KỸ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
KỸ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC

HUỲNH DUY QUANG – 49.01.401.141

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 05 NĂM 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

KỸ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 05 NĂM 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn giảng viên Nguyễn Đình Ký - Giảng viên đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức nền tảng giá trị cho chúng em về những vấn đề trong “Kỹ năng thích ứng và giải quyết mâu thuẫn” Đây là những trang bị tạo tiền đề vững chắc để chúng em có thể hoàn thành bài báo cáo này một cách tốt nhất, cũng như có thể vững bước hơn trong hành trình tương lai Bên cạnh đó, bài báo cáo này cũng mang lại cho chúng em cơ hội quý giá để tìm hiểu những chủ đề mới mẻ, thú vị, khai thác sâu hơn những chủ đề mà chúng em quan tâm Từ đó, mở rộng hơn góc nhìn của bản thân chúng em, tìm hiểu một cách sâu sắc và có hệ thống về chủ đề “Áp lực đồng trang lứa” và ứng dụng vào cuộc sống

Tiếp theo đó, chúng em cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến những cá nhân, tập thể đã không ngừng nghiên cứu, tìm ra những tri thức mới, những lý thuyết giá trị để lý giải những vấn đề xoay quanh đề tài nghiên cứu Ngoài ra, chúng em cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và môi trường học tập tốt nhất cho chúng em, Khoa đã xây dựng chương trình học tập phù hợp, cập nhật kiến thức mới nhất về Kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề, và các bạn sinh viên trong lớp đã luôn đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập và nghiên cứu, tạo nên bầu không khí học tập sôi nổi và hiệu quả

Chúng em tin rằng, nguồn kiến thức dồi dào này sẽ góp phần rất lớn cho sự phát triển của bản thân mỗi chúng em trong tương lai, đặc biệt là trong môi trường làm việc đầy cạnh tranh và biến động không ngừng Kiến thức của nhân loại là vô hạn nhưng sự tiếp nhận kiến thức ấy của bản thân mỗi người vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định Do đó, trong quá trình hoàn thành bài báo cáo, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, vì thế nhóm chúng em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý từ thầy để đề tài báo cáo của nhóm hoàn thiện hơn

Cuối cùng, tập thể nhóm kính chúc thầy có thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy để cống hiến hết mình cho nền giáo dục nước nhà

Xin chân thành cảm ơn!

Nhóm AQA

Trang 4

MỤC LỤC

Phần 1: Nhận diện vấn đề 1

1.1 Chọn tình huống vấn đề thể hiện được sự thích ứng và mô tả 1

1.1.1 Lý do chọn lựa vấn đề 1

1.1.2 Tác động của vấn đề đối với bản thân trong quá trình thích ứng 1

1.2 Xác định nguyên nhân 2

1.2.1 Sơ đồ phân tích nguyên nhân 2

1.2.2 Phân tích nguồn gốc nguyên nhân vấn đề để đưa ra giải pháp tốt 3

Phần 2: Mô tả nội dung giải quyết vấn đề 4

2.1 Kỹ năng thích ứng 4

2.1.1 Lựa chọn mô hình thích ứng 4

2.1.2 Phân tích mô hình thích ứng “SWOT” 5

2.1.3 Cách thức thể hiện sự làm chủ cảm xúc, thái độ, kỹ năng để thích ứng trong môi trường mới 5

2.2 Kỹ năng giải quyết vấn đề 7

2.2.1 Lựa chọn mô hình giải pháp giải quyết vấn đề 7

2.2.2 Phân tích vấn đề 7

2.2.3 Kế hoạch hành động 8

Phần 3: Kết luận – Bài học kinh nghiệm 9

3.1 Cảm nhận của thành viên Huỳnh Thiên Ân: 9

3.2 Cảm nhận của thành viên Huỳnh Duy Quang: 9

3.3 Cảm nhận của thành viên Hồ Ngọc Trâm Anh: 10

3.4 Kết luận: 10

Trang 5

NỘI DUNG BÁO CÁO Phần 1: Nhận diện vấn đề

1.1 Chọn tình huống vấn đề thể hiện được sự thích ứng và mô tả

1.1.1 Lý do chọn lựa vấn đề

“Peer Pressure” (Áp lực đồng trang lứa) – là cụm từ mà không ít lần chúng ta nghe được khi nói chuyện với bạn bè hay trên các diễn đàn mạng xã hội Áp lực này đôi khi không xuất hiện một cách trực tiếp mà len lỏi tinh tế qua những câu nói tưởng chừng như vô hại nhưng lại khiến chúng ta suy nghĩ rất nhiều như: “Ui, tớ được Học bổng của Trường trong học kì này rồi Tớ vui quá!” Trước những thành công, thành tích của những người bạn đồng trang lứa, chúng ta bỗng chốc hoài nghi về bản thân, có cảm giác thua kém hoặc vô tình phủ nhận thành quả của bản thân Vấn đề này đang rất phổ biến trong xã hội nói chung cũng như thế hệ trẻ nói riêng và đặc biệt là ở Sinh viên năm nhất khi vừa bước chân vào Đại học – một giai đoạn phát triển và chưa có định hướng rõ ràng cho bản thân mình, chưa biết rõ giá trị của bản thân Đây cũng là lí do để nhóm chúng tôi chọn đề tài “Áp lực đồng trang lứa của sinh viên năm nhất trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”

1.1.2 Tác động của vấn đề đối với bản thân trong quá trình thích ứng

Mỗi lần đối mặt với vấn đề Áp lực đồng trang lứa, chúng ta lại tự hỏi bản thân “Tại sao mình không được như vậy?”, “Phải chăng bản thân mình quá tệ so với các bạn?” Dần dần, những câu hỏi này lấy đi sự tự tin, niềm tin vào bản thân và làm chúng ta trở nên mệt mỏi Tuy nhiên, những câu hỏi này cũng có thể là động lực giúp chúng ta nhìn lại thiếu sót của bản thân, từ đó xây dựng phương pháp học tập, làm việc hiệu quả hơn Như vậy, có thể thấy vấn đề “Áp lực đồng trang lứa” ở sinh viên năm nhất sẽ có tác động tiêu cực lẫn tích cực đối với bản thân sinh viên:

Tác động tiêu cực:

• Lo lắng và trầm cảm: Ở cạnh những người bạn có những thành tích, thành công

khiến bản thân cảm thấy tự ti, không thoải mái khi giao tiếp, sợ bị đánh giá gây nên sự lo lắng trong giao tiếp, và hơn thế là dẫn đến trầm cảm

• Trở nên đố kỵ với bạn bè: Cảm giác ghen tị trong quá trình bị áp lực gần như là

không thể tránh khỏi và chính là nguyên nhân sinh ra tâm lí bất ổn, khiến các bạn đắm chìm trong những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực Họ luôn tập trung vào những khuyết điểm, lỗi lầm của người khác dẫn đến phá hủy các mối quan hệ xung quanh và không chú tâm vào việc học

• Sức khỏe suy giảm, tinh thần sa sút: Những bạn bị áp lực tâm lý nặng nề thường có

xu hướng sử dụng các chất kích thích để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thể chất lẫn tinh thần Hoặc phấn đấu quá sức để bằng bạn bè mà quên ăn, quên ngủ cũng dẫn đến ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Trang 6

• Mất sự tự tin, không hài lòng của bản thân: Thường xuyên cảm thấy áp lực trước sự

thành công và thế mạnh của bạn bè sẽ khiến bản thân cảm thấy tồi tệ, không có đủ tự tin để thể hiện điểm mạnh của bản thân Và đôi khi, bản thân mình đã cố gắng hết sức nhưng ta lại có suy nghĩ rằng bản thân mình đã làm không tốt dẫn đến lúc nào cũng buồn bả, chán nản, không hài lòng với những gì mình đạt được

Tác động tích cực:

• Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh: cạnh tranh là một sự tất yếu của cuộc sống,

nhưng điều đó không hoàn toàn xấu Cạnh tranh thực chất xuất phát từ sự so sánh, giúp sinh viên biết được bản thân đang ở mức nào, cần phải cố gắng ra sao để đạt được mục tiêu

• Nhận thức đúng về bản thân: Bản thân sinh viên cảm nhận được sự áp lực vì chỉ khi

con người cần sự đi lên thì họ mới lo lắng về những bước lùi của bản thân và bước tiến của mọi người xung quanh Nhận thức được bản thân chính là hoàn thành một bước đi khởi đầu cho sự trưởng thành từ đó sẽ tự tin khám phá ra được nhiều khía cạnh, điểm mạnh của bản thân để phát triển

• Khuyến khích sự phát triển cá nhân: Áp lực đồng trang lứa không những là thử thách

mà còn là cơ hội để mài dũa lại bản thân Thành tích của bạn bè là động lực để cố gắng phấn đấu đạt được mục tiêu Đôi khi sinh viên sẽ cảm thấy nặng nề và sợ hãi, nhưng hãy cố gắng vượt qua những cảm giác ấy mà đi đến đích của chặng đường

1.2 Xác định nguyên nhân

1.2.1 Sơ đồ phân tích nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Những nguyên nhân này có thể xuất phát từ bên ngoài và cả chính bên trong bản thân sinh viên Để có thể

nhìn rõ sâu xa nguồn gốc các nguyên nhân, ta có thể phân tích các nguyên nhân theo biểu đồ xương cá:

ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA

Mạng xã hội Định kiến xã hội

Tư tưởng, nhận thức chưa phù hợp

Ảnh hưởng từ lối sống tập thể

Các bài đăng khoe thành tích

Các thông tin so sánh “độc hại” So sánh giữa các cá thể với nhau Cách giáo dục của cha mẹ

Hoàn cảnh gia đình Nhu cầu ngày càng tăng cao

Đề cao tầm quan trọng của tập thể Khao khát hòa nhập với tập thể

Trang 7

1.2.2 Phân tích nguồn gốc nguyên nhân vấn đề để đưa ra giải pháp tốt

Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy rõ những nguyên nhân điển hình dẫn đến vấn đề Áp lực đồng trang lứa ở sinh viên năm I gồm 4 nguyên nhân chính là: mạng xã hội; định kiến của xã hội; tư tưởng, nhận thức chưa phù hợp; ảnh hưởng từ lối sống tập thể

Phân tích nguồn gốc các nguyên nhân:

• Mạng xã hội: Hiện nay đa phần thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên đều dành nhiều thời

gian sử dụng mạng xã hội Bên cạnh việc cập nhật những điều bổ ích, có nhiều thông tin mang tính chất so sánh “độc hại” lại vô tình ảnh hưởng đến tâm lý của sinh viên Chẳng hạn, tin tức mạng xã hội “khoe” điểm thi IELTS 7.5, 8.0, lúc đó bản thân sẽ rơi vào khoảng lặng vì trong khi mình còn loay hoay tìm chỗ học thì nhiều người đã thi xong và đạt được kết quả tốt Chỉ cần nhìn thấy một thành tích nhỏ của bạn bè, ta cảm thấy như mình bị bỏ lại phía sau Mối quan hệ trên mạng xã hội càng lớn, chúng ta càng có nhiều tiêu chí để đem bản thân mình so sánh với người khác Từ đó mà áp lực đồng trang cứ mỗi lúc một lớn hơn dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực

• Định kiến của xã hội: Một người mà các bạn trẻ ngày nay thường hay nhắc tới khi

so sánh đó là “con nhà người ta” Nghe thì vui đấy, nhưng hình tượng “con nhà người ta” đem lại rất nhiều áp lực cho giới trẻ Đến giờ cơm, tivi đưa tin cậu học sinh đạt giải cao trong một kỳ thi cấp quốc tế Dù chẳng quen biết, nhưng không ít lần chúng ta bị cha, mẹ đem ra so sánh với cậu học sinh này Dù sống trong những hoàn cảnh khác nhau, song bao giờ cũng tiêu chí “con nhà người ta” cũng được đem ra để đánh giá sự thành công của người trẻ Bị so sánh càng nhiều, chúng ta càng áp lực khi bản thân thua kém người khác, chẳng thể theo kịp sự thăng tiến của một hình mẫu lý tưởng và không đáp ứng được kỳ vọng của những người xung quanh

• Tư tưởng, nhận thức chưa phù hợp: Trên thực tế, những bạn sinh viên có hoàn

cảnh gia đình khó khăn thường dễ bị áp lực đồng trang lứa hơn những bạn có hoàn cảnh sống tốt, và thường có thói quen so sánh bản thân với bạn bè “Áp lực đồng trang lứa” cũng phát sinh khi các bạn sinh viên vẫn chưa phát triển ổn định về mặt nhân cách hay kinh nghiệm sống Đặc biệt với sinh viên năm nhất, khi họ vẫn đang trong giai đoạn phát triển và chưa có định hướng rõ ràng cho giá trị của bản thân Mà trong giai đoạn này, những người bạn có sự ảnh hưởng tới bản thân sinh viên khá nhiều, khiến bản thân họ dễ dàng trở nên stress, luôn phải tự thôi thúc bản thân

phải bắt kịp trong khi thứ quan trọng nhất chính là giá trị bản thân của họ

• Ảnh hưởng từ lối sống tập thể: Khi sinh viên chơi chung với 1 tập thể toàn những

con người nổi trội và đạt được thành tích cao thì bản thân cũng sẽ có nhu cầu giống

như vậy để được các bạn công nhận và sẽ muốn chơi chung với mình Trong một

tập thể với nhiều người xuất xắc như vậy, có một áp lực vô hình đè nặng lên vai chúng ta bắt buộc chúng ta phải giống tập thể

Trang 8

Đưa ra các giải pháp:

• Trân trọng cảm xúc của mình: Sinh viên không nhất thiết phải thay đổi hay làm

điều gì đó giống như bất cứ ai nếu bản thân cảm thấy không thoải mái hay nó không có tác động tích cực lên cuộc sống Mỗi người đều có cuộc sống, lý tưởng và mục tiêu hoàn toàn khác nhau Những điều hữu ích cho cuộc sống của người khác chưa chắc đã là điều mà bản thân cần

• Hiểu rõ giới hạn và điều kiện của bản thân: Một nguyên nhân thường dẫn đến

peer pressure chính là lấy chuẩn mực của người khác để áp đặt vào cuộc sống của mình Họ có thể có điều kiện thuận lợi hơn, hoặc đã chuẩn bị từ rất lâu cho những mục tiêu của họ Vì lẽ đó, sinh viên cần xác định rõ những mục tiêu, giới hạn của bản thân mình

• Làm nhiều hơn, tránh xa những tác động tiêu cực: Chỉ có hành động mới chứng

minh được bạn đã nỗ lực như thế nào để đạt được mục tiêu Khi không được như những người bạn đồng trang lứa khác, nếu cứ nghe những lời thị phi ngoài tai rằng “Bạn sẽ thất bại mà thôi” hay tự nghĩ rằng “Trình độ của mình không tốt” thì sinh viên sẽ không thể phát triển bản thân được Vì thế cần tránh xa những lời nói tiêu cực gây ảnh hưởng đến tâm trạng của mình

• Nhận sự hỗ trợ từ người thân: Peer pressure luôn bị hiểu là một loại cảm xúc tiêu

cực như ganh tị, đồ kỵ với người khác Chính vì vậy không ít người cố gắng giấu

cảm xúc của mình, thay vì chia sẻ Thế nhưng, đó lại là lúc bản thân cần nhất sự hỗ trợ từ một người đáng tin cậy như cha mẹ, người thân, bạn bè, giáo viên, hoặc cố

vấn học tập Sinh viên có thể tự do bộc bạch những suy nghĩ, khó trăn trở của mình

• Cải thiện bản thân, sống có mục tiêu: Sinh viên phải học cách biến áp lực thành

động lực Có một câu nói rất phổ biến: “Người thành công luôn nhìn thấy cơ hội trong khó khăn Người thất bại nhìn thấy khó khăn trong mọi cơ hội” Không nên chỉ cảm thấy áp lực hay tiếc nuối vì những gì bạn bè đồng trang lứa đạt được còn mình thì không Tập sống có mục tiêu, mục tiêu là thứ giúp chúng ta tồn tại và tiếp tục đi trên đường đời mà không bị những ảnh hưởng tiêu cực của áp lực tác động

Phần 2: Mô tả nội dung giải quyết vấn đề 2.1 Kỹ năng thích ứng

2.1.1 Lựa chọn mô hình thích ứng

Áp lực đồng trang lứa là một trong những thách thức phổ biến mà nhiều sinh viên đang phải đối mặt Trong phần báo cáo tiểu luận này, chúng tôi chọn sử dụng mô hình thích ứng “Phân tích SWOT” về vấn đề áp lực đồng trang lứa

SWOT là viết tắt của Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức) Đây là một phương pháp phân tích chiến lược được sử dụng để đánh giá các yếu tố quan trọng của một cá nhân hoặc vấn đề cụ thể SWOT giúp xác định điểm mạnh và điểm yếu, cũng như cơ hội và thách thức mà tổ chức đang phải đối mặt Việc phân tích SWOT sẽ chúng ta tìm ra cách tận dụng cơ hội và giải quyết các thách thức

Trang 9

2.1.2 Phân tích mô hình thích ứng “SWOT”

Theo khảo sát nghiên cứu về vấn đề áp lực đồng trang lứa ở sinh viên được thực hiện ở 2 lớp 49.SPKHTN.B và lớp học phần Kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề (2321PSYC149322), chúng tôi đã tổng hợp và đưa ra phân tích SWOT như sau:

- Năng động, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu và các hoạt động xã hội - Biết nắm bắt xu hướng, cập nhật tin

tức nhanh chóng

- Chủ động trong học tập, có khả năng tự học, tự tìm kiếm tài liệu,… - Khả năng tạo được mối quan hệ với

bản thân, không tự mình tìm cơ hội - Các kỹ năng mềm như kỹ năng giải quyết vấn đề, quản lí thời gian, thiết lập mục tiêu,… chưa tốt

- Được học tập, làm việc trong môi trường tích cực khiến kích thích sự phát triển bản thân

- Gặp gỡ, kết nối với nhiều người giỏi hơn để học hỏi kiến thức, kinh nghiệm từ họ

- Có động lực hơn trong học tập, ý thức trách nhiệm của mình và thúc đẩy bản thân luôn phấn đấu, cố gắng để không bị bỏ lại phía sau

- Khiến bản thân cảm giác luôn chán nản và dễ thất bại

- Trầm cảm, luôn cảm thấy áp lực và lo lắng khi ở những người xung quanh mình xuất sắc

- Cá nhân dễ bị kích động có thể dẫn đến những hành động tiêu cực, trái đạo đức

- Mất dần sự tự tin, thiếu tập trung và trở nên sa sút

Việc sử dụng mô hình SWOT có nhiều ý nghĩa quan trọng như giúp sinh viên định hình và quản trị bản thân của mình tốt hơn, từ đó biết cách tận dụng cơ hội, đối phó với thách thức và tối ưu hóa khả năng của mình đề thích ứng với vấn đề, cụ thể như sau:

Đánh giá tổng quan: SWOT giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về tình hình của họ,

giúp xem xét các yếu tố nội bộ (sức mạnh và yếu điểm) và yếu tố bên ngoài (cơ hội và rủi ro) gây ảnh hưởng để thích ứng được với áp lực từ các bạn đồng trang lứa với mình

Xác định điểm mạnh và điểm yếu: SWOT giúp xác định những điểm mạnh và điểm

yếu của sinh viên, biết được nơi họ đang đứng và những gì họ có thể tận dụng hoặc cải thiện, từ đó sinh viên sẽ định hình được bản thân, tự tin hơn và không bị những ảnh

Trang 10

Tận dụng cơ hội: Bằng việc xác định và đánh giá các cơ hội trong môi trường đại học,

SWOT giúp sinh viên tìm kiếm những cách để phát triển và mở rộng, từ đó sinh viên có thể vượt qua rào cản của áp lực đồng trang lứa, thích ứng với môi trường đại học và hòa nhập cùng tập thể xung quanh để trải nghiệm và học hỏi

Đối phó với thách thức: SWOT giúp sinh viên nhận biết và đánh giá các thách thức có

thể xảy ra, từ đó có lên kế hoạch, đặt ra mục tiêu học tập để đối phó và giảm thiểu tác động tiêu cực mà áp lực đồng trang lứa gây ra

Lập kế hoạch chiến lược: SWOT còn cung cấp cơ sở cho sinh viên có chiến lược phát triển bản thân để nhanh chóng thích ứng với vấn đề Dựa trên thông tin từ phân tích SWOT, sinh viên có thể xác định chiến lược để tận dụng điểm mạnh và cơ hội cũng như đối phó với điểm yếu và rủi ro

Theo dõi và đánh giá: SWOT không chỉ hữu ích trong việc lập kế hoạch để thích ứng

vấn đề, mà còn hiệu quả trong việc theo dõi và đánh giá hiệu suất của bản thân sinh viên

2.1.3 Cách thức thể hiện sự làm chủ cảm xúc, thái độ, kỹ năng để thích ứng trong môi trường mới

Sau khi đã vận dụng mô hình thích ứng “Phân tích SWOT”, chúng tôi đề xuất ra một số giải pháp giúp sinh viên thể hiện sự làm chủ cảm xúc, thái độ, kỹ năng để thích ứng trong môi trường mới, cụ thể là:

Thứ nhất, không so sánh bản thân với bất cứ ai So sánh bản thân với người khác chính

là thói quen xấu gây ra áp lực đồng trang lứa Hiểu rõ giới hạn bản thân mình là một điều rất quan trọng để biết mình có sở trường gì, mình là người hướng nội hay hướng ngoại Từ đó mới có thể khắc phục những điểm yếu, và đi theo điểm mạnh của mình

Thứ hai, đặt ra một mục tiêu cụ thể cho bản thân Thế mạnh và sở thích của mỗi người

là khác nhau Do đó đi theo mục tiêu của người khác chưa chắc đã nhận được kết quả giống họ Thậm chí còn làm tăng nguy cơ gặp phải thất bại Khi phải chịu áp lực đồng trang lứa thì nên đánh giá lại bản thân Đồng thời xác định mục tiêu riêng phù hợp rồi cố gắng hết mình với nó thay vì đi theo con đường của người khác

Thứ ba, nỗ lực để hoàn thiện bản thân Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy cố gắng

học tập tích cực và chăm chỉ Điều này sẽ mang đến hành trang vững chắc trước khi bước vào đời Ngoài ra, cần trau dồi thêm cho mình một số kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, tin học, ngoại ngữ,… Hãy tự tin thể hiện bản thân và hạn chế quan tâm đến sự hào quang của người khác

Thứ tư, lựa chọn những người bạn tích cực, xây dựng mối quan hệ tích cực Để không

bị ảnh hưởng những áp lực từ mạng xã hội, bạn nên chọn theo dõi những bạn bè và trang fanpage có những nội dung lành mạnh, giúp phát triển bản thân một cách tốt hơn Hãy xây dựng cho mình những mối quan hệ lành mạnh: Có những người bạn có chung chí hướng, suy nghĩ tích cực và khích lệ nhau cùng tiến bộ

Ngày đăng: 16/05/2024, 16:53

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan