 29

Dedi Rianto Rahadi, Moch Muslih, Pandu Adi Cakranegara

(2022), Development of Tourism Village Potential Based onLocal Wisdom in Tasikmalaya City, West Java, Indonesia (Phát

triển tiềm năng làng du lịch dựa trên trí tuệ địa phương ởthành phố Tasikmalaya, Tây Java, Indonesia) [222] Công trìnhtập trung nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào sự pháttriển của các làng du lịch và xây dựng mô hình phát triển cáclàng du lịch ưu tiên sự tham gia của cộng đồng và trí tuệ địaphương Sự tham gia của cộng đồng là một trong những yêucầu thiết yếu trong phát triển Phát triển tiềm năng du lịchtrong một khu vực đòi hỏi phải có quy hoạch tổng thể tốt, sựtham gia của cộng đồng và trí tuệ địa phương Kết quả nghiêncứu cho thấy việc phát triển tiềm năng du lịch ở Tasikmalaya,Tây Java, Indonesia, như một điểm đến du lịch chưa tối ưu Sựtham gia của cộng đồng và nhu cầu trí tuệ địa phương thôngqua hợp lực bền vững Cách tiếp cận quản lý điều hành du lịchcó sự tham gia của chính phủ và nên trở thành người hỗ trợbằng cách cung cấp các vai trò và lợi ích quan trọng hơn chocộng đồng để hỗ trợ trí tuệ địa phương Sức mạnh tổng hợpgiữa chính quyền địa phương, hội đồng đại diện nhân dân địaphương, khu vực tư nhân và cộng đồng địa phương cùng nhậnra tiềm năng của các làng du lịch phản ánh trí tuệ địa phương Vìvậy, tầm nhìn của "Thành phố Tasikmalaya tôn giáo, tiên tiến vàdân sự" và một trong những sứ mệnh của nó là hiện thực hóa trítuệ địa phương và tăng sức mua của người dân thông qua tiềmnăng trong lĩnh vực du lịch.

1.1.2 Một số công trình nghiên cứu ở trong nướcliên quan đến đề tài luận án

Trang 30

1.1.2.1 Một số công trình nghiên cứu về du lịch và pháttriển du lịch

Nguyễn Phạm Hùng (2013), Nghiên cứu phát triển dulịch văn hóa vùng Đồng bằng sông Hồng [132] Đề tài nghiên

cứu khoa học trọng điểm nhóm A, Đại học Quốc gia Hà Nội.Tác giả đã phân tích, luận giải cơ sở lý luận về du lịch vănhóa, phát triển du lịch văn hóa ở vùng ĐBSH, đưa ra cáckhái niệm công cụ; khái niệm trung tâm; các yếu tố ảnhhưởng về du lịch văn hóa; đánh giá thực trạng các nguồntài nguyên du lịch văn hóa, sự đa dạng, phong phú của cácsản phẩm du lịch văn hóa, nguồn nhân lực cho phát triểndu lịch văn hóa, cơ sở vật chất, kỹ thuật và các nguồn lựccủa du lịch văn hóa, thị trường du lịch văn hóa ở vùngĐBSH; từ đó, đề xuất định hướng phát triển và một số giảipháp phát triển du lịch văn hóa ở vùng ĐBSH trong thờigian tới.

Lưu Thanh Tâm (2015), Giải pháp phát triển du lịch tỉnhBình Thuận trong giai đoạn 2015-2020 [161] Tạp chí Phát

triển và Hội nhập, Đại học kinh tế Tài chính Bài báo khái quátchung một số nét về du lịch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2015-2020, tính cấp thiết của việc phát triển du lịch tỉnh BìnhThuận; đánh giá thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàntỉnh Bình Thuận trong 6 năm gần đây; phân tích những khókhăn và tồn tại trong phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận thờigian qua; chỉ ra những hạn chế về đầu tư phát triển cơ sở hạtầng, bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn nhân lực Trên cơsở đó đề xuất quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch của

Trang 31

Tỉnh đến năm 2020 và mục tiêu, giải pháp phát triển du lịchtỉnh Bình Thuận đến năm 2020.

Nguyễn Thị Hồng Hải (2018), Phát triển du lịch Thànhphố Hải Phòng trong liên kết vùng ĐBSH và Duyên hải ĐôngBắc [116] Luận án Tiến sĩ, Viện chiến lược phát triển, Hà

Nội Luận án phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về pháttriển du lịch trong liên kết vùng ĐBSH và Duyên hải ĐôngBắc; xác định các nhân tố ảnh hưởng; các tiêu chí đánh giáphát triển du lịch; các điều kiện cơ bản của phát triển du lịchtrong liên kết vùng ĐBSH và Duyên hải Đông Bắc; khảo cứukinh nghiệm về phát triển du lịch trong liên kết vùng ở vùngĐBSH, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phốCần Thơ và rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển du lịchtrong liên kết vùng đối với thành phố Hải Phòng; đánh giá thựctrạng; dự báo bối cảnh trong và ngoài nước ảnh hưởng đếnphát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùngĐBSH và duyên hải Đông Bắc; đề xuất quan điểm, mục tiêu,định hướng phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liênkết vùng ĐBSH và duyên hải Đông Bắc đến năm 2025, tầmnhìn đến năm 2030

Trần Thị Bích Hằng (2019), Phát triển sản phẩm du lịchvùng ĐBSH và Duyên hải Đông bắc [122] Đề tài nghiên cứu

khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội Đề tàiđã đưa ra khái niệm trung tâm và các khái niệm công cụ vềphát triển sản phẩm du lịch vùng ĐBSH; xác định điều kiện,nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển sản phẩm dulịch đặc thù theo hướng bền vững của vùng ĐBSH và Duyên

Trang 32

hải Đông bắc; đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm dulịch ở vùng ĐBSH và Duyên hải Đông Bắc; đưa ra nhóm giảipháp cho từng địa phương và nhóm giải pháp cho toàn vùngnhằm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại vùng ĐBSH vàDuyên hải Đông bắc

Lê Đức Trọng, Nguyễn Văn Phát (2022), Liên kết giữacác doanh nghiệp du lịch và các bên liên quan trong pháttriển du lịch tỉnh Quảng Bình: Tiếp cận phân tích mạng lưới

[177] Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển.Bài báo đã phân tích, đánh giá thực trạng liên kết giữa cácdoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch với các đơn vị và tổchức liên quan trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình Dựavào nguồn số liệu điều tra bài báo chỉ rõ mức độ liên kếtgiữa các doanh nghiệp và các bên liên quan vẫn còn thấp,chưa thể hiện vai trò trung tâm kết nối với các tác nhân bênngoài tỉnh, mà phụ thuộc và chịu sự chi phối bởi các hãng lữhành đến từ các trung tâm du lịch lớn ở Việt Nam Mặt khác,chưa có sự gắn kết giữa các doanh nghiệp du lịch với cáclàng nghề truyền thống và các đơn vị quản lý di tích lịch sử,văn hóa ở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình để phát triển và đadạng hóa sản phẩm du lịch; các cơ sở đào tạo của tỉnhQuảng Bình đang mất dần vị thế trong mạng lưới liên kếtvới các doanh nghiệp để cung ứng dịch vụ đào tạo nhân lựcdu lịch.

1.1.2.2 Một số công trình nghiên cứu về du lịch làngnghề

Trang 33

Hoàng Văn Châu, Phạm Thị Hồng Yến, Lê Thị Thu Hà

(2008), Làng Nghề Du Lịch Việt Nam [15] Cuốn sách khái quát

đặc điểm về làng nghề du lịch Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởngđến làng nghề du lịch gồm khách quan và chủ quan, phân tíchnhững tiềm năng và khảo sát kinh nghiệm phát triển làngnghề; phát triển bền vững làng nghề Việt Nam; xu hướng pháttriển DLLN trên thế giới và phát triển DLLN ở Việt Nam hiệnnay; đề xuất phương hướng, giải pháp để xây dựng mô hìnhlàng nghề du lịch ở Việt Nam trong thời gian tới.

Nguyễn Phước Quý Quang (2013), Du lịch làng nghề ởĐồng bằng sông Cửu Long - Một lợi thế văn hóa để phát triểndu lịch [158] Tạp chí Phát triển và Hội nhập Tác giả đã nêu

và phân tích lợi ích của việc phát triển DLLN không chỉ thểhiện lợi nhuận kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao độngđịa phương mà còn bảo tồn được giá trị truyền thống của ôngcha ta ngàn đời để lại Trên cơ sở khảo cứu thực trạng DLLN ởĐồng bằng sông Cửu Long, tác giả đã đề xuất những giảipháp trước mắt và lâu dài để khôi phục và phát triển làngnghề phục vụ cho ngành du lịch tại địa bàn này như: xâydựng mô hình tổ chức đặc trưng cho 17 làng nghề, giáo dụcvà đào tạo người dân, nâng cao tay nghề, phối hợp tốt với cáccông ty du lịch, rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triểnlàng nghề…

Nguyễn Lê Thu Huyền (2014), Làng nghề truyền thốngphục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế [139] Luận án Tiến

sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Luận án đưa rakhái niệm, đặc điểm, vai trò của làng nghề truyền thốngphục vụ du lịch trên cơ sở kế thừa một số quan điểm của

Trang 34

các công trình nghiên cứu trước đó về làng nghề truyềnthống nói chung và xây dựng các tiêu chí và các nhân tốảnh hưởng đến làng nghề truyền thống phục vụ du lịch Quanghiên cứu kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thốngphục vụ du lịch ở một số quốc gia và một số địa phương,luận án đã rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển làngnghề truyền thống phục vụ du lịch cho tỉnh Thừa Thiên Huế;luận án đã đề xuất các quan điểm và giải pháp phát triểnlàng nghề truyền thống phục vụ du lịch cho tỉnh Thừa ThiênHuế đến năm 2020.

Hà Nam Khanh Giao, Lê Thái Sơn (2015) Khám phá cácnhân tố ảnh hưởng sự hài lòng của du khách du lịch làng mộcKim Bồng - Hội An [114] Trung tâm Khoa học Mở Bài viết tìm

hiểu một số nhân tố chủ yếu tác động đến sự hài lòng của dukhách khi thăm làng nghề truyền thống Kim Bồng - làng nghềnổi tiếng về mộc của Hội An, bằng việc khảo sát 200 du kháchtại đây vào trung tuần tháng 5 năm 2013 Kết quả cho thấy sựhài lòng của du khách đến thăm làng nghề này chịu tác độngbởi 3 thành phần được thể hiện theo thứ tự tầm quan trọng: (1)Sự đồng cảm; (2) Sự tin cậy; (3) Sự bảo đảm Bài viết đề ra mộtsố kiến nghị cho các nhà quản lý DLLN nhằm nâng cao chấtlượng dịch vụ để làm tăng sự hài lòng của du khách.

Nguyễn Như Bình (2017), Du lịch làng nghề ở Đông NamBộ - Thực trạng và một số giải pháp phát triển [3] Tạp chí

Khoa học, Đại học Đồng Nai Bài báo đã phân tích một số vấnđề lý luận về làng nghề và DLLN; trong đó đưa ra và luận giảicác khái niệm về làng nghề và DLLN; rút ra ý nghĩa và tácdụng của việc phát triển DLLN trong tình hình hiện nay; kháiquát đặc điểm về vùng Đông Nam Bộ và DLLN ở vùng Đông

Trang 35

Nam Bộ; tính cấp thiết cần phải phát triển DLLN ở vùng ĐôngNam Bộ; chỉ ra những tiềm năng phát triển DLLN và nhữnghạn chế yếu kém còn tồn tại cần được khắc phục; luận án đãđề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển DLLN ĐôngNam Bộ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.

Hải Sơn (2018), Xây dựng mô hình du lịch văn hóa tạicác làng nghề tỉnh Quảng Ninh [160] Tạp chí Cộng sản Bài

báo phân tích những tiềm năng trong xây dựng mô hình dulịch văn hóa tại các làng nghề ở tỉnh Quảng Ninh; cùng với sựđa dạng về điều kiện tự nhiên và văn hóa, tỉnh Quảng Ninh lànơi hình thành, lưu giữ nhiều làng nghề mang đậm bản sắcvùng, miền Do đó, việc xây dựng các mô hình du lịch vănhóa tại các làng nghề vừa tạo thêm việc làm cùng thu nhậpổn định cho người dân, vừa góp phần gìn giữ bản sắc văn hóatruyền thống của địa phương; một số nghề khác của tỉnhQuảng Ninh tuy mới ra đời khoảng nửa thế kỷ nhưng đangphát triển khá mạnh và mang lại sinh kế bền vững cho ngườidân, tiêu biểu như nghề mỹ nghệ than đá, nghề nuôi cấyngọc trai…Từ đó, tác giả hướng tới phân tích sự phát triểnbền vững của mô hình du lịch văn hóa tại các làng nghề tỉnhQuảng Ninh.

Nguyễn Thu Hương (2021), Mô hình quy hoạch làng nghềtruyền thống - du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng [131] Luận

án Tiến sĩ, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội Luận án đã luậngiải tính cấp thiết của đề tài, xác định mục đích, đối tượng,phạm vi nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu; tổng quantình hình phát triển làng nghề, nghề truyền thống vùng ĐBSHtheo các giai đoạn trước năm 1954, từ 1954 đến 1986 và từ

Trang 36

1986 đến nay; đánh giá thực trạng mô hình quy hoạch làngnghề truyền thống - du lịch vùng ĐBSH; phân tích các cơ sởkhoa học xây dựng mô hình quy hoạch làng nghề truyền thống -du lịch vùng ĐBSH; khảo sát kinh nghiệm quy hoạch DLLN trongnước và quốc tế Từ đó, đề xuất các quan điểm, nguyên tắc thiếtlập mô hình quy hoạch làng nghề truyền thống - du lịch vùngĐBSH; đề xuất bộ tiêu chí thiết lập, đánh giá và ngưỡng hoạtđộng; các giải pháp xây dựng mô hình; định hướng giải phápvận dụng; áp dụng kết quả nghiên cứu tại làng gốm Phú Lãngvà bàn luận về kết quả nghiên cứu.

Nguyễn Phú Thắng, Nguyễn Kim Hồng (2022), Vận dụngmô hình ipa trong đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch tại cáclàng nghề truyền thống ở thành phố Đà Nẵng [170] Tạp chí

Khoa học, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Bài báonghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch một số làngnghề truyền thống tại thành phố Đà Nẵng dựa trên mô hình IPA(Important Performance Analysis) bao gồm mức độ quan trọng(Importance) và mức độ thực hiện (Performance) với 5 nhómbiến cụ thể là “Các yếu tố hữu hình”, “Sự tin cậy”, “Thái độ vàtrách nhiệm”, “Sự đảm bảo” và “Sự đồng cảm” được vận dụng.Đối tượng khảo sát là 120 khách du lịch tham quan các làngnghề truyền thống ở thành phố Đà Nẵng Kết quả nghiên cứucho thấy trong khi du khách đánh giá cao mức độ quan trọngcủa các yếu tố trên thì ngược lại phần lớn mức độ thực hiện củacác yếu tố còn ở mức thấp và trung bình; luận án đề xuất 4nhóm giải pháp theo mức độ ưu tiên nhằm hoàn thiện và nângcao hơn nữa chất lượng dịch vụ tại các làng nghề truyền thống ởthành phố Đà Nẵng.

Trang 37

1.1.2.3 Một số công trình nghiên cứu về phát triển dulịch làng nghề

Nguyễn Năng Nam (2015), Phát triển du lịch làng nghềở Việt Nam trong điều kiện hiện nay [151] Tạp chí quản lý

Nhà nước Bài báo phân tích về tiềm năng hiện có để pháttriển DLLN và đánh giá thực trạng, vai trò của phát triển DLLNkhông chỉ mang lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế mà còn truyềntải những giá trị văn hóa tinh thần, các phong tục, tập quán,tín ngưỡng được kết tinh qua nhiều thế hệ Do vậy, phát triểnvà bảo tồn các làng nghề truyền thống là một chủ trương lớncủa Đảng và các cấp chính quyền, là một hướng đi đúng đắnvà phù hợp Tác giả đã đề xuất các giải pháp để phát triểnDLLN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Nguyễn Minh Triết (2017), Phân tích tiềm năng pháttriển và thực trạng du lịch tại các làng nghề ở Đồng Tháp

[175], Tạp chí Công thương Tác giả đã tổng quan một số néttiêu biểu về tiềm năng, thế mạnh để phát triển DLLN ở tỉnhĐồng Tháp; luận giải tính cấp thiết về việc phát triển du lịchtại các làng nghề; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến pháttriển DLLN; phân tích đánh giá thực trạng du lịch tại các làngnghề ở tỉnh Đồng Tháp; chỉ ra những ưu điểm và hạn chế còntồn tại cần được khắc phục; đề xuất các giải pháp để pháttriển DLLN tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020.

Phạm Thị Bích Thủy (2018), Phát triển DLLN truyền thốngở Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông)

[173], Tạp chí Khoa học, Đại học Thủ đô Hà Nội Bài báo kháiquát về lịch sử phát triển của làng nghề Vạn Phúc - Hà Đông;một số đặc trưng, tiềm năng phát triển DLLN của làng lụa Vạn

Trang 38

Phúc - Hà Đông; xác định những tác động của quá trình pháttriển kinh tế - xã hội và du lịch tới làng nghề Vạn Phúc như: Sảnphẩm lụa Vạn Phúc đang mất dần tính bản địa; lao động làmnghề đang bị già hóa; sản phẩm du lịch tại làng lụa Vạn Phúcđơn điệu, thiếu sức hấp dẫn và thiếu tính liên kết; môi trườngđang bị tác động theo chiều hướng tiêu cực; đề xuất một số giảipháp nhằm đưa DLLN truyền thống Vạn Phúc - Hà Đông theohướng phát triển bền vững.

Nguyễn Thị Thu Hương, Đỗ Thị Nâng (2019), Điều kiệnphát triển DLLN tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và một số khuyếnnghị [128] Tạp chí Công Thương Bài báo đã khái quát một số

nét tiêu biểu về lịch sử, truyền thống DLLN của tỉnh Vĩnh Phúc;phân tích các tiềm năng thế mạnh hiện có để phát triển DLLNtrong tỉnh; đánh giá thực trạng DLLN ở tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ rathành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề còn tồn tạicần có biện pháp khắc phục trong thời gian tới; từ đó, đề xuấtnhững khuyến nghị giải pháp phát triển DLLN của tỉnh VĩnhPhúc trong thời gian tới

Vũ Thị Hường (2021), Ứng dụng ma trận SWOT trong pháttriển DLLN truyền thống trên địa bàn tỉnh Hải Dương [130] Tạp

chí Nghiên cứu Khoa học, Đại học Sao Đỏ Bài báo khái quátđặc điểm về địa bàn tỉnh Hải Dương; phân tích cơ sở lý luận,đưa ra khái niệm; dữ liệu và phương pháp nghiên cứu; đánh giáthực trạng phát triển DLLN truyền thống của tỉnh Hải Dương;chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng; cơ hội và thách thức trong pháttriển DLLN truyền thống của tỉnh Hải Dương; ứng dụng ma trậnSWOT vào phát triển DLLN truyền thống của tỉnh Hải Dương; đề

Trang 39

xuất các giải pháp nhằm phát triển DLLN truyền thống trên địabàn tỉnh Hải Dương trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Nguyễn Quang Vũ, Trần Thị Tú Nhi (2021), Kinh nghiệmmột số nước Châu Á về phát triển DLLN và gợi ý cho ViệtNam [208] Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Duy Tân.

Bài viết chỉ rõ việc phát triển DLLN đã được nhiều nước ChâuÁ nghiên cứu và triển khai thành công trên thực tế mang lạinhiều giá trị kinh tế và quảng bá hình ảnh du lịch quốc giatrong đó phải kể đến Thái Lan, Nhật Bản… Trên cơ sở khảosát kinh nghiệm của một số nước đó về phát triển DLLN; phântích những chính sách và các mô hình phát triển DLLN tại mộtsố nước Châu Á, bài báo đã rút ra bài học kinh nghiệm về lýluận và thực tiễn để phát triển DLLN ở Việt Nam Đồng thời,đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển DLLN ởViệt Nam trong bối cảnh hiện nay, góp phần nâng cao hiệuquả khai thác hoạt động du lịch và bảo tồn những giá trịtruyền thống của nước nhà.

Ngô Thanh Loan, Lê Hữu Nghĩa (2021), Phát triển dulịch làng nghề phở sắn Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam theohướng tiếp cận chuỗi giá trị [144] Bài viết đã tiếp cận phân

tích chuỗi giá trị để tìm hiểu cách thức mà các bên tham giacần thực hiện trong quy trình sản xuất và vận hành Đồng thờisử dụng cách phỏng vấn sâu chính quyền địa phương và cácdoanh nghiệp để tìm hiểu các định hướng và quan điểm pháttriển DLLN Chỉ ra tiềm năng DLLN phở sắn Quế Sơn và khảnăng liên kết với các yếu tố có liên quan để tạo nên chuỗi giátrị du lịch, dưới sự điều phối của doanh nghiệp chế biến phởsắn Caromi; đề xuất sơ đồ liên kết chuỗi để thấy rõ vai trò của

Trang 40

các bên có tham gia và lợi ích của họ trong việc phát triểnDLLN.

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổngquan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án

Tuy có đối tượng, phạm vi, mục đích, phương phápnghiên cứu khác nhau, nhưng các công trình nghiên cứu nêutrên về du lịch, DLLN; phát triển du lịch và phát triển DLLNđều có những đóng góp nhất định về mặt khoa học làm cơ sởcho luận án tiếp thu, bổ sung và phát triển Có thể khái quáttrên những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, một số công trình nghiên cứu liên quan đã bàn

đến lý luận về du lịch, phát triển du lịch; DLLN và phát triểnDLLN trên các nội dung như: đưa ra các khái niệm về du lịch,phát triển du lịch, DLLN và phát triển DLLN; vai trò, đặc điểm,tiêu chí đánh giá DLLN; nghiên cứu kinh nghiệm phát triểnDLLN của một số địa phương trong và ngoài nước.

Thứ hai, một số công trình đã đánh giá thực trạng phát

triển DLLN, chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân củanhững ưu điểm, hạn chế ở phạm vi địa phương hoặc quốc gia.

Về ưu điểm: Một số công trình nghiên cứu đã phân tíchưu điểm của DLLN trên góc độ số lượng, chất lượng, cơ cấu vàkhẳng định DLLN có sự đóng góp quan trọng về giải quyếtviệc làm, tạo thu nhập, phát triển kinh tế - xã hội ở các địaphương.

Về hạn chế: mặc dù DLLN có sự đóng góp to lớn cho

các địa phương và đạt được những thành tựu to lớn, tuy

Ngày đăng: 17/05/2024, 07:16

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan