báo cáo môn học đánh giá tình hình học tiếng anh của sinh viên trường đại học tây nguyên

47 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
báo cáo môn học đánh giá tình hình học tiếng anh của sinh viên trường đại học tây nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đắk Lắk, 11/2023LỜI CẢM ƠNĐầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Tây Nguyênđã đưa môn học Phương pháp Nghiên cứu Khoa học vào chương trình giảng dạy.Đặc biệt, em x

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA: KINH TẾ

BÁO CÁO MÔN HỌC

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HỌC TIẾNG ANH CỦA SINHVIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

Sinh viên: Trần Văn BìnhChuyên ngành: Kinh TếKhóa Học: 2021

Đắk Lắk, 11/2023

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA: KINH TẾ

BÁO CÁO MÔN HỌC

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HỌC TIẾNG ANH CỦA SINHVIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

Sinh viên: Trần Văn BìnhChuyên ngành: Kinh Tế K21A

Người hướng dẫn

T.S Nguyễn Thị Hải Yến

Trang 4

Đắk Lắk, 11/2023LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Tây Nguyênđã đưa môn học Phương pháp Nghiên cứu Khoa học vào chương trình giảng dạy.Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Ts Nguyễn ThịHải Yến đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thờigian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học Phương pháp Nghiên cứuKhoa học của cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tậphiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trangđể em có thể vững bước sau này.

Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu Khoa học là môn học thú vị, vô cùng bổích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầuthực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khảnăng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắcchắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưachính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiệnhơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 7

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 8

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 8

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 8

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 8

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 8

Phần thứ hai 10

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 10

2.1 Cơ sở lý luận về việc học tiếng Anh của sinh viên Đại học Tây Nguyên .102.2 Khái niệm về Tiếng Anh 10

2.2.1.1 Tiếng Anh là gì? 10

2.2.1.2 Năng lực Tiếng Anh 10

2.2.1.3 Tiếng Anh là ngôn ngữ của Internet 10

2.2.1.4 Tiếng Anh là ngôn ngữ của kinh doanh 11

2.3 Đặc điểm 11

2.4 Vai trò việc học Tiếng Anh của sinh viên 12

2.5 Nội dung học Tiếng Anh của sinh viên 13

2.6 Cơ sở thực tiễn về việc học Tiếng Anh của sinh viên 15

2.6.1Tình hình nghiên cứu nước ngoài 15

Trang 6

2.6.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 15

Phần thứ ba 17

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 17

3.2 Phương pháp nghiên cứu 18

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 18

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 18

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22

4.1 Tình hình học Tiếng Anh của sinh viên Trường đại học Tây Nguyên 22

4.1.1 Mô tả mẫu khảo sát 22

4.2 Tình hình học Tiếng Anh của sinh viên Trường đại học Tây Nguyên 32

4.2.1 Tác động tích cực 32

4.2.2 Tác động tiêu cực 34

4.3 Đánh giá và nhận xét về vấn đề nghiên cứu 34

4.3.1 Những kết quả đạt được 34

4.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 36

4.3.3 Giải pháp nhằm phát huy tích cực việc học Tiếng Anh của sinh viên 37

4.3.3.1 Nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên 37

4.3.3.2 Sinh viên thay đổi thái độ học tập của mình 38

KẾT LUẬN 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

PHIẾU KHẢO SÁT 41

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒCác Bảng:

Bảng 4.1: Dữ liệu thu thập được qua Google FormBảng 4.2: Cách dạy của giảng viên

Bảng 4.3: Nguyên nhân học Tiếng Anh chưa hiệu quả.Bảng 4.4: Lý do học tiếng Anh.

Bảng 4.5: Sự tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài.Bảng 4.6: Phương pháp nâng cao trình độ tiếng Anh.Bảng 4.7: Phần khó nhất môn tiếng Anh

Các biểu đồ:

Biểu đồ 1: Tỷ lê các chuyên ngành khảo sát khoa Kinh TếBiểu đồ 2: Tỷ lệ sinh viên Nam Nữ

Biểu đồ 3: Đánh giá trình độ Tiếng Anh của mình

Biểu đồ 4: Bố trí thời gian học tiếng Anh càng nhiều càng tốt.Biểu đồ 5: Việc học tiếng Anh qua các app.

Biểu đồ 6: Viết nhật ký hoặc bài viết tiếng Anh thường xuyên có thể cải thiện kỹ năng viết của bản thân.

Biểu đồ 7: Mở rộng vốn từ.

Trang 9

Phần thứ nhấtĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xã hội ngày nay thì vấn đề về Ngoại Ngữ nói chung - Tiếng Anh nóiriêng là chủ đề được nhắc đến nhiều nhất Nhất là trong bối cảnh theo xu thế toàncầu hóa, ngày càng nhiều công ty nước ngoài đến với Việt Nam, cũng như rấtnhiều công ty Việt Nam mở rộng thêm quan hệ với nước ngoài, giao lưu văn hóagiúp cho đất nước ngày một hướng tới Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Vì thếTiếng Anh có thể nói là ngôn ngữ quan trọng – phổ cập nhất trên thế giới hiện nayvì vậy một khi bạn nắm vững – thuần thục ngôn ngữ này, nó sẽ trở thành cầu nốigiữa nền kinh tế - xã hội và thêm vào đó là nét văn hóa Việt Nam với thế giới bênngoài

Khi tiếng anh được coi như ngôn ngữ phổ thông của cả thế giới thì việcthông thạo ngôn ngữ này sẽ trở thành chiếc cầu nối kinh tế và văn hóa Việt Namvới thế giới bên ngoài Để có thể tiếp cận tri thức thế giới, nền giáo dục của nướcta đã và đang nâng cao - chú trọng việc học ngoại ngữ hơn Từ những đặc thù tínhchất riêng với mức độ tuổi khác nhau, việc học Tiếng Anh lại có những điểm khácbiệt Như lứa tuổi học ở mẫu giáo các trường quốc tế đã cho tiếp xúc ngoại ngữsớm, bập bẹ từ những bảng chữ cái, hình ảnh đơn giản có liên quan tới sẽ giúp nãobộ nhớ lâu hơn Lên đến bậc tiểu học, trung học hay phổ thông, đại học thì đượccoi là môn học chính Các giáo viên – giảng viên thay vì ép học thuộc, họ sẽ đưa racác biện pháp học tập mới Như là trong một chương trình giáo dục mới, yêu cầuhọc sinh sinh viên ‘học đến đâu, thực hành đến đó’, ứng dụng ngay vào các tình

Trang 10

huống giao tiếp hàng ngày ở trường và ở nhà Điều này sẽ giúp ta ngày một tiếpcận Tiếng Anh dễ dàng hơn.

Qua những ảnh hưởng trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Đánh giá tìnhhình học Tiếng Anh của Sinh viên trường Đại học Tây Nguyên” làm bài báocáo Trong đề tài nghiên cứu này, tôi đề cập đến vấn đề học Tiếng Anh ở bậc đạihọc, cụ thể là Đại học Tây nguyên – ngôi trường tôi đang theo học mong các bạnthấy được tình hình việc học Tiếng Anh như thế nào của sinh viên và cần đưa ramột số giải pháp để việc dạy và học ngôn ngữ này hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầunghề nghiệp sau này của các bạn sinh viên và quá trình hội nhập của đất nước.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Nhằm tìm hiểu tình hình học Tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Tây nguyên Từ đó đề xuất ra các giải pháp về chất lượng dạy và học Tiếng Anh Giúp cho các bạn sinh viên thấy tầm quan trọng của Tiếng Anh đối với cuộc sống và nghề nghiệp sau này của các bạn.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Mô tả tình hình học Tiếng Anh của sinh viên

- Phân tích những yếu tố tác động đến việc học Tiếng Anh của sinh viên

- Đề xuất một số ý kiến nhằm khuyến khích việc học Tiếng Anh của sinh viên

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứuKhách thể nghiên cứu:

- Các nhân tố ảnh hưởng tới việc học tiếng anh của sinh viên khoa Kinh tế Trường Đại học Tây Nguyên.

Đối tượng khảo sát.

- Sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Tây Nguyên.

Trang 11

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: 15/11/2023 - 15/12/2023

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Tây Nguyên - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung mô tả tình hình học Tiếng Anh của sinh viên như thế nào và phương pháp dạy học của giảng viện tại trường Đại học Tây Nguyên.

Trang 12

Phần thứ hai

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận về việc học tiếng Anh của sinh viên Đại học Tây Nguyên

2.2 Khái niệm về Tiếng Anh

2.2.1.1 Tiếng Anh là gì?

Tiếng Anh là một ngôn ngữ rất thông dụng trên thế giới hiện nay với khoảng1.5 tỷ người nói tiếng Anh trên toàn thế giới Trong 1.5 tỷ người này, chỉ cókhoảng 375 triệu người có tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ (native language), còn hơn 1.1tỷ người còn lại là nói tiếng Anh như là một ngoại ngữ.

Tiếng Anh là một ngôn ngữ phổ biến toàn thế giới, được sử dụng như làngôn ngữ chính thức hoặc thứ hai trong nhiều quốc gia Nó là ngôn ngữ chính thứccủa Anh, Mỹ, Canada, Úc, New Zealand và nhiều quốc gia khác Tiếng Anh đượcsử dụng rộng rãi trong kinh doanh, giáo dục, khoa học, công nghệ, chính trị, nghệthuật và giao tiếp hàng ngày Việc học tiếng anh có thể giúp cho việc du lịch, họctập và làm việc trở nên dễ dàng hơn.

Điều này có nghĩa là nếu hai người bất kì trên thế giới muốn kết nối vớinhau (giao tiếp, công việc, du lịch, ) thì ngôn ngữ chung sẽ nhiều khả năng làtiếng Anh Và với lí do đó, việc có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo thật sự là mộtkỹ năng quan trọng hàng đầu trong thế kỷ 21 này, nơi mà các dân tộc khác nhaungày các xích lại gần nhau hơn qua du lịch và thương mại.

2.2.1.2 Năng lực Tiếng Anh

Tùy vào từng khả năng của sinh viên được đánh giá dựa trên bài test đầu vàocủa mỗi trường Từ đó biết được năng lực của mỗi sinh viên là tốt hay không tốt.

2.2.1.3 Tiếng Anh là ngôn ngữ của Internet

Trang 13

Do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, đặc biệt là thế giớiinternet, nên ngôn ngữ Anh được quy định là ngôn ngữ người dùng Internet.Chúng ta không thể hoạt động hiệu quả trong thế giới internet mà không có tiếngAnh Nó cũng đã trở thành ngôn ngữ chính thức của Internet và tầm quan trọng củatiếng Anh đối với Internet là rất lớn Internet đã mở ra những cơ hội nghề nghiệpmới cho mọi công dân trên thế giới bên ngoài quốc gia của họ Internet cũng đóngmột vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và phổ biến ngôn ngữ tiếng Anh trêntoàn cầu và ngày càng có nhiều người tiếp xúc với ngôn ngữ Anh và tiếng Anhcũng trở thành ngôn ngữ của Internet.

2.2.1.4 Tiếng Anh là ngôn ngữ của kinh doanh

Tiếng Anh là ngôn ngữ kinh doanh phổ biến và nó đã trở thành một điều cầnthiết đối với mọi người Nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới cho thấy giao tiếp kinh doanh đa quốc gia thường được thực hiện bằng tiếng Anh.

2.3 Đặc điểm

Là một môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 3đến lớp 12 Là một trong những môn học công cụ ở trường phổ thông, môn TiếngAnh không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếngAnh mà còn góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung, để sống và làmviệc hiệu quả hơn, để học tập tốt các môn học khác cũng như để học suốt đời.

Môn Tiếng Anh cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp quốc tế quantrọng, giúp các em trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìmhiểu các nền văn hoá, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc, hìnhthành ý thức công dân toàn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và nănglực cá nhân Thông qua việc học Tiếng Anh và tìm hiểu các nền văn hóa khácnhau, học sinh có thể hiểu rõ hơn, thêm yêu ngôn ngữ và nền văn hóa của dân tộcmình.

Trang 14

Với tư cách là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông,môn Tiếng Anh còn liên quan trực tiếp và có tác động qua lại với nhiều môn họchoặc nội dung giáo dục khác như Ngữ văn - Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Lịchsử và Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục thể chất, Tin học, Hoạt động trải nghiệm TiếngAnh còn là công cụ để dạy và học các môn học khác, đặc biệt là môn Toán và cácmôn khoa học tự nhiên.

2.4 Vai trò việc học Tiếng Anh của sinh viên

- Học Tiếng Anh là điều kiện quan trọng giúp sinh viên trường Đại học Tây Nguyên tiếp cận, cập nhật tri thức:

+ Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sử dụng tốt tiếng anh córất nhiều cơ hội và khả năng thành công trong lĩnh vực nghiên cứu cũng nhưthăng tiến nghề nghiệp sau này Lý do đơn giản vì tiếng anh đã trở thànhngôn ngữ thông dụng nhất toàn cầu Nếu cách tiếp cận thông tin giữa sinhviên có khả năng tiếng anh tốt và sinh viên có khả năng tiếng anh trung bìnhthì sẽ có sự khác biệt Vì phần lớn các tài liệu phong phú hoặc những côngtrình nghiên cứu rộng lớn cần thiết cho việc viết luận đa số là bằng tiếnganh Vậy nên sinh viên nào mà có vốn từ vựng nhiều thì rất dễ dàng trongviệc đọc và tìm tài liệu học tập Ngoài ra còn những sinh viên có vốn tiếnganh không tốt – nó sẽ khó khăn trong việc đọc và tìm hiểu tài liệu.

- Học Tiếng Anh là điều kiện thúc đẩy sự nghiệp của sinh viên Đại học TâyNguyên:

+ Càng ngày môn tiếng anh càng có vị trí quan trọng trong nền giáo dục ViệtNam để dễ dàng phục vụ cho việc hội nhập kinh tế quốc tế

+ Ngày nay, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thống đóng vai trò quan trọng vàthiết yếu bởi vì nó được sử dụng ở hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống.

Trang 15

Trong đào tạo, đa số các nước chỉ thực hiện trong nhà trường phổ thông, thì ởViệt Nam đây vẫn xem là môn học bắt buộc ở bậc đại học

2.5 Nội dung học Tiếng Anh của sinh viên

Lĩnh vực giáo dục đã và đang ngày càng chú trọng, mở rộng, thể hiện đượctầm quan trọng của tiếng Anh Hầu hết các nguồn giáo dục trên toàn thế giới, tàiliệu và sách đều bằng tiếng Anh Hệ thống giáo dục toàn cầu tại các trường đại họctrên thế giới đều có yêu cầu về ngôn ngữ Anh và bằng cấp về tiếng Anh Nhữngngười đi du học ở nước ngoài phải sử dụng tiếng Anh như một phương tiện giaotiếp và học tập Việc thiếu kiến thức hoặc không biết về tiếng Anh sẽ là một bấttiện lớn trong việc tiếp cận cũng như trải nghiệm khối kiến thức giáo dục quốc tế.

Việc học tiếng Anh có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến làm ảnh hưởng tíchcực hay tích cực để giúp sinh viên Như phương pháp dạy học, động lực học tập,khi giảng viên cung cấp cho những bài học hay cùng với trò chơi trên các trangweb như quizzi, kahoot, … Sinh viên thi đua làm cùng nhau, tạo ra những buổi họcvui vẻ Từ đó cũng giúp sinh viên có động lực học, sẵn sằng học và áp dụng tiếngAnh của bạn Hoặc ngược lại khi giảng viên đè nặng sinh viên về việc học thuộc,chúng sẽ cảm thấy sợ hãi, lo lắng và muốn bỏ học môn này.

Chúng ta cũng biết rằng sinh viên thường hay ngại ngùng khi nói trước đámđông Họ không có thói quen tranh luận trong lớp hoặc nêu ý kiến của mình dùđúng hay sai, nhất là khi có mặt của giảng viên Tập thể lớp cũng không có thái độủng hộ: một bạn đứng lên nói sai, các bạn khác trong lớp thường cười ồ lên hoặcsửa lại một cách châm biếm Hiện tượng này đã làm hạn chế sự tham gia bài họccủa sinh viên Và trong quá trình giảng dạy của giảng viên ở đại học Tây Nguyênthường đặt nặng vấn đề lý thuyết như ngữ pháp về cách sử dụng các câu, thì, chiađộng từ mà ít khi quan tâm đến việc bồi dưỡng kỹ năng xử lý, kỹ năng giao tiếp

Trang 16

dẫn đến nhàm chán, không gây hứng thú cho sinh viên Nhận thấy điều đó nhàtrường cũng đã tổ chức các hoạt động thực tập, thực tế một cách hiệu quả, theohướng giúp sinh viên quan sát thực tế một số nghề nghiệp có sử dụng tiếng Anh(như hướng dẫn viên du lịch, điều hành du lịch, phiên dịch, biên dịch, lễ tân kháchsạn…) và thực tập các công việc trên Các hoạt động thực tế và thực tập đã giúpsinh viên có cơ hội áp dụng kiến thực đã được học vào thực tế, trải nghiệm côngviệc và có định hướng nghề nghiệp phù hợp.

Ngoài công tác giảng dạy, các cán bộ và giảng viên trong bộ môn khá tíchcực trong việc tham gia các hội thi do Trường Đại học Tây Nguyên và Công đoàntrường như: Hội thi viên chức với pháp luật, cố vấn học tập giỏi, nét đẹp côngsở… nhằm nâng cao hiểu biết và tạo được sự gắn bó giữa các thành viên trong bộmôn và đồng nghiệp trong Khoa Ngoài ra, bộ môn phụ trách tổ chức cho sinh viênngành Ngôn ngữ Anh, giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc, trải nghiệm các công việccó sử dụng tiếng Anh để định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

2.6 Cơ sở thực tiễn về việc học Tiếng Anh của sinh viên

2.6.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Không hiếm người Việt Nam học tiếng Anh ở mức độ tương đối khá nhưnglại không thể giao tiếp với người bản xứ được chỉ vì một lỗi gặp ai cũng hỏi tuổitác, nghề nghiệp, lương hưởng, hứng nữa thì hỏi chuyện tôn giáo và đảng phái, vốnlà những điều cấm kỵ trong nghi thức giao tiếp của người phương tây

Ngược lại, cũng không hiếm người phương tây khi học Tiếng Việt cũng thanthở rất nhiều điều, chẳng hạn, người Việt rất ít chào hỏi nhưng lại hay hỏi chuyệntuổi tác và gia đình Họ kể, cứ nghe những câu hỏi như vậy, họ lại khựng lại Có

Trang 17

cảm tưởng như sự riêng tư của mình bị vi phạm Từ đó, có ấn tượng là người ViệtNam thiếu lịch sự Câu chuyện, bởi vậy, bị ngắc ngứ ngay tức khắc.

Trong cả hai trường hợp, vấn đề đều không thuộc phạm trù kỹ năng ngônngữ (linguistic skills) mà là ở năng lực giao tiếp liên văn hóa (interculturalcommunicative competence): người Việt thì không biết văn hóa phương Tây trongkhi người phương Tây học tiếng Việt thì lại không biết văn hóa Việt Nam.2.6.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Theo nghiên cứu, Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất ở Việt Nam.Tiếng anh kể từ tiểu học là tương đối dài (khoảng từ ba đến mười năm) Thếnhưng có thể thấy là việc áp dụng giảng dạy bộ môn tiếng anh chưa được đồngđều Hầu như các tỉnh, thành phố lớn mới dạy tiếng anh từ cấp tiểu học cũng có thểở một số trường tư sẽ dạy cho con em từ mẫu giáo, còn vùng sâu vùng xa thì dạycho học sinh sẽ muộn hơn, hoặc có vùng thì không có giáo viên dạy nên học sinhcũng chưa được học môn học này Và một thực tế đáng buồn là ngay cả lên cấp đạihọc, rất hiếm khi ai học giỏi hết tất cả - kể cả môn tiếng Anh Không phải sinh viênnào cũng thành thạo trong việc giao tiếp tiếng anh Thường họ sẽ lo lắng, sợ hãikhi giảng viên gọi đứng dậy giao tiếp Như ở Việt Nam, các thầy cô dạy tiếng Anhchỉ để thi là chính, ít thầy cô nào đầu tư các kỹ năng khác như nghe và nói Cũngtừ nguyên nhân này đã góp phần làm cho chất lượng dạy tiếng anh giảm theo.

Trang 18

ngày 11/11/1977 của Hội đồng Chính phủ với nhiệm vụ đào tạo cán bộ cótrình độ đại học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội toànvùng Tây Nguyên.

- Trường Đại học Tây Nguyên được thành lập là một sự kiện có ý nghĩa lịchsử đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên Đây là điều kiện thuận lợi đểcon em các dân tộc thiểu số được đào tạo trình độ đại học và sau đại họcngay trên quê hương mình.

- Là một trường đại học đứng chân trên địa bàn, Trường Đại học Tây Nguyênđã đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh TâyNguyên Nhà trường đã đào tạo cho các địa phương Tây Nguyên và cho đấtnước hơn 25.000 bác sĩ, cử nhân, kỹ sư các ngành: Y khoa, Sư phạm, Côngnghệ thông tin, Nông - Lâm nghiệp, Kinh tế, Giáo dục chính trị Nhiềungười trong số họ đã giữ các cương vị chủ chốt trong các hoạt động lãnhđạo, quản lý trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các cơ sở sản xuất và cơquan, đơn vị khoa học kỹ thuật của các tỉnh Tây Nguyên và nhiều vùngtrong cả nước.

Trang 19

- Được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo củaBộ Giáo dục và Đào tạo, sự động viên của các cấp ủy Đảng, chính quyềncủa các địa phương khu vực Tây Nguyên, Trường Đại học Tây Nguyên từmột cơ sở đào tạo nhỏ bé nay đã trở thành một trường đại học đa ngành, đacấp và đa lĩnh vực với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật khá mạnh, cơ sở vậtchất đã từng bước được đầu tư hiện đại Quy mô đào tạo của Nhà trườngngày càng tăng và ngày càng đa dạng về ngành nghề đào tạo, có khả năngđáp ứng ngày càng nhiều nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật caocho các ngành, các cấp ở các địa phương khu vực Tây Nguyên Với nhữngđiều kiện đó, trong tương lai không xa, Tây Nguyên sẽ trở thành một vùngkinh tế trọng điểm của đất nước, một vùng có vị trí chiến lược quan trọngtrong tam giác phát triển của khu vực Đông Dương.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

- Ngành Kinh Tế là một trong những ngành lớn nhất và có số lượng sinh viênđông đảo nhất khoa kinh tế trường đại học Tây Nguyên Việc thành lập côngtác khảo sát ở đây có thể thu được nhiều ý kiến của phần lớn sinh viên ởtrường Xuất phát từ các lý do trên nên bọn em chọn Trường để làm địađiểm nghiên cứu.

- Lựa chọn ngẫu nhiên sinh viên thuộc Trường Đại học Tây Nguyên để thamgia khảo sát.

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp: Bài báo, giáo trình, sách, báo cáo tài chính, + Nhằm phục vụ cho nghiên cứu lý luận chủ yếu là phương pháp nghiên cứutài liệu, văn bản Phương pháp này bao gồm các giai đoạn: phân tích, tổnghợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết cũng như những vấn đề

Trang 20

phương pháp luận và có liên quan đến đến nhu cầu sử dụng mạng xã hội củasinh viên

+ Mục đích: Nghiên cứu, thu thập số liệu, khái quát hóa những thông tin vềvấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả trong nước và nước ngoài,xây dựng cơ sở khoa học về mặt lý luận cho đề tài Từ đó, phân tích và lýgiải về mặt khoa học cũng như tính hợp lý của những quan điểm mà đề tàiđã đưa ra

+ Nội dung: Các vấn đề lý luận về hành vi sử dụng mạng xã hội, biểu hiệnvề hành vi sử dụng mạng xã hội.

+ Các hình thức tiến hành: Nghiên cứu, thu thập thông tin từ các tài liệu, vănbản, sách báo trên có cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đếnđề tài.

- Thu thập số liệu sơ cấp:+ Từ phiếu khảo sát, điều tra.

+ Tạo một bảng khảo sát bằng Google forms và gửi đến sinh viên khoa Kinhtế trường Đại học Tây Nguyên thông qua Facebook, Zalo,…

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp so sánh, tính phần trăm.- Sử dụng phép tính toán cơ bản, linh hoạt.- Phần mềm google forms.

- Phần mềm Excel.3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê kinh tế: Mô tả và so sánh.

+ Mô tả về thực trạng tình hình đi làm thêm của sinh viên trường Đại họcTây Nguyên.

+ So sánh về thực trạng của các yếu tố ảnh hưởng của việc làm thêm đếnhọc tập.

Trang 21

- Thống kê so sánh.- Phương pháp SWOT.3.2.5 Phương pháp tổng hợp

Trong phương pháp này, những thông tin quan trọng liên quan trực tiếp đếnmục đích nghiên cứu của nghiên cứu khoa học sẽ được lựa chọn và lưu lại Đây làphương pháp liên kết, sắp xếp tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu được Từ đó tạotiền đề, hệ thống lý thuyết về chủ đề của nghiên cứu.

Là phương pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trongquá khứ để rút ra tóm lại bổ ích cho thực tiễn và khoa học.

Phương pháp này được tổng hợp từ quá trình học và gom lại những kết quảtừ những nghiên cứu khoa học trước từ đó làm nền tảng cho nghiên cứu khoa họcđang thực hiện

Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm là phương pháp được sử dụng khi ngườinghiên cứu muốn cải thiện, hoàn chỉnh hoặc phát triển một kết quả nghiên cứu đãcũ và có một số điểm không còn phù hợp.

3.2.6 Phương pháp chuyên gia

Đây là phương pháp nghiên cứu đỡ tốn thời gian và công sức nhất Nghiêncứu được thực hiện với các chủ thể là chuyên gia trong lĩnh vực nhất định Từ cáckinh nghiệm, năng lực hay hiệu quả công việc của họ đều được thời gian phản ánh.Với trí tuệ cao và hiểu biết sâu rộng về chủ đề có liên quan đến đối tượng nghiêncứu và phân tích nó.

Người nghiên cứu sẽ xin ý kiến, đánh giá, nhận xét của chuyên gia về đốitượng nghiên cứu Giúp các hướng phân tích hiệu quả đúng hướng Bên cạnh sự

Trang 22

toàn diện trong nhu cầu tìm kiếm và nghiên cứu Giúp tìm hiểu và phát triểnnghiên cứu khoa học.

Sử dụng phương pháp này, người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâunhững người có tri thức cao về đối tượng nghiên cứu

Những nhân vật được phỏng vấn thường có sự hiểu biết sâu, rộng về đốitượng nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu Từ đó có thể đưa ra những tri thức uyênbác về vấn đề được nhắc đến trong nghiên cứu khoa học.

Trang 23

Phần thứ tư

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN4.1 Tình hình học Tiếng Anh của sinh viên Trường đại học Tây Nguyên

4.1.1 Mô tả mẫu khảo sát

Các mẫu được thu thập một cách thực tế dưới dạng bảng câu hỏi Số lượng bảng hỏi được phát trực tiếp là 100 bảng hỏi trên Google Form gửi qua Messenger,Zalo và Gmail Tổng cộng có 93 phiếu trả lời được xác định bằng một biểu mẫu, 2 phiếu trong số đó không hợp lệ Do đó, số phiếu cuối cùng còn lại của 91 phiếu trả lời hợp lệ sẽ được chia thành sản phẩm, đưa vào phân tích.

Bảng 4.1: Dữ liệu thu thập được qua Google Form

Sau quá trình khảo sát, ta có thể thấy rằng ngành Kinh tế chiếm 48.4% trongtổng số các ngành học của khoa Kinh tế trường Đại học Tây Nguyên.

Ngày đăng: 16/05/2024, 16:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan